Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 12/7/2020
Vào ngày 7/7, Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã kết án công dân Nguyễn Quốc Đức Vượng với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự chỉ vì đăng tải nhiều bài viết trên Facebook bị coi là có hại cho chế độ cộng sản.
Người thân của ông và các nhà hoạt động địa phương đã bị quản thúc tại gia vào ngày xét xử mặc dù nhà cầm quyền địa phương nói rằng phiên tòa sơ thẩm công khai. Sau vài giờ, tòa án kết án ông Vượng 8 năm tù và ba năm quản chế. Sự tham gia của ông trong cuộc biểu tình ôn hòa tại thành phố Hồ Chí Minh hai năm trước đã được sử dụng như một yếu tố khiến bản án của ông trở nên nghiêm trọng hơn.
Chế độ độc tài toàn trị của Việt Nam đã bỏ tù bảy nhà hoạt động từ đầu năm đến nay với tổng cộng 26 năm tù và sáu năm quản chế, năm người trong số họ đã bị kết án vì những bài viết chỉ trích chế độ trên Facebook.
Cuối tháng 6, khi Đại sứ Hoa Kỳ Danial Kristenbrink đến thăm tỉnh Thanh Hóa, chính quyền địa phương đã quấy rối gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Tôn trong nỗ lực ngăn cản họ liên lạc với ông đại sứ. Công an ở huyện Quảng Xương đã quản thúc gia đình trong nhiều ngày trước đó, thậm chí chúng còn đã khóa cổng nhà vào ban đêm từ bên ngoài. Vào ngày 30/6, chúng giở trò và đưa vợ ông đang bán hàng ngoài chợ đưa về uỷ ban xã và đánh đập cậu con trai khi chàng trai trẻ ra ngoài tìm mẹ. Do sự phong tỏa của công an, người con trai đã không thể đến phỏng vấn cho một công việc mới ở Hà Nội.
Do cuộc đàn áp liên tục chống lại các thành viên của Nhà xuất bản Tự do kể từ khi tổ chức này được thành lập vào tháng 2 năm ngoái, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Phạm Đoàn Trang đã tuyên bố rời khỏi tổ chức này. Bà nói rằng bà chịu trách nhiệm xuất bản và phổ biến một loạt sách được nhà xuất bản in trong vài năm qua và kêu gọi lực lượng an ninh Việt Nam chấm dứt việc bức hại các thành viên khác. Bà Trang đã được vinh danh với Giải thưởng Tác động RSF trong khi Nhà xuất bản Tự do được Hiệp hội Nhà xuất bản Quốc tế trao tặng Giải thưởng Voltaire 2020.
Hai tù nhân lương tâm Lê Minh Thể và Hồ Văn Hải (Hồ Hải) đã được trả tự do trước khi thời hạn tù giam của họ kết thúc. Ông Thể, người bị bắt vào ngày 10/10/ 2018 và bị kết án hai năm tù về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” được trả tự do vào ngày 10/7. Trước đó, vào ngày 17/ 4, ông Hải trở về nhà sau hơn ba năm tù. Ông đã bị bắt vào đầu tháng 11 năm 2016 và bị kết án bốn năm tù và ba năm quản chế về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Vào ngày 7/7, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại California và tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền có trụ sở tại Hà Nội đã ra tuyên bố chung kêu gọi chế độ cộng sản của Việt Nam uỷ bỏ tất cả các cáo buộc chống lại 29 dân oan mất đất ở xã Đồng Tâm và bốn người bảo vệ nhân quyền ở Dương Nội, và thực hiện cuộc điều tra chống lại các quan chức chịu trách nhiệm về vụ tấn công dã man vào làng Hoành vào ngày 09/1, trong cuộc tấn công với sự tham gia của hàng ngàn cảnh sát cơ động, công an đã bắn chết thủ lĩnh tinh thần Lê Đình Kinh và đánh đập hàng chục nông dân địa phương. Hai tổ chức nhân quyền nói rằng việc không điều tra những kẻ chịu trách nhiệm về vụ tấn công Đồng Tâm và truy tố 29 người khiếu kiện đất đai địa phương với những cáo buộc sai trái “giết người” và “chống người thi hành công vụ” cũng như bắt giữ bốn nhà hoạt động nhân quyền. Dương Nội với những cáo buộc mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước” là những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng vi phạm cả luật pháp quốc gia Việt Nam và các cam kết ràng buộc của đất nước theo luật pháp quốc tế. Việt Nam có nghĩa vụ nghiêm túc để điều tra những lạm quyền này và đưa những kẻ thực hiện ra toà để chịu trách nhiệm cho những tội ác đó.
Và một số tin tức đáng chú ý khác
===== 29/6 =====
Cộng đồng người Việt ở Úc thúc giục Thủ tướng Morrison vận động cho tù nhân lương tâm Châu Văn Khảm
Gần 50 hội đoàn của người Việt tại Úc ký tên vào thư chung gửi Thủ tướng Scott Morrison để thúc giục Chính phủ Úc thực hiện những hành động cấp thiết để cứu ông Châu Văn Khảm, người bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án 12 năm tù giam về tội danh nguỵ tạo “khủng bố nhằm chống chính quyền.”
Ông Khảm, 71 tuổi, bị bắt tại Việt Nam vào đầu năm 2019 cùng với hai nhà hoạt động ở Sài Gòn. Ông bị kết án tại phiên toà sơ thẩm ngày 11/11/2019 với sự chứng kiến của bà Tổng Lãnh sự Úc tại Sài Gòn. Tại phiên toà sơ thẩm và phiên phúc thẩm sau đó, ông Khảm thừa nhận có sử dụng căn cước giả để nhập cảnh vào Việt Nam nhưng phủ nhận có hành động khủng bố.
Trong thư chung, các tổ chức của người gốc Việt ở Úc kêu gọi Chính phủ và Bộ Ngoại giao Úc cần làm nhiều hơn nữa để bênh vực và can thiệp nhằm bảo vệ công dân của mình.
Mới đây, gia đình ông Khảm cho biết là họ đã tìm thấy và gặp ông trong một nhà tù ở Việt Nam sau nhiều tháng bặt tin ông. Ông bị chuyển đi giam giữ ở một trại giam ở tỉnh Bình Thuận nhưng nhà cầm quyền cộng sản không thông báo cho gia đình ông về việc chuyển trại này.
Đại diện ngoại giao của Úc ở Việt Nam cũng nói rằng họ đã được cấp phép để gặp ông trong trại giam vào tuần này, lần đầu tiên trong nhiều tháng vừa qua.
Ông Khảm, người là thành viên tổ chức Việt Tân ở Úc, được sự quan tâm của dân biểu liên bang Úc Chris Hayes, người nhiều lần thúc giục chính phủ Úc có hành động mạnh mẽ hơn để đòi tự do cho ông. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) mới đây cũng ra thông cáo kêu gọi chính phủ Úc gia tăng thêm nỗ lực để cứu ông Châu Văn Khảm ra khỏi nhà tù Việt Nam.
===== 30/6 =====
Người nhà TNLT Nguyễn Trung Tôn bị giam lỏng, sách nhiễu
Ngày 30 tháng 6 năm 2020, con trai của tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Tôn là anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa cho biết mình bị lực lượng an ninh thường phục của xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá tấn công bằng dùi cui ngay trước mặt công an và cảnh sát giao thông nhưng không ai can ngăn.
Bà Nguyễn Thị Lành, vợ TNLT Nguyễn Trung Tôn kể lại, từ ngày 26-6-2020, an ninh xã Quảng Yên đến nhà bà Lành, ra lệnh miệng yêu cầu tất cả mọi người không được ra khỏi nhà trong vài ngày tới.
Tối ngày 29-6, an ninh còn dùng dây khoá, khoá cổng nhà bà Lành để ngăn không ai trốn ra khỏi nhà trong đêm.
Sáng hôm sau, bà Lành phải dùng kiềm phá khoá để ra chợ bán hàng mưu sinh. Ở chợ, có một người lạ mặt mua hàng xong rồi quay trở lại mắng bà Lành cân thiếu, gian dối.
Bà Lành trả tiền lại nhưng người khách kia không chịu, nhất quyết đòi lên công an xã giải quyết. Một lúc sau thì công an cho xe đến đưa bà Lành về công an xã.
Đến 4 giờ chiều, con trai bà là Nguyễn Trung Trọng Nghĩa lo lắng chạy bộ từ nhà lên xã tìm mẹ. Khi ra khỏi nhà thì Nghĩa bị hai người bịt mặt, dùng dùi cui đánh liên tục.
Tại đồn công an xã, Nghĩa được một cán bộ cho biết rằng sở dĩ gia đình anh bị “giam lỏng” mấy ngày vừa qua là vì ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Daniel J. Kritenbrink có chuyến thăm huyện Quảng Xương, Thanh Hoá vào sáng 30-6.
Buổi trưa, ông Đại sứ rời đi thì lúc 5 giờ chiều, lực lượng an ninh canh gác nhà bà Lành nhiều ngày qua cũng rút hết.
===== 01/7 =====
Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam ra mắt
Vào ngày 1/7, Ban Điều hành Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam phát đi thông cáo báo chí ra mắt tổ chức có tên Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam.
Thông cáo báo chí nêu rõ “Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam là một tổ chức gồm những người xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau, với mục tiêu thành lập các Nghiệp đoàn tự do. Chúng tôi hy vọng sẽ đồng hành với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động một cách hữu hiệu, nâng cao đời sống công nhân nhằm có được sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp đồng thời giúp cho người lao động Việt Nam được hưởng quyền lợi như ở các quốc gia khác trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương -CPTPP và Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu- Việt Nam (EVFTA).”
Thông cáo báo chí kêu gọi công nhân trong các doanh nghiệp, người lao động tự do thuộc các ngành nghề lao động khác cũng như những lao động trí thức hãy gia nhập đội ngũ Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam. Nghiệp đoàn này sẽ hướng dẫn thành lập những nghiệp đoàn cho ngành nghề của người lao động tại các cơ sở để cùng bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Thông cáo báo chí ra mắt Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam nhắc lại cho đến nay Việt Nam đã ký 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có hai FTA thế hệ mới là CPTPP và EVFTA. Một trong những điều khoản quan trọng trong cả hai hiệp định thương mại tự do này là Việt Nam phải tôn trọng quyền của người lao động, đặc biệt quyền được thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Tổ chức đại diện người lao động là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Thông cáo báo chí dẫn thực tế cho thấy chỉ những nghiệp đoàn thật sự độc lập, không lệ thuộc bất cứ đảng phái nào, không bị doanh nghiệp nào chi phối mới dám đứng lên và tập trung vào việc đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Sự cạnh tranh giữa các tổ chức đại diện người lao động sẽ giúp người lao động và doanh nghiệp cùng được hưởng lợi ích kinh tế một cách công bằng.
Ban Điều hành Nghiệp Đoàn Độc lập Việt Nam có 5 thành viên gồm Chủ tịch Bùi Thiện Tri, Phó Chủ tịch Trần Nghĩa Quân, Tổng Thư ký Ben Đặng, người phụ trách tài chính Phùng Tuệ Tâm.
===== 06/7 =====
Ba thành viên tổ chức Đào Minh Quân bị kết án tổng cộng 19 năm tù giam
Vào sáng thứ Hai ngày 06/7, Toà án cộng sản tỉnh Lâm Đồng đã kết án 3 thành viên của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” của công dân Hoa Kỳ gốc Việt Nam Đào Minh Quân tổng cộng 19 năm tù giam và 9 năm quản chế về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chế độ.”
Theo báo chí nhà nước cộng sản, ông Đặng Toàn Trung, sinh năm 1952 bị án 7 năm tù giam, hai người còn lại là Trần Thị Ánh Hoa, sinh năm 1963 và Đặng Quang Khánh, sinh năm 1962, mỗi người 6 năm tù giam. Cả 3 đều bị án quản chế 3 năm sau khi mãn hạn tù.
Theo cáo trạng, từ tháng 2-2017, ông Trung thường xuyên lên mạng Internet xem và tìm hiểu về tổ chức mà ông Đào Minh Quân đứng đầu và tự nhận là tổng thống. Ông Trung gia nhập tổ chức này và lôi kéo bà Hoa cùng ông Khánh làm thành viên.
Cáo trạng cũng nói rằng ba người thường xuyên tuyên truyền các nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò của đảng cộng sản cầm quyền, bôi nhọ cố chủ tịch Hồ Chí Minh và đòi trưng cầu dân ý.
Ba người này nằm trong số nhiều người bị bắt vì có liên quan đến tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời vốn bị chế độ cộng sản Việt Nam coi là tổ chức khủng bố. Trước họ, hàng chục người đã bị kết án mới mức án nặng nề cho dù nhiều trong số họ chưa có hành động gì gây hại cho chế độ cộng sản cũng như dân thường.
Trong một diễn biến khác, bác sỹ Hồ Hải đã mãn hạn tù. Ông bị bắt năm 2016 và bị kết án 4 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.”
===== 07/7 =====
Nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng bị kết án 8 năm tù giam vì hoạt động ôn hoà trực tuyến
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã kết án Facebooker Nguyễn Quốc Đức Vượng 8 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Trong phiên toà kéo dài chỉ vài giờ đồng hồ, Toà án cộng sản tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra bản án hà khắc cho dù luật sư Nguyễn Văn Miếng chứng minh thân chủ của ông hoàn toàn vô tội.
Facebooker Nguyễn Quốc Đức Vượng bị buộc tội sử dụng mạng xã hội để đăng tải, phát tán 98 video livestream (phát trực tiếp) thời lượng tương đương 110 giờ phát sóng và 366 bài viết trên trang facebook cá nhân “Vượng Nguyễn” có nội dung “thể hiện quan điểm, ý thức xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa.” Cáo trạng cũng quy kết anh “đả kích các chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước” và bôi xấu lãnh đạo của đảng cộng sản cầm quyền.
Theo gia đình, công an đã canh gác gần nhà trong mấy ngày và không cho người trong gia đình ra ngoài. Do vậy, không một ai trong gia đình được vào phòng xử án.
Anh Vượng, sinh năm 1991, bị bắt ngày 23/9/2019 và bị biệt giam trong thời gian điều tra. Anh chỉ được gặp luật sư vài tuần trước ngày bị xử.
Anh từng tham gia biểu tình chống hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng tại Sài Gòn ngày 10/6/2018 và bị an ninh thành phố bắt giữ. Anh bị bắt nộp phạt hành chính 750.000 đồng.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thường sử dụng điều luật 117 mơ hồ của Bộ luật hình sự để đàn áp tiếng nói bất đồng. Cuối tháng trước, an ninh cộng sản bắt giữ 6 nhà hoạt động về cáo buộc này, trong đó có 4 người bảo vệ nhân quyền ở Dương Nội (Hà Nội).
===== 08/7 =====
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền lên tiếng về việc bắt giữ và truy tố người dân Đồng Tâm giữ đất
Hai tổ chức là Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền vào ngày 7 tháng 7 ra thông cáo báo chí về việc bắt giữ và truy tố những người bảo vệ đất đai 6 tháng sau vụ công an tấn công vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội.
Thông cáo báo chí của hai tổ chức vừa nêu nhắc lại cáo trạng mà thành phố Hà Nội công khai hôm 25 tháng 6 vừa qua. Cáo trạng truy tố 25 người dân Đồng Tâm bị bắt trước đó với cáo buộc giết người để chịu trách nhiệm về cái chết của ba sĩ quan công an trong cuộc đột kích vào làng Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua. Cáo trạng cũng truy tố 4 người khác với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ.
Tuy nhiên theo thông cáo báo chí thì qui trình xét xử quốc tế và các tiêu chuẩn xét xử công bằng không được áp dụng cho những người bị giam giữ.
Ngoài 29 người dân Đồng Tâm, lực lượng an ninh Hà Nội và tỉnh Hòa Bình còn bắt giữ bốn người bảo vệ nhân quyền ôn hòa là bà Cấn Thị Thêu, bà Nguyễn Thị Tâm, và hai ông Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
Theo Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền thì cơ quan chức năng Việt Nam thay vì tiến hành điều tra vụ tấn công vào xã Đồng Tâm để xác định trách nhiệm; trong đó có việc giết chết ông Lê Đình Kình, lại trả thù những người bảo vệ nhân quyền.
Do đó, hai tổ chức tuyên bố 4 điểm, trong đó nêu lên cuộc đấu tranh chính đáng bảo vệ quyền của người dân Đồng Tâm chống lại sự chiếm đoạn đất đai tùy tiện của chính quyền Hà Nội để giao cho Tập đoàn Công Nghiệp-Viễn Thông (Viettel); những người chỉ đạo và thực hiện cuộc tấn công vào Đồng Tâm phải chịu trách nhiệm, bị điều tra và chịu sự trừng phạt theo pháp luật; việc bắt giữ và truy tố 29 người dân Đồng Tâm không có cơ sở và có động cơ chính trị khi sử dụng hình phạt tập thể nhằm đe dọa những người dân khác trong việc chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền; việc bắt giữ và khởi tố 4 người bảo vệ nhân quyền tại Dương Nội là độc đoán nhằm trả thù hoạt động ôn hòa của họ khi thực thi quyền tự do ngôn luận.
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền kêu gọi Việt Nam hủy bỏ những cáo buộc và trả tự do cho những người bị giam giữ. Đồng thời cũng kêu gọi sự lên tiếng của các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân yêu chuộng tự do, sự thật nhằm đòi hỏi công lý cho những người bị bắt giữ và truy tố như vừa nêu.
Xem toàn văn tuyên bố tại đây: Tuyên bố của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền về việc bắt giữ và truy tố những người bảo vệ quyền đất đai sáu tháng sau sự cố Đồng Tâm
===== 09/7 =====
Bộ Công an chuẩn bị thành lập lực lượng mới để kìm kẹp dân
Bộ công an cộng sản Việt Nam có kế hoạch thành lập một lực lượng mới với quân số lên tới 750.000 nhằm thắt chặt hơn nữa kiểm soát xã hội nhằm đối phó với sự gia tăng bất ổn xã hội.
Lực lượng này có tên là “Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự” được xây dựng từ 550.000 dân phòng, 73.000 bảo vệ dân phố, và 126.000 công an bán chuyên trách. Bộ công an công bố dự thảo kế hoạch trên website của bộ và thu thập ý kiến của công chúng về kế hoạch này.
Theo một số nhà hoạt động xã hội thì đây là một cố gắng tăng quyền lực của bộ công an, sẽ làm cho ảnh hưởng của bộ này tăng quá đáng so với các bộ khác và làm méo mó bản thân chính quyền. Chi phí cho lực lượng công an vốn đã quá cao sẽ còn tăng hơn nữa, tăng gánh nặng cho ngân sách của quốc gia.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến nói rằng Việt Nam không cần lực lượng này vì mục đích chính của nó là đàn áp nhân quyền từ cấp cơ sở.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Vinh, người từng là thiếu tá công an cộng sản, nói rằng việc thành lập lực lượng công an mới này sẽ làm bộ máy công an phình to.
Đảng cộng sản cầm quyền luôn coi công an là thanh kiếm để bảo vệ chế độ. Lực lượng này nhận được nhiều ưu đãi và sẵn sàng nổ súng vào dân thường mà vụ thảm sát Đồng Tâm ngày 09/1/2020 là một ví dụ rõ nét.
===== 10/7 =====
Nhà bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang rời Nhà Xuất bản Tự do
Nhà bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang thông báo rút khỏi Nhà Xuất bản Tự do từ ngày 10/7/2020 và kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản ngừng đàn áp các thành viên khác của tổ chức này.
Nhận trách nhiệm về việc in ấn và phát hành hàng loạt cuốn sách vốn bị coi là tài liệu chống chế độ cộng sản như Chính trị bình dân, Phản kháng phi bạo lực, Cẩm nang nuôi tù, Politics of a Police State và Cánh đồng Sênh: Báo cáo về vụ tấn công Đồng Tâm trong hai năm qua, Phạm Đoan Trang yêu cầu lực lượng an ninh Việt Nam không đàn áp và sách nhiễu các thành viên khác.
Trên trang Facebook cá nhân, Phạm Đoan Trang viết kể từ khi thành lập Nhà Xuất bản Tự do vào tháng Hai năm 2019 đến nay, công an Việt Nam liên tục đàn áp các thành viên, bắt cóc một thành viên vào tháng 10 năm ngoái và người giao sách trong tháng Năm vừa qua để đánh đập, tra khảo về cô và các hoạt động của nhà xuất bản. Trong dịp tết Nguyên đán vừa qua, tất cả các thành viên phải rời khỏi nhà riêng để đi lánh nạn tránh bị bắt.
Riêng Phạm Đoan Trang nhiều lần bị công an bắt, đánh đập và tra khảo vì các bài viết về nhân quyền và tự do dân chủ. Năm 2015, khi tham gia biểu tình phản đối nhà cầm quyền Hà Nội chặt hàng ngàn cây cổ thụ ở trung tâm thủ đô, cô bị lực lực an ninh đánh đập gây thương tích nghiêm trọng ở đầu gối và hiện vết thương này không lành, để lại di chứng lâu dài.
Nhà Xuất bản Tự do in và phát hành nhiều cuốn sách và báo cáo nhằm tố cáo sự vi phạm nhân quyền của chế độ cộng sản, cổ suý dân chủ và nhân quyền. Vừa qua, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) đã trao tặng giải thưởng Prix Voltaire cho nhà xuất bản độc lập của Việt Nam.
——————–
Nhà hoạt động Lê Minh Thể được trả tự do
Ông Lê Minh Thể, thành viên nhóm Hiến Pháp, đã được trả tự do vào ngày 10/7, vì được giảm án 3 tháng. Ông trở về gia đình trong niềm hân hoan của giới bất đồng chính kiến.
Ông Thể bị bắt ngày 10/10/2018 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự. Sau đó ông bị Toà án Nhân dân thành phố Cần Thơ kết tội với án tù 2 năm tù giam và 2 năm quản chế.
Nhóm Hiến Pháp tham gia tích cực vào cuộc biểu tình phản đối hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế ở Sài Gòn vào ngày 10/6/2018. Sau đó nhóm có ý định tổ chức và kêu gọi biểu tình vào dịp quốc khánh đầu tháng 9 cùng năm nhưng đã bị phát hiện và đàn áp.
Đầu tháng 9 năm đó, hàng loạt thành viên của nhóm bị bắt giữ: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Hoàng Thị Thu Vang, Ngô Văn Dũng, Hồ Văn Cương, Trần Thanh Phương, Lê Quý Lộc, Đoàn Thị Hồng và Đỗ Thế Hoá với cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của BLHS với mức án từ 7 năm đến 15 năm tù nếu bị kết tội.
Hiện họ đang bị giam ở trại tạm giam của Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh để chờ ngày hầu toà.
Một tù nhân lương tâm khác là bác sỹ Hồ Văn Hải (Hồ Văn Hải) cũng được mãn hạn tù trước 6 tháng 10 ngày. Ông bị bắt ngày 02/11/2016 và bị kết án 4 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999. Ông được trả tự do vào ngày 17/4/2020.
============================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
July 13, 2020
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 27-28, từ ngày 29/6 đến ngày 12/7/2020: Facebooker Nguyễn Quốc Đức Vượng bị kết án 8 năm tù giam vì chỉ trích chế độ
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 12/7/2020
Vào ngày 7/7, Tòa án Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã kết án công dân Nguyễn Quốc Đức Vượng với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự chỉ vì đăng tải nhiều bài viết trên Facebook bị coi là có hại cho chế độ cộng sản.
Người thân của ông và các nhà hoạt động địa phương đã bị quản thúc tại gia vào ngày xét xử mặc dù nhà cầm quyền địa phương nói rằng phiên tòa sơ thẩm công khai. Sau vài giờ, tòa án kết án ông Vượng 8 năm tù và ba năm quản chế. Sự tham gia của ông trong cuộc biểu tình ôn hòa tại thành phố Hồ Chí Minh hai năm trước đã được sử dụng như một yếu tố khiến bản án của ông trở nên nghiêm trọng hơn.
Chế độ độc tài toàn trị của Việt Nam đã bỏ tù bảy nhà hoạt động từ đầu năm đến nay với tổng cộng 26 năm tù và sáu năm quản chế, năm người trong số họ đã bị kết án vì những bài viết chỉ trích chế độ trên Facebook.
Cuối tháng 6, khi Đại sứ Hoa Kỳ Danial Kristenbrink đến thăm tỉnh Thanh Hóa, chính quyền địa phương đã quấy rối gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Tôn trong nỗ lực ngăn cản họ liên lạc với ông đại sứ. Công an ở huyện Quảng Xương đã quản thúc gia đình trong nhiều ngày trước đó, thậm chí chúng còn đã khóa cổng nhà vào ban đêm từ bên ngoài. Vào ngày 30/6, chúng giở trò và đưa vợ ông đang bán hàng ngoài chợ đưa về uỷ ban xã và đánh đập cậu con trai khi chàng trai trẻ ra ngoài tìm mẹ. Do sự phong tỏa của công an, người con trai đã không thể đến phỏng vấn cho một công việc mới ở Hà Nội.
Do cuộc đàn áp liên tục chống lại các thành viên của Nhà xuất bản Tự do kể từ khi tổ chức này được thành lập vào tháng 2 năm ngoái, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng Phạm Đoàn Trang đã tuyên bố rời khỏi tổ chức này. Bà nói rằng bà chịu trách nhiệm xuất bản và phổ biến một loạt sách được nhà xuất bản in trong vài năm qua và kêu gọi lực lượng an ninh Việt Nam chấm dứt việc bức hại các thành viên khác. Bà Trang đã được vinh danh với Giải thưởng Tác động RSF trong khi Nhà xuất bản Tự do được Hiệp hội Nhà xuất bản Quốc tế trao tặng Giải thưởng Voltaire 2020.
Hai tù nhân lương tâm Lê Minh Thể và Hồ Văn Hải (Hồ Hải) đã được trả tự do trước khi thời hạn tù giam của họ kết thúc. Ông Thể, người bị bắt vào ngày 10/10/ 2018 và bị kết án hai năm tù về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” được trả tự do vào ngày 10/7. Trước đó, vào ngày 17/ 4, ông Hải trở về nhà sau hơn ba năm tù. Ông đã bị bắt vào đầu tháng 11 năm 2016 và bị kết án bốn năm tù và ba năm quản chế về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.
Vào ngày 7/7, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại California và tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền có trụ sở tại Hà Nội đã ra tuyên bố chung kêu gọi chế độ cộng sản của Việt Nam uỷ bỏ tất cả các cáo buộc chống lại 29 dân oan mất đất ở xã Đồng Tâm và bốn người bảo vệ nhân quyền ở Dương Nội, và thực hiện cuộc điều tra chống lại các quan chức chịu trách nhiệm về vụ tấn công dã man vào làng Hoành vào ngày 09/1, trong cuộc tấn công với sự tham gia của hàng ngàn cảnh sát cơ động, công an đã bắn chết thủ lĩnh tinh thần Lê Đình Kinh và đánh đập hàng chục nông dân địa phương. Hai tổ chức nhân quyền nói rằng việc không điều tra những kẻ chịu trách nhiệm về vụ tấn công Đồng Tâm và truy tố 29 người khiếu kiện đất đai địa phương với những cáo buộc sai trái “giết người” và “chống người thi hành công vụ” cũng như bắt giữ bốn nhà hoạt động nhân quyền. Dương Nội với những cáo buộc mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước” là những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng vi phạm cả luật pháp quốc gia Việt Nam và các cam kết ràng buộc của đất nước theo luật pháp quốc tế. Việt Nam có nghĩa vụ nghiêm túc để điều tra những lạm quyền này và đưa những kẻ thực hiện ra toà để chịu trách nhiệm cho những tội ác đó.
Và một số tin tức đáng chú ý khác
===== 29/6 =====
Cộng đồng người Việt ở Úc thúc giục Thủ tướng Morrison vận động cho tù nhân lương tâm Châu Văn Khảm
Gần 50 hội đoàn của người Việt tại Úc ký tên vào thư chung gửi Thủ tướng Scott Morrison để thúc giục Chính phủ Úc thực hiện những hành động cấp thiết để cứu ông Châu Văn Khảm, người bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án 12 năm tù giam về tội danh nguỵ tạo “khủng bố nhằm chống chính quyền.”
Ông Khảm, 71 tuổi, bị bắt tại Việt Nam vào đầu năm 2019 cùng với hai nhà hoạt động ở Sài Gòn. Ông bị kết án tại phiên toà sơ thẩm ngày 11/11/2019 với sự chứng kiến của bà Tổng Lãnh sự Úc tại Sài Gòn. Tại phiên toà sơ thẩm và phiên phúc thẩm sau đó, ông Khảm thừa nhận có sử dụng căn cước giả để nhập cảnh vào Việt Nam nhưng phủ nhận có hành động khủng bố.
Trong thư chung, các tổ chức của người gốc Việt ở Úc kêu gọi Chính phủ và Bộ Ngoại giao Úc cần làm nhiều hơn nữa để bênh vực và can thiệp nhằm bảo vệ công dân của mình.
Mới đây, gia đình ông Khảm cho biết là họ đã tìm thấy và gặp ông trong một nhà tù ở Việt Nam sau nhiều tháng bặt tin ông. Ông bị chuyển đi giam giữ ở một trại giam ở tỉnh Bình Thuận nhưng nhà cầm quyền cộng sản không thông báo cho gia đình ông về việc chuyển trại này.
Đại diện ngoại giao của Úc ở Việt Nam cũng nói rằng họ đã được cấp phép để gặp ông trong trại giam vào tuần này, lần đầu tiên trong nhiều tháng vừa qua.
Ông Khảm, người là thành viên tổ chức Việt Tân ở Úc, được sự quan tâm của dân biểu liên bang Úc Chris Hayes, người nhiều lần thúc giục chính phủ Úc có hành động mạnh mẽ hơn để đòi tự do cho ông. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) mới đây cũng ra thông cáo kêu gọi chính phủ Úc gia tăng thêm nỗ lực để cứu ông Châu Văn Khảm ra khỏi nhà tù Việt Nam.
===== 30/6 =====
Người nhà TNLT Nguyễn Trung Tôn bị giam lỏng, sách nhiễu
Ngày 30 tháng 6 năm 2020, con trai của tù nhân lương tâm Nguyễn Trung Tôn là anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa cho biết mình bị lực lượng an ninh thường phục của xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá tấn công bằng dùi cui ngay trước mặt công an và cảnh sát giao thông nhưng không ai can ngăn.
Bà Nguyễn Thị Lành, vợ TNLT Nguyễn Trung Tôn kể lại, từ ngày 26-6-2020, an ninh xã Quảng Yên đến nhà bà Lành, ra lệnh miệng yêu cầu tất cả mọi người không được ra khỏi nhà trong vài ngày tới.
Tối ngày 29-6, an ninh còn dùng dây khoá, khoá cổng nhà bà Lành để ngăn không ai trốn ra khỏi nhà trong đêm.
Sáng hôm sau, bà Lành phải dùng kiềm phá khoá để ra chợ bán hàng mưu sinh. Ở chợ, có một người lạ mặt mua hàng xong rồi quay trở lại mắng bà Lành cân thiếu, gian dối.
Bà Lành trả tiền lại nhưng người khách kia không chịu, nhất quyết đòi lên công an xã giải quyết. Một lúc sau thì công an cho xe đến đưa bà Lành về công an xã.
Đến 4 giờ chiều, con trai bà là Nguyễn Trung Trọng Nghĩa lo lắng chạy bộ từ nhà lên xã tìm mẹ. Khi ra khỏi nhà thì Nghĩa bị hai người bịt mặt, dùng dùi cui đánh liên tục.
Tại đồn công an xã, Nghĩa được một cán bộ cho biết rằng sở dĩ gia đình anh bị “giam lỏng” mấy ngày vừa qua là vì ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Daniel J. Kritenbrink có chuyến thăm huyện Quảng Xương, Thanh Hoá vào sáng 30-6.
Buổi trưa, ông Đại sứ rời đi thì lúc 5 giờ chiều, lực lượng an ninh canh gác nhà bà Lành nhiều ngày qua cũng rút hết.
===== 01/7 =====
Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam ra mắt
Vào ngày 1/7, Ban Điều hành Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam phát đi thông cáo báo chí ra mắt tổ chức có tên Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam.
Thông cáo báo chí nêu rõ “Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam là một tổ chức gồm những người xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau, với mục tiêu thành lập các Nghiệp đoàn tự do. Chúng tôi hy vọng sẽ đồng hành với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động một cách hữu hiệu, nâng cao đời sống công nhân nhằm có được sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp đồng thời giúp cho người lao động Việt Nam được hưởng quyền lợi như ở các quốc gia khác trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương -CPTPP và Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu- Việt Nam (EVFTA).”
Thông cáo báo chí kêu gọi công nhân trong các doanh nghiệp, người lao động tự do thuộc các ngành nghề lao động khác cũng như những lao động trí thức hãy gia nhập đội ngũ Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam. Nghiệp đoàn này sẽ hướng dẫn thành lập những nghiệp đoàn cho ngành nghề của người lao động tại các cơ sở để cùng bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Thông cáo báo chí ra mắt Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam nhắc lại cho đến nay Việt Nam đã ký 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có hai FTA thế hệ mới là CPTPP và EVFTA. Một trong những điều khoản quan trọng trong cả hai hiệp định thương mại tự do này là Việt Nam phải tôn trọng quyền của người lao động, đặc biệt quyền được thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Tổ chức đại diện người lao động là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Thông cáo báo chí dẫn thực tế cho thấy chỉ những nghiệp đoàn thật sự độc lập, không lệ thuộc bất cứ đảng phái nào, không bị doanh nghiệp nào chi phối mới dám đứng lên và tập trung vào việc đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Sự cạnh tranh giữa các tổ chức đại diện người lao động sẽ giúp người lao động và doanh nghiệp cùng được hưởng lợi ích kinh tế một cách công bằng.
Ban Điều hành Nghiệp Đoàn Độc lập Việt Nam có 5 thành viên gồm Chủ tịch Bùi Thiện Tri, Phó Chủ tịch Trần Nghĩa Quân, Tổng Thư ký Ben Đặng, người phụ trách tài chính Phùng Tuệ Tâm.
===== 06/7 =====
Ba thành viên tổ chức Đào Minh Quân bị kết án tổng cộng 19 năm tù giam
Vào sáng thứ Hai ngày 06/7, Toà án cộng sản tỉnh Lâm Đồng đã kết án 3 thành viên của tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” của công dân Hoa Kỳ gốc Việt Nam Đào Minh Quân tổng cộng 19 năm tù giam và 9 năm quản chế về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chế độ.”
Theo báo chí nhà nước cộng sản, ông Đặng Toàn Trung, sinh năm 1952 bị án 7 năm tù giam, hai người còn lại là Trần Thị Ánh Hoa, sinh năm 1963 và Đặng Quang Khánh, sinh năm 1962, mỗi người 6 năm tù giam. Cả 3 đều bị án quản chế 3 năm sau khi mãn hạn tù.
Theo cáo trạng, từ tháng 2-2017, ông Trung thường xuyên lên mạng Internet xem và tìm hiểu về tổ chức mà ông Đào Minh Quân đứng đầu và tự nhận là tổng thống. Ông Trung gia nhập tổ chức này và lôi kéo bà Hoa cùng ông Khánh làm thành viên.
Cáo trạng cũng nói rằng ba người thường xuyên tuyên truyền các nội dung xuyên tạc lịch sử, phủ nhận vai trò của đảng cộng sản cầm quyền, bôi nhọ cố chủ tịch Hồ Chí Minh và đòi trưng cầu dân ý.
Ba người này nằm trong số nhiều người bị bắt vì có liên quan đến tổ chức Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời vốn bị chế độ cộng sản Việt Nam coi là tổ chức khủng bố. Trước họ, hàng chục người đã bị kết án mới mức án nặng nề cho dù nhiều trong số họ chưa có hành động gì gây hại cho chế độ cộng sản cũng như dân thường.
Trong một diễn biến khác, bác sỹ Hồ Hải đã mãn hạn tù. Ông bị bắt năm 2016 và bị kết án 4 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.”
===== 07/7 =====
Nhà hoạt động Nguyễn Quốc Đức Vượng bị kết án 8 năm tù giam vì hoạt động ôn hoà trực tuyến
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã kết án Facebooker Nguyễn Quốc Đức Vượng 8 năm tù giam và 5 năm quản chế về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.
Trong phiên toà kéo dài chỉ vài giờ đồng hồ, Toà án cộng sản tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra bản án hà khắc cho dù luật sư Nguyễn Văn Miếng chứng minh thân chủ của ông hoàn toàn vô tội.
Facebooker Nguyễn Quốc Đức Vượng bị buộc tội sử dụng mạng xã hội để đăng tải, phát tán 98 video livestream (phát trực tiếp) thời lượng tương đương 110 giờ phát sóng và 366 bài viết trên trang facebook cá nhân “Vượng Nguyễn” có nội dung “thể hiện quan điểm, ý thức xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa.” Cáo trạng cũng quy kết anh “đả kích các chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước” và bôi xấu lãnh đạo của đảng cộng sản cầm quyền.
Theo gia đình, công an đã canh gác gần nhà trong mấy ngày và không cho người trong gia đình ra ngoài. Do vậy, không một ai trong gia đình được vào phòng xử án.
Anh Vượng, sinh năm 1991, bị bắt ngày 23/9/2019 và bị biệt giam trong thời gian điều tra. Anh chỉ được gặp luật sư vài tuần trước ngày bị xử.
Anh từng tham gia biểu tình chống hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng tại Sài Gòn ngày 10/6/2018 và bị an ninh thành phố bắt giữ. Anh bị bắt nộp phạt hành chính 750.000 đồng.
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thường sử dụng điều luật 117 mơ hồ của Bộ luật hình sự để đàn áp tiếng nói bất đồng. Cuối tháng trước, an ninh cộng sản bắt giữ 6 nhà hoạt động về cáo buộc này, trong đó có 4 người bảo vệ nhân quyền ở Dương Nội (Hà Nội).
===== 08/7 =====
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền lên tiếng về việc bắt giữ và truy tố người dân Đồng Tâm giữ đất
Hai tổ chức là Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền vào ngày 7 tháng 7 ra thông cáo báo chí về việc bắt giữ và truy tố những người bảo vệ đất đai 6 tháng sau vụ công an tấn công vào xã Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội.
Thông cáo báo chí của hai tổ chức vừa nêu nhắc lại cáo trạng mà thành phố Hà Nội công khai hôm 25 tháng 6 vừa qua. Cáo trạng truy tố 25 người dân Đồng Tâm bị bắt trước đó với cáo buộc giết người để chịu trách nhiệm về cái chết của ba sĩ quan công an trong cuộc đột kích vào làng Đồng Tâm vào rạng sáng ngày 9 tháng 1 vừa qua. Cáo trạng cũng truy tố 4 người khác với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ.
Tuy nhiên theo thông cáo báo chí thì qui trình xét xử quốc tế và các tiêu chuẩn xét xử công bằng không được áp dụng cho những người bị giam giữ.
Ngoài 29 người dân Đồng Tâm, lực lượng an ninh Hà Nội và tỉnh Hòa Bình còn bắt giữ bốn người bảo vệ nhân quyền ôn hòa là bà Cấn Thị Thêu, bà Nguyễn Thị Tâm, và hai ông Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’.
Theo Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền thì cơ quan chức năng Việt Nam thay vì tiến hành điều tra vụ tấn công vào xã Đồng Tâm để xác định trách nhiệm; trong đó có việc giết chết ông Lê Đình Kình, lại trả thù những người bảo vệ nhân quyền.
Do đó, hai tổ chức tuyên bố 4 điểm, trong đó nêu lên cuộc đấu tranh chính đáng bảo vệ quyền của người dân Đồng Tâm chống lại sự chiếm đoạn đất đai tùy tiện của chính quyền Hà Nội để giao cho Tập đoàn Công Nghiệp-Viễn Thông (Viettel); những người chỉ đạo và thực hiện cuộc tấn công vào Đồng Tâm phải chịu trách nhiệm, bị điều tra và chịu sự trừng phạt theo pháp luật; việc bắt giữ và truy tố 29 người dân Đồng Tâm không có cơ sở và có động cơ chính trị khi sử dụng hình phạt tập thể nhằm đe dọa những người dân khác trong việc chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền; việc bắt giữ và khởi tố 4 người bảo vệ nhân quyền tại Dương Nội là độc đoán nhằm trả thù hoạt động ôn hòa của họ khi thực thi quyền tự do ngôn luận.
Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền kêu gọi Việt Nam hủy bỏ những cáo buộc và trả tự do cho những người bị giam giữ. Đồng thời cũng kêu gọi sự lên tiếng của các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân yêu chuộng tự do, sự thật nhằm đòi hỏi công lý cho những người bị bắt giữ và truy tố như vừa nêu.
Xem toàn văn tuyên bố tại đây: Tuyên bố của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Người Bảo vệ Nhân quyền về việc bắt giữ và truy tố những người bảo vệ quyền đất đai sáu tháng sau sự cố Đồng Tâm
===== 09/7 =====
Bộ Công an chuẩn bị thành lập lực lượng mới để kìm kẹp dân
Bộ công an cộng sản Việt Nam có kế hoạch thành lập một lực lượng mới với quân số lên tới 750.000 nhằm thắt chặt hơn nữa kiểm soát xã hội nhằm đối phó với sự gia tăng bất ổn xã hội.
Lực lượng này có tên là “Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự” được xây dựng từ 550.000 dân phòng, 73.000 bảo vệ dân phố, và 126.000 công an bán chuyên trách. Bộ công an công bố dự thảo kế hoạch trên website của bộ và thu thập ý kiến của công chúng về kế hoạch này.
Theo một số nhà hoạt động xã hội thì đây là một cố gắng tăng quyền lực của bộ công an, sẽ làm cho ảnh hưởng của bộ này tăng quá đáng so với các bộ khác và làm méo mó bản thân chính quyền. Chi phí cho lực lượng công an vốn đã quá cao sẽ còn tăng hơn nữa, tăng gánh nặng cho ngân sách của quốc gia.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà bất đồng chính kiến nói rằng Việt Nam không cần lực lượng này vì mục đích chính của nó là đàn áp nhân quyền từ cấp cơ sở.
Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Vinh, người từng là thiếu tá công an cộng sản, nói rằng việc thành lập lực lượng công an mới này sẽ làm bộ máy công an phình to.
Đảng cộng sản cầm quyền luôn coi công an là thanh kiếm để bảo vệ chế độ. Lực lượng này nhận được nhiều ưu đãi và sẵn sàng nổ súng vào dân thường mà vụ thảm sát Đồng Tâm ngày 09/1/2020 là một ví dụ rõ nét.
===== 10/7 =====
Nhà bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang rời Nhà Xuất bản Tự do
Nhà bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang thông báo rút khỏi Nhà Xuất bản Tự do từ ngày 10/7/2020 và kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản ngừng đàn áp các thành viên khác của tổ chức này.
Nhận trách nhiệm về việc in ấn và phát hành hàng loạt cuốn sách vốn bị coi là tài liệu chống chế độ cộng sản như Chính trị bình dân, Phản kháng phi bạo lực, Cẩm nang nuôi tù, Politics of a Police State và Cánh đồng Sênh: Báo cáo về vụ tấn công Đồng Tâm trong hai năm qua, Phạm Đoan Trang yêu cầu lực lượng an ninh Việt Nam không đàn áp và sách nhiễu các thành viên khác.
Trên trang Facebook cá nhân, Phạm Đoan Trang viết kể từ khi thành lập Nhà Xuất bản Tự do vào tháng Hai năm 2019 đến nay, công an Việt Nam liên tục đàn áp các thành viên, bắt cóc một thành viên vào tháng 10 năm ngoái và người giao sách trong tháng Năm vừa qua để đánh đập, tra khảo về cô và các hoạt động của nhà xuất bản. Trong dịp tết Nguyên đán vừa qua, tất cả các thành viên phải rời khỏi nhà riêng để đi lánh nạn tránh bị bắt.
Riêng Phạm Đoan Trang nhiều lần bị công an bắt, đánh đập và tra khảo vì các bài viết về nhân quyền và tự do dân chủ. Năm 2015, khi tham gia biểu tình phản đối nhà cầm quyền Hà Nội chặt hàng ngàn cây cổ thụ ở trung tâm thủ đô, cô bị lực lực an ninh đánh đập gây thương tích nghiêm trọng ở đầu gối và hiện vết thương này không lành, để lại di chứng lâu dài.
Nhà Xuất bản Tự do in và phát hành nhiều cuốn sách và báo cáo nhằm tố cáo sự vi phạm nhân quyền của chế độ cộng sản, cổ suý dân chủ và nhân quyền. Vừa qua, Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) đã trao tặng giải thưởng Prix Voltaire cho nhà xuất bản độc lập của Việt Nam.
——————–
Nhà hoạt động Lê Minh Thể được trả tự do
Ông Lê Minh Thể, thành viên nhóm Hiến Pháp, đã được trả tự do vào ngày 10/7, vì được giảm án 3 tháng. Ông trở về gia đình trong niềm hân hoan của giới bất đồng chính kiến.
Ông Thể bị bắt ngày 10/10/2018 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự. Sau đó ông bị Toà án Nhân dân thành phố Cần Thơ kết tội với án tù 2 năm tù giam và 2 năm quản chế.
Nhóm Hiến Pháp tham gia tích cực vào cuộc biểu tình phản đối hai dự luật An ninh mạng và Đặc khu Kinh tế ở Sài Gòn vào ngày 10/6/2018. Sau đó nhóm có ý định tổ chức và kêu gọi biểu tình vào dịp quốc khánh đầu tháng 9 cùng năm nhưng đã bị phát hiện và đàn áp.
Đầu tháng 9 năm đó, hàng loạt thành viên của nhóm bị bắt giữ: Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Hoàng Thị Thu Vang, Ngô Văn Dũng, Hồ Văn Cương, Trần Thanh Phương, Lê Quý Lộc, Đoàn Thị Hồng và Đỗ Thế Hoá với cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của BLHS với mức án từ 7 năm đến 15 năm tù nếu bị kết tội.
Hiện họ đang bị giam ở trại tạm giam của Sở Công an thành phố Hồ Chí Minh để chờ ngày hầu toà.
Một tù nhân lương tâm khác là bác sỹ Hồ Văn Hải (Hồ Văn Hải) cũng được mãn hạn tù trước 6 tháng 10 ngày. Ông bị bắt ngày 02/11/2016 và bị kết án 4 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999. Ông được trả tự do vào ngày 17/4/2020.
============================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây