Trước làn sóng phản đối và kêu gọi tẩy chay ngân hàng Vietcombank vì đã phong tỏa tài khoản mà người dân đóng góp để phúng điếu ông Lê Đình Kình, một thứ trưởng Bộ Công an nói với báo chí rằng đây là một trong những biện pháp “chống khủng bố” mà pháp luật Việt Nam cho phép.
Biện pháp chống khủng bố
“Như chúng tôi đã công bố, các đối tượng trong vụ việc này đã khai nhận việc quyên góp và sử dụng tiền quyên góp để mua sắm vũ khí, vật liệu nổ, sản xuất vũ khí thô sơ và đã dùng để tấn công lại lực lượng chức năng,” Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lương Tam Quang nói với báo Pháp Luật Online vào tối 17/1.
“Những việc như vậy có dấu hiệu của khủng bố. Pháp luật Việt Nam và các nước đều rất nghiêm khắc với khủng bố, trong đó cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết, chẳng hạn như ngăn chặn, kiểm soát dòng tiền”, vị thứ trưởng nói thêm.
Phát biểu của Trung tướng Lương Tam Quang được đưa ra vài giờ sau khi nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, người đứng tên tài khoản nhận tiền phúng điếu, thông báo rộng rãi trên mạng xã hội rằng tài khoản này đã bị phong tỏa cùng với số tiền 528.453.669 đồng mà nhiều người dân đóng góp để thắp hương, phúng điếu ông Lê Đình Kình, người vừa thiệt mạng trong cuộc đột kích của công an vào làng Đồng Tâm hôm 9/1.
Theo lời bà Hạnh, tài khoản trên đã được mở ra từ hơn 4 tháng trước và vẫn hoạt động bình thường.
Sau khi xảy ra vụ đột kích ở Đồng Tâm khiến cho ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, thiệt mạng, bà Hạnh đã đứng ra nhận quy tụ số tiền mà nhiều người tỏ ý muốn đóng góp để “thắp hương” cho cụ Kình, người được xem là “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm trong vụ tranh chấp đất đai kéo dài nhiều năm.
“Cả một tuần rồi tôi bị canh nên không ra được ngân hàng. Hôm nay hết bị canh thì tôi ra ngân hàng. Cô nhân viên gọi điện đi mấy nơi, đi ra đi vào mãi rồi cô ấy trả lời rằng tài khoản của chị đã bị phong tỏa rồi”, bà Hạnh kể lại với VOA.
Đứng ra nhận trách nhiệm quy tụ tiền thắp hương, phúng điều cụ Lê Đình Kình, nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh nói với VOA rằng bà ý thức được những rủi ro, nguy hiểm mà bà đã, đang và sẽ đối mặt. “Nhưng nếu phải làm gì đó cho xã hội, thì tôi cũng chấp nhận đi tù”.
Bà nói: “Tôi cũng biết là rất nguy hiểm, nhưng tôi cũng muốn làm một cái gì đấy để động viên họ trong tình cảnh chồng thì mất, con cháu đều bị đi tù. Tôi rất muốn thể hiện cho gia đình hiểu rằng nhân dân rất đồng tình và rất quan tâm, ủng hộ họ”.
Các nguồn tin liên lạc trực tiếp với người dân Đồng Tâm cho VOA biết cho đến nay, khu vực làng Đồng Tâm vẫn đang trong tình trạng bị kiểm soát nghiêm ngặt. Nhiều người dân muốn đến thăm hay chia sẻ những mất mát của gia đình đều không thể tiếp cận được họ.
Làn sóng tẩy chay Vietcombank
Hiện trên mạng xã hội nhiều người đang kêu gọi “tẩy chay” ngân hàng này. Trong khi nhiều người khác lên tiếng chỉ trích hành động phong tỏa số tiền và xem đây là một hành động tiếp theo thể hiện sự “phi đạo lý” và “vô pháp” của giới hữu trách.
Tài khoản Facebook tên “Ngoc Vu” nói: “Ngân hàng Vietcombank đã vô pháp phong toả tài khoản và dự định sẽ cướp trắng số tiền hơn nửa tỷ đồng của người dân yêu quí phúng viếng Cụ Kình”, đồng thời tuyên bố sẽ xóa tài khoản và kêu gọi cộng đồng tẩy chay ngân hàng này nếu vụ việc không được giải quyết ổn thỏa trong vòng 1 tuần.
Theo quan sát của VOA, hiện làn sóng kêu gọi “tẩy chay Vietcombank” đang lan tỏa nhanh chóng và nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội.
Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook cá nhân rằng: “Khi ngân hàng trở thành công cụ của quyền lực chính trị, thì sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ là điều có thể thấy trước”, dẫn từ nhận định trước đây của ông Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm về tội viết “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.
Theo nhận định của một số người quan sát tình hình thời sự Việt Nam, chưa có vụ tranh chấp đất đai nào từ trước tới nay lại dẫn đến sự “phân hóa, chia rẽ” công luận và “rạn vỡ” xã hội như trong vụ đột kích vào làng Đồng Tâm hiện nay.
“Từ trong bữa cơm gia đình chồng bênh bên này vợ con ủng hộ bên kia, tới mạng xã hội dàn quân 2 chiến tuyến bàn phím (không kể bên thứ 3 ‘im lặng đáng sợ’), một rừng ‘đao búa súng gươm’ được đôi bên tuốt ra khua lẻng xẻng lạnh người”, Facebook Hung Vu nhận định.
Ngoài ông Lê Đình Kình, vụ đột kích cũng làm cho 3 công an thiệt mạng. Cả ba đều đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị Chủ tịch nước, truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cấp bằng “Tổ quốc ghi công” và Bộ Công an thăng cấp bậc hàm vượt cấp. Tang lễ của họ cũng được tổ chức trọng thể với sự hiện diện của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trong khi đó, đám tang ông Kình đã diễn ra trong hoàn cảnh bị nhà chức trách giám sát chặt chẽ, việc quay phim, chụp ảnh bị “an ninh chìm nổi” ngăn chặn, theo lời những người tham dự tang lễ kể lại.
January 17, 2020
Bộ Công an: Phong tỏa tài khoản phúng điếu ông Kình là để ‘ngăn chặn khủng bố’
by Nhan Quyen • [Human Rights]
VOA, ngày 17/01/2020
Trước làn sóng phản đối và kêu gọi tẩy chay ngân hàng Vietcombank vì đã phong tỏa tài khoản mà người dân đóng góp để phúng điếu ông Lê Đình Kình, một thứ trưởng Bộ Công an nói với báo chí rằng đây là một trong những biện pháp “chống khủng bố” mà pháp luật Việt Nam cho phép.
Biện pháp chống khủng bố
“Như chúng tôi đã công bố, các đối tượng trong vụ việc này đã khai nhận việc quyên góp và sử dụng tiền quyên góp để mua sắm vũ khí, vật liệu nổ, sản xuất vũ khí thô sơ và đã dùng để tấn công lại lực lượng chức năng,” Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Lương Tam Quang nói với báo Pháp Luật Online vào tối 17/1.
“Những việc như vậy có dấu hiệu của khủng bố. Pháp luật Việt Nam và các nước đều rất nghiêm khắc với khủng bố, trong đó cho phép áp dụng các biện pháp cần thiết, chẳng hạn như ngăn chặn, kiểm soát dòng tiền”, vị thứ trưởng nói thêm.
Phát biểu của Trung tướng Lương Tam Quang được đưa ra vài giờ sau khi nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, người đứng tên tài khoản nhận tiền phúng điếu, thông báo rộng rãi trên mạng xã hội rằng tài khoản này đã bị phong tỏa cùng với số tiền 528.453.669 đồng mà nhiều người dân đóng góp để thắp hương, phúng điếu ông Lê Đình Kình, người vừa thiệt mạng trong cuộc đột kích của công an vào làng Đồng Tâm hôm 9/1.
Theo lời bà Hạnh, tài khoản trên đã được mở ra từ hơn 4 tháng trước và vẫn hoạt động bình thường.
Sau khi xảy ra vụ đột kích ở Đồng Tâm khiến cho ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, thiệt mạng, bà Hạnh đã đứng ra nhận quy tụ số tiền mà nhiều người tỏ ý muốn đóng góp để “thắp hương” cho cụ Kình, người được xem là “thủ lĩnh tinh thần” của người dân Đồng Tâm trong vụ tranh chấp đất đai kéo dài nhiều năm.
“Cả một tuần rồi tôi bị canh nên không ra được ngân hàng. Hôm nay hết bị canh thì tôi ra ngân hàng. Cô nhân viên gọi điện đi mấy nơi, đi ra đi vào mãi rồi cô ấy trả lời rằng tài khoản của chị đã bị phong tỏa rồi”, bà Hạnh kể lại với VOA.
Đứng ra nhận trách nhiệm quy tụ tiền thắp hương, phúng điều cụ Lê Đình Kình, nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh nói với VOA rằng bà ý thức được những rủi ro, nguy hiểm mà bà đã, đang và sẽ đối mặt. “Nhưng nếu phải làm gì đó cho xã hội, thì tôi cũng chấp nhận đi tù”.
Bà nói: “Tôi cũng biết là rất nguy hiểm, nhưng tôi cũng muốn làm một cái gì đấy để động viên họ trong tình cảnh chồng thì mất, con cháu đều bị đi tù. Tôi rất muốn thể hiện cho gia đình hiểu rằng nhân dân rất đồng tình và rất quan tâm, ủng hộ họ”.
Các nguồn tin liên lạc trực tiếp với người dân Đồng Tâm cho VOA biết cho đến nay, khu vực làng Đồng Tâm vẫn đang trong tình trạng bị kiểm soát nghiêm ngặt. Nhiều người dân muốn đến thăm hay chia sẻ những mất mát của gia đình đều không thể tiếp cận được họ.
Làn sóng tẩy chay Vietcombank
Hiện trên mạng xã hội nhiều người đang kêu gọi “tẩy chay” ngân hàng này. Trong khi nhiều người khác lên tiếng chỉ trích hành động phong tỏa số tiền và xem đây là một hành động tiếp theo thể hiện sự “phi đạo lý” và “vô pháp” của giới hữu trách.
Tài khoản Facebook tên “Ngoc Vu” nói: “Ngân hàng Vietcombank đã vô pháp phong toả tài khoản và dự định sẽ cướp trắng số tiền hơn nửa tỷ đồng của người dân yêu quí phúng viếng Cụ Kình”, đồng thời tuyên bố sẽ xóa tài khoản và kêu gọi cộng đồng tẩy chay ngân hàng này nếu vụ việc không được giải quyết ổn thỏa trong vòng 1 tuần.
Theo quan sát của VOA, hiện làn sóng kêu gọi “tẩy chay Vietcombank” đang lan tỏa nhanh chóng và nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội.
Luật sư Lê Công Định viết trên Facebook cá nhân rằng: “Khi ngân hàng trở thành công cụ của quyền lực chính trị, thì sự sụp đổ của hệ thống tiền tệ là điều có thể thấy trước”, dẫn từ nhận định trước đây của ông Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm về tội viết “hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.
Theo nhận định của một số người quan sát tình hình thời sự Việt Nam, chưa có vụ tranh chấp đất đai nào từ trước tới nay lại dẫn đến sự “phân hóa, chia rẽ” công luận và “rạn vỡ” xã hội như trong vụ đột kích vào làng Đồng Tâm hiện nay.
“Từ trong bữa cơm gia đình chồng bênh bên này vợ con ủng hộ bên kia, tới mạng xã hội dàn quân 2 chiến tuyến bàn phím (không kể bên thứ 3 ‘im lặng đáng sợ’), một rừng ‘đao búa súng gươm’ được đôi bên tuốt ra khua lẻng xẻng lạnh người”, Facebook Hung Vu nhận định.
Ngoài ông Lê Đình Kình, vụ đột kích cũng làm cho 3 công an thiệt mạng. Cả ba đều đã được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị Chủ tịch nước, truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cấp bằng “Tổ quốc ghi công” và Bộ Công an thăng cấp bậc hàm vượt cấp. Tang lễ của họ cũng được tổ chức trọng thể với sự hiện diện của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trong khi đó, đám tang ông Kình đã diễn ra trong hoàn cảnh bị nhà chức trách giám sát chặt chẽ, việc quay phim, chụp ảnh bị “an ninh chìm nổi” ngăn chặn, theo lời những người tham dự tang lễ kể lại.