16 người bị ép buộc thú tội trên truyền hình trong báo cáo của Safeguard Defenders
Vũ Quốc Ngữ
Để bảo vệ sự cai trị chuyên chế của chế độ độc tài, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực hiện chính sách tiêu diệt các đảng phái và trấn áp giới bất đồng chính kiến kể từ năm cướp được chính quyền bằng việc tạo ra những vụ án hoặc cáo buộc nguỵ tạo, điển hình là vụ án phố Ôn Như Hầu (tháng 7 năm 1946 nhằm có cớ đàn áp Việt Nam Quốc dân Đảng).
Để trấn áp giới bất đồng chính kiến, lực lượng an ninh cộng sản sử dụng rất nhiều biện pháp hợp pháp và bất hợp pháp nhằm đẩy người bất đồng chính kiến vào tù hoặc vô hiệu hoá họ. Trong vài thập kỷ gần đây, chúng sử dụng biện pháp cưỡng ép thú tội đối với người bị bắt, quay phim rồi đưa lên truyền hình với mục tiêu chính là tạo dư luận xã hội, phục vụ mục đích tuyên truyền, phản bác chỉ trích vi phạm nhân quyền từ cộng đồng quốc tế, và bôi nhọ người hoạt động.
Theo phúc trình của tổ chức Safeguard Defenders công bố ngày 11/3/2020 mang tựa đề “Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam,” thì lực lượng an ninh Việt Nam sử dụng chiêu trò này ít nhất từ năm 2007 với trường hợp của hai luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, cho dù chúng không thu được kết quả như dự tính khi hai nhà hoạt động này không chịu “nhận tội” mà thay vào đó lại kể những hoạt động nhân quyền của mình, căn cứ vào những video clip được phát tán trên truyền hình và Internet.
Phúc trình của Safeguard Defenders có nêu 16 trường hợp bị ép buộc thú tội trên truyền hình từ năm 2007 tới nay và nạn nhân bao gồm hai trường hợp kể trên, luật sư Lê Công Định, nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), nhà báo tự do Nguyễn Văn Hoá, công dân Hoa Kỳ William Nguyễn… và bốn nạn nhân mới nhất là 4 công dân ở xã Đồng Tâm trong số 22 người bị bắt vào sáng sớm ngày 09/1/2020 và bị cáo buộc giết người trong vụ công an Việt Nam tấn công vào làng Hoành và gây ra cái chết của cụ Lê Đình Kình và 3 sỹ quan công an (theo Bộ Công an cho dù thông tin về cái chết của 3 sỹ quan công an này không được minh bạch).
Việc công an ép buộc người bị bắt phải nhận tội là chuyện phổ biến ở Việt Nam cho dù nạn nhân không phạm tội vì công an Việt Nam sử dụng nhiều chiêu trò bất hợp pháp, trong đó có tra tấn dã man, và nạn nhân phải chọn giải pháp “nhận tội” để có cơ hội sống sót để ra toà và có cơ hội phản cung. Chính vì các “biện pháp nghiệp vụ” của công an mà tỷ lệ án oan cao ở Việt Nam, điển hình là các trường hợp của các ông Nguyễn Thanh Chấn và Hàn Đức Long (Bắc Giang), Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) hay Nguyễn Văn Dũng (Tây Ninh)…
Ép người bị bắt nhận tội, quay video rồi đưa lên truyền hình là vi phạm luật pháp của Việt Nam và vi phạm nhiều công ước quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội đã ký kết. Bộ luật Tố tụng Hình sự và Bộ luật Hình sự đều coi việc phát sóng lời khai cưỡng bức của người bị giam là tội hình sự.
Ví dụ Điều 10 của Bộ luật Tố tụng Hình sự viết “Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 36 tháng.” Án phạt có thể lên tới 7 năm trong một số trường hợp bao gồm phạm tội hai lần trở lên, sử dụng tra tấn, nhục hình, hoặc sử dụng “thủ đoạn tinh vi xảo quyệt” để lấy lời khai; và phạt tù trên 20 năm nếu dẫn tới “làm oan người vô tội.”
Thú tội trên truyền hình vi phạm những điều khoản bảo vệ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, cụ thể là vi phạm vào Điều 13 liên quan tới nguyên tắc suy đoán vô tội.
Hành động phát sóng lời khai trước khi người bị cáo buộc hình sự được đưa ra tòa xét xử là việc làm vi phạm quyền được xét xử công bằng được ghi nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát mà Điều 11 nêu rõ rằng “mọi người, nếu bị cáo buộc hình sự đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo pháp luật, tại một phiên tòa xét xử công khai, nơi mà người đó được đảm bảo những điều kiện cần thiết để bào chữa cho mình.” Quyền được xét xử công bằng là một phần của luật tập quán quốc tế và có tính ràng buộc pháp lý đối với Việt Nam.
Tôi không muốn đi sâu vào việc phân tích sự vi phạm luật pháp Việt Nam và luật quốc tế của lực lượng công an Việt Nam trong vấn đề cưỡng ép người hoạt động phải nhận tội rồi đưa lên truyền hình vì quý vị có thể đọc chi tiết trong phúc trình của Safeguard Defenders.
Điều tôi muốn chia sẻ với những “tù nhân dự khuyết”- những người hoạt động ở Việt Nam có nguy cơ bị bắt cao, là làm thế nào để đối phó với chiêu trò bẩn thỉu này của công an Việt Nam: Quý vị nên chuẩn bị trước cho việc mình có thể bị bắt, và có thể bị ép thú tội rồi đưa lên TV, vì một lý do gì đó, quý vị bị buộc phải làm điều đó.
Muốn vô hiệu hoá chiêu trò bẩn thỉu này của công an Việt Nam, quý vị nên làm một videoclip ngắn nói về thông tin cá nhân và hoạt động nhân quyền và dân chủ của mình, trong đó khẳng định mình không vi phạm luật pháp, không lừa đảo tiền bạc, không thực hiện các hoạt động kinh tế bất hợp pháp... tuỳ vào trường hợp cụ thể của mình.
Quý vị có thể tự quay hoặc nhờ người khác quay video clip trong đó quý vị nói một cách rõ ràng những nội dung nêu trên, và khẳng định nếu sau này có videoclip nào đó nói quý vị vi phạm điều này điều nọ thì đó là sản phẩm nguỵ tạo được làm ra không phải từ ý chí hoặc tự nguyện của quý vị. Sau đó, quý vị đưa videoclip này cho một người tin tưởng lưu giữ.
Nếu sau này quý vị có bị bắt, rồi công an tung videoclip trong đó quý vị bị buộc phải nói theo những điều công an yêu cầu, thì người mà quý vị tin tưởng sẽ công bố video mà quý vị làm khi trước. Video này sẽ là bằng chứng cho người Việt Nam và thế giới thấy rằng quý vị đã bị công an Việt Nam buộc thú tội theo kịch bản của chúng.
Nếu quý vị chuẩn bị kỹ cho mình thì việc bắt giữ và chiêu trò bẩn thỉu của công an Việt Nam sẽ không còn tác dụng, và chúng sẽ cân nhắc liệu có thực hiện chiêu trò này nữa không.
Đây là một kinh nghiệm tôi được truyền lại từ nhà hoạt động Peter Dahlin, hiện là giám đốc của Safeguard Defenders. Năm 2017, khi tôi có nguy cơ bị bắt, anh đã hướng dẫn cho tôi làm video clip và chính anh là người lưu trữ tài liệu này của tôi. Thật may là tôi vẫn còn an toàn và chưa phải nhờ anh công bố video clip mà mình đã làm.
Peter Dahlin là một nhà hoạt động nhân quyền có kinh nghiệm sâu sắc ở Trung Cộng và Đông Nam Á. Năm 2016, khi đang là giám đốc tổ chức Chinese Urgent Action Working Group có trụ sở ở Bắc Kinh, Peter Dahlin đã bị an ninh Trung Cộng bắt với cáo buộc hoạt động gián điệp và từng bị ép buộc thú tội trên truyền hình CCTV trước khi được phóng thích. Sau khi được tự do, anh đã cùng nhóm của mình viết báo cáo về việc ép cung rồi quay video và phát lên truyền hình ở Trung Cộng (quý vị có thể đọc báo cáo này tại đây: https://safeguarddefenders.com/sites/default/files/wp-rsdl/uploads/2018/04/SCRIPTED-AND-STAGED-Behind-the-scenes-of-Chinas-forced-televised-confessions.pdf).
*Vũ Quốc Ngữ hiện là giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD). Ông cộng tác với Safeguard Defenders trong một số dự án, như dự án “Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam,” và dự án Cẩm nang bảo mật kỹ thuật số– cung cấp kỹ năng bảo mật trong liên lạc giữa các nhà hoạt động trong môi trường thù địch như ở Việt Nam và Trung Cộng.
March 25, 2020
Làm thế nào để người hoạt động đối phó với sự ép buộc phải thú tội trên truyền hình
by Nhan Quyen • [Human Rights]
16 người bị ép buộc thú tội trên truyền hình trong báo cáo của Safeguard Defenders
Vũ Quốc Ngữ
Để bảo vệ sự cai trị chuyên chế của chế độ độc tài, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực hiện chính sách tiêu diệt các đảng phái và trấn áp giới bất đồng chính kiến kể từ năm cướp được chính quyền bằng việc tạo ra những vụ án hoặc cáo buộc nguỵ tạo, điển hình là vụ án phố Ôn Như Hầu (tháng 7 năm 1946 nhằm có cớ đàn áp Việt Nam Quốc dân Đảng).
Để trấn áp giới bất đồng chính kiến, lực lượng an ninh cộng sản sử dụng rất nhiều biện pháp hợp pháp và bất hợp pháp nhằm đẩy người bất đồng chính kiến vào tù hoặc vô hiệu hoá họ. Trong vài thập kỷ gần đây, chúng sử dụng biện pháp cưỡng ép thú tội đối với người bị bắt, quay phim rồi đưa lên truyền hình với mục tiêu chính là tạo dư luận xã hội, phục vụ mục đích tuyên truyền, phản bác chỉ trích vi phạm nhân quyền từ cộng đồng quốc tế, và bôi nhọ người hoạt động.
Theo phúc trình của tổ chức Safeguard Defenders công bố ngày 11/3/2020 mang tựa đề “Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam,” thì lực lượng an ninh Việt Nam sử dụng chiêu trò này ít nhất từ năm 2007 với trường hợp của hai luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, cho dù chúng không thu được kết quả như dự tính khi hai nhà hoạt động này không chịu “nhận tội” mà thay vào đó lại kể những hoạt động nhân quyền của mình, căn cứ vào những video clip được phát tán trên truyền hình và Internet.
Phúc trình của Safeguard Defenders có nêu 16 trường hợp bị ép buộc thú tội trên truyền hình từ năm 2007 tới nay và nạn nhân bao gồm hai trường hợp kể trên, luật sư Lê Công Định, nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), nhà báo tự do Nguyễn Văn Hoá, công dân Hoa Kỳ William Nguyễn… và bốn nạn nhân mới nhất là 4 công dân ở xã Đồng Tâm trong số 22 người bị bắt vào sáng sớm ngày 09/1/2020 và bị cáo buộc giết người trong vụ công an Việt Nam tấn công vào làng Hoành và gây ra cái chết của cụ Lê Đình Kình và 3 sỹ quan công an (theo Bộ Công an cho dù thông tin về cái chết của 3 sỹ quan công an này không được minh bạch).
Việc công an ép buộc người bị bắt phải nhận tội là chuyện phổ biến ở Việt Nam cho dù nạn nhân không phạm tội vì công an Việt Nam sử dụng nhiều chiêu trò bất hợp pháp, trong đó có tra tấn dã man, và nạn nhân phải chọn giải pháp “nhận tội” để có cơ hội sống sót để ra toà và có cơ hội phản cung. Chính vì các “biện pháp nghiệp vụ” của công an mà tỷ lệ án oan cao ở Việt Nam, điển hình là các trường hợp của các ông Nguyễn Thanh Chấn và Hàn Đức Long (Bắc Giang), Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) hay Nguyễn Văn Dũng (Tây Ninh)…
Ép người bị bắt nhận tội, quay video rồi đưa lên truyền hình là vi phạm luật pháp của Việt Nam và vi phạm nhiều công ước quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội đã ký kết. Bộ luật Tố tụng Hình sự và Bộ luật Hình sự đều coi việc phát sóng lời khai cưỡng bức của người bị giam là tội hình sự.
Ví dụ Điều 10 của Bộ luật Tố tụng Hình sự viết “Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 6 tháng cho đến 36 tháng.” Án phạt có thể lên tới 7 năm trong một số trường hợp bao gồm phạm tội hai lần trở lên, sử dụng tra tấn, nhục hình, hoặc sử dụng “thủ đoạn tinh vi xảo quyệt” để lấy lời khai; và phạt tù trên 20 năm nếu dẫn tới “làm oan người vô tội.”
Thú tội trên truyền hình vi phạm những điều khoản bảo vệ trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, cụ thể là vi phạm vào Điều 13 liên quan tới nguyên tắc suy đoán vô tội.
Hành động phát sóng lời khai trước khi người bị cáo buộc hình sự được đưa ra tòa xét xử là việc làm vi phạm quyền được xét xử công bằng được ghi nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát mà Điều 11 nêu rõ rằng “mọi người, nếu bị cáo buộc hình sự đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi được chứng minh là phạm tội theo pháp luật, tại một phiên tòa xét xử công khai, nơi mà người đó được đảm bảo những điều kiện cần thiết để bào chữa cho mình.” Quyền được xét xử công bằng là một phần của luật tập quán quốc tế và có tính ràng buộc pháp lý đối với Việt Nam.
Tôi không muốn đi sâu vào việc phân tích sự vi phạm luật pháp Việt Nam và luật quốc tế của lực lượng công an Việt Nam trong vấn đề cưỡng ép người hoạt động phải nhận tội rồi đưa lên truyền hình vì quý vị có thể đọc chi tiết trong phúc trình của Safeguard Defenders.
Điều tôi muốn chia sẻ với những “tù nhân dự khuyết”- những người hoạt động ở Việt Nam có nguy cơ bị bắt cao, là làm thế nào để đối phó với chiêu trò bẩn thỉu này của công an Việt Nam: Quý vị nên chuẩn bị trước cho việc mình có thể bị bắt, và có thể bị ép thú tội rồi đưa lên TV, vì một lý do gì đó, quý vị bị buộc phải làm điều đó.
Muốn vô hiệu hoá chiêu trò bẩn thỉu này của công an Việt Nam, quý vị nên làm một videoclip ngắn nói về thông tin cá nhân và hoạt động nhân quyền và dân chủ của mình, trong đó khẳng định mình không vi phạm luật pháp, không lừa đảo tiền bạc, không thực hiện các hoạt động kinh tế bất hợp pháp... tuỳ vào trường hợp cụ thể của mình.
Quý vị có thể tự quay hoặc nhờ người khác quay video clip trong đó quý vị nói một cách rõ ràng những nội dung nêu trên, và khẳng định nếu sau này có videoclip nào đó nói quý vị vi phạm điều này điều nọ thì đó là sản phẩm nguỵ tạo được làm ra không phải từ ý chí hoặc tự nguyện của quý vị. Sau đó, quý vị đưa videoclip này cho một người tin tưởng lưu giữ.
Nếu sau này quý vị có bị bắt, rồi công an tung videoclip trong đó quý vị bị buộc phải nói theo những điều công an yêu cầu, thì người mà quý vị tin tưởng sẽ công bố video mà quý vị làm khi trước. Video này sẽ là bằng chứng cho người Việt Nam và thế giới thấy rằng quý vị đã bị công an Việt Nam buộc thú tội theo kịch bản của chúng.
Nếu quý vị chuẩn bị kỹ cho mình thì việc bắt giữ và chiêu trò bẩn thỉu của công an Việt Nam sẽ không còn tác dụng, và chúng sẽ cân nhắc liệu có thực hiện chiêu trò này nữa không.
Đây là một kinh nghiệm tôi được truyền lại từ nhà hoạt động Peter Dahlin, hiện là giám đốc của Safeguard Defenders. Năm 2017, khi tôi có nguy cơ bị bắt, anh đã hướng dẫn cho tôi làm video clip và chính anh là người lưu trữ tài liệu này của tôi. Thật may là tôi vẫn còn an toàn và chưa phải nhờ anh công bố video clip mà mình đã làm.
Peter Dahlin là một nhà hoạt động nhân quyền có kinh nghiệm sâu sắc ở Trung Cộng và Đông Nam Á. Năm 2016, khi đang là giám đốc tổ chức Chinese Urgent Action Working Group có trụ sở ở Bắc Kinh, Peter Dahlin đã bị an ninh Trung Cộng bắt với cáo buộc hoạt động gián điệp và từng bị ép buộc thú tội trên truyền hình CCTV trước khi được phóng thích. Sau khi được tự do, anh đã cùng nhóm của mình viết báo cáo về việc ép cung rồi quay video và phát lên truyền hình ở Trung Cộng (quý vị có thể đọc báo cáo này tại đây: https://safeguarddefenders.com/sites/default/files/wp-rsdl/uploads/2018/04/SCRIPTED-AND-STAGED-Behind-the-scenes-of-Chinas-forced-televised-confessions.pdf).
*Vũ Quốc Ngữ hiện là giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD). Ông cộng tác với Safeguard Defenders trong một số dự án, như dự án “Cưỡng bức trước camera: Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam,” và dự án Cẩm nang bảo mật kỹ thuật số– cung cấp kỹ năng bảo mật trong liên lạc giữa các nhà hoạt động trong môi trường thù địch như ở Việt Nam và Trung Cộng.