Giải thưởng mang tên tù chính trị Nguyễn Chí Thiện sau 5 năm không trao giải cho ai, năm nay sẽ vinh danh nhà thơ Trần Đức Thạch. Ông Thạch là một cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 341, Quân đoàn 4, quân đội Bắc Việt, hiện bị tạm giam tại trại tạm giam Nghi Kim, tỉnh Nghệ An. Ông bị bắt bắt với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” vào ngày 23/5 vừa qua. Trước đây, vào năm 2008, ông đã một lần bị tù với án 3 năm theo cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Trong một thông báo gửi đi ngày 28/9, Hội Pháp Việt Tương Trợ, đơn vị lập nên Giải thưởng Nguyễn Chí Thiện, nói về về nhà thơ Trần Đức Thạch như sau: “Ông thuộc thế hệ những cánh chim đầu đàn trong phong trào dân chủ Quốc nội từ những năm 2000 đến nay, nên đã phải chịu rất nhiều áp lực và thủ đoạn bắt bớ, đánh đập và sách nhiễu từ nhà cầm quyền. Cũng chính vì một nhà thơ chỉ cất tiếng nói lương tri trước chế độ nhiễu nhương, mà lại bị đối xử tồi tệ, nên càng thúc bách ông dấn thân trở thành nhân chứng sống động của một chế độ thối nát cần thanh lọc.”
Ông Bùi Xuân Quang, Hội trưởng Hội Pháp Việt Tương Trợ từ Paris cho biết về sứ mệnh mà các thành viên Hội Pháp Việt đề ra khi lập giải thưởng Nguyễn Chí Thiện vào năm 2012:
“Giá trị của “Hoa Địa Ngục” như thế nào thì mọi người đã biết. Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện từ tuổi trẻ đã đứng dậy đấu tranh trong những năm khó khăn nhất. Anh Nguyễn Chí Thiện từ 18-20 tuổi đã không sợ đứng lên…thành thử bị tù mấy lần, cộng lại cũng 27 năm, rồi sau này qua bên Pháp. Tôi thấy Nguyễn Chí Thiện là một người đấu tranh gương mẫu.
Lúc Nguyễn Chí Thiện mất năm 2012, chún g tôi nghĩ phải làm gì hơn. Chúng tôi nghĩ là nếu mà làm giải thưởng thì sẽ đưa tên, cái gương mẫu của Nguyễn Chí Thiện về Việt Nam thì hay hơn. Nhưng mà cũng khó. Được giải phải là một người trong ngành văn thơ, phải có can đảm”.
Ông nói, giải thưởng được trao cho nhà thơ Trần Đức Thạch cũng vì hai lý do đó: lòng can đảm nói lên sự thật, và những sản phẩm văn thơ giá trị của ông.
Thông báo của Hội Pháp Việt nói thêm: “Bài thơ “Đớn đau” của Thạch mô tả “nỗi đau Gạc Ma” và phán xét ‘Đất nước nếu còn cộng sản sẽ bị dâng cho giặc Tàu chỉ sớm muộn mà thôi’”.
Ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) nhận định nhà thơ Trần Đức Thạch cũng như một “ngục sĩ” giống như Nguyễn Chí Thiện:
“Ông Trần Đức Thạch là cựu chiến binh của quân đội Bắc Việt đã từng tham chiến ở Miền Nam trước 1975. Ông có những cái bài thơ nói lên cuộc chiến thảm khốc như thế nào và sự dã man của quân đội Bắc Việt trong việc tàn sát đồng bào Miền Nam. Ông là người tham chiến, có bài viết sám hối về việc này”.
Nhà thơ Trần Đức Thạch và vợ, bà Nguyễn Thị Chương. Nguyễn Thị Chương
Chị Nguyễn Thị Chương, vợ của nhà thơ Trần Đức Thạch, từ Nghệ An nói với Đài Á Châu Tự Do rằng từ tháng 7 chị không được gặp chồng trong trại giam. Chị nói tình hình sức khỏe của ông Thạch đáng quan ngại, tuy nhiên về tinh thần thì ông và chị rất vững:“Bữa đó gặp, anh bị nhiều bệnh lắm, anh ốm lắm, nhưng tinh thần đối phó thì anh đã chuẩn bị rồi. Mình không phải lo. Bữa mình đi thăm thì anh bảo, anh gửi lời hỏi thăm anh em trong và ngoài nước ai đã quan tâm, không phải lo gì cho anh hết”.
Chị nói, chị rất bất ngờ khi được hay về giải thưởng:
“Vợ chồng chúng tôi bị khủng bố lâu rồi, được giải này rất mừng. Mấy ngày nay, bọn an ninh bảo anh Thạch cần gặp tôi, mà luật sư không được gặp”.
Chị nói thêm, có lẽ thông tin về giải thưởng đã có tác động gì đó, khiến bên phía trại giam nhắn tin ông Trần Đức Thạch cần gặp chị.
“Họ nói thế nhưng họ không cho gặp đâu. Một là họ biết từ Facebook về cái giải nhân quyền này, họ uy hiếp tôi bảo tôi đừng nhận thế này thế kia, nói chung họ đểu cáng, họ lợi dụng, bảo tôi từ chối luật sư”.
Lâu nay thân nhân của những tù nhân được trao giải về đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền cũng cho biết họ bị cơ quan an ninh làm khó, thậm chí bị cấm đoán không cho đi nhận giải. Dẫu thế theo ông Vũ Quốc Ngữ của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền nói, những giải thưởng trao cho TNLT có những tác động cụ thể tạo điều kiện tốt hơn cho người trong tù, cho dù họ không biết họ sẽ được trao giải thưởng này.
“Bất cứ một giải thưởng rất quý giá với người trong tù. Tôi được biết là nhiều TNLT khi họ được ghi nhận từ quốc tế, hoặc quốc nội, thì họ được đối xử khác biệt hơn, nhân đạo hơn, vì chúng ta biết là trong lao tù cộng sản, người bất đồng chính kiến là mục tiêu thường xuyên của đàn áp”.
Trong thời gian qua, có những tổ chức thường xuyên trao giải hằng năm cho các tù nhân lương tâm hay tổ chức đấu tranh trong nước có thể nhắc đến như Giải thưởng nhân quyền do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao vào dịp ngày Quốc tế Nhân Quyền. Việc công bố tên tuổi của người nhận giải thưởng cũng tạo thêm quan tâm đến tình trạng của những người đấu tranh trong tù.
“Điều đó khích lệ cho những người đang đấu tranh để họ biết được rằng còn có người đang đấu tranh và những người này được dư luận trong và ngoài nước đều công nhận. Dĩ nhiên họ không đi đấu tranh để mong được giải thưởng, nhưng ít ra cũng được những tổ chức, hội đoàn, cá nhân trong và ngoài nước tôn vinh, thì đây là một phần thưởng về tinh thần rất xứng đáng”. -Ông Phạm Minh Hoàng
Giải thưởng Lê Đình Lượng, một giải thưởng với tên một người TNLT cũng đang bị tù giam, do đảng Việt Tân thành lập năm 2018, được giải thích có mục tiêu là “nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam.”
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, thành phần Ban Giám Khảo của Giải thưởng Lê Đình Lượng nhận định rằng các giải thưởng này tuy không lớn như các giải thưởng quốc tế như giải Hellman-Hammet hoặc giải Nobel, nhưng nó là nền tảng giúp tạo tiếng vang cho phong trào đòi nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam nói chung:
“Điều đó khích lệ cho những người đang đấu tranh để họ biết được rằng còn có người đang đấu tranh và những người này được dư luận trong và ngoài nước đều công nhận. Dĩ nhiên họ không đi đấu tranh để mong được giải thưởng, nhưng ít ra cũng được những tổ chức, hội đoàn, cá nhân trong và ngoài nước tôn vinh, thì đây là một phần thưởng về tinh thần rất xứng đáng”.
Chị Nguyễn Thị Chương nói ngày 1/10 chị sẽ làm đơn xin gặp chồng chị và cho biết anh đã nhận giải thưởng.
Giải thưởng Nguyễn Chí Thiện chính thức được làm lễ trao tặng vào ngày 6 tháng 12, bốn ngày trước Ngày Quốc tế Nhân quyền, tại nhà của Đại Văn Hào Victor Hugo tại Place des Vosges, Paris.
October 1, 2020
Thêm tù nhân trong tù được nhận giải thưởng nhân quyền
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Giải thưởng mang tên tù chính trị Nguyễn Chí Thiện sau 5 năm không trao giải cho ai, năm nay sẽ vinh danh nhà thơ Trần Đức Thạch. Ông Thạch là một cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 341, Quân đoàn 4, quân đội Bắc Việt, hiện bị tạm giam tại trại tạm giam Nghi Kim, tỉnh Nghệ An. Ông bị bắt bắt với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” vào ngày 23/5 vừa qua. Trước đây, vào năm 2008, ông đã một lần bị tù với án 3 năm theo cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
Trong một thông báo gửi đi ngày 28/9, Hội Pháp Việt Tương Trợ, đơn vị lập nên Giải thưởng Nguyễn Chí Thiện, nói về về nhà thơ Trần Đức Thạch như sau: “Ông thuộc thế hệ những cánh chim đầu đàn trong phong trào dân chủ Quốc nội từ những năm 2000 đến nay, nên đã phải chịu rất nhiều áp lực và thủ đoạn bắt bớ, đánh đập và sách nhiễu từ nhà cầm quyền. Cũng chính vì một nhà thơ chỉ cất tiếng nói lương tri trước chế độ nhiễu nhương, mà lại bị đối xử tồi tệ, nên càng thúc bách ông dấn thân trở thành nhân chứng sống động của một chế độ thối nát cần thanh lọc.”
Ông Bùi Xuân Quang, Hội trưởng Hội Pháp Việt Tương Trợ từ Paris cho biết về sứ mệnh mà các thành viên Hội Pháp Việt đề ra khi lập giải thưởng Nguyễn Chí Thiện vào năm 2012:
“Giá trị của “Hoa Địa Ngục” như thế nào thì mọi người đã biết. Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện từ tuổi trẻ đã đứng dậy đấu tranh trong những năm khó khăn nhất. Anh Nguyễn Chí Thiện từ 18-20 tuổi đã không sợ đứng lên…thành thử bị tù mấy lần, cộng lại cũng 27 năm, rồi sau này qua bên Pháp. Tôi thấy Nguyễn Chí Thiện là một người đấu tranh gương mẫu.
Lúc Nguyễn Chí Thiện mất năm 2012, chún g tôi nghĩ phải làm gì hơn. Chúng tôi nghĩ là nếu mà làm giải thưởng thì sẽ đưa tên, cái gương mẫu của Nguyễn Chí Thiện về Việt Nam thì hay hơn. Nhưng mà cũng khó. Được giải phải là một người trong ngành văn thơ, phải có can đảm”.
Ông nói, giải thưởng được trao cho nhà thơ Trần Đức Thạch cũng vì hai lý do đó: lòng can đảm nói lên sự thật, và những sản phẩm văn thơ giá trị của ông.
Thông báo của Hội Pháp Việt nói thêm: “Bài thơ “Đớn đau” của Thạch mô tả “nỗi đau Gạc Ma” và phán xét ‘Đất nước nếu còn cộng sản sẽ bị dâng cho giặc Tàu chỉ sớm muộn mà thôi’”.
Ông Vũ Quốc Ngữ, giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) nhận định nhà thơ Trần Đức Thạch cũng như một “ngục sĩ” giống như Nguyễn Chí Thiện:
“Ông Trần Đức Thạch là cựu chiến binh của quân đội Bắc Việt đã từng tham chiến ở Miền Nam trước 1975. Ông có những cái bài thơ nói lên cuộc chiến thảm khốc như thế nào và sự dã man của quân đội Bắc Việt trong việc tàn sát đồng bào Miền Nam. Ông là người tham chiến, có bài viết sám hối về việc này”.
Chị Nguyễn Thị Chương, vợ của nhà thơ Trần Đức Thạch, từ Nghệ An nói với Đài Á Châu Tự Do rằng từ tháng 7 chị không được gặp chồng trong trại giam. Chị nói tình hình sức khỏe của ông Thạch đáng quan ngại, tuy nhiên về tinh thần thì ông và chị rất vững:“Bữa đó gặp, anh bị nhiều bệnh lắm, anh ốm lắm, nhưng tinh thần đối phó thì anh đã chuẩn bị rồi. Mình không phải lo. Bữa mình đi thăm thì anh bảo, anh gửi lời hỏi thăm anh em trong và ngoài nước ai đã quan tâm, không phải lo gì cho anh hết”.
Chị nói, chị rất bất ngờ khi được hay về giải thưởng:
“Vợ chồng chúng tôi bị khủng bố lâu rồi, được giải này rất mừng. Mấy ngày nay, bọn an ninh bảo anh Thạch cần gặp tôi, mà luật sư không được gặp”.
Chị nói thêm, có lẽ thông tin về giải thưởng đã có tác động gì đó, khiến bên phía trại giam nhắn tin ông Trần Đức Thạch cần gặp chị.
“Họ nói thế nhưng họ không cho gặp đâu. Một là họ biết từ Facebook về cái giải nhân quyền này, họ uy hiếp tôi bảo tôi đừng nhận thế này thế kia, nói chung họ đểu cáng, họ lợi dụng, bảo tôi từ chối luật sư”.
Lâu nay thân nhân của những tù nhân được trao giải về đấu tranh cho dân chủ- nhân quyền cũng cho biết họ bị cơ quan an ninh làm khó, thậm chí bị cấm đoán không cho đi nhận giải. Dẫu thế theo ông Vũ Quốc Ngữ của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền nói, những giải thưởng trao cho TNLT có những tác động cụ thể tạo điều kiện tốt hơn cho người trong tù, cho dù họ không biết họ sẽ được trao giải thưởng này.
“Bất cứ một giải thưởng rất quý giá với người trong tù. Tôi được biết là nhiều TNLT khi họ được ghi nhận từ quốc tế, hoặc quốc nội, thì họ được đối xử khác biệt hơn, nhân đạo hơn, vì chúng ta biết là trong lao tù cộng sản, người bất đồng chính kiến là mục tiêu thường xuyên của đàn áp”.
Trong thời gian qua, có những tổ chức thường xuyên trao giải hằng năm cho các tù nhân lương tâm hay tổ chức đấu tranh trong nước có thể nhắc đến như Giải thưởng nhân quyền do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao vào dịp ngày Quốc tế Nhân Quyền. Việc công bố tên tuổi của người nhận giải thưởng cũng tạo thêm quan tâm đến tình trạng của những người đấu tranh trong tù.
Giải thưởng Lê Đình Lượng, một giải thưởng với tên một người TNLT cũng đang bị tù giam, do đảng Việt Tân thành lập năm 2018, được giải thích có mục tiêu là “nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam.”
Giáo sư Phạm Minh Hoàng, thành phần Ban Giám Khảo của Giải thưởng Lê Đình Lượng nhận định rằng các giải thưởng này tuy không lớn như các giải thưởng quốc tế như giải Hellman-Hammet hoặc giải Nobel, nhưng nó là nền tảng giúp tạo tiếng vang cho phong trào đòi nhân quyền, dân chủ tại Việt Nam nói chung:
“Điều đó khích lệ cho những người đang đấu tranh để họ biết được rằng còn có người đang đấu tranh và những người này được dư luận trong và ngoài nước đều công nhận. Dĩ nhiên họ không đi đấu tranh để mong được giải thưởng, nhưng ít ra cũng được những tổ chức, hội đoàn, cá nhân trong và ngoài nước tôn vinh, thì đây là một phần thưởng về tinh thần rất xứng đáng”.
Chị Nguyễn Thị Chương nói ngày 1/10 chị sẽ làm đơn xin gặp chồng chị và cho biết anh đã nhận giải thưởng.
Giải thưởng Nguyễn Chí Thiện chính thức được làm lễ trao tặng vào ngày 6 tháng 12, bốn ngày trước Ngày Quốc tế Nhân quyền, tại nhà của Đại Văn Hào Victor Hugo tại Place des Vosges, Paris.