Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 21/6/2020
Sau khi Nghị viện Châu Âu phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA), chế độ cộng sản Việt Nam đã tăng tốc đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến trong nước vốn bắt đầu vào cuối năm 2015 với vụ bắt giữ luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài. Làn sóng đàn áp mới nhằm đảm bảo “sự ổn định xã hội” sáu tháng trước Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.
Sau khi bắt giữ Phó chủ tịch Nguyễn Tường Thụy của tổ chức nghề nghiệp không đăng ký mang tên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) vì các hoạt động ôn hòa với tư cách của một nhà văn độc lập, lực lượng an ninh Việt Nam tiếp tục thể hiện quyền lực của mình bằng cách bắt giam hai nhà hoạt động Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thương, hai công dân của thành phố Hồ Chí Minh được cho là đang điều hành một nhóm Facebook có tên Bàn luận Chính trị trong đó 46.000 thành viên của nhóm thường xuyên thảo luận về các vấn đề của đất nước và chỉ trích các chính sách kinh tế xã hội của chế độ cộng sản.
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, người được gia đình ông Khoa thuê để cung cấp tư vấn pháp lý cho ông thì hai ông Khoa và Thương đã bị buộc tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự với mức án cao nhất trong bảy năm. Tuy nhiên, công an thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thông báo với luật sư rằng họ đang xem xét để tăng cáo buộc đối với hai ông này thành “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự với mức án lên tới 12 năm tù.
Hơn một tuần bị giam giữ, công an Quận 8 vẫn chưa thông báo cho vợ ông Khoa nơi ông bị giam giữ. Tất cả những nỗ lực của bà để yêu cầu gặp chồng hoặc cung cấp cho ông thêm thực phẩm và thuốc men đã bị từ chối.
Vào ngày 19/6, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) đã ra thông cáo báo chí lên án làn sóng đàn áp mới của Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến và người bảo vệ nhân quyền. Theo tổ chức nhân quyền có trụ sở tại New York, Việt Nam đang bỏ tù ít nhất 165 nhà hoạt động chỉ vì họ thực hiện các quyền tự do ngôn luận và lập hội. HRW kêu gọi cộng đồng quốc tế yêu cầu chế độ cộng sản Việt Nam tôn trọng các cam kết nhân quyền quốc tế.
Bốn ngày trước đó, Phóng viên Không Biên giới và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cũng đưa ra những tuyên bố riêng về việc bắt giữ thành viên của IJAVN Lê Hữu Minh Tuấn, yêu cầu Hà Nội bỏ mọi cáo buộc chống lại các thành viên chủ chốt của hiệp hội, bao gồm cả Chủ tịch Phạm Chí Dũng và Phó chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ cũng như ông Tuấn và các nhà báo và nhà báo độc lập khác.
Ngoài ra, IJAVN cũng đã ra tuyên cáo yêu cầu chế độ cộng sản Việt Nam phải chấm dứt cuộc đàn áp đang diễn ra đối với tổ chức và các thành viên.
Bảy tháng sau khi bắt giữ Facebooker Nguyễn Văn Nghiêm (tài khoản Nghiêm Nguyễn), nhà cầm quyền ở tỉnh Hòa Bình có kế hoạch tổ chức phiên tòa sơ thẩm vào ngày 23/6 để xét xử ông về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Ông Nghiêm được cho là đã từ chối sự trợ giúp của luật sư Hà Huy Sơn, người được vợ ông ký hợp đồng để bảo vệ cho ông ngay sau khi ông bị bắt giữ. Ông dường như sẽ bị kết án nhưng bản án của ông có thể không nặng nề như nhiều trường hợp khác gần đây.
Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), vào ngày 18/6, những người theo tôn giáo Cao Đài thuần tuý đã đối đầu với những người theo nhánh đạo Cao Đài vốn được sự ủng hộ của nhà nước khi chúng muốn đến chiếm giữ cơ sở thừa tự của nhóm Cao Đài thuần tuý. Các thành viên của nhóm Cao Đài thuần tuý đã chặn cửa chống lại những kẻ xâm nhập trong khi phải tranh cãi gay gắt với nhà cầm quyền địa phương.
Và nhiều tin quan trọng khác
===== 13/6 =====
Hai Facebooker bị bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Trong chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến trước đại hội 13 của đảng cộng sản cầm quyền, lực lượng an ninh cộng sản ở Sài Gòn bắt giữ thêm 2 Facebooker Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thương với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, người nhận bào chữa cho hai ông thì công an Quận 8 đã bắt giữ hai ông vào ngày 13/6 và đưa về giam tại trại tạm giam của công an quận. Công an có tiến hành khám xét tư gia của ông Khoa nhưng không thu giữ được gì ngoài điện thoại cầm tay.
Theo cáo buộc của công an thì hai ông là quản trị viên của nhóm Bàn luận Chính trị trên Facebook với số tài khoản tham gia lên tới 46.000 với nhiều bài viết về tình hình Việt Nam và chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản trong nhiều vấn đề, đặc biệt liên quan đến sự xâm lấn của Trung Cộng ở Biển Đông và tình trạng tham nhũng tràn lan ở Việt Nam.
Hai ông sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 7 năm nếu bị kết tội.
Luật sư Mạnh cho biết công an thông báo với ông rằng họ đang mở rộng điều tra và có thể thay đổi cáo buộc thành “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự nếu thấy cần thiết.
Bà Phạm Bảo Ngọc, vợ của ông Khoa, nói bà vẫn chưa nhận được biên bản bắt giữ và biên bản khám nhà của công an Quận 8. Bà cũng chưa được gặp chồng bà kể từ khi ông bị bắt giữ.
Cùng với việc tra khảo hàng trăm Facebookers về các bài viết của họ, bắt họ xoá bài và áp dụng mức phạt hành chính lên đến 15 triệu đồng, nhà cầm quyền cộng sản đã bắt giữ nhiều Facebooker với cáo buộc hình sự. Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, có ít nhất 11 Facebooker và blogger bị bắt từ đầu năm đến nay vì các hoạt động trực tuyến, và có 3 người bị kết án từ 9 tháng đến 5 năm tù giam.
===== 15/6 =====
RSF và CPJ lên án Việt Nam bắt giữ nhà báo độc lập Lê Tuấn
Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) vừa qua đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn, bút danh Lê Tuấn, thành viên thứ ba của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước.”
Trước đó báo chí trong nước đưa tin Công an thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/06 đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Hữu Minh Tuấn, 31 tuổi, ngụ tại Quảng Nam với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
RSF có trụ sở tại Paris hôm 15/06 đã ra thông cáo lên án việc bắt ông Lê Tuấn, vụ bắt giữ này xảy ra chưa đầy một tháng sau khi ông Nguyễn Tường Thụy, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) bị bắt tại Hà Nội và di lý vào Sài Gòn. Chủ tịch hội là nhà báo Phạm Chí Dũng, người có tên trong danh sách “Net Citizen” của RSF, đã bị bắt tại Saigon từ tháng 11 năm 2019.
Theo ông Daniel Bastard, phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF, thì việc bắt nhà báo trẻ Lê Tuấn cho thấy “sự lo lắng trong giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, sáu tháng trước Đại hội 13 của đảng.” Ông nhắc lại, Việt Nam hiện đứng thứ 175/180 trong bảng xếp hạng năm 2020 của RSF về tự do báo chí.
Về phía CPJ, một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ, trong thông cáo ngày 15/06 đã đòi hỏi trả tự do lập tức cho ông Lê Hữu Minh Tuấn, đồng thời hủy bỏ những cáo buộc đối với ông.
Ông Shawn Crispin, đại diện khu vực Đông Nam Á của CPJ cho rằng Việt Nam cần chấm dứt chiến dịch sách nhiễu các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Theo ông Crispin, Việt Nam sẽ không bao giờ được coi là một nhân tố có trách nhiệm trên thế giới nếu vẫn tiếp tục đối xử với các nhà báo độc lập như tội phạm.
Hai tổ chức trên còn nêu ra trường hợp blogger, nhà văn Phạm Chí Thành, bút danh Phạm Thành bị bắt hồi tháng Năm, được cho rằng cũng là thành viên của IJAVN, nhưng thật ra ông Phạm Thành đã ra khỏi hội này.
Báo chí Nhà nước Việt Nam dẫn nguồn tin công an cho biết đang điều tra mở rộng vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do “Phạm Chí Dũng cùng đồng phạm” thực hiện.
===== 16/6 =====
Uỷ ban Tư pháp kiến nghị Quốc hội xem lại quyết định giám đốc thẩm vụ án Cầu Voi
Đa số thành viên của Uỷ ban Tư pháp đã kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cộng sản Việt Nam đề nghị xem xét lại quyết định giám đốc thẩm vụ án giết người ở Bưu điện Cầu Voi theo đúng thẩm quyền tại Điều 404 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Truyền thông nhà nước cộng sản đưa tin kiến nghị trên được nêu ra tại phiên họp toàn thể của Uỷ ban Tư pháp Quốc hội ngày 16/6 với sự tham gia của gần 40 thành viên. Tại cuộc họp, các thành viên của Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã xem xét, thảo luận và cho ý kiến về toàn bộ quá trình tố tụng, từ điều tra, truy tố đến xét xử của vụ án cũng như sự phù hợp pháp luật của quyết định giám đốc thẩm.
Sau phiên thảo luận, đa số các thành viên Uỷ ban Tư pháp tại phiên họp cho rằng việc đánh giá những vi phạm trong quá trình điều tra, xét xử vụ án mà trong đó nghi can Hồ Duy Hải bị kết án tử hình là nghiêm trọng, có thể làm thay đổi bản chất vụ án.
Trước đó một ngày, chánh án Toà án cộng sản tối cao Nguyễn Hoà Bình, người cũng là chánh án trong phiên giám đốc thẩm diễn ra vào hồi đầu tháng 5 vừa qua, đã khẳng định trước Quốc hội rằng Hồ Duy Hải phạm tội giết người, cướp của trong vụ án xảy ra ở Bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An năm 2008 và việc kết án tử hình là đúng người đúng tội.
Vụ án Cầu Voi, đặc biệt là sự vi phạm của công an điều tra cũng như viện kiểm sát và toà án của tỉnh Long An dẫn đến việc kết án Hồ Duy Hải đã dấy lên sự căm phẫn của dân chúng đối với chế độ.
===== 17/6 =====
Phiên toà sơ thẩm xử Facebooker Nguyễn Văn Nghiêm ấn định vào ngày 23/6
Theo gia đình, Toà án Nhân dân tỉnh Hoà Bình sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm xử Facebooker Nguyễn Văn Nghiêm về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Ông Nghiêm, sinh năm 1963, bị bắt ngày 05/11/2019 vì nhiều bài viết và livestream trên Facebook cá nhân Nghiêm Nguyễn về nhiều vấn đề nổi cộm của xã hội mà bị coi là có nội dung chống chế độ cộng sản.
Gia đình đã ký hợp đồng với luật sư Hà Huy Sơn, nhưng gần đây ông Nghiêm nói không cần luật sư nữa. Có lẽ ông đã bị công an ép buộc ông không sử dụng luật sư trong phiên toà tới.
Có khả năng ông Nghiêm thừa nhận tội, và nhận một mức án không quá nặng nề như một số trường hợp khác gần đây.
===== 18/6 =====
Sau khi bị cùm chân, TNLT Nguyễn Văn Đức Độ nghi bị đứt dây chằng
Ngày 18 tháng 6 năm 2020, anh Nguyễn Đức Hải, người thân của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đức Độ cho biết, sau khi bị trại giam Xuân Lộc Z30A, tại Đồng Nai đưa đi cùm chân thì hiện tại chân ông Độ đang bị đau và nghi ngờ bị đứt dây chằng.
Anh Hải kể, vào tháng 5 vừa qua, ông Độ cùng các tù nhân lương tâm khác ở khu K2 đấu tranh đòi thứ 7 và chủ nhật được ra ngoài phơi nắng ngày 2 lần, mỗi lần 2 tiếng như những ngày khác trong tuần. Tuy nhiên, yêu cầu này bị phía trại giam từ chối. Sau đó, phía quản giáo yêu cầu ông Độ phải ra khỏi phòng giam nhưng ông Độ không ra, nên bị quản giáo vào lôi ra.
Khi ông độ vừa bị lôi ra khỏi cổng phòng giam thì có những cảnh sát cơ động đã đứng sẵn ở ngoài, rồi lao vào đánh đập ông Độ với cáo buộc ông Độ đã kích động bạo loạn. Đánh ông Độ xong, phía quản giáo đưa ông Độ đi biệt giam, cùm chân trong một ngày đêm khiến chân ông bị đau và sưng to. Không chỉ vậy, phía trại giam còn đưa thức ăn chứa toàn mùi phân vào cho ông Độ ăn.
Để phản đối hành động vô nhân tính này của quản giáo, ông Độ đã tuyệt thực 10 ngày. Hiện tại, dù đã gần 1 tháng trôi qua sau khi bị cùm chân nhưng chân ông Độ vẫn còn đau, đi lại khó khăn nên ông nghi chân mình bị đứt dây chằng. Ông Độ yêu cầu phía trại giam cho ông đi bệnh viện kiểm tra sức khoẻ của chân nhưng bị từ chối.
Trước đó, vào năm 2018, ông Độ bị Toà án cộng sản kết án 11 năm tù với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ.”
===== 19/6 =====
HRW: Cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến trước Đại hội đảng
Ngày 19/6, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Wat- HRW) ra thông cáo báo chí tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền trước đại hội lần thứ 13 của đảng cộng sản dự kiến tổ chức vào đầu năm tới.
HRW nói cộng sản Việt Nam đã bắt giữ và kết án nhiều người với các tội danh chính trị kể từ cuối năm 2019 đến tháng Sáu năm 2020.
Trong số những người bị bắt có người thuộc nhóm dân sự Hội Anh em Dân chủ như ông Trần Đức Thạch, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam như các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ và Lê Hữu Minh Tuấn, người hoạt động nhân quyền như Đinh Thị Thu Thuỷ hay các blogger và Facebooker như nhà văn Phạm Thành, Đinh Văn Phú, Huỳnh Anh Khoa, Nguyễn Đăng Thương, Phan Công Hải…
Ông John Sifton, Giám đốc Vận động châu Á của HRW nói “Năm nay Việt Nam đang trấn áp bất đồng chính kiến nặng nề, và các quốc gia khác cần lên tiếng” và “Các đồng minh và đối tác thương mại của Việt Nam cần nêu mối lo ngại về những vụ án mới này với Hà Nội và yêu cầu nhà cầm quyền phóng thích các tù nhân chính trị.”
HRW nói trong quá khứ, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã truy bắt nhiều người đồng chính kiến và người hoạt động xã hội để đảm bảo rằng đại hội đảng có vẻ diễn ra trơn tru và không có các tiếng nói bất đồng hay chống đối. Theo tổ chức này, có ít nhất 165 người hiện đang bị cầm tù chỉ vì thực hiện các quyền tự do biểu đạt hay tự do lập hội.
Ông Sifton nói ở Việt Nam bất cứ ai thực hiện “độc lập” liền bị trước đoạt tự do và hành phúc.
=================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây
June 22, 2020
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 25 từ ngày 15/6 đến 21/6/2020: Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục đàn áp giới bất đồng chính kiến trước Đại hội 13 của ĐCSVN
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 21/6/2020
Sau khi Nghị viện Châu Âu phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA), chế độ cộng sản Việt Nam đã tăng tốc đàn áp đối với giới bất đồng chính kiến trong nước vốn bắt đầu vào cuối năm 2015 với vụ bắt giữ luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài. Làn sóng đàn áp mới nhằm đảm bảo “sự ổn định xã hội” sáu tháng trước Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.
Sau khi bắt giữ Phó chủ tịch Nguyễn Tường Thụy của tổ chức nghề nghiệp không đăng ký mang tên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) vì các hoạt động ôn hòa với tư cách của một nhà văn độc lập, lực lượng an ninh Việt Nam tiếp tục thể hiện quyền lực của mình bằng cách bắt giam hai nhà hoạt động Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thương, hai công dân của thành phố Hồ Chí Minh được cho là đang điều hành một nhóm Facebook có tên Bàn luận Chính trị trong đó 46.000 thành viên của nhóm thường xuyên thảo luận về các vấn đề của đất nước và chỉ trích các chính sách kinh tế xã hội của chế độ cộng sản.
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, người được gia đình ông Khoa thuê để cung cấp tư vấn pháp lý cho ông thì hai ông Khoa và Thương đã bị buộc tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự với mức án cao nhất trong bảy năm. Tuy nhiên, công an thành phố Hồ Chí Minh cũng đã thông báo với luật sư rằng họ đang xem xét để tăng cáo buộc đối với hai ông này thành “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự với mức án lên tới 12 năm tù.
Hơn một tuần bị giam giữ, công an Quận 8 vẫn chưa thông báo cho vợ ông Khoa nơi ông bị giam giữ. Tất cả những nỗ lực của bà để yêu cầu gặp chồng hoặc cung cấp cho ông thêm thực phẩm và thuốc men đã bị từ chối.
Vào ngày 19/6, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) đã ra thông cáo báo chí lên án làn sóng đàn áp mới của Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến và người bảo vệ nhân quyền. Theo tổ chức nhân quyền có trụ sở tại New York, Việt Nam đang bỏ tù ít nhất 165 nhà hoạt động chỉ vì họ thực hiện các quyền tự do ngôn luận và lập hội. HRW kêu gọi cộng đồng quốc tế yêu cầu chế độ cộng sản Việt Nam tôn trọng các cam kết nhân quyền quốc tế.
Bốn ngày trước đó, Phóng viên Không Biên giới và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cũng đưa ra những tuyên bố riêng về việc bắt giữ thành viên của IJAVN Lê Hữu Minh Tuấn, yêu cầu Hà Nội bỏ mọi cáo buộc chống lại các thành viên chủ chốt của hiệp hội, bao gồm cả Chủ tịch Phạm Chí Dũng và Phó chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ cũng như ông Tuấn và các nhà báo và nhà báo độc lập khác.
Ngoài ra, IJAVN cũng đã ra tuyên cáo yêu cầu chế độ cộng sản Việt Nam phải chấm dứt cuộc đàn áp đang diễn ra đối với tổ chức và các thành viên.
Bảy tháng sau khi bắt giữ Facebooker Nguyễn Văn Nghiêm (tài khoản Nghiêm Nguyễn), nhà cầm quyền ở tỉnh Hòa Bình có kế hoạch tổ chức phiên tòa sơ thẩm vào ngày 23/6 để xét xử ông về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Ông Nghiêm được cho là đã từ chối sự trợ giúp của luật sư Hà Huy Sơn, người được vợ ông ký hợp đồng để bảo vệ cho ông ngay sau khi ông bị bắt giữ. Ông dường như sẽ bị kết án nhưng bản án của ông có thể không nặng nề như nhiều trường hợp khác gần đây.
Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA), vào ngày 18/6, những người theo tôn giáo Cao Đài thuần tuý đã đối đầu với những người theo nhánh đạo Cao Đài vốn được sự ủng hộ của nhà nước khi chúng muốn đến chiếm giữ cơ sở thừa tự của nhóm Cao Đài thuần tuý. Các thành viên của nhóm Cao Đài thuần tuý đã chặn cửa chống lại những kẻ xâm nhập trong khi phải tranh cãi gay gắt với nhà cầm quyền địa phương.
Và nhiều tin quan trọng khác
===== 13/6 =====
Hai Facebooker bị bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Trong chiến dịch đàn áp giới bất đồng chính kiến trước đại hội 13 của đảng cộng sản cầm quyền, lực lượng an ninh cộng sản ở Sài Gòn bắt giữ thêm 2 Facebooker Huỳnh Anh Khoa và Nguyễn Đăng Thương với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh, người nhận bào chữa cho hai ông thì công an Quận 8 đã bắt giữ hai ông vào ngày 13/6 và đưa về giam tại trại tạm giam của công an quận. Công an có tiến hành khám xét tư gia của ông Khoa nhưng không thu giữ được gì ngoài điện thoại cầm tay.
Theo cáo buộc của công an thì hai ông là quản trị viên của nhóm Bàn luận Chính trị trên Facebook với số tài khoản tham gia lên tới 46.000 với nhiều bài viết về tình hình Việt Nam và chỉ trích nhà cầm quyền cộng sản trong nhiều vấn đề, đặc biệt liên quan đến sự xâm lấn của Trung Cộng ở Biển Đông và tình trạng tham nhũng tràn lan ở Việt Nam.
Hai ông sẽ phải đối mặt với án tù lên tới 7 năm nếu bị kết tội.
Luật sư Mạnh cho biết công an thông báo với ông rằng họ đang mở rộng điều tra và có thể thay đổi cáo buộc thành “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự nếu thấy cần thiết.
Bà Phạm Bảo Ngọc, vợ của ông Khoa, nói bà vẫn chưa nhận được biên bản bắt giữ và biên bản khám nhà của công an Quận 8. Bà cũng chưa được gặp chồng bà kể từ khi ông bị bắt giữ.
Cùng với việc tra khảo hàng trăm Facebookers về các bài viết của họ, bắt họ xoá bài và áp dụng mức phạt hành chính lên đến 15 triệu đồng, nhà cầm quyền cộng sản đã bắt giữ nhiều Facebooker với cáo buộc hình sự. Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, có ít nhất 11 Facebooker và blogger bị bắt từ đầu năm đến nay vì các hoạt động trực tuyến, và có 3 người bị kết án từ 9 tháng đến 5 năm tù giam.
===== 15/6 =====
RSF và CPJ lên án Việt Nam bắt giữ nhà báo độc lập Lê Tuấn
Phóng viên Không Biên giới (RSF) và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) vừa qua đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn, bút danh Lê Tuấn, thành viên thứ ba của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước.”
Trước đó báo chí trong nước đưa tin Công an thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/06 đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Hữu Minh Tuấn, 31 tuổi, ngụ tại Quảng Nam với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
RSF có trụ sở tại Paris hôm 15/06 đã ra thông cáo lên án việc bắt ông Lê Tuấn, vụ bắt giữ này xảy ra chưa đầy một tháng sau khi ông Nguyễn Tường Thụy, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) bị bắt tại Hà Nội và di lý vào Sài Gòn. Chủ tịch hội là nhà báo Phạm Chí Dũng, người có tên trong danh sách “Net Citizen” của RSF, đã bị bắt tại Saigon từ tháng 11 năm 2019.
Theo ông Daniel Bastard, phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF, thì việc bắt nhà báo trẻ Lê Tuấn cho thấy “sự lo lắng trong giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, sáu tháng trước Đại hội 13 của đảng.” Ông nhắc lại, Việt Nam hiện đứng thứ 175/180 trong bảng xếp hạng năm 2020 của RSF về tự do báo chí.
Về phía CPJ, một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ, trong thông cáo ngày 15/06 đã đòi hỏi trả tự do lập tức cho ông Lê Hữu Minh Tuấn, đồng thời hủy bỏ những cáo buộc đối với ông.
Ông Shawn Crispin, đại diện khu vực Đông Nam Á của CPJ cho rằng Việt Nam cần chấm dứt chiến dịch sách nhiễu các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Theo ông Crispin, Việt Nam sẽ không bao giờ được coi là một nhân tố có trách nhiệm trên thế giới nếu vẫn tiếp tục đối xử với các nhà báo độc lập như tội phạm.
Hai tổ chức trên còn nêu ra trường hợp blogger, nhà văn Phạm Chí Thành, bút danh Phạm Thành bị bắt hồi tháng Năm, được cho rằng cũng là thành viên của IJAVN, nhưng thật ra ông Phạm Thành đã ra khỏi hội này.
Báo chí Nhà nước Việt Nam dẫn nguồn tin công an cho biết đang điều tra mở rộng vụ án “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do “Phạm Chí Dũng cùng đồng phạm” thực hiện.
===== 16/6 =====
Uỷ ban Tư pháp kiến nghị Quốc hội xem lại quyết định giám đốc thẩm vụ án Cầu Voi
Đa số thành viên của Uỷ ban Tư pháp đã kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cộng sản Việt Nam đề nghị xem xét lại quyết định giám đốc thẩm vụ án giết người ở Bưu điện Cầu Voi theo đúng thẩm quyền tại Điều 404 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.
Truyền thông nhà nước cộng sản đưa tin kiến nghị trên được nêu ra tại phiên họp toàn thể của Uỷ ban Tư pháp Quốc hội ngày 16/6 với sự tham gia của gần 40 thành viên. Tại cuộc họp, các thành viên của Ủy ban Tư pháp Quốc hội đã xem xét, thảo luận và cho ý kiến về toàn bộ quá trình tố tụng, từ điều tra, truy tố đến xét xử của vụ án cũng như sự phù hợp pháp luật của quyết định giám đốc thẩm.
Sau phiên thảo luận, đa số các thành viên Uỷ ban Tư pháp tại phiên họp cho rằng việc đánh giá những vi phạm trong quá trình điều tra, xét xử vụ án mà trong đó nghi can Hồ Duy Hải bị kết án tử hình là nghiêm trọng, có thể làm thay đổi bản chất vụ án.
Trước đó một ngày, chánh án Toà án cộng sản tối cao Nguyễn Hoà Bình, người cũng là chánh án trong phiên giám đốc thẩm diễn ra vào hồi đầu tháng 5 vừa qua, đã khẳng định trước Quốc hội rằng Hồ Duy Hải phạm tội giết người, cướp của trong vụ án xảy ra ở Bưu điện Cầu Voi, tỉnh Long An năm 2008 và việc kết án tử hình là đúng người đúng tội.
Vụ án Cầu Voi, đặc biệt là sự vi phạm của công an điều tra cũng như viện kiểm sát và toà án của tỉnh Long An dẫn đến việc kết án Hồ Duy Hải đã dấy lên sự căm phẫn của dân chúng đối với chế độ.
===== 17/6 =====
Phiên toà sơ thẩm xử Facebooker Nguyễn Văn Nghiêm ấn định vào ngày 23/6
Theo gia đình, Toà án Nhân dân tỉnh Hoà Bình sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm xử Facebooker Nguyễn Văn Nghiêm về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Ông Nghiêm, sinh năm 1963, bị bắt ngày 05/11/2019 vì nhiều bài viết và livestream trên Facebook cá nhân Nghiêm Nguyễn về nhiều vấn đề nổi cộm của xã hội mà bị coi là có nội dung chống chế độ cộng sản.
Gia đình đã ký hợp đồng với luật sư Hà Huy Sơn, nhưng gần đây ông Nghiêm nói không cần luật sư nữa. Có lẽ ông đã bị công an ép buộc ông không sử dụng luật sư trong phiên toà tới.
Có khả năng ông Nghiêm thừa nhận tội, và nhận một mức án không quá nặng nề như một số trường hợp khác gần đây.
===== 18/6 =====
Sau khi bị cùm chân, TNLT Nguyễn Văn Đức Độ nghi bị đứt dây chằng
Ngày 18 tháng 6 năm 2020, anh Nguyễn Đức Hải, người thân của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đức Độ cho biết, sau khi bị trại giam Xuân Lộc Z30A, tại Đồng Nai đưa đi cùm chân thì hiện tại chân ông Độ đang bị đau và nghi ngờ bị đứt dây chằng.
Anh Hải kể, vào tháng 5 vừa qua, ông Độ cùng các tù nhân lương tâm khác ở khu K2 đấu tranh đòi thứ 7 và chủ nhật được ra ngoài phơi nắng ngày 2 lần, mỗi lần 2 tiếng như những ngày khác trong tuần. Tuy nhiên, yêu cầu này bị phía trại giam từ chối. Sau đó, phía quản giáo yêu cầu ông Độ phải ra khỏi phòng giam nhưng ông Độ không ra, nên bị quản giáo vào lôi ra.
Khi ông độ vừa bị lôi ra khỏi cổng phòng giam thì có những cảnh sát cơ động đã đứng sẵn ở ngoài, rồi lao vào đánh đập ông Độ với cáo buộc ông Độ đã kích động bạo loạn. Đánh ông Độ xong, phía quản giáo đưa ông Độ đi biệt giam, cùm chân trong một ngày đêm khiến chân ông bị đau và sưng to. Không chỉ vậy, phía trại giam còn đưa thức ăn chứa toàn mùi phân vào cho ông Độ ăn.
Để phản đối hành động vô nhân tính này của quản giáo, ông Độ đã tuyệt thực 10 ngày. Hiện tại, dù đã gần 1 tháng trôi qua sau khi bị cùm chân nhưng chân ông Độ vẫn còn đau, đi lại khó khăn nên ông nghi chân mình bị đứt dây chằng. Ông Độ yêu cầu phía trại giam cho ông đi bệnh viện kiểm tra sức khoẻ của chân nhưng bị từ chối.
Trước đó, vào năm 2018, ông Độ bị Toà án cộng sản kết án 11 năm tù với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ.”
===== 19/6 =====
HRW: Cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến trước Đại hội đảng
Ngày 19/6, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Wat- HRW) ra thông cáo báo chí tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền trước đại hội lần thứ 13 của đảng cộng sản dự kiến tổ chức vào đầu năm tới.
HRW nói cộng sản Việt Nam đã bắt giữ và kết án nhiều người với các tội danh chính trị kể từ cuối năm 2019 đến tháng Sáu năm 2020.
Trong số những người bị bắt có người thuộc nhóm dân sự Hội Anh em Dân chủ như ông Trần Đức Thạch, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam như các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ và Lê Hữu Minh Tuấn, người hoạt động nhân quyền như Đinh Thị Thu Thuỷ hay các blogger và Facebooker như nhà văn Phạm Thành, Đinh Văn Phú, Huỳnh Anh Khoa, Nguyễn Đăng Thương, Phan Công Hải…
Ông John Sifton, Giám đốc Vận động châu Á của HRW nói “Năm nay Việt Nam đang trấn áp bất đồng chính kiến nặng nề, và các quốc gia khác cần lên tiếng” và “Các đồng minh và đối tác thương mại của Việt Nam cần nêu mối lo ngại về những vụ án mới này với Hà Nội và yêu cầu nhà cầm quyền phóng thích các tù nhân chính trị.”
HRW nói trong quá khứ, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã truy bắt nhiều người đồng chính kiến và người hoạt động xã hội để đảm bảo rằng đại hội đảng có vẻ diễn ra trơn tru và không có các tiếng nói bất đồng hay chống đối. Theo tổ chức này, có ít nhất 165 người hiện đang bị cầm tù chỉ vì thực hiện các quyền tự do biểu đạt hay tự do lập hội.
Ông Sifton nói ở Việt Nam bất cứ ai thực hiện “độc lập” liền bị trước đoạt tự do và hành phúc.
=================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây