Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Safeguard Defenders, một tổ chức chuyên theo dõi tình hình nhân quyền trên thế giới, công bố báo cáo có tựa “Cưỡng bức trước camera: Việt Nam buộc người bị bắt thú tội trên truyền hình như thế nào?”
RFA có cuộc phỏng vấn ngắn ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Defend the Defenders, cũng là người tham gia cộng tác thực hiện báo cáo này.
Diễm Thi: Xin ông cho biết mục đích của Tổ chức Safeguard Defenders khi công bố báo cáo này?
Vũ Quốc Ngữ: Mục đích là nêu lên hiện trạng nhân quyền Việt Nam, trong đó có việc cưỡng bức thú tội bằng cách quay phim và đưa hình ảnh cưỡng bức thú tội lên truyền hình Việt Nam.
Báo cáo này cho thế giới thấy họ đang bỏ qua sự lạm dụng nhân quyền ở Việt Nam. Tổ chức Safeguard Defenders muốn nâng cao sự chú ý của quốc tế trong vấn đề này và kêu gọi Hà Nội chấm dứt ngay sự việc đó. Yêu cầu Hà Nội tuân thủ luật pháp của chính mình cũng như những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Báo cáo này cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam tốt hơn ở Trung Quốc một chút
Diễm Thi: Xin ông nêu những điểm chính của bản báo cáo này?
Vũ Quốc Ngữ: Những điểm chính của báo cáo bao gồm việc thu thập những trường hợp bị ép buộc thú tội rồi đưa lên truyền hình. Trong đó có 12 nạn nhân nam và 4 nạn nhân nữ. 14 người trong đó là những người đấu tranh cho nhân quyền và 2 người là tội phạm hình sự.
Sau khi phân tích những chương trình truyền hình đó, tổ chức Safeguard Defenders có thực hiện phỏng vấn 3 nạn nhân. Sau đó vẽ ra bức tranh toàn cảnh và đưa ra kết luận về sự vi phạm nhân quyền này của Việt Nam.
Diễm Thi: Safeguard Defenders sử dụng thông tin/nguồn tin từ đâu để viết báo cáo này, thưa ông?
Vũ Quốc Ngữ: Nguồn tin chúng tôi có được bao gồm những video thú tội công bố trên truyền hình trung ương hoặc địa phương; những trang của dư luận viên; trang thông tin chống phản động…
Những video clips mà công an Việt Nam thực hiện rồi bằng cách này hay cách khác đưa lên những trang đó.
Chúng tôi phỏng vấn những nạn nhân như Luật sư lê Công Định, Luật sư Nguyễn Văn Đài, William Nguyễn – Người tham gia biểu tình ở Sài Gòn ngày 10 tháng 6 năm 2018 bị bắt và được trả tự do sau đó 1 tháng.
Diễm Thi: Qua việc ép thú tội trên truyền hình, Hà Nội vi phạm gì về luật quốc tế cũng như luật Việt Nam?
Vũ Quốc Ngữ: Những hành động của Việt Nam vi phạm rất nhiều điều luật. Thứ nhất là vi phạm ngay luật pháp của Việt Nam. Vi phạm Điều 374 BLHS năm 2015. Điều này quy định:
Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Một số trường hợp lên đến 7 năm tù.
Vi phạm Quyền được im lặng. Người ta có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Rất nhiều Điều của BLHS và Bộ luật tố tụng hình sự họ vi phạm.
Việc đưa lên truyền hình những lời thú tội cũng vi phạm Luật báo chí. Luật này quy định phải cung cấp thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới.
Cấm cung cấp thông tin sai sự thật, xuyên tạc hoặc vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc quy kết tội danh khi chưa có bản án.
Còn về luật nhân quyền quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia thì họ vi phạm Điều 11 của Tuyên ngôn Nhân quyền phổ quát. Điều này quy định: Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.
Hà Nội cũng vi phạm Điều 14 công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.
Diễm Thi: Theo ông, việc công bố báo cáo này giúp gì cho những người đang bị tạm giam, tạm giữ?
Vũ Quốc Ngữ: Tôi nghĩ rằng với những người đang bị tạm giam tạm giữ thì kênh thông tin duy nhất của họ với thế giới bên ngoài là luật sư. Cũng có thể là người nhà nếu họ được gặp. Họ không có điều kiện để đọc báo cáo.
Luật sư và người nhà có thể đọc báo cáo và cho họ lời khuyên hữu ích là những lời thú tội của họ nếu có là không hợp pháp.
Khi báo cáo này công bố ra thì các tổ chức nhân quyền quốc tế, các cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hoặc các NGO cũng biết. Đây là báo cáo đầu tiên về dạng này ở Việt Nam. Chúng ta cần có một tiếng nói để áp lực lên chế độ cộng sản Việt Nam phải tuân thủ luật pháp của chính họ và những công ước quốc tế mà họ cam kết tham gia.
Báo cáo này cũng có ích cho những người còn đang ở bên ngoài mà chúng tôi gọi là ‘những tù nhân tương lai’. Để họ biết rằng những việc làm như thế là bất hợp pháp và họ có thể tránh.
Diễm Thi: Ông có muốn chia sẻ gì thêm về báo cáo này hay không?
Vũ Quốc Ngữ: Tôi nghĩ đây là một báo cáo quan trọng. Báo cáo này được gửi lên nhiều cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và các NGO quốc tế cũng như Việt Nam. Chúng tôi cũng mong rằng các nhà hoạt động ở Việt Nam phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội để nhiều người biết. Báo cáo cho thấy lực lượng công an Việt Nam áp dụng một số thủ thuật của công an Trung Quốc.
Việc ép thú tội trên truyền hình được thực hiện ở Trung Quốc từ thập niên 90 và ở Việt Nam từ năm 2007.
Diễm Thi: Cám ơn thời gian ông dành cho RFA.
March 13, 2020
Việt Nam học theo Trung Quốc thủ thuật buộc thú tội trên truyền hình!
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Safeguard Defenders, một tổ chức chuyên theo dõi tình hình nhân quyền trên thế giới, công bố báo cáo có tựa “Cưỡng bức trước camera: Việt Nam buộc người bị bắt thú tội trên truyền hình như thế nào?”
RFA có cuộc phỏng vấn ngắn ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Defend the Defenders, cũng là người tham gia cộng tác thực hiện báo cáo này.
Diễm Thi: Xin ông cho biết mục đích của Tổ chức Safeguard Defenders khi công bố báo cáo này?
Vũ Quốc Ngữ: Mục đích là nêu lên hiện trạng nhân quyền Việt Nam, trong đó có việc cưỡng bức thú tội bằng cách quay phim và đưa hình ảnh cưỡng bức thú tội lên truyền hình Việt Nam.
Báo cáo này cho thế giới thấy họ đang bỏ qua sự lạm dụng nhân quyền ở Việt Nam. Tổ chức Safeguard Defenders muốn nâng cao sự chú ý của quốc tế trong vấn đề này và kêu gọi Hà Nội chấm dứt ngay sự việc đó. Yêu cầu Hà Nội tuân thủ luật pháp của chính mình cũng như những cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
Báo cáo này cho thấy tình trạng nhân quyền ở Việt Nam tốt hơn ở Trung Quốc một chút
Diễm Thi: Xin ông nêu những điểm chính của bản báo cáo này?
Vũ Quốc Ngữ: Những điểm chính của báo cáo bao gồm việc thu thập những trường hợp bị ép buộc thú tội rồi đưa lên truyền hình. Trong đó có 12 nạn nhân nam và 4 nạn nhân nữ. 14 người trong đó là những người đấu tranh cho nhân quyền và 2 người là tội phạm hình sự.
Sau khi phân tích những chương trình truyền hình đó, tổ chức Safeguard Defenders có thực hiện phỏng vấn 3 nạn nhân. Sau đó vẽ ra bức tranh toàn cảnh và đưa ra kết luận về sự vi phạm nhân quyền này của Việt Nam.
Diễm Thi: Safeguard Defenders sử dụng thông tin/nguồn tin từ đâu để viết báo cáo này, thưa ông?
Vũ Quốc Ngữ: Nguồn tin chúng tôi có được bao gồm những video thú tội công bố trên truyền hình trung ương hoặc địa phương; những trang của dư luận viên; trang thông tin chống phản động…
Những video clips mà công an Việt Nam thực hiện rồi bằng cách này hay cách khác đưa lên những trang đó.
Chúng tôi phỏng vấn những nạn nhân như Luật sư lê Công Định, Luật sư Nguyễn Văn Đài, William Nguyễn – Người tham gia biểu tình ở Sài Gòn ngày 10 tháng 6 năm 2018 bị bắt và được trả tự do sau đó 1 tháng.
Diễm Thi: Qua việc ép thú tội trên truyền hình, Hà Nội vi phạm gì về luật quốc tế cũng như luật Việt Nam?
Vũ Quốc Ngữ: Những hành động của Việt Nam vi phạm rất nhiều điều luật. Thứ nhất là vi phạm ngay luật pháp của Việt Nam. Vi phạm Điều 374 BLHS năm 2015. Điều này quy định:
Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Một số trường hợp lên đến 7 năm tù.
Vi phạm Quyền được im lặng. Người ta có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội.
Rất nhiều Điều của BLHS và Bộ luật tố tụng hình sự họ vi phạm.
Việc đưa lên truyền hình những lời thú tội cũng vi phạm Luật báo chí. Luật này quy định phải cung cấp thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới.
Cấm cung cấp thông tin sai sự thật, xuyên tạc hoặc vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc quy kết tội danh khi chưa có bản án.
Còn về luật nhân quyền quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia thì họ vi phạm Điều 11 của Tuyên ngôn Nhân quyền phổ quát. Điều này quy định: Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ.
Hà Nội cũng vi phạm Điều 14 công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.
Diễm Thi: Theo ông, việc công bố báo cáo này giúp gì cho những người đang bị tạm giam, tạm giữ?
Vũ Quốc Ngữ: Tôi nghĩ rằng với những người đang bị tạm giam tạm giữ thì kênh thông tin duy nhất của họ với thế giới bên ngoài là luật sư. Cũng có thể là người nhà nếu họ được gặp. Họ không có điều kiện để đọc báo cáo.
Luật sư và người nhà có thể đọc báo cáo và cho họ lời khuyên hữu ích là những lời thú tội của họ nếu có là không hợp pháp.
Khi báo cáo này công bố ra thì các tổ chức nhân quyền quốc tế, các cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc hoặc các NGO cũng biết. Đây là báo cáo đầu tiên về dạng này ở Việt Nam. Chúng ta cần có một tiếng nói để áp lực lên chế độ cộng sản Việt Nam phải tuân thủ luật pháp của chính họ và những công ước quốc tế mà họ cam kết tham gia.
Báo cáo này cũng có ích cho những người còn đang ở bên ngoài mà chúng tôi gọi là ‘những tù nhân tương lai’. Để họ biết rằng những việc làm như thế là bất hợp pháp và họ có thể tránh.
Diễm Thi: Ông có muốn chia sẻ gì thêm về báo cáo này hay không?
Vũ Quốc Ngữ: Tôi nghĩ đây là một báo cáo quan trọng. Báo cáo này được gửi lên nhiều cơ chế nhân quyền của Liên Hiệp Quốc và các NGO quốc tế cũng như Việt Nam. Chúng tôi cũng mong rằng các nhà hoạt động ở Việt Nam phổ biến rộng rãi trên mạng xã hội để nhiều người biết. Báo cáo cho thấy lực lượng công an Việt Nam áp dụng một số thủ thuật của công an Trung Quốc.
Việc ép thú tội trên truyền hình được thực hiện ở Trung Quốc từ thập niên 90 và ở Việt Nam từ năm 2007.
Diễm Thi: Cám ơn thời gian ông dành cho RFA.