15 Dân biểu Hoa Kỳ vào hôm 14/10 đã gửi một bức thư tới Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, bay tỏ quan ngại về vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm và phiên toà xử 29 người dân Đồng Tâm mới đây, đồng thời yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ sớm có báo cáo cập nhật trước Quốc hội Mỹ về vụ việc này.
Theo bức thư, các Dân biểu Mỹ ghi nhận vụ tranh chấp đất đai giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền đã bắt đầu từ năm 2017 khi chính quyền quyết định thu hồi đất của người dân Đồng Tâm với lý do là đất quốc phòng. Vụ tranh chấp đã dẫn đến xung đột vào ngày 9/1/2020 khi chính quyền điều động khoảng 3000 công an tấn công vào Đồng Tâm, bắn chết cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, người được coi là thủ lĩnh của những người dân đòi bảo vệ đất. 3 công an cũng thiệt mạng trong vụ tấn công này.
29 người dân Đông Tâm đã bị bắt giữ và xét xử trong một phiên toà ở Hà Nội hôm 7/9/2020. 2 người dân Đồng Tâm đã bị kết án tử hình, một người chung thân vì tội giết người. Những người còn lại bị kết án từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù về tội giết người và chống người thi hành công vụ.
Các Dân biểu nhìn nhận: “Những vụ tranh chấp đất đai khá phổ biến ở Việt Nam và thường là bạo lực khi chính quyền thi hành cưỡng chế đất dưới vỏ bọc vì lợi ích công, và có một lịch sử lâu dài những phản kháng của người dân chống lại những gì họ xem là tham nhũng”.
Trong bức thư, các Dân biểu Mỹ đã gọi những bản án tử hình đối với hai người con của cụ Kình là Lê Đình Công và Lê Đình Chức là những bản án nhằm “tuyệt tự” gia đình cụ Kình và “không có tính người”.
Các Dân biểu cũng nói đến những sai phạm trong quá trình xét xử 29 người dân Đồng Tâm khi chủ toạ phiên toà bác bỏ yêu cầu triệu tập nhân chứng của các luật sư bào chữa, rút ngắn thời gian xét xử.
“Cũng giống như những trường hợp tranh chấp đất đai khác ở Việt Nam, vụ việc này và các phiên toà vội vã là kết quả sau đó có đầy tham nhũng và bất công”, bức thư có đoạn viết.
Kèm theo bức thư, các Dân biểu Mỹ đã gửi báo cáo Đồng Tâm do Will Nguyễn và nhà báo Phạm Đoan Trang Viết.
Các Dân biểu “thúc giục chính phủ Việt Nam điều tra cái chết của cụ Lê Đình Kình”, đồng thời yêu cầu chính phủ Mỹ “bao gồm vụ Đồng Tâm trong các cuộc gặp song phương với quan chức chính phủ Việt Nam để bày tỏ cam kết của Mỹ về các quyền căn bản, trình tự pháp lý, pháp quyền và tự do bày tỏ ý kiến”.
October 17, 2020
15 Dân biểu Hoa Kỳ thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ có báo cáo về vụ Đồng Tâm
by Nhan Quyen • [Human Rights]
15 Dân biểu Hoa Kỳ vào hôm 14/10 đã gửi một bức thư tới Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, bay tỏ quan ngại về vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm và phiên toà xử 29 người dân Đồng Tâm mới đây, đồng thời yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ sớm có báo cáo cập nhật trước Quốc hội Mỹ về vụ việc này.
Theo bức thư, các Dân biểu Mỹ ghi nhận vụ tranh chấp đất đai giữa người dân Đồng Tâm và chính quyền đã bắt đầu từ năm 2017 khi chính quyền quyết định thu hồi đất của người dân Đồng Tâm với lý do là đất quốc phòng. Vụ tranh chấp đã dẫn đến xung đột vào ngày 9/1/2020 khi chính quyền điều động khoảng 3000 công an tấn công vào Đồng Tâm, bắn chết cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, người được coi là thủ lĩnh của những người dân đòi bảo vệ đất. 3 công an cũng thiệt mạng trong vụ tấn công này.
29 người dân Đông Tâm đã bị bắt giữ và xét xử trong một phiên toà ở Hà Nội hôm 7/9/2020. 2 người dân Đồng Tâm đã bị kết án tử hình, một người chung thân vì tội giết người. Những người còn lại bị kết án từ 15 tháng tù treo đến 16 năm tù về tội giết người và chống người thi hành công vụ.
Các Dân biểu nhìn nhận: “Những vụ tranh chấp đất đai khá phổ biến ở Việt Nam và thường là bạo lực khi chính quyền thi hành cưỡng chế đất dưới vỏ bọc vì lợi ích công, và có một lịch sử lâu dài những phản kháng của người dân chống lại những gì họ xem là tham nhũng”.
Trong bức thư, các Dân biểu Mỹ đã gọi những bản án tử hình đối với hai người con của cụ Kình là Lê Đình Công và Lê Đình Chức là những bản án nhằm “tuyệt tự” gia đình cụ Kình và “không có tính người”.
Các Dân biểu cũng nói đến những sai phạm trong quá trình xét xử 29 người dân Đồng Tâm khi chủ toạ phiên toà bác bỏ yêu cầu triệu tập nhân chứng của các luật sư bào chữa, rút ngắn thời gian xét xử.
“Cũng giống như những trường hợp tranh chấp đất đai khác ở Việt Nam, vụ việc này và các phiên toà vội vã là kết quả sau đó có đầy tham nhũng và bất công”, bức thư có đoạn viết.
Kèm theo bức thư, các Dân biểu Mỹ đã gửi báo cáo Đồng Tâm do Will Nguyễn và nhà báo Phạm Đoan Trang Viết.
Các Dân biểu “thúc giục chính phủ Việt Nam điều tra cái chết của cụ Lê Đình Kình”, đồng thời yêu cầu chính phủ Mỹ “bao gồm vụ Đồng Tâm trong các cuộc gặp song phương với quan chức chính phủ Việt Nam để bày tỏ cam kết của Mỹ về các quyền căn bản, trình tự pháp lý, pháp quyền và tự do bày tỏ ý kiến”.