Đại dịch COVID-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng đối với nền dân chủ trên toàn thế giới, tạo lý do vỏ bọc cho chính phủ các nước có thể gây gián đoạn bầu cử, bịt miệng các nhà phê bình và báo chí, đồng thời làm suy yếu trách nhiệm giải trình cần thiết để bảo vệ nhân quyền cũng như sức khỏe cộng đồng.
Nội dung vừa nêu nằm trong báo cáo mới nhất của Freedom House có tên Democracy under Lockdown, tạm dịch là Dân chủ trong thời kỳ cách ly, được công bố ngày 2/10.
Ông Michael J. Abramowitz, Chủ tịch của Freedom House, cho rằng đợt khủng hoảng sức khỏe trên toàn thế giới đã trở thành một phần trong cuộc khủng hoảng toàn cầu đối với nền dân chủ. Ông nói: “Các chính phủ ở mọi nơi trên thế giới đã lạm dụng quyền lực của họ nhân danh sức khỏe cộng đồng, nắm lấy cơ hội để gây hại cho dân chủ và nhân quyền.”
Còn theo bà Sarah Repucci, Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu và phân tích tại Freedom House và là đồng tác giả của báo cáo: “Các luật và thông lệ mới trong thời COVID sẽ khó có thể thay đổi. Hệ lụy đối với các quyền cơ bản của con người sẽ còn tồn tại lâu dài sau đại dịch”.
Theo các chuyên gia được dự án khảo sát, kể từ khi dịch coronavirus bùng phát, tình trạng dân chủ và nhân quyền đã trở nên tồi tệ hơn ở 80 quốc gia, đặc biệt là sự suy giảm nghiêm trọng ở các quốc gia có tính đàn áp cao và người dân phải đấu tranh cho dân chủ.
Các chuyên gia được khảo sát trong khuôn khổ dự án đã xác định 4 vấn đề là nghiêm trọng nhất trong đại dịch COVID-19 bao gồm sự thiếu minh bạch của chính phủ và thông tin về coronavirus, tham nhũng, thiếu bảo vệ đối với những thành phần dễ bị tổn thương và sự lạm quyền của chính phủ.
Báo cáo cho rằng đại dịch đang đẩy nhanh tình trạng suy giảm quyền tự do ngôn luận trên toàn cầu. Việc hạn chế các phương tiện thông tin đại chúng trong khuôn khổ phản ứng với COVID-19 đã xảy ra ở ít nhất 91 quốc gia. Các chính phủ đã ban hành luật mới chống lại việc phát tán “tin tức giả” về virus. Họ cũng hạn chế việc đặt câu hỏi độc lập tại các cuộc họp báo, đình chỉ việc in báo và chặn các trang web.
Bà Sarah Repucci cho rằng việc chính phủ các nước che giấu sự thật một cách trắng trợn luôn có hại, nhưng nó đặc biệt nghiêm trọng vào thời điểm mà mạng sống của rất nhiều người đang bị đe dọa.
Trong cuộc khảo sát, 62% số người được hỏi cho biết họ không tin tưởng vào những gì họ đang nghe về đại dịch từ chính phủ quốc gia. 77% các chuyên gia ở những nước mà báo cáo hàng năm Freedom in the World của Freedom House xếp loại là Không tự do cho biết họ không tin tưởng vào thông tin như vậy. Điều này cho thấy sự thiếu minh bạch phổ biến nhất ở các quốc gia yếu kém trước sự lạm dụng quyền lực.
Báo cáo cho rằng các chính phủ cũng đang sử dụng dịch bệnh như một lý do để tự cho mình những quyền hạn đặc biệt ngoài những gì cần thiết một cách hợp lý để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Họ đã khai thác thẩm quyền khẩn cấp mới để can thiệp vào hệ thống tư pháp, áp đặt các hạn chế chưa từng có đối với các đối thủ chính trị và bỏ qua các chức năng lập pháp quan trọng.
Báo cáo Democracy under Lockdown được tiến hành từ tháng 1-9/2020 tại 192 quốc gia.
October 3, 2020
Báo cáo của Freedom House: Tác động của COVID-19 đối với tự do, dân chủ toàn cầu!
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng đối với nền dân chủ trên toàn thế giới, tạo lý do vỏ bọc cho chính phủ các nước có thể gây gián đoạn bầu cử, bịt miệng các nhà phê bình và báo chí, đồng thời làm suy yếu trách nhiệm giải trình cần thiết để bảo vệ nhân quyền cũng như sức khỏe cộng đồng.
Nội dung vừa nêu nằm trong báo cáo mới nhất của Freedom House có tên Democracy under Lockdown, tạm dịch là Dân chủ trong thời kỳ cách ly, được công bố ngày 2/10.
Ông Michael J. Abramowitz, Chủ tịch của Freedom House, cho rằng đợt khủng hoảng sức khỏe trên toàn thế giới đã trở thành một phần trong cuộc khủng hoảng toàn cầu đối với nền dân chủ. Ông nói: “Các chính phủ ở mọi nơi trên thế giới đã lạm dụng quyền lực của họ nhân danh sức khỏe cộng đồng, nắm lấy cơ hội để gây hại cho dân chủ và nhân quyền.”
Còn theo bà Sarah Repucci, Phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu và phân tích tại Freedom House và là đồng tác giả của báo cáo: “Các luật và thông lệ mới trong thời COVID sẽ khó có thể thay đổi. Hệ lụy đối với các quyền cơ bản của con người sẽ còn tồn tại lâu dài sau đại dịch”.
Theo các chuyên gia được dự án khảo sát, kể từ khi dịch coronavirus bùng phát, tình trạng dân chủ và nhân quyền đã trở nên tồi tệ hơn ở 80 quốc gia, đặc biệt là sự suy giảm nghiêm trọng ở các quốc gia có tính đàn áp cao và người dân phải đấu tranh cho dân chủ.
Các chuyên gia được khảo sát trong khuôn khổ dự án đã xác định 4 vấn đề là nghiêm trọng nhất trong đại dịch COVID-19 bao gồm sự thiếu minh bạch của chính phủ và thông tin về coronavirus, tham nhũng, thiếu bảo vệ đối với những thành phần dễ bị tổn thương và sự lạm quyền của chính phủ.
Báo cáo cho rằng đại dịch đang đẩy nhanh tình trạng suy giảm quyền tự do ngôn luận trên toàn cầu. Việc hạn chế các phương tiện thông tin đại chúng trong khuôn khổ phản ứng với COVID-19 đã xảy ra ở ít nhất 91 quốc gia. Các chính phủ đã ban hành luật mới chống lại việc phát tán “tin tức giả” về virus. Họ cũng hạn chế việc đặt câu hỏi độc lập tại các cuộc họp báo, đình chỉ việc in báo và chặn các trang web.
Bà Sarah Repucci cho rằng việc chính phủ các nước che giấu sự thật một cách trắng trợn luôn có hại, nhưng nó đặc biệt nghiêm trọng vào thời điểm mà mạng sống của rất nhiều người đang bị đe dọa.
Trong cuộc khảo sát, 62% số người được hỏi cho biết họ không tin tưởng vào những gì họ đang nghe về đại dịch từ chính phủ quốc gia. 77% các chuyên gia ở những nước mà báo cáo hàng năm Freedom in the World của Freedom House xếp loại là Không tự do cho biết họ không tin tưởng vào thông tin như vậy. Điều này cho thấy sự thiếu minh bạch phổ biến nhất ở các quốc gia yếu kém trước sự lạm dụng quyền lực.
Báo cáo cho rằng các chính phủ cũng đang sử dụng dịch bệnh như một lý do để tự cho mình những quyền hạn đặc biệt ngoài những gì cần thiết một cách hợp lý để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Họ đã khai thác thẩm quyền khẩn cấp mới để can thiệp vào hệ thống tư pháp, áp đặt các hạn chế chưa từng có đối với các đối thủ chính trị và bỏ qua các chức năng lập pháp quan trọng.
Báo cáo Democracy under Lockdown được tiến hành từ tháng 1-9/2020 tại 192 quốc gia.