Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 15/3/2020
Nhà cầm quyền Việt Nam đã hoãn phiên tòa sơ thẩm đối với tám thành viên của nhóm Hiến Pháp dự kiến vào ngày 10 tháng 3 và kháng cáo của nhà hoạt động nhân quyền và môi trường Nguyễn Năng Tĩnh dự định vào ngày 18/3. Toà án Nhân dân thành phố Chí Minh và Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội không chỉ ra lý do hủy bỏ nhưng dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn quốc có thể là nguyên nhân.
Hơn một năm sau khi bị bắt cóc ở Bangkok, cựu tù nhân lương tâm, blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất đã bị kết án 10 năm tù với tội danh “”Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 356 của Bộ luật Hình sự. Trong một phiên tòa ngắn ngày 9 tháng 3, ông Trương Duy Nhất đã bị kết án 10 năm tù giam vì Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng ông đã gây thiệt hại tài sản nhà nước 13 tỷ đồng ($560.000) khi bán một căn nhà là tài sản nhà nước khi ông là đại diện của văn phòng khu vực trung ương của tờ báo Đại Đoàn Ket năm 2016. Cả ông Trương Duy Nhất và uật sư của ông Đặng Đình Mạnh khẳng định rằng ông vô tội và vụ án mang tính chính trị vì những bài viết chỉ trích chính phủ của ông.
Vào ngày 11 tháng 3, tổ chức Safeguard Defenders có trụ sở tại Tây Ban Nha đã công bố báo cáo về việc vi phạm quyền của người bị giam giữ trước khi xét xử tại Việt Nam. Báo cáo mang tên Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam là nghiên cứu đầu tiên về việc nhà cầm quyền Việt Nam ép người bị bắt thú tội rồi đưa lên truyền hình. Đây là hành động vi phạm rõ ràng các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật quốc tế. Báo cáo cung cấp thông tin về cách Việt Nam thường xuyên phát sóng videoclip của người bị bắt trước khi xét xử thú nhận trên phương tiện truyền thông địa phương cũng như trên đài truyền hình quốc gia VTV. Những nạn nhân trong báo cáo gồm có người bảo vệ nhân quyền bao gồm luật sư, nhà báo công dân và người dân oan cũng như hai người trong hai vụ án tham nhũng và giết người. Phỏng vấn với một số nạn nhân cho thấy cách cảnh sát thao túng hoặc viết kịch bản thú nhận, lừa hoặc ép buộc các tù nhân hợp tác và những người bị giam giữ bị từ chối tiếp cận với luật sư.
Cũng trong ngày 11 tháng 3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo quốc gia về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam năm 2019. Theo đó, tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2019 không được cải thiện so với một năm trước.
Nhà chức trách ở Hà Nội đã tiếp tục giữ nhà báo độc lập Lê Anh Hùng trong bệnh viện tâm thần nơi anh đang bị tiêm thuốc không rõ tên với liều càng ngày cao hơn. Anh ta đã bị buộc điều trị tâm thần sau nhiều tháng bị điều tra vì cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ.” Là nhà báo với nhiều bài báo đăng tải trên VOA và một số trang web bất đồng chính kiến khác, anh đã bị bắt vào giữa năm 2018 sau khi nộp đơn kiến nghị tố cáo một số quan chức cộng sản cao cấp, bao gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải.
Chính quyền ở thủ đô có khả năng không cho phép luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh và Ngô Ngọc Trai và một số luật sư khác làm luật sư bào chữa cho nhiều người ở xã Đông Tâm, những người đã bị giam giữ từ ngày 9 tháng 1 và bị buộc tội giết ba nhân viên cảnh sát trong cuộc tấn công của cảnh sát vào xã trong sáng sớm cùng ngày. Dường như nhà cầm quyền Việt Nam muốn chỉ định luật sư cho hầu hết 22 người bị bắt giữ, những người được nhà toán học nổi tiếng Hoàng Xuân Phú chứng minh rằng họ không liên quan đến việc giết chết các sĩ quan mà Bộ Công an Việt Nam nói là chết vì bom xăng trong cuộc tấn công tàn bạo vào dân oan.
Và một số tin đáng chú ý khác
===== 09/3 =====
Cựu tù nhân lương tâm ông Trương Duy Nhất bị tuyên phạt 10 năm tù giam
Trưa ngày 9 tháng 3, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trương Duy Nhất, 56 tuổi, cựu trưởng văn phòng đại hiện Trung Trung bộ của báo Đại đoàn kết 10 năm tù giam về tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.” Toà cho rằng ông Nhất đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quốc gia với số tiền 13 tỷ đồng.
Hội đồng xét xử cho rằng, dù ông Nhất không thừa nhận phạm vào tội danh bị truy tố, nhưng vẫn thừa nhận hành vi của ông nên Hội đồng xét xử đánh giá bị cáo đã thành khẩn khai báo. Trước mức án trên, ông Nhất bày tỏ sự phản đối với quan điểm của đại diện Viện kiểm sát, vì ông không hưởng lợi gì từ sự việc này, và ông chỉ làm theo sự phân công, uỷ quyền của tổng biên tập tờ báo nên ông không gây thiệt hại gì.
Đáp lại quan điểm này, đại diện Viện kiểm sát nói, đối với ông Lê Quang Trang, cựu tổng biên tập báo Đại đoàn kết, và ông Bùi Thượng Toản, cựu phó tổng biển tập đã cùng buông lỏng cai quản để cho ông Nhất tự ý ký các văn bản đề nghị mua cũng như chuyển nhượng nhà đất tại 82 Trần Quốc Toản.
Hành vi của ông Trang và ông Toản có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên cơ quan điều tra thấy tính chất, mức độ hành vi của hai ông không cần giải quyết hình sự.
Ông Nhất, người từng bị kết án tù 2 năm vì tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì viết bài chỉ trích chính phủ, đã bị bắt cóc ở thủ đô Bangkok vào cuối tháng 1 năm 2019 và bị đưa về Việt Nam sau đó. Trước đó một ngày, ông đã đăng ký xin tỵ nạn chính trị tại văn phòng Cao uỷ Liên Hiệp quốc về người tỵ nạn ở Thái Lan.
——————–
RFA và nhiều tổ chức quốc tế chỉ trích việc kết án blogger Trương Duy Nhất
Đài Á Châu Tự Do (RFA) và hai tổ chức quốc tế Ký giả Không Biên giới (RSF) và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) đã lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong việc kết án blogger Trương Duy Nhất trong phiên toà ngày 09/3.
Phản ứng về bản án 10 năm tù giam mà Toà án cộng sản thành phố Hà Nội tuyên cho ông Nhất, RFA nói rằng việc kết án này không có công lý. Tổng Giám đốc của RFA, bà Bay Fang nói rằng “Hành động tồi tệ này của giới chức Việt Nam là một đòn nhắm vào tự do biểu đạt và tự do ngôn luận” và “Việc thực thi sai công lý (trong kết án Trương Duy Nhất) chỉ càng củng cố thêm nhiệm vụ của RFA là cung cấp cho người dân Việt Nam những thông tin chính xác, cách nhìn không bị kiểm duyệt.”
Trong khi đó, RSF cho biết tổ chức này thấy rất sốc khi hay tin về bản án nặng nề đối với ông Nhất, cho rằng bằng việc kết án ông Nhất, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam muốn khủng bố các nhà báo tự do và đàn áp tự do ngôn luận.
Ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á cho rằng ông Trương Duy Nhất bị kết án chỉ vì nghiệp vụ báo chí của ông và bản án dựa trên cáo buộc mơ hồ để dập tắt tiếng nói chỉ trích của ông Nhất.
Cả RFA, RSF và CPJ kêu gọi Hà Nội huỷ bản án và cáo buộc đối với ông Nhất và trả tự do cho ông.
Như tin đã đưa, ông Nhất bị 2 sỹ quan cảnh sát Thái Lan bắt cóc ông ở Bangkok vào ngày 26/1/2019, một ngày sau khi ông nộp đơn xin tỵ nạn tại Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Người tỵ nạn (UNHCR) tại Bangkok. Sau đó ông bị chuyển cho mật vụ Việt Nam và bị đưa về giam giữ ở Trại tạm giam T16 của công an thành phố Hà Nội. Ông bị cáo buộc “lạm dụng quyền hạn” gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 13 tỷ đồng.
——————–
4 phụ nữ ở Lào Cai bị phạt 40 triệu đồng vì cảnh báo Covid-19 trên Facebook
Vào ngày 07/3, nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Lào Cai đã quyết định xử phạt hành chính 4 cô gái mỗi người 10 triệu đồng chỉ vì đã đăng tin cảnh báo lây nhiễm Covid-19 trên tài khoản Facebook cá nhân.
Theo báo chí nhà nước cộng sản, 4 cô gái bị triệu tập lên đồn công an để tra khảo và sau đó bị phạt tiền vì bị cho là có hành vi “Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức và danh phẩm của cá nhân.”
Nội dung đưa tin của 4 cô gái trên Facebook chỉ là “Sa Pa cho 9 người khách nước ngoài đi cùng chuyến bay với Nhung…” và “Hành khách cùng khoang bệnh nhân Nhung đang ở tổ 8, Mường Hoa, phường Bắc Cường, mọi người chú ý nâng cao cảnh giác.” Người được nhắc tên ở đây là cô gái Hồng Nhung ở Hà Nội, người được gắn với biệt danh Bệnh nhân Covid-19 số 17.
Công an Lào Cai cho rằng những thông tin trên là sai sự thật và khiến dư luận hoang mang. Công an buộc 4 cô gái thừa nhận vi phạm, gỡ bỏ và đính chính thông tin trên trang cá nhân, đồng thời cam kết không tái phạm.
Thay vì công khai minh bạch tin tức lây nhiễm Covid-19, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam giấu nhiều thông tin và trấn áp người dân đưa thông tin về dịch bệnh lên mạng xã hội, coi việc đưa tin là “tung tin đồn thất thiệt” và áp dụng mức phạt hành chính từ 7,5 triệu đến 30 triệu đồng.
Hàng chục người đã bị phạt hành chính vì đưa tin hoặc bình luận về Covid-19, trong đó có một số nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Thanh Vân và Cát Phượng.
Lào Cai là tỉnh giáp với Trung Cộng, nơi xuất phát và là trung tâm dịch Covid-19 của thế giới.
===== 10/3 =====
Thêm một nghi phạm chết trong nhà tạm giữ, công an lại nói nạn nhân tự treo cổ
Người đàn ông tên L.K.N., nghi phạm trong một vụ trộm cắp xe máy, đã tử vong trong nhà tạm giam và phía công an nói nạn nhân chết vì tự treo cổ.
Theo báo chí của nhà nước cộng sản thì anh N, 33 tuổi ở xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá bị giam giữ trong nhà tạm giam của công an huyện từ ngày 07/3 để điều tra trong một vụ trộm cắp xe máy trên địa bàn huyện. Tới 13 giờ 30 ngày 09/3, anh được phát hiện tử vong trong phòng giam “ở tư thế treo cổ.”
Công an huyện cho biết đã khám nghiệm, mổ tử thi và đang làm rõ nguyên nhân. Thi thể nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình để mai táng.
Anh N. là nghi phạm thứ 2 bị tử vong trong đồn công an từ đầu năm đến nay. Người thứ nhất là ông Phan Quốc Thắng ở thành phố Tây Ninh, nghi can trong một vụ cãi vã với công an địa phương trong khi công an đang điều tra về việc ghi lô đề của vợ. Ông Thắng cũng bị cho là tự treo cổ.
Tình trạng người đang khỏe mạnh khi phải vào đồn công an rồi tử vong và cơ quan chức năng báo nạn nhân tự tử hay bị bệnh chết thường xảy ra tại Việt Nam khiến nhiều người nghi vấn tra tấn là nguyên nhân thực sự gây ra cái chết của họ.
Theo thống kê của RFA, dựa trên những thông tin được truyền thông trong nước đăng tải, có ít nhất 3 người chết trong đồn công an năm 2019 và 11 người năm 2018.
Gần đây, một số người được minh oan trong nhiều vụ án nghiêm trọng và họ đều nói đã bị tra tấn khốc liệt bởi công an trong quá trình điều tra.
Việt Nam ký Công ước chống tra tấn năm 2014. Tuy nhiên, dường như tra tấn vẫn còn xảy ra thường xuyên ở nhiều tỉnh thành.
——————–
Nhà báo Lê Anh Hùng tiếp tục bị đầu độc trong bệnh viện tâm thần
Nhà cầm quyền cộng sản và công an thành phố Hà Nội tiếp tục đầu độc nhà báo độc lập Lê Anh Hùng, người đang bị giữ tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Vũ Bình cho biết trong tuần thông tin trên từ bà Niệm, mẹ của nhà báo Lê Anh Hùng. Theo đó, Hùng gọi điện thoại về cho mẹ và nói rằng bệnh viện lại tăng liều lượng thuốc của Hùng lên lần nữa.
Nhà báo Lê Anh Hùng, người có nhiều bài viết phân tích chính trị trên VOA, bị bắt ngày 05/7/2018 vì cáo buộc một số lãnh đạo cao cấp của chế độ như Hoàng Trung Hải và Nguyễn Phú Trọng có nhiều hành động phản quốc và buôn bán ma tuý. Ban đầu, công an thành phố Hà Nội cáo buộc anh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Sau một thời gian điều tra, công an Hà Nội cho rằng anh bị tâm thần và đưa anh đi khám tại bệnh viện rồi chuyển sang đó bắt anh phải điều trị bắt buộc.
Công an từ chối lời đề nghị của gia đình để được đưa anh về nhà tự chữa trị.
===== 11/3 =====
Phúc trình của Hoa Kỳ năm 2019: Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền
Ngày 11/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo Nhân quyền Quốc gia năm 2019 trong đó nói rằng tình hình nhân quyền của Việt Nam không cải thiện và nhà cầm quyền cộng sản tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.
Báo cáo xác định các vi phạm của Hà Nội trong các vấn đề bao gồm: bắt cóc, bắt giam người tùy tiện, tra tấn người bị bắt tạm giam, và tình trạng đối xử bất công đối với các tù chính trị. Ở Việt Nam, nhiều quyền tự do bị hạn chế như quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do internet, và tự do tôn giáo.
Washington cáo buộc Hà Nội bắt giữ độc đoán nhiều người dám lên tiếng chỉ trích chế độ cộng sản.
Về quyền tự do dân sự, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu lên những trường hợp nạn nhân chết trong đồn công an và vụ blogger Trương Duy Nhất bị bắt cóc khi đang xin quy chế tị nạn ở Thái Lan hồi tháng 1 năm 2019.
Báo cáo nói hiến pháp và luật của Việt Nam cho phép quyền tự do biểu đạt bao gồm tự do báo chí, tuy nhiên, trên thực tế, chính phủ không tôn trọng các quyền này và nhiều luật còn vi phạm quyền tự do biểu đạt. Theo đó, Việt Nam hạn chế Internet, chặn nhiều website tiếng Việt và thực hiện kiểm duyệt chặt chẽ.
Washington còn nói Hà Nội hiện không cho phép các tổ chức nhân quyền trong nước và độc lập được thành lập và hoạt động và chế độ cộng sản cũng không chấp nhận những chỉ trích của các tổ chức hay cá nhân liên quan đến vấn đề nhân quyền.
Việt Nam sửa đổi luật lao động cho phép người lao động thành lập công đoàn độc lập, tuy nhiên có nhiều điều khoản trong luật hạn chế quyền này, và hạn chế quyền đình công của họ.
——————–
Phúc trình của Safeguard Defenders tố cáo Việt Nam cưỡng bức nhận tội trên truyền hình
Ngày 11/3, tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders có trụ sở ở Tây Ban Nha công bố một cáo báo lên án nhà cầmquyền cộng sản Việt Nam trong việc buộc nhiều người nhận tội và phát sóng trên truyền hình quốc gia.
Vi phạm quyền của người bị giam giữ trước khi xét xử ở Việt Nam trở thành tâm điểm với công bố nghiên cứu mang tên “Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam.” Đây là báo cáo nghiên cứu đầu tiên về việc chế độ cộng sản Việt Nam thực hành ép buộc người đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc hình sự phải thú tội và sau đó phát lời thú tội này trên truyền hình.
Báo cáo cho thấy Hà Nội đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế mà chế độ đã ký kết trong khi luật của Việt Nam cũng không cho phép các hành động tương tự.
Báo cáo đã thu thập và phân tích 16 video phát sóng truyền hình lời lời thú tội của nhiều người bảo vệ quyền bao gồm một số luật sư có tiếng tăm, nhà báo công dân và người nông dân, và hai cá nhân nghi can trong một vụ án tham nhũng và một vụ án giết người …trong số 21 lời thú tội trên truyền hình do nhóm nghiên cứu tìm ra và ghi nhận từ năm 2007 đến đầu năm 2020.
Bằng việc phỏng vấn 3 nạn nhân gồm hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Công Định, và công dân Hoa Kỳ William Nguyễn, báo cáo đưa ra kết luận rằng công an cộng sản Việt Nam thao túng hoặc đạo diễn lời thú tội trước máy quay, lừa hoặc ép buộc họ hợp tác. Công an Việt Nam dường như sao chép nhiều thủ thuật của công an Trung Cộng trong việc ép buộc người hoạt động phải tự thú trên truyền hình.
===== 12/3 =====
Cộng sản Việt Nam không muốn cấp phép bào chữa cho nhiều luật sư trong vụ Đồng Tâm
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dường như không muốn cấp giấy phép bào chữa cho nhiều luật sư mà nhiều gia đình ở xã Đồng Tâm thuê để bảo vệ cho 22 người bị cáo buộc giết người trong vụ tấn công của hàng nghìn cảnh sát vào làng Hoành vào sáng sớm ngày 09/1.
Thay vì đồng ý cấp giấy phép bào chữa cho luật sư thuê bởi gia đình, nhà cầm quyền Việt Nam muốn chỉ định luật sư cho họ, và đây là vi phạm pháp luật của quốc gia.
Ông Ngô Anh Tuấn chỉ là một trong số ít luật sư được gia đình ở Đồng Tâm mời và được chấp thuận bởi công an thành phố Hà Nội, trong khi hai luật sư Ngô Ngọc Trai và Đặng Đình Mạnh cùng nhiều luật sư khác không nhận được phản hồi từ phía công an.
Như tin đã đưa, vào sáng 09/1, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam huy động hơn 3.000 cảnh sát cơ động tấn công vào làng Hoành, giết chết cụ Lê Đình Kình và bắt giữ gần 30 công dân ở đây. Nhà cầm quyền nói 3 sỹ quan công an bị tử vong trong vụ này và cáo buộc 22 người bị bắt đã giết chết họ bằng bom xăng.
Trong một loạt bài viết gần đây, giáo sư toán học Hoàng Xuân Phú chỉ ra rằng người dân làng Hoành không phải là thủ phạm giết công an.
Đa số người trong số 22 người bị bắt chưa được gặp luật sư hay người thân trong gia đình kể từ khi bị bắt. 4 trong số họ bị buộc thú tội sử dụng bạo lực để chống lại cuộc tấn công của công an và video clip thú tội này được phát sóng trên truyền hình quốc gia vào ngày 13/1. Hình thức bên ngoài cho thấy họ bị đánh đập thậm tệ sau khi bị bắt và bà quả phụ Dư Thị Thành, vợ của cụ Lê Đình Kình khẳng định bà bị đánh và nhìn thấy nhiều người thân bị công an đánh đập.
====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây
March 16, 2020
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 11 từ ngày 09/3 đến 15/3/2020: Hoãn phiên toà sơ thẩm xử nhóm Hiến Pháp và phiên toà phúc thẩm xử nhà hoạt động Nguyễn Năng Tĩnh
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 15/3/2020
Nhà cầm quyền Việt Nam đã hoãn phiên tòa sơ thẩm đối với tám thành viên của nhóm Hiến Pháp dự kiến vào ngày 10 tháng 3 và kháng cáo của nhà hoạt động nhân quyền và môi trường Nguyễn Năng Tĩnh dự định vào ngày 18/3. Toà án Nhân dân thành phố Chí Minh và Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội không chỉ ra lý do hủy bỏ nhưng dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên toàn quốc có thể là nguyên nhân.
Hơn một năm sau khi bị bắt cóc ở Bangkok, cựu tù nhân lương tâm, blogger nổi tiếng Trương Duy Nhất đã bị kết án 10 năm tù với tội danh “”Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 356 của Bộ luật Hình sự. Trong một phiên tòa ngắn ngày 9 tháng 3, ông Trương Duy Nhất đã bị kết án 10 năm tù giam vì Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội cho rằng ông đã gây thiệt hại tài sản nhà nước 13 tỷ đồng ($560.000) khi bán một căn nhà là tài sản nhà nước khi ông là đại diện của văn phòng khu vực trung ương của tờ báo Đại Đoàn Ket năm 2016. Cả ông Trương Duy Nhất và uật sư của ông Đặng Đình Mạnh khẳng định rằng ông vô tội và vụ án mang tính chính trị vì những bài viết chỉ trích chính phủ của ông.
Vào ngày 11 tháng 3, tổ chức Safeguard Defenders có trụ sở tại Tây Ban Nha đã công bố báo cáo về việc vi phạm quyền của người bị giam giữ trước khi xét xử tại Việt Nam. Báo cáo mang tên Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam là nghiên cứu đầu tiên về việc nhà cầm quyền Việt Nam ép người bị bắt thú tội rồi đưa lên truyền hình. Đây là hành động vi phạm rõ ràng các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật quốc tế. Báo cáo cung cấp thông tin về cách Việt Nam thường xuyên phát sóng videoclip của người bị bắt trước khi xét xử thú nhận trên phương tiện truyền thông địa phương cũng như trên đài truyền hình quốc gia VTV. Những nạn nhân trong báo cáo gồm có người bảo vệ nhân quyền bao gồm luật sư, nhà báo công dân và người dân oan cũng như hai người trong hai vụ án tham nhũng và giết người. Phỏng vấn với một số nạn nhân cho thấy cách cảnh sát thao túng hoặc viết kịch bản thú nhận, lừa hoặc ép buộc các tù nhân hợp tác và những người bị giam giữ bị từ chối tiếp cận với luật sư.
Cũng trong ngày 11 tháng 3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo quốc gia về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam năm 2019. Theo đó, tình hình nhân quyền của Việt Nam năm 2019 không được cải thiện so với một năm trước.
Nhà chức trách ở Hà Nội đã tiếp tục giữ nhà báo độc lập Lê Anh Hùng trong bệnh viện tâm thần nơi anh đang bị tiêm thuốc không rõ tên với liều càng ngày cao hơn. Anh ta đã bị buộc điều trị tâm thần sau nhiều tháng bị điều tra vì cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ.” Là nhà báo với nhiều bài báo đăng tải trên VOA và một số trang web bất đồng chính kiến khác, anh đã bị bắt vào giữa năm 2018 sau khi nộp đơn kiến nghị tố cáo một số quan chức cộng sản cao cấp, bao gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải.
Chính quyền ở thủ đô có khả năng không cho phép luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh và Ngô Ngọc Trai và một số luật sư khác làm luật sư bào chữa cho nhiều người ở xã Đông Tâm, những người đã bị giam giữ từ ngày 9 tháng 1 và bị buộc tội giết ba nhân viên cảnh sát trong cuộc tấn công của cảnh sát vào xã trong sáng sớm cùng ngày. Dường như nhà cầm quyền Việt Nam muốn chỉ định luật sư cho hầu hết 22 người bị bắt giữ, những người được nhà toán học nổi tiếng Hoàng Xuân Phú chứng minh rằng họ không liên quan đến việc giết chết các sĩ quan mà Bộ Công an Việt Nam nói là chết vì bom xăng trong cuộc tấn công tàn bạo vào dân oan.
Và một số tin đáng chú ý khác
===== 09/3 =====
Cựu tù nhân lương tâm ông Trương Duy Nhất bị tuyên phạt 10 năm tù giam
Trưa ngày 9 tháng 3, Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Trương Duy Nhất, 56 tuổi, cựu trưởng văn phòng đại hiện Trung Trung bộ của báo Đại đoàn kết 10 năm tù giam về tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.” Toà cho rằng ông Nhất đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quốc gia với số tiền 13 tỷ đồng.
Hội đồng xét xử cho rằng, dù ông Nhất không thừa nhận phạm vào tội danh bị truy tố, nhưng vẫn thừa nhận hành vi của ông nên Hội đồng xét xử đánh giá bị cáo đã thành khẩn khai báo. Trước mức án trên, ông Nhất bày tỏ sự phản đối với quan điểm của đại diện Viện kiểm sát, vì ông không hưởng lợi gì từ sự việc này, và ông chỉ làm theo sự phân công, uỷ quyền của tổng biên tập tờ báo nên ông không gây thiệt hại gì.
Đáp lại quan điểm này, đại diện Viện kiểm sát nói, đối với ông Lê Quang Trang, cựu tổng biên tập báo Đại đoàn kết, và ông Bùi Thượng Toản, cựu phó tổng biển tập đã cùng buông lỏng cai quản để cho ông Nhất tự ý ký các văn bản đề nghị mua cũng như chuyển nhượng nhà đất tại 82 Trần Quốc Toản.
Hành vi của ông Trang và ông Toản có dấu hiệu của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, tuy nhiên cơ quan điều tra thấy tính chất, mức độ hành vi của hai ông không cần giải quyết hình sự.
Ông Nhất, người từng bị kết án tù 2 năm vì tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì viết bài chỉ trích chính phủ, đã bị bắt cóc ở thủ đô Bangkok vào cuối tháng 1 năm 2019 và bị đưa về Việt Nam sau đó. Trước đó một ngày, ông đã đăng ký xin tỵ nạn chính trị tại văn phòng Cao uỷ Liên Hiệp quốc về người tỵ nạn ở Thái Lan.
——————–
RFA và nhiều tổ chức quốc tế chỉ trích việc kết án blogger Trương Duy Nhất
Đài Á Châu Tự Do (RFA) và hai tổ chức quốc tế Ký giả Không Biên giới (RSF) và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) đã lên tiếng chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong việc kết án blogger Trương Duy Nhất trong phiên toà ngày 09/3.
Phản ứng về bản án 10 năm tù giam mà Toà án cộng sản thành phố Hà Nội tuyên cho ông Nhất, RFA nói rằng việc kết án này không có công lý. Tổng Giám đốc của RFA, bà Bay Fang nói rằng “Hành động tồi tệ này của giới chức Việt Nam là một đòn nhắm vào tự do biểu đạt và tự do ngôn luận” và “Việc thực thi sai công lý (trong kết án Trương Duy Nhất) chỉ càng củng cố thêm nhiệm vụ của RFA là cung cấp cho người dân Việt Nam những thông tin chính xác, cách nhìn không bị kiểm duyệt.”
Trong khi đó, RSF cho biết tổ chức này thấy rất sốc khi hay tin về bản án nặng nề đối với ông Nhất, cho rằng bằng việc kết án ông Nhất, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam muốn khủng bố các nhà báo tự do và đàn áp tự do ngôn luận.
Ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á cho rằng ông Trương Duy Nhất bị kết án chỉ vì nghiệp vụ báo chí của ông và bản án dựa trên cáo buộc mơ hồ để dập tắt tiếng nói chỉ trích của ông Nhất.
Cả RFA, RSF và CPJ kêu gọi Hà Nội huỷ bản án và cáo buộc đối với ông Nhất và trả tự do cho ông.
Như tin đã đưa, ông Nhất bị 2 sỹ quan cảnh sát Thái Lan bắt cóc ông ở Bangkok vào ngày 26/1/2019, một ngày sau khi ông nộp đơn xin tỵ nạn tại Văn phòng Cao uỷ Liên Hợp quốc về Người tỵ nạn (UNHCR) tại Bangkok. Sau đó ông bị chuyển cho mật vụ Việt Nam và bị đưa về giam giữ ở Trại tạm giam T16 của công an thành phố Hà Nội. Ông bị cáo buộc “lạm dụng quyền hạn” gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 13 tỷ đồng.
——————–
4 phụ nữ ở Lào Cai bị phạt 40 triệu đồng vì cảnh báo Covid-19 trên Facebook
Vào ngày 07/3, nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Lào Cai đã quyết định xử phạt hành chính 4 cô gái mỗi người 10 triệu đồng chỉ vì đã đăng tin cảnh báo lây nhiễm Covid-19 trên tài khoản Facebook cá nhân.
Theo báo chí nhà nước cộng sản, 4 cô gái bị triệu tập lên đồn công an để tra khảo và sau đó bị phạt tiền vì bị cho là có hành vi “Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan tổ chức và danh phẩm của cá nhân.”
Nội dung đưa tin của 4 cô gái trên Facebook chỉ là “Sa Pa cho 9 người khách nước ngoài đi cùng chuyến bay với Nhung…” và “Hành khách cùng khoang bệnh nhân Nhung đang ở tổ 8, Mường Hoa, phường Bắc Cường, mọi người chú ý nâng cao cảnh giác.” Người được nhắc tên ở đây là cô gái Hồng Nhung ở Hà Nội, người được gắn với biệt danh Bệnh nhân Covid-19 số 17.
Công an Lào Cai cho rằng những thông tin trên là sai sự thật và khiến dư luận hoang mang. Công an buộc 4 cô gái thừa nhận vi phạm, gỡ bỏ và đính chính thông tin trên trang cá nhân, đồng thời cam kết không tái phạm.
Thay vì công khai minh bạch tin tức lây nhiễm Covid-19, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam giấu nhiều thông tin và trấn áp người dân đưa thông tin về dịch bệnh lên mạng xã hội, coi việc đưa tin là “tung tin đồn thất thiệt” và áp dụng mức phạt hành chính từ 7,5 triệu đến 30 triệu đồng.
Hàng chục người đã bị phạt hành chính vì đưa tin hoặc bình luận về Covid-19, trong đó có một số nghệ sĩ như Đàm Vĩnh Hưng, Ngô Thanh Vân và Cát Phượng.
Lào Cai là tỉnh giáp với Trung Cộng, nơi xuất phát và là trung tâm dịch Covid-19 của thế giới.
===== 10/3 =====
Thêm một nghi phạm chết trong nhà tạm giữ, công an lại nói nạn nhân tự treo cổ
Người đàn ông tên L.K.N., nghi phạm trong một vụ trộm cắp xe máy, đã tử vong trong nhà tạm giam và phía công an nói nạn nhân chết vì tự treo cổ.
Theo báo chí của nhà nước cộng sản thì anh N, 33 tuổi ở xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá bị giam giữ trong nhà tạm giam của công an huyện từ ngày 07/3 để điều tra trong một vụ trộm cắp xe máy trên địa bàn huyện. Tới 13 giờ 30 ngày 09/3, anh được phát hiện tử vong trong phòng giam “ở tư thế treo cổ.”
Công an huyện cho biết đã khám nghiệm, mổ tử thi và đang làm rõ nguyên nhân. Thi thể nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình để mai táng.
Anh N. là nghi phạm thứ 2 bị tử vong trong đồn công an từ đầu năm đến nay. Người thứ nhất là ông Phan Quốc Thắng ở thành phố Tây Ninh, nghi can trong một vụ cãi vã với công an địa phương trong khi công an đang điều tra về việc ghi lô đề của vợ. Ông Thắng cũng bị cho là tự treo cổ.
Tình trạng người đang khỏe mạnh khi phải vào đồn công an rồi tử vong và cơ quan chức năng báo nạn nhân tự tử hay bị bệnh chết thường xảy ra tại Việt Nam khiến nhiều người nghi vấn tra tấn là nguyên nhân thực sự gây ra cái chết của họ.
Theo thống kê của RFA, dựa trên những thông tin được truyền thông trong nước đăng tải, có ít nhất 3 người chết trong đồn công an năm 2019 và 11 người năm 2018.
Gần đây, một số người được minh oan trong nhiều vụ án nghiêm trọng và họ đều nói đã bị tra tấn khốc liệt bởi công an trong quá trình điều tra.
Việt Nam ký Công ước chống tra tấn năm 2014. Tuy nhiên, dường như tra tấn vẫn còn xảy ra thường xuyên ở nhiều tỉnh thành.
——————–
Nhà báo Lê Anh Hùng tiếp tục bị đầu độc trong bệnh viện tâm thần
Nhà cầm quyền cộng sản và công an thành phố Hà Nội tiếp tục đầu độc nhà báo độc lập Lê Anh Hùng, người đang bị giữ tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 ở huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Vũ Bình cho biết trong tuần thông tin trên từ bà Niệm, mẹ của nhà báo Lê Anh Hùng. Theo đó, Hùng gọi điện thoại về cho mẹ và nói rằng bệnh viện lại tăng liều lượng thuốc của Hùng lên lần nữa.
Nhà báo Lê Anh Hùng, người có nhiều bài viết phân tích chính trị trên VOA, bị bắt ngày 05/7/2018 vì cáo buộc một số lãnh đạo cao cấp của chế độ như Hoàng Trung Hải và Nguyễn Phú Trọng có nhiều hành động phản quốc và buôn bán ma tuý. Ban đầu, công an thành phố Hà Nội cáo buộc anh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Sau một thời gian điều tra, công an Hà Nội cho rằng anh bị tâm thần và đưa anh đi khám tại bệnh viện rồi chuyển sang đó bắt anh phải điều trị bắt buộc.
Công an từ chối lời đề nghị của gia đình để được đưa anh về nhà tự chữa trị.
===== 11/3 =====
Phúc trình của Hoa Kỳ năm 2019: Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền
Ngày 11/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo Nhân quyền Quốc gia năm 2019 trong đó nói rằng tình hình nhân quyền của Việt Nam không cải thiện và nhà cầm quyền cộng sản tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng.
Báo cáo xác định các vi phạm của Hà Nội trong các vấn đề bao gồm: bắt cóc, bắt giam người tùy tiện, tra tấn người bị bắt tạm giam, và tình trạng đối xử bất công đối với các tù chính trị. Ở Việt Nam, nhiều quyền tự do bị hạn chế như quyền tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do internet, và tự do tôn giáo.
Washington cáo buộc Hà Nội bắt giữ độc đoán nhiều người dám lên tiếng chỉ trích chế độ cộng sản.
Về quyền tự do dân sự, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu lên những trường hợp nạn nhân chết trong đồn công an và vụ blogger Trương Duy Nhất bị bắt cóc khi đang xin quy chế tị nạn ở Thái Lan hồi tháng 1 năm 2019.
Báo cáo nói hiến pháp và luật của Việt Nam cho phép quyền tự do biểu đạt bao gồm tự do báo chí, tuy nhiên, trên thực tế, chính phủ không tôn trọng các quyền này và nhiều luật còn vi phạm quyền tự do biểu đạt. Theo đó, Việt Nam hạn chế Internet, chặn nhiều website tiếng Việt và thực hiện kiểm duyệt chặt chẽ.
Washington còn nói Hà Nội hiện không cho phép các tổ chức nhân quyền trong nước và độc lập được thành lập và hoạt động và chế độ cộng sản cũng không chấp nhận những chỉ trích của các tổ chức hay cá nhân liên quan đến vấn đề nhân quyền.
Việt Nam sửa đổi luật lao động cho phép người lao động thành lập công đoàn độc lập, tuy nhiên có nhiều điều khoản trong luật hạn chế quyền này, và hạn chế quyền đình công của họ.
——————–
Phúc trình của Safeguard Defenders tố cáo Việt Nam cưỡng bức nhận tội trên truyền hình
Ngày 11/3, tổ chức nhân quyền Safeguard Defenders có trụ sở ở Tây Ban Nha công bố một cáo báo lên án nhà cầmquyền cộng sản Việt Nam trong việc buộc nhiều người nhận tội và phát sóng trên truyền hình quốc gia.
Vi phạm quyền của người bị giam giữ trước khi xét xử ở Việt Nam trở thành tâm điểm với công bố nghiên cứu mang tên “Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam.” Đây là báo cáo nghiên cứu đầu tiên về việc chế độ cộng sản Việt Nam thực hành ép buộc người đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc hình sự phải thú tội và sau đó phát lời thú tội này trên truyền hình.
Báo cáo cho thấy Hà Nội đã vi phạm các nghĩa vụ của mình theo luật quốc tế mà chế độ đã ký kết trong khi luật của Việt Nam cũng không cho phép các hành động tương tự.
Báo cáo đã thu thập và phân tích 16 video phát sóng truyền hình lời lời thú tội của nhiều người bảo vệ quyền bao gồm một số luật sư có tiếng tăm, nhà báo công dân và người nông dân, và hai cá nhân nghi can trong một vụ án tham nhũng và một vụ án giết người …trong số 21 lời thú tội trên truyền hình do nhóm nghiên cứu tìm ra và ghi nhận từ năm 2007 đến đầu năm 2020.
Bằng việc phỏng vấn 3 nạn nhân gồm hai luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê Công Định, và công dân Hoa Kỳ William Nguyễn, báo cáo đưa ra kết luận rằng công an cộng sản Việt Nam thao túng hoặc đạo diễn lời thú tội trước máy quay, lừa hoặc ép buộc họ hợp tác. Công an Việt Nam dường như sao chép nhiều thủ thuật của công an Trung Cộng trong việc ép buộc người hoạt động phải tự thú trên truyền hình.
===== 12/3 =====
Cộng sản Việt Nam không muốn cấp phép bào chữa cho nhiều luật sư trong vụ Đồng Tâm
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dường như không muốn cấp giấy phép bào chữa cho nhiều luật sư mà nhiều gia đình ở xã Đồng Tâm thuê để bảo vệ cho 22 người bị cáo buộc giết người trong vụ tấn công của hàng nghìn cảnh sát vào làng Hoành vào sáng sớm ngày 09/1.
Thay vì đồng ý cấp giấy phép bào chữa cho luật sư thuê bởi gia đình, nhà cầm quyền Việt Nam muốn chỉ định luật sư cho họ, và đây là vi phạm pháp luật của quốc gia.
Ông Ngô Anh Tuấn chỉ là một trong số ít luật sư được gia đình ở Đồng Tâm mời và được chấp thuận bởi công an thành phố Hà Nội, trong khi hai luật sư Ngô Ngọc Trai và Đặng Đình Mạnh cùng nhiều luật sư khác không nhận được phản hồi từ phía công an.
Như tin đã đưa, vào sáng 09/1, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam huy động hơn 3.000 cảnh sát cơ động tấn công vào làng Hoành, giết chết cụ Lê Đình Kình và bắt giữ gần 30 công dân ở đây. Nhà cầm quyền nói 3 sỹ quan công an bị tử vong trong vụ này và cáo buộc 22 người bị bắt đã giết chết họ bằng bom xăng.
Trong một loạt bài viết gần đây, giáo sư toán học Hoàng Xuân Phú chỉ ra rằng người dân làng Hoành không phải là thủ phạm giết công an.
Đa số người trong số 22 người bị bắt chưa được gặp luật sư hay người thân trong gia đình kể từ khi bị bắt. 4 trong số họ bị buộc thú tội sử dụng bạo lực để chống lại cuộc tấn công của công an và video clip thú tội này được phát sóng trên truyền hình quốc gia vào ngày 13/1. Hình thức bên ngoài cho thấy họ bị đánh đập thậm tệ sau khi bị bắt và bà quả phụ Dư Thị Thành, vợ của cụ Lê Đình Kình khẳng định bà bị đánh và nhìn thấy nhiều người thân bị công an đánh đập.
====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây