Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 08/3/2020
Vào ngày 2 tháng 3, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã bác bỏ các kháng cáo của công dân Australia gốc Việt Châu Văn Khảm và hai nhà hoạt động dân chủ địa phương Nguyễn Văn Viên và Trần Văn Quyền, giữ nguyên các bản án tù do Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong phiên xét xử sơ thẩm vào ngày 11 tháng 11 năm ngoái.
Ba ông đã bị bắt vào giữa tháng 1 năm 2019 và bị buộc tội khủng bố chỉ vì họ là thành viên của Việt Tân, một tổ chức chính trị có trụ sở tại California. Sau nhiều tháng bị giam giữ, họ đã bị kết án và bị kết án tương ứng 12, 11 và mười năm tù.
Y Ngun Knul, nhà hoạt động về quyền đất đai và tự do tôn giáo từ một sắc tộc thiểu số ở Cao nguyên Trung Phần, đã được trả tự do vào cuối tháng 2 sau 16 năm trong tù. Anh ta bị bắt năm 2004 và bị kết án 18 năm tù với tội danh phá hoại chính sách đoàn kết, theo Điều 87 của Bộ luật hình sự 1999. Anh trở về nhà ở tỉnh Đăk Lăk, với tình trạng sức khỏe nghiêm trọng do suy thận, huyết áp cao và các vấn đề về dạ dày. Tuy nhiên, anh không thể đi kiểm tra y tế do khó khăn tài chính.
Blogger chính trị Bùi Thành Hiếu (Người buôn gió) sống lưu vong ở Đức đã buộc phải dừng bài viết của mình trên mạng xã hội Facebook sau khi mẹ và những người thân khác bị chính quyền Việt Nam quấy rối. Anh ta tuyên bố quyết định của mình một tuần sau khi cảnh sát lục soát nhà mẹ của anh ta khiến cho sức khỏe của bà giảm sút và phải nhập viện để điều trị khẩn cấp.
Vào ngày 4 tháng 3, bà Du Thị Thành, góa phụ của ông Lê Đình Kình, đã đệ đơn lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ Công an để yêu cầu điều tra về cái chết của ông. Trong bản kiến nghị của mình, bà cũng yêu cầu thả các con trai và cháu của mình, người đã bị cảnh sát Việt Nam giam giữ trong vụ tấn công đẫm máu ở Đồng Tâm vào đầu giờ ngày 9 tháng 1. Con trai bà Lê Đình Công và Lê Đình Cúc, và cháu Lê Lê Định Doanh bị Sở Công an Hà Nội giữ và điều tra về tội giết ba sĩ quan cảnh sát trong vụ tấn công. Đầu tuần này, giáo sư toán học Hoàng Xuân Phú đã công bố báo cáo thứ hai cho biết cư dân Đông Tâm không chịu trách nhiệm về cái chết của ba sĩ quan cảnh sát này.
Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý, một nhà phê bình lâu năm của chế độ cộng sản Việt Nam, đang hồi phục sau một cơn đau tim vào ngày 28 tháng 2 nhưng vẫn trong tình trạng sức khỏe kém tại nhà riêng ở trung tâm thành phố Huế. Ông đã bị quản thúc tại Huế kể từ khi được thả ra vào năm 2016.
Vào ngày 4 tháng 3, chính quyền tỉnh Bình Dương đã thẩm vấn cư dân địa phương Nguyễn Thiện Nhân, thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN). Trong cuộc thẩm vấn kéo dài vài giờ, bốn nhân viên an ninh đã hỏi ông về IJAVN và Chủ tịch Phạm Chí Dũng bị cầm tù. Họ đe dọa rằng nếu Nhân tiếp tục làm việc cho hội, anh sẽ bị bắt.
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sẽ tổ chức phiên tòa phúc thẩm cho nhà giáo và nhà vận động nhân quyền Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 18 tháng 3, bốn tháng sau phiên xét xử sơ thẩm trong đó nhà hoạt động dân chủ và bảo vệ môi trường đã bị kết án về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và bị kết án 11 năm tù giam và 5 năm quản chế chỉ vì viết về dân chủ đa nguyên, nhân quyền và chủ quyền của đất nước ở Biển Đông.
Nữ nghị sĩ Hoa Kỳ Zoe Lofgren, thành viên của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos và đồng chủ tịch của Nhóm nghị sỹ Quốc hội về Việt Nam, chính thức trở thành người bảo trợ tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển. Bà là nghị sỹ thứ hai của Hoa Kỳ nhận bảo trợ cho ông Truyển, người thứ nhất là Harley Rounda- cùng là nghị sỹ ở California.
Và một số tin quan trọng khác
===== 02/3 =====
Y án sơ thẩm tổng cộng 33 năm cho ba thành viên Việt Tân
Ngày 02/3, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã bác bỏ kháng cáo của 3 thành viên Việt Tân Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền về cáo buộc “hoạt động khủng bố” theo Điều 113 của Bộ luật Hình sự.
Trong buổi sáng, toà đã quyết định y án sơ thẩm đưa ra bởi Toà án Nhân dân thành phố HCM trong phiên toà ngày 11/11/2019, theo đó, công dân Australia Châu Văn Khảm bị kết án 12 năm tù giam, hai công dân Việt Nam Viễn và Quyền với mức án tương ứng là 11 và 10 năm. Ông Khảm sẽ bị trục xuất ngay sau khi thi hành hết án tù.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Trần Văn Quyền cho hay trong cáo trạng thì cả 3 người đều không có hành vi nào chuẩn bị hay thực hiện các hành động nào khủng bố ngoài việc tham gia vào đảng Việt Tân.
Ngay sau phiên toà, Bộ Ngoại giao Australia đã ra thông cáo bày tỏ sự thất vọng về quyết định của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Đọc thêm tại đây: Công dân Úc gốc Việt Châu Văm Khảm và hai người Việt bị y án sơ thẩm
———————-
RSF lên tiếng về việc blogger Người Buôn Gió bị buộc im lặng
Tổ chức Ký giả Không Biên giới (RSF) đã chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vì đã sách nhiễu thân mẫu của blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) và buộc ông phải dừng viết Facebook.
Trong thông cáo báo chí công bố ngày 02/3, RSF cho biết blogger Người Buôn Gió phải thông báo trên trang Facebook cá nhân của ông rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã quấy rối nhiều người thân của ông tại Việt Nam, trong đó có người mẹ 86 tuổi đến mức bà phát bệnh và hiện đang phải nằm viện. Chính những sách nhiễu này mà ông phải dừng viết Facebook một thời gian dài và mong mọi người thông cảm.
Cách đây vài tuần, công an cộng sản Việt Nam đã khám tư gia của mẹ ông, người đang sống 1 mình sau khi ông Hiếu cùng gia đình sang tỵ nạn tại Đức. Ông quyết định dừng viết vì không muốn mẹ già của mình bị gây sức ép.
Ông Daniel Bastard, đại diện RSF đặc trách châu Á, cho rằng Hà Nội gây sức ép với gia đình ông Hiếu để buộc ông phải im lặng trước bất công và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, và đây là một cách làm đáng khinh bỉ.
Ông Bastard nói công an Việt Nam làm mọi việc để đạt được mục đích mà không cần tôn trọng luật. Ông kêu gọi các nhà ngoại giao nước ngoài có trụ sở tại Hà Nội, đặc biệt là Đại sứ quán Đức, cần giám sát chặt chẽ hành vi quấy rối của cơ quan chức năng đối với gia đình ông Bùi Thanh Hiếu.
Vào tháng 12/2018, RSF đã nói rằng Việt Nam yêu cầu Facebook chặn bài của các blogger như Người Buôn Gió, nhà báo Lê Trung Khoa và luật sư Nguyễn Văn Đài, cả 3 hiện giờ đều tỵ nạn tại Đức.
===== 03/3 =====
Dân biểu Chris Hayes kêu gọi Chính phủ Australia gây sức ép buộc Việt Nam phải trả tự do cho ông Châu Văn Khảm
Dân biểu Chris Hayes của Quốc hội Liên bang Australia đã viết thư ngỏ tới Ngoại trưởng Marise Payne thúc giục chính phủ liên bang hãy gia tăng sức ép lên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để buộc Hà Nội phải đảm bảo an toàn và trả tự do cho công dân Úc Châu Văn Khảm.
Dân biểu Chris Hayes gửi bức thư trên vào ngày 06/3, bốn ngày sau khi Toà án Nhân dân Cấp cao tại Sài Gòn đã bác bỏ kháng cáo của ông Khảm và giữ nguyên mức án 12 năm tù giam cho ông với tội danh nguỵ tạo “khủng bố” chỉ vì ông là thành viên của tổ chức Việt Tân, một đảng chính trị của người Việt có trụ sở ở California (Hoa Kỳ).
Trong thư, dân biểu Chris Hayes nhắc lại quá trình ông Khảm bị bắt cùng hai công dân Việt Nam vào đầu năm 2019, bị biệt giam nhiều tháng và chỉ được tiếp xúc với luật sư một thời gian rất ngắn trước khi bị xét xử. Phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều không tuân theo trình tự một phiên toà công minh.
Vị dân biểu cũng nhấn mạnh rằng trong thời gian sống ở Úc, công dân Khảm không vi phạm pháp luật. Ông cũng nói ông Khảm giờ đã 70 tuổi và sẽ gặp nhiều khó khăn trong tù ở Việt Nam vì điều kiện sống vô cùng nghiệt ngã trong các nhà tù ở Việt Nam.
Ông nói rằng Chính phủ Úc phải có những hành động quyết liệt để bảo vệ công dân của mình và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội phải tuân thủ hiến pháp và các điều luật do chính họ xây dựng lên cũng như các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
——————–
Goá phụ Dư Thị Thành gửi đơn tố giác việc ông Lê Đình Kình bị giết hại
Quả phụ Dư Thị Thành đã chính thức làm đơn tố giác tội phạm gửi đến nhà chức trách cộng sản Việt Nam yêu cầu điều tra và làm rõ hành vi giết người đối với chồng bà là ông Lê Đình Kình.
Trong đơn gửi đến viện kiểm sát tối cao và Bộ công an cộng sản, bà yêu cầu làm sáng tỏ việc chồng bà bị giết bởi nhiều viên đạn vào sáng ngày 09/1 bởi lực lượng công an Việt Nam.
Trong đơn, bà nói ông Kình bị bắn vào đầu, ngực và đầu gối khiến chân gần như đứt lìa, bụng và ngực ông bị mổ toang cho dù không có sự đồng ý và chứng kiến của người thân trong gia đình.
Bà Thành nói mục tiêu của việc gửi đơn tố cáo là buộc nhà chức trách Việt Nam minh oan cho ông Kình và trả tự do cho hai con trai, một con gái nuôi và một cháu trai. Hiện 4 người trên bị giam giữ cùng gần 20 người khác bởi công an thành phố Hà Nội để điều tra về cáo buộc giết người.
Bà rất lo lắng cho những người bị bắt, vì bà chứng kiến việc họ bị công an đánh đập trong đồn Miếu Môn. Trước có tin đồn con trai bà Lê Đình Chức bị đánh chết nhưng luật sư Lê Văn Hoà khẳng định ông này còn sống và mới bị hỏi cung có sự chứng kiến của một số luật sư. Tuy nhiên, ông Chức có vết thương nghiêm trọng ở đầu nên có lúc nhớ, lúc quên và nửa người bên trái vẫn bị liệt. Trong khi đó, ông Lê Đình Công đã lành các vết thâm trên mặt khi xuất hiện trên VTV tháng trước.
Trong khi đó luật sư Hà Huy Sơn đã gặp 2 thân chủ khác là ông Bùi Viết Hiểu và bà Trần Thị Phượng trong buổi hỏi cung. Ông Sơn nói ông Hiếu bị thủng 3 lỗ của hành tá tràng, đứt 2 đoạn đại tràng và chân bàn xương bị vỡ. Bà Phượng cho biết bà bị công an đánh vào đầu.
Đọc thêm: Vụ Đồng Tâm: Luật sư nói các ông Hiểu, Công, Chức mang thương tích, còn sống
——————–
Linh mục Nguyễn Văn Lý bình phục sau cơn đau tim
Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu tù lương tâm với 4 lần thụ án nhiều năm trong nhà giam của chế độ cộng sản Việt Nam, đã có dấu hiệu bình phục sau khi bị nhồi máu cơ tim khiến huyết áp tăng cao từ cuối tháng trước.
Dẫn tin từ người cháu ruột linh mục Nguyễn Vũ Việt, RFA đưa tin linh mục Lý đã phục hồi nhanh hơn bình thường và đã ăn được. Hiện ông vẫn còn ở Bệnh viện Quốc tế, thành phố Huế để được tiếp tục theo dõi.
Theo linh mục Việt, tuy tuổi đã cao và sức đã yếu nhưng gần như tuần nào linh mục Lý cũng đều viết một bài kêu gọi chống Trung Cộng và kêu gọi mọi người tham gia. Ông tuyên bố sẽ lên tiếng đến hơi thở cuối cùng để cứu đất nước khỏi cộng sản vô thần.
Linh mục Lý năm nay 72 tuổi. Ông bị tống giam 4 lần, lần sau cùng là 8 năm tù và 5 năm quản chế. Ông được biết đến như vị tu sĩ tranh đấu không mệt mỏi cho tự do tôn giáo ngay từ những ngày đầu, vào tù ra khám bao lần y như trưởng lão hòa thượng Thích Quảng Độ bên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vừa viên tịch ngày 22/2.
Hình ảnh linh mục Lý bị viên công an dùng tay bịt miệng ông trong một phiên toà năm 2007 nhanh chóng lan truyền trên mạng, trở thành chứng cứ hùng hồn về chính sách đàn áp tự do tín ngưỡng và quyền bày tỏ chính kiến ở Việt Nam.
Khi đó, tên tuổi ông được nhắc đi nhắc lại trên tin tức hoặc thông cáo báo chí của các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền như Theo dõi Nhân quyền (HRW), Ký giả Không Biên giới (RSF) và Ân xá Quốc tế (AI).
===== March 4 =====
Dân biểu Zoe Lofgren nhận bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển
Dân biểu Zoe Lofgren của Hạ viện Hoa Kỳ, thành viên của Uỷ ban Nhân quyền Lantos và đồng chủ tịch Nhóm Quốc hội Mỹ về Việt Nam, tuyên bố nhận bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, người đang bị cầm tù ở Việt Nam vì tội danh nguỵ tạo “hoạt động nhằm lật đổ chế độ.”
Trong thông cáo báo chí đăng tải trên website của mình, Dân biểu Zoe Lofgren nói rằng bà rất vinh dự thay mặt cho khu vực San Jose, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất ngoài Việt Nam, để bảo trợ và vận động tự do cho nhà hoạt động về quyền tự do tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển.
Bà viết rằng nhiều báo cáo cho thấy Hà Nội không tôn trọng quyền tự do tôn giáo và người Mỹ cần khuyến khích những người dũng cảm như ông Truyền trong công cuộc đấu tranh đòi tôn trọng nhân quyền như công dân Hoa Kỳ đang thụ hưởng.
Bà cũng nhắc lại việc ông Truyển từng bị sách nhiễu và đánh đập nhiều lần trước khi bị bắt vào tháng 7 năm 2017. Ông là người cung cấp nhiều hỗ trợ pháp lý cho nhiều gia đình tù nhân lương tâm cũng như nạn nhân của đàn áp tôn giáo và cướp đất của viên chức cộng sản vốn phổ biến ở Việt Nam.
Dân biểu Zoe Lofgren là thành viên thứ 2 của Quốc hội Hoa Kỳ nhận bảo trợ cho ông Truyển. Trước đó, nghị sỹ Harley Rounda cũng nhận bảo trợ cho ông Truyền. Việc bảo trợ này nằm trong dự án Defending Freedom Project.
Ông Truyển là một người hoạt động ôn hoà, là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Việt Nam. Ông bị bắt ngày 30/7/2017, cùng với 5 thành viên của tổ chức Hội Anh em Dân chủ và họ bị kết án từ 8 đến 15 năm tù giam và 3 năm quản chế sao đó, trong khi ông Truyền bị án 11 năm tù giam.
===== 06/3 =====
Nhà hoạt động tôn giáo Y Ngũn Knul mãn hạn tù
Ông Y Ngũn Knul, người bị kết án 18 năm tù giam vì hoạt động tự do tôn giáo, đã được trả tự do sau khi mãn án tù.
Năm 2004, ông bị bắt sau khi cùng một nhóm người Thượng theo đạo Tin lành biểu tình đòi được tự do thực hành niềm tin. Ông bị cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo Điều 87 của Bộ luật Hình sự 1999.
Từ khi được trả tự do vào ngày 28/2/2020, ông sống cùng gia đình trong điều kiện sức khoẻ tồi tệ trong khi kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.
Ông nói bị suy thận và huyết áp cao, và bị xuất huyết dạ dày một lần. Giờ ông chỉ ăn cơm được 1 chén/bát cơm. Bụng bị trương to, khó thở trong khi chân bị phù.
Đọc thêm: Tình cảnh khốn khó của một tù nhân tôn giáo người Thượng vừa mãn án
===== 07/3 =====
Xử phúc thẩm nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 18/3
Toà án cộng sản cấp cao tại Hà Nội sẽ tiến hành xem xét kháng cáo của giảng viên cao đẳng- nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 18/3 tại trụ sở Toà án cộng sản tỉnh Nghệ An ở thành phố Vinh.
Ông Tĩnh, 44 tuổi, người được biết với nhiều video clip dạy học sinh hát về nhân quyền và chủ quyền biển đảo và nhiều bài viết về dân chủ-nhân quyền, bị bắt ngày 29/5/2019 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự. Ông bị Toà án cộng sản tỉnh Nghệ An kết án 11 năm tù giam và 5 năm quản chế trong phiên toà sơ thẩm ngày 15/11/2019.
Việc bắt giữ và kết tội ông Tĩnh nằm trong chiến dịch trấn áp giới bất đồng chính kiến mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiến hành từ cuối năm 2015, với việc hàng trăm nhà hoạt động bị cầm tù bằng những phiên toà không công bằng và những tội danh nguỵ tạo trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật hình sự.
Việc kết tội ông dựa phần lớn vào các bài viết về dân chủ và nhân quyền đăng trên Facebook cá nhân của ông, và đây là một hình thức thực thi luật An ninh mạng có hiệu lực từ năm 2019.
Theo nhiều người, kể cả luật sư Nguyễn Văn Miểng của ông Tĩnh thì ông có rất ít cơ hội được giảm án vì ông không thừa nhận tội mà nhà cầm quyền cộng sản đã gán ghép cho ông, và ông cũng không hối tiếc về những hoạt động nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trước sự xâm lăng của Trung Cộng và đòi dân chủ, nhân quyền.
=============================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
March 9, 2020
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 10 từ ngày 02/3 đến 08/3/2020: Toà án bác kháng cáo của ba nhà hoạt động Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viên và Trần Văn Quyền
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 08/3/2020
Vào ngày 2 tháng 3, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã bác bỏ các kháng cáo của công dân Australia gốc Việt Châu Văn Khảm và hai nhà hoạt động dân chủ địa phương Nguyễn Văn Viên và Trần Văn Quyền, giữ nguyên các bản án tù do Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đưa ra trong phiên xét xử sơ thẩm vào ngày 11 tháng 11 năm ngoái.
Ba ông đã bị bắt vào giữa tháng 1 năm 2019 và bị buộc tội khủng bố chỉ vì họ là thành viên của Việt Tân, một tổ chức chính trị có trụ sở tại California. Sau nhiều tháng bị giam giữ, họ đã bị kết án và bị kết án tương ứng 12, 11 và mười năm tù.
Y Ngun Knul, nhà hoạt động về quyền đất đai và tự do tôn giáo từ một sắc tộc thiểu số ở Cao nguyên Trung Phần, đã được trả tự do vào cuối tháng 2 sau 16 năm trong tù. Anh ta bị bắt năm 2004 và bị kết án 18 năm tù với tội danh phá hoại chính sách đoàn kết, theo Điều 87 của Bộ luật hình sự 1999. Anh trở về nhà ở tỉnh Đăk Lăk, với tình trạng sức khỏe nghiêm trọng do suy thận, huyết áp cao và các vấn đề về dạ dày. Tuy nhiên, anh không thể đi kiểm tra y tế do khó khăn tài chính.
Blogger chính trị Bùi Thành Hiếu (Người buôn gió) sống lưu vong ở Đức đã buộc phải dừng bài viết của mình trên mạng xã hội Facebook sau khi mẹ và những người thân khác bị chính quyền Việt Nam quấy rối. Anh ta tuyên bố quyết định của mình một tuần sau khi cảnh sát lục soát nhà mẹ của anh ta khiến cho sức khỏe của bà giảm sút và phải nhập viện để điều trị khẩn cấp.
Vào ngày 4 tháng 3, bà Du Thị Thành, góa phụ của ông Lê Đình Kình, đã đệ đơn lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ Công an để yêu cầu điều tra về cái chết của ông. Trong bản kiến nghị của mình, bà cũng yêu cầu thả các con trai và cháu của mình, người đã bị cảnh sát Việt Nam giam giữ trong vụ tấn công đẫm máu ở Đồng Tâm vào đầu giờ ngày 9 tháng 1. Con trai bà Lê Đình Công và Lê Đình Cúc, và cháu Lê Lê Định Doanh bị Sở Công an Hà Nội giữ và điều tra về tội giết ba sĩ quan cảnh sát trong vụ tấn công. Đầu tuần này, giáo sư toán học Hoàng Xuân Phú đã công bố báo cáo thứ hai cho biết cư dân Đông Tâm không chịu trách nhiệm về cái chết của ba sĩ quan cảnh sát này.
Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý, một nhà phê bình lâu năm của chế độ cộng sản Việt Nam, đang hồi phục sau một cơn đau tim vào ngày 28 tháng 2 nhưng vẫn trong tình trạng sức khỏe kém tại nhà riêng ở trung tâm thành phố Huế. Ông đã bị quản thúc tại Huế kể từ khi được thả ra vào năm 2016.
Vào ngày 4 tháng 3, chính quyền tỉnh Bình Dương đã thẩm vấn cư dân địa phương Nguyễn Thiện Nhân, thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN). Trong cuộc thẩm vấn kéo dài vài giờ, bốn nhân viên an ninh đã hỏi ông về IJAVN và Chủ tịch Phạm Chí Dũng bị cầm tù. Họ đe dọa rằng nếu Nhân tiếp tục làm việc cho hội, anh sẽ bị bắt.
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sẽ tổ chức phiên tòa phúc thẩm cho nhà giáo và nhà vận động nhân quyền Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 18 tháng 3, bốn tháng sau phiên xét xử sơ thẩm trong đó nhà hoạt động dân chủ và bảo vệ môi trường đã bị kết án về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” và bị kết án 11 năm tù giam và 5 năm quản chế chỉ vì viết về dân chủ đa nguyên, nhân quyền và chủ quyền của đất nước ở Biển Đông.
Nữ nghị sĩ Hoa Kỳ Zoe Lofgren, thành viên của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos và đồng chủ tịch của Nhóm nghị sỹ Quốc hội về Việt Nam, chính thức trở thành người bảo trợ tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển. Bà là nghị sỹ thứ hai của Hoa Kỳ nhận bảo trợ cho ông Truyển, người thứ nhất là Harley Rounda- cùng là nghị sỹ ở California.
Và một số tin quan trọng khác
===== 02/3 =====
Y án sơ thẩm tổng cộng 33 năm cho ba thành viên Việt Tân
Ngày 02/3, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã bác bỏ kháng cáo của 3 thành viên Việt Tân Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền về cáo buộc “hoạt động khủng bố” theo Điều 113 của Bộ luật Hình sự.
Trong buổi sáng, toà đã quyết định y án sơ thẩm đưa ra bởi Toà án Nhân dân thành phố HCM trong phiên toà ngày 11/11/2019, theo đó, công dân Australia Châu Văn Khảm bị kết án 12 năm tù giam, hai công dân Việt Nam Viễn và Quyền với mức án tương ứng là 11 và 10 năm. Ông Khảm sẽ bị trục xuất ngay sau khi thi hành hết án tù.
Luật sư Nguyễn Văn Miếng, người bào chữa cho ông Trần Văn Quyền cho hay trong cáo trạng thì cả 3 người đều không có hành vi nào chuẩn bị hay thực hiện các hành động nào khủng bố ngoài việc tham gia vào đảng Việt Tân.
Ngay sau phiên toà, Bộ Ngoại giao Australia đã ra thông cáo bày tỏ sự thất vọng về quyết định của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Đọc thêm tại đây: Công dân Úc gốc Việt Châu Văm Khảm và hai người Việt bị y án sơ thẩm
———————-
RSF lên tiếng về việc blogger Người Buôn Gió bị buộc im lặng
Tổ chức Ký giả Không Biên giới (RSF) đã chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vì đã sách nhiễu thân mẫu của blogger Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió) và buộc ông phải dừng viết Facebook.
Trong thông cáo báo chí công bố ngày 02/3, RSF cho biết blogger Người Buôn Gió phải thông báo trên trang Facebook cá nhân của ông rằng nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã quấy rối nhiều người thân của ông tại Việt Nam, trong đó có người mẹ 86 tuổi đến mức bà phát bệnh và hiện đang phải nằm viện. Chính những sách nhiễu này mà ông phải dừng viết Facebook một thời gian dài và mong mọi người thông cảm.
Cách đây vài tuần, công an cộng sản Việt Nam đã khám tư gia của mẹ ông, người đang sống 1 mình sau khi ông Hiếu cùng gia đình sang tỵ nạn tại Đức. Ông quyết định dừng viết vì không muốn mẹ già của mình bị gây sức ép.
Ông Daniel Bastard, đại diện RSF đặc trách châu Á, cho rằng Hà Nội gây sức ép với gia đình ông Hiếu để buộc ông phải im lặng trước bất công và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, và đây là một cách làm đáng khinh bỉ.
Ông Bastard nói công an Việt Nam làm mọi việc để đạt được mục đích mà không cần tôn trọng luật. Ông kêu gọi các nhà ngoại giao nước ngoài có trụ sở tại Hà Nội, đặc biệt là Đại sứ quán Đức, cần giám sát chặt chẽ hành vi quấy rối của cơ quan chức năng đối với gia đình ông Bùi Thanh Hiếu.
Vào tháng 12/2018, RSF đã nói rằng Việt Nam yêu cầu Facebook chặn bài của các blogger như Người Buôn Gió, nhà báo Lê Trung Khoa và luật sư Nguyễn Văn Đài, cả 3 hiện giờ đều tỵ nạn tại Đức.
===== 03/3 =====
Dân biểu Chris Hayes kêu gọi Chính phủ Australia gây sức ép buộc Việt Nam phải trả tự do cho ông Châu Văn Khảm
Dân biểu Chris Hayes của Quốc hội Liên bang Australia đã viết thư ngỏ tới Ngoại trưởng Marise Payne thúc giục chính phủ liên bang hãy gia tăng sức ép lên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam để buộc Hà Nội phải đảm bảo an toàn và trả tự do cho công dân Úc Châu Văn Khảm.
Dân biểu Chris Hayes gửi bức thư trên vào ngày 06/3, bốn ngày sau khi Toà án Nhân dân Cấp cao tại Sài Gòn đã bác bỏ kháng cáo của ông Khảm và giữ nguyên mức án 12 năm tù giam cho ông với tội danh nguỵ tạo “khủng bố” chỉ vì ông là thành viên của tổ chức Việt Tân, một đảng chính trị của người Việt có trụ sở ở California (Hoa Kỳ).
Trong thư, dân biểu Chris Hayes nhắc lại quá trình ông Khảm bị bắt cùng hai công dân Việt Nam vào đầu năm 2019, bị biệt giam nhiều tháng và chỉ được tiếp xúc với luật sư một thời gian rất ngắn trước khi bị xét xử. Phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm đều không tuân theo trình tự một phiên toà công minh.
Vị dân biểu cũng nhấn mạnh rằng trong thời gian sống ở Úc, công dân Khảm không vi phạm pháp luật. Ông cũng nói ông Khảm giờ đã 70 tuổi và sẽ gặp nhiều khó khăn trong tù ở Việt Nam vì điều kiện sống vô cùng nghiệt ngã trong các nhà tù ở Việt Nam.
Ông nói rằng Chính phủ Úc phải có những hành động quyết liệt để bảo vệ công dân của mình và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản ở Hà Nội phải tuân thủ hiến pháp và các điều luật do chính họ xây dựng lên cũng như các công ước quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết.
——————–
Goá phụ Dư Thị Thành gửi đơn tố giác việc ông Lê Đình Kình bị giết hại
Quả phụ Dư Thị Thành đã chính thức làm đơn tố giác tội phạm gửi đến nhà chức trách cộng sản Việt Nam yêu cầu điều tra và làm rõ hành vi giết người đối với chồng bà là ông Lê Đình Kình.
Trong đơn gửi đến viện kiểm sát tối cao và Bộ công an cộng sản, bà yêu cầu làm sáng tỏ việc chồng bà bị giết bởi nhiều viên đạn vào sáng ngày 09/1 bởi lực lượng công an Việt Nam.
Trong đơn, bà nói ông Kình bị bắn vào đầu, ngực và đầu gối khiến chân gần như đứt lìa, bụng và ngực ông bị mổ toang cho dù không có sự đồng ý và chứng kiến của người thân trong gia đình.
Bà Thành nói mục tiêu của việc gửi đơn tố cáo là buộc nhà chức trách Việt Nam minh oan cho ông Kình và trả tự do cho hai con trai, một con gái nuôi và một cháu trai. Hiện 4 người trên bị giam giữ cùng gần 20 người khác bởi công an thành phố Hà Nội để điều tra về cáo buộc giết người.
Bà rất lo lắng cho những người bị bắt, vì bà chứng kiến việc họ bị công an đánh đập trong đồn Miếu Môn. Trước có tin đồn con trai bà Lê Đình Chức bị đánh chết nhưng luật sư Lê Văn Hoà khẳng định ông này còn sống và mới bị hỏi cung có sự chứng kiến của một số luật sư. Tuy nhiên, ông Chức có vết thương nghiêm trọng ở đầu nên có lúc nhớ, lúc quên và nửa người bên trái vẫn bị liệt. Trong khi đó, ông Lê Đình Công đã lành các vết thâm trên mặt khi xuất hiện trên VTV tháng trước.
Trong khi đó luật sư Hà Huy Sơn đã gặp 2 thân chủ khác là ông Bùi Viết Hiểu và bà Trần Thị Phượng trong buổi hỏi cung. Ông Sơn nói ông Hiếu bị thủng 3 lỗ của hành tá tràng, đứt 2 đoạn đại tràng và chân bàn xương bị vỡ. Bà Phượng cho biết bà bị công an đánh vào đầu.
Đọc thêm: Vụ Đồng Tâm: Luật sư nói các ông Hiểu, Công, Chức mang thương tích, còn sống
——————–
Linh mục Nguyễn Văn Lý bình phục sau cơn đau tim
Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu tù lương tâm với 4 lần thụ án nhiều năm trong nhà giam của chế độ cộng sản Việt Nam, đã có dấu hiệu bình phục sau khi bị nhồi máu cơ tim khiến huyết áp tăng cao từ cuối tháng trước.
Dẫn tin từ người cháu ruột linh mục Nguyễn Vũ Việt, RFA đưa tin linh mục Lý đã phục hồi nhanh hơn bình thường và đã ăn được. Hiện ông vẫn còn ở Bệnh viện Quốc tế, thành phố Huế để được tiếp tục theo dõi.
Theo linh mục Việt, tuy tuổi đã cao và sức đã yếu nhưng gần như tuần nào linh mục Lý cũng đều viết một bài kêu gọi chống Trung Cộng và kêu gọi mọi người tham gia. Ông tuyên bố sẽ lên tiếng đến hơi thở cuối cùng để cứu đất nước khỏi cộng sản vô thần.
Linh mục Lý năm nay 72 tuổi. Ông bị tống giam 4 lần, lần sau cùng là 8 năm tù và 5 năm quản chế. Ông được biết đến như vị tu sĩ tranh đấu không mệt mỏi cho tự do tôn giáo ngay từ những ngày đầu, vào tù ra khám bao lần y như trưởng lão hòa thượng Thích Quảng Độ bên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vừa viên tịch ngày 22/2.
Hình ảnh linh mục Lý bị viên công an dùng tay bịt miệng ông trong một phiên toà năm 2007 nhanh chóng lan truyền trên mạng, trở thành chứng cứ hùng hồn về chính sách đàn áp tự do tín ngưỡng và quyền bày tỏ chính kiến ở Việt Nam.
Khi đó, tên tuổi ông được nhắc đi nhắc lại trên tin tức hoặc thông cáo báo chí của các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền như Theo dõi Nhân quyền (HRW), Ký giả Không Biên giới (RSF) và Ân xá Quốc tế (AI).
===== March 4 =====
Dân biểu Zoe Lofgren nhận bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển
Dân biểu Zoe Lofgren của Hạ viện Hoa Kỳ, thành viên của Uỷ ban Nhân quyền Lantos và đồng chủ tịch Nhóm Quốc hội Mỹ về Việt Nam, tuyên bố nhận bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển, người đang bị cầm tù ở Việt Nam vì tội danh nguỵ tạo “hoạt động nhằm lật đổ chế độ.”
Trong thông cáo báo chí đăng tải trên website của mình, Dân biểu Zoe Lofgren nói rằng bà rất vinh dự thay mặt cho khu vực San Jose, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất ngoài Việt Nam, để bảo trợ và vận động tự do cho nhà hoạt động về quyền tự do tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển.
Bà viết rằng nhiều báo cáo cho thấy Hà Nội không tôn trọng quyền tự do tôn giáo và người Mỹ cần khuyến khích những người dũng cảm như ông Truyền trong công cuộc đấu tranh đòi tôn trọng nhân quyền như công dân Hoa Kỳ đang thụ hưởng.
Bà cũng nhắc lại việc ông Truyển từng bị sách nhiễu và đánh đập nhiều lần trước khi bị bắt vào tháng 7 năm 2017. Ông là người cung cấp nhiều hỗ trợ pháp lý cho nhiều gia đình tù nhân lương tâm cũng như nạn nhân của đàn áp tôn giáo và cướp đất của viên chức cộng sản vốn phổ biến ở Việt Nam.
Dân biểu Zoe Lofgren là thành viên thứ 2 của Quốc hội Hoa Kỳ nhận bảo trợ cho ông Truyển. Trước đó, nghị sỹ Harley Rounda cũng nhận bảo trợ cho ông Truyền. Việc bảo trợ này nằm trong dự án Defending Freedom Project.
Ông Truyển là một người hoạt động ôn hoà, là một trong những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Việt Nam. Ông bị bắt ngày 30/7/2017, cùng với 5 thành viên của tổ chức Hội Anh em Dân chủ và họ bị kết án từ 8 đến 15 năm tù giam và 3 năm quản chế sao đó, trong khi ông Truyền bị án 11 năm tù giam.
===== 06/3 =====
Nhà hoạt động tôn giáo Y Ngũn Knul mãn hạn tù
Ông Y Ngũn Knul, người bị kết án 18 năm tù giam vì hoạt động tự do tôn giáo, đã được trả tự do sau khi mãn án tù.
Năm 2004, ông bị bắt sau khi cùng một nhóm người Thượng theo đạo Tin lành biểu tình đòi được tự do thực hành niềm tin. Ông bị cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” theo Điều 87 của Bộ luật Hình sự 1999.
Từ khi được trả tự do vào ngày 28/2/2020, ông sống cùng gia đình trong điều kiện sức khoẻ tồi tệ trong khi kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.
Ông nói bị suy thận và huyết áp cao, và bị xuất huyết dạ dày một lần. Giờ ông chỉ ăn cơm được 1 chén/bát cơm. Bụng bị trương to, khó thở trong khi chân bị phù.
Đọc thêm: Tình cảnh khốn khó của một tù nhân tôn giáo người Thượng vừa mãn án
===== 07/3 =====
Xử phúc thẩm nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 18/3
Toà án cộng sản cấp cao tại Hà Nội sẽ tiến hành xem xét kháng cáo của giảng viên cao đẳng- nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Nguyễn Năng Tĩnh vào ngày 18/3 tại trụ sở Toà án cộng sản tỉnh Nghệ An ở thành phố Vinh.
Ông Tĩnh, 44 tuổi, người được biết với nhiều video clip dạy học sinh hát về nhân quyền và chủ quyền biển đảo và nhiều bài viết về dân chủ-nhân quyền, bị bắt ngày 29/5/2019 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật hình sự. Ông bị Toà án cộng sản tỉnh Nghệ An kết án 11 năm tù giam và 5 năm quản chế trong phiên toà sơ thẩm ngày 15/11/2019.
Việc bắt giữ và kết tội ông Tĩnh nằm trong chiến dịch trấn áp giới bất đồng chính kiến mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiến hành từ cuối năm 2015, với việc hàng trăm nhà hoạt động bị cầm tù bằng những phiên toà không công bằng và những tội danh nguỵ tạo trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật hình sự.
Việc kết tội ông dựa phần lớn vào các bài viết về dân chủ và nhân quyền đăng trên Facebook cá nhân của ông, và đây là một hình thức thực thi luật An ninh mạng có hiệu lực từ năm 2019.
Theo nhiều người, kể cả luật sư Nguyễn Văn Miểng của ông Tĩnh thì ông có rất ít cơ hội được giảm án vì ông không thừa nhận tội mà nhà cầm quyền cộng sản đã gán ghép cho ông, và ông cũng không hối tiếc về những hoạt động nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trước sự xâm lăng của Trung Cộng và đòi dân chủ, nhân quyền.
=============================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây