Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 15/11/2020
Vài tháng trước Đại hội Toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lực lượng an ninh tiếp tục trấn áp những người bất đồng chính kiến tại địa phương, bắt ông Nguyễn Văn Lâm (Facebooker Lâm Thời) với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự.
Vào ngày 6/11, ông Lâm, 50 tuổi, bị nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An bắt giữ vì cáo buộc ông đăng và chia sẻ nhiều bài viết và video chống chế độ trên tài khoản Facebook của mình. Theo công an tỉnh Nghệ An, ông sẽ bị giam giữ trong vòng ít nhất 4 tháng để điều tra. Ông sẽ phải đối mặt với án tù từ 7 đến 12 năm tù nếu bị kết tội.
Ông Lâm là một trong số 29 nhà hoạt động và Facebooker đã bị bắt trong năm nay. Trong đó, 14 người bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” và 7 người bị cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Trong khi đó, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành một bản cáo trạng dài 12 trang, trong đó truy tố ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam – Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thụy, và biên tập viên trẻ tuổi ông Lê Hữu Minh Tuấn về cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo khoản 2 Điều 117, mức cao nhất là 20 năm tù. Ba ông đã được phép gặp luật sư bào chữa của họ lần đầu tiên kể từ khi họ bị bắt giam để chuẩn bị cho phiên điều trần sơ thẩm dự kiến sẽ được tổ chức sớm trước Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của đảng dự kiến vào tháng 1 năm sau.
Trong cuộc gặp với luật sư Nguyễn Văn Miêng ở Sài Gòn, ông Dũng và ông Thụy khẳng định mình vô tội, nói rằng các hoạt động của họ phù hợp với Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng như các công ước nhân quyền quốc tế mà chế độ đã ký kết.
Ngày 12/11, cựu tù nhân lương tâm Trần Hữu Đức đã đến Los Angeles và anh ta sẽ ở lại và sống lưu vong tại Hoa Kỳ. Ông bị bắt năm 2011 và bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” vì đã phát tán tờ rơi kêu gọi biểu tình đòi dân chủ đa nguyên và bảo vệ nhân quyền. Sau đó, ông bị kết án ba năm tù. Sau khi được trả tự do vào năm 2015, ông Đức liên tục bị nhà cầm quyền ở tỉnh Nghệ An bắt bớ vì các hoạt động ôn hoà của ông.
===== 09/11 =====
Thêm một Facebooker bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Nghệ An đã bắt giữ ông Nguyễn Văn Lâm với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì những bài viết trên trang Facebook cá nhân của ông mang tên “Lâm Thời.”
Truyền thông nhà nước cộng sản đưa tin công an cộng sản tỉnh Nghệ An đã bắt giữ và khởi tố ông Lâm vào ngày 06/11. Theo đó, ông sẽ bị biệt giam ít nhất 4 tháng để điều tra, và sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 20 năm nếu bị kết tội.
Dẫn nguồn tin từ công an địa phương, báo chí nhà nước cho biết công an thực hiện lệnh bắt sau khi nhận được thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An về các hành vi “vi phạm” của ông Lâm. Cụ thể, ông Lâm đã đăng tải và chia sẻ trong Facebook “Lâm Thời” nhiều video, hình ảnh, bài viết có nội dung vi chỉ trích chế độ cộng sản Việt Nam và bêu xấu nhiều cơ quan nhà nước cùng viên chức cộng sản cao cấp.
Công an cộng sản Nghệ An nói đã thu thập được 35 tài liệu phát tán bởi ông Lâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong số này, ông Lâm được cho là phát trực tiếp3 video, sản xuất 18 bài và đăng tải lên Facebook, và chia sẻ 13 bài của các trang mạng đối lập với chế độ.
Cuối năm ngoái, công an Nghệ An cũng đã từng triệu tập ông Lâm lên đồn công an để buộc ông không được phát tán những bài viết chỉ trích chế độ và nhà cầm quyền địa phương.
Vụ bắt giữ ông Lâm nằm trong chiến dịch trấn áp giới bất đồng chính kiến trước thềm đại hội 13 của đảng cầm quyền. Từ đầu năm đến nay, cộng sản Việt Nam đã bắt giữ 29 người hoạt động và Facebooker. 14 trong số họ bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và 7 người bị cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
===== 10/11 =====
Ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Tự do Việt Nam đối diện án tù nhiều năm
Chủ tịch Phạm Chí Dũng, Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ và thành viên trẻ tuổi Lê Hữu Minh Tuấn của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam có thể phải đối mặt với án tù dài hạn nếu bị kết tội, theo luật sư Nguyễn Văn Miếng.
Nói với phóng viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, luật sư Miếng, người được thuê bào chữa cho 3 thành viên nói trên, cho biết 3 ông bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Khoản 2 của Điều 117 thuộc Bộ luật Hình sự với mức án từ 10 năm đến 20 năm tù giam.
Ông Miếng cho biết ngày 10/11, Viện Kiểm sát cộng sản thành phố Sài Gòn đã ra cáo trạng dài 12 trang truy tố ba ông Dũng, Thuỵ và Tuấn. Dường như ba ông sẽ bị đem ra xét xử trong tương lai gần trước khi đảng cộng sản Việt Nam tổ chức đại hội vào tháng 1 năm tới.
Khi ký nhận cáo trạng có sự chứng kiến của luật sư Miếng, ông Dũng đã khảng khái tuyên bố ông không vi phạm pháp luật của nhà nước cộng sản Việt Nam.
Nhiều thành viên của Hội Nhà báo Độc lập tuyên bố đứng sau ba thành viên đang bị bắt, khẳng định họ vô tội và cũng như hội, họ chỉ đấu tranh đòi tự do báo chí cũng như lên tiếng trước các vấn đề của đất nước.
Ông Dũng, người từng được tổ chức Ký giả Không Biên giới trao tặng danh hiệu Anh hùng Công nghệ thông tin năm 2014, bị bắt tháng 11 năm 2019 trong khi ông Thuỵ và ông Tuấn bị bắt giữa năm nay. Ông Thuỵ từng tham gia điều trần về tự do tôn giáo trước Quốc hội Hoa Kỳ năm 2013. Cả ba ông bị biệt giam từ khi bị bắt và mới chỉ được gặp luật sư trong tuần này.
Cộng sản Việt Nam không có tự do báo chí. Ký giả Không biên giới xếp hạng Việt Nam ở vị trí 175 trong tổng số 180 quốc gia trong Bảng Tự do Báo chí năm 2020.
===== 12/11 =====
EU nghi vấn cam kết về nhân quyền của Cộng sản Việt Nam
Phát ngôn nhân của Liên minh châu Âu (EU) mới nói với VOA Việt Ngữ rằng vụ bắt giữ ký nhà hoạt động Phạm Đoan Trang gây nghi vấn về cam kết bảo vệ quyền bày tỏ quan điểm và biểu đạt, cả trên mạng lẫn đời thực, của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Bà Nabila Massrali, phát ngôn viên của EU về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng quyền tự do ngôn luận là “điều sống còn nhằm bảo đảm sự minh bạch, công bằng xã hội cũng như sự thịnh vượng và phát triển toàn diện và bền vững.”
Bà nói EU kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực hiện và duy trì các cam kết quốc tế vì quyền tự do ngôn luận ôn hòa được bảo vệ bởi Hiến pháp của cộng sản Việt Nam, Tuyên bố Nhân quyền Phổ quát và các công ước quốc tế mà bản thân Việt Nam ký kết, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
Bà nói thêm EU sẽ tiếp tục theo dõi và làm việc với các bên liên quan để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam, vốn là điều cũng quan trọng trong bối cảnh Thỏa thuận Thương mại Tự do EU–Việt Nam đã có hiệu lực.
Tuần trước, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, Đại sứ Giorgio Aliberti, cho biết trên Twitter rằng ông cùng với đại sứ các nước thành viên EU khác đã nêu vụ bắt giữ bà Trang với bộ công an cộng sản Việt Nam.
Nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang, tác giả của nhiều sách, trong đó có hai cuốn “Phản kháng phi bạo lực” và “Cẩm nang nuôi tù,” bị bắt hôm 6/10 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và đối mặt với án tù từ 10 đến 20 năm tù giam.
===== 12/11 =====
Cựu tù nhân lương tâm Trần Hữu Đức sang Hoa Kỳ tỵ nạn
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), cựu tù nhân lương tâm Trần Hữu Đức, người từng bị kết án 3 ăn tù giam năm 2011 về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước,” đã đến phi trường Los Angeles ở tiểu bang California vào thứ Năm ngày 12.11 theo diện tỵ nạn chính trị ở Hoa Kỳ.
Ông Đức cùng gia đình sẽ định cư tại San Jose, nơi có nhiều người Việt tỵ nạn cộng sản sinh sống.
Ông Đức là một trong 3 thành viên trong nhóm đấu tranh chống chế độ cộng sản của linh mục Nguyễn Văn Lý. Ông cùng hai ông Đậu Văn Dương và Chu Mạnh Sơn bị bắt sau khi rải truyền đơn chống chế độ cộng sản. Sau khi mãn hạn tù, anh và gia đình vẫn bị cộng sản Việt Nam sách nhiễu.
Vào đầu tháng 12 năm 2015, ông tham gia tổ chức buổi học về nhân quyền cho 70 giáo dân Công giáo tại huyện Nam Đàn, Nghệ An. Công an Nghệ An bắt cóc luật sư giảng viên của lớp học Nguyễn Văn Đài và đánh đập ông còn ông Đức và gia đình bị sách nhiễu rất nhiều sau đó.
Trang Thanh niên Công giáo cho biết ông Đức là người thường xuyên tham gia nhiều công việc bác ái xã hội và các công việc liên quan tới bảo vệ môi trường ở thành phố Vinh. Trước khi sang Hoa Kỳ, ông và nhóm thiện nguyện tham gia tặng quà, giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xứ Vạn Lộc, xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn.
==========================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây
November 15, 2020
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 45 từ ngày 09/11 đến ngày 15/11/2020: Thêm một Facebooker bị bắt với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 15/11/2020
Vài tháng trước Đại hội Toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, lực lượng an ninh tiếp tục trấn áp những người bất đồng chính kiến tại địa phương, bắt ông Nguyễn Văn Lâm (Facebooker Lâm Thời) với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự.
Vào ngày 6/11, ông Lâm, 50 tuổi, bị nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An bắt giữ vì cáo buộc ông đăng và chia sẻ nhiều bài viết và video chống chế độ trên tài khoản Facebook của mình. Theo công an tỉnh Nghệ An, ông sẽ bị giam giữ trong vòng ít nhất 4 tháng để điều tra. Ông sẽ phải đối mặt với án tù từ 7 đến 12 năm tù nếu bị kết tội.
Ông Lâm là một trong số 29 nhà hoạt động và Facebooker đã bị bắt trong năm nay. Trong đó, 14 người bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” và 7 người bị cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Trong khi đó, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành một bản cáo trạng dài 12 trang, trong đó truy tố ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam – Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thụy, và biên tập viên trẻ tuổi ông Lê Hữu Minh Tuấn về cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo khoản 2 Điều 117, mức cao nhất là 20 năm tù. Ba ông đã được phép gặp luật sư bào chữa của họ lần đầu tiên kể từ khi họ bị bắt giam để chuẩn bị cho phiên điều trần sơ thẩm dự kiến sẽ được tổ chức sớm trước Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của đảng dự kiến vào tháng 1 năm sau.
Trong cuộc gặp với luật sư Nguyễn Văn Miêng ở Sài Gòn, ông Dũng và ông Thụy khẳng định mình vô tội, nói rằng các hoạt động của họ phù hợp với Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng như các công ước nhân quyền quốc tế mà chế độ đã ký kết.
Ngày 12/11, cựu tù nhân lương tâm Trần Hữu Đức đã đến Los Angeles và anh ta sẽ ở lại và sống lưu vong tại Hoa Kỳ. Ông bị bắt năm 2011 và bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” vì đã phát tán tờ rơi kêu gọi biểu tình đòi dân chủ đa nguyên và bảo vệ nhân quyền. Sau đó, ông bị kết án ba năm tù. Sau khi được trả tự do vào năm 2015, ông Đức liên tục bị nhà cầm quyền ở tỉnh Nghệ An bắt bớ vì các hoạt động ôn hoà của ông.
===== 09/11 =====
Thêm một Facebooker bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”
Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Nghệ An đã bắt giữ ông Nguyễn Văn Lâm với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì những bài viết trên trang Facebook cá nhân của ông mang tên “Lâm Thời.”
Truyền thông nhà nước cộng sản đưa tin công an cộng sản tỉnh Nghệ An đã bắt giữ và khởi tố ông Lâm vào ngày 06/11. Theo đó, ông sẽ bị biệt giam ít nhất 4 tháng để điều tra, và sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 20 năm nếu bị kết tội.
Dẫn nguồn tin từ công an địa phương, báo chí nhà nước cho biết công an thực hiện lệnh bắt sau khi nhận được thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Nghệ An về các hành vi “vi phạm” của ông Lâm. Cụ thể, ông Lâm đã đăng tải và chia sẻ trong Facebook “Lâm Thời” nhiều video, hình ảnh, bài viết có nội dung vi chỉ trích chế độ cộng sản Việt Nam và bêu xấu nhiều cơ quan nhà nước cùng viên chức cộng sản cao cấp.
Công an cộng sản Nghệ An nói đã thu thập được 35 tài liệu phát tán bởi ông Lâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong số này, ông Lâm được cho là phát trực tiếp3 video, sản xuất 18 bài và đăng tải lên Facebook, và chia sẻ 13 bài của các trang mạng đối lập với chế độ.
Cuối năm ngoái, công an Nghệ An cũng đã từng triệu tập ông Lâm lên đồn công an để buộc ông không được phát tán những bài viết chỉ trích chế độ và nhà cầm quyền địa phương.
Vụ bắt giữ ông Lâm nằm trong chiến dịch trấn áp giới bất đồng chính kiến trước thềm đại hội 13 của đảng cầm quyền. Từ đầu năm đến nay, cộng sản Việt Nam đã bắt giữ 29 người hoạt động và Facebooker. 14 trong số họ bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và 7 người bị cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ.”
===== 10/11 =====
Ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Tự do Việt Nam đối diện án tù nhiều năm
Chủ tịch Phạm Chí Dũng, Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ và thành viên trẻ tuổi Lê Hữu Minh Tuấn của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam có thể phải đối mặt với án tù dài hạn nếu bị kết tội, theo luật sư Nguyễn Văn Miếng.
Nói với phóng viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, luật sư Miếng, người được thuê bào chữa cho 3 thành viên nói trên, cho biết 3 ông bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Khoản 2 của Điều 117 thuộc Bộ luật Hình sự với mức án từ 10 năm đến 20 năm tù giam.
Ông Miếng cho biết ngày 10/11, Viện Kiểm sát cộng sản thành phố Sài Gòn đã ra cáo trạng dài 12 trang truy tố ba ông Dũng, Thuỵ và Tuấn. Dường như ba ông sẽ bị đem ra xét xử trong tương lai gần trước khi đảng cộng sản Việt Nam tổ chức đại hội vào tháng 1 năm tới.
Khi ký nhận cáo trạng có sự chứng kiến của luật sư Miếng, ông Dũng đã khảng khái tuyên bố ông không vi phạm pháp luật của nhà nước cộng sản Việt Nam.
Nhiều thành viên của Hội Nhà báo Độc lập tuyên bố đứng sau ba thành viên đang bị bắt, khẳng định họ vô tội và cũng như hội, họ chỉ đấu tranh đòi tự do báo chí cũng như lên tiếng trước các vấn đề của đất nước.
Ông Dũng, người từng được tổ chức Ký giả Không Biên giới trao tặng danh hiệu Anh hùng Công nghệ thông tin năm 2014, bị bắt tháng 11 năm 2019 trong khi ông Thuỵ và ông Tuấn bị bắt giữa năm nay. Ông Thuỵ từng tham gia điều trần về tự do tôn giáo trước Quốc hội Hoa Kỳ năm 2013. Cả ba ông bị biệt giam từ khi bị bắt và mới chỉ được gặp luật sư trong tuần này.
Cộng sản Việt Nam không có tự do báo chí. Ký giả Không biên giới xếp hạng Việt Nam ở vị trí 175 trong tổng số 180 quốc gia trong Bảng Tự do Báo chí năm 2020.
===== 12/11 =====
EU nghi vấn cam kết về nhân quyền của Cộng sản Việt Nam
Phát ngôn nhân của Liên minh châu Âu (EU) mới nói với VOA Việt Ngữ rằng vụ bắt giữ ký nhà hoạt động Phạm Đoan Trang gây nghi vấn về cam kết bảo vệ quyền bày tỏ quan điểm và biểu đạt, cả trên mạng lẫn đời thực, của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.
Bà Nabila Massrali, phát ngôn viên của EU về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng quyền tự do ngôn luận là “điều sống còn nhằm bảo đảm sự minh bạch, công bằng xã hội cũng như sự thịnh vượng và phát triển toàn diện và bền vững.”
Bà nói EU kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực hiện và duy trì các cam kết quốc tế vì quyền tự do ngôn luận ôn hòa được bảo vệ bởi Hiến pháp của cộng sản Việt Nam, Tuyên bố Nhân quyền Phổ quát và các công ước quốc tế mà bản thân Việt Nam ký kết, trong đó có Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị.
Bà nói thêm EU sẽ tiếp tục theo dõi và làm việc với các bên liên quan để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam, vốn là điều cũng quan trọng trong bối cảnh Thỏa thuận Thương mại Tự do EU–Việt Nam đã có hiệu lực.
Tuần trước, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, Đại sứ Giorgio Aliberti, cho biết trên Twitter rằng ông cùng với đại sứ các nước thành viên EU khác đã nêu vụ bắt giữ bà Trang với bộ công an cộng sản Việt Nam.
Nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang, tác giả của nhiều sách, trong đó có hai cuốn “Phản kháng phi bạo lực” và “Cẩm nang nuôi tù,” bị bắt hôm 6/10 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” và đối mặt với án tù từ 10 đến 20 năm tù giam.
===== 12/11 =====
Cựu tù nhân lương tâm Trần Hữu Đức sang Hoa Kỳ tỵ nạn
Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), cựu tù nhân lương tâm Trần Hữu Đức, người từng bị kết án 3 ăn tù giam năm 2011 về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước,” đã đến phi trường Los Angeles ở tiểu bang California vào thứ Năm ngày 12.11 theo diện tỵ nạn chính trị ở Hoa Kỳ.
Ông Đức cùng gia đình sẽ định cư tại San Jose, nơi có nhiều người Việt tỵ nạn cộng sản sinh sống.
Ông Đức là một trong 3 thành viên trong nhóm đấu tranh chống chế độ cộng sản của linh mục Nguyễn Văn Lý. Ông cùng hai ông Đậu Văn Dương và Chu Mạnh Sơn bị bắt sau khi rải truyền đơn chống chế độ cộng sản. Sau khi mãn hạn tù, anh và gia đình vẫn bị cộng sản Việt Nam sách nhiễu.
Vào đầu tháng 12 năm 2015, ông tham gia tổ chức buổi học về nhân quyền cho 70 giáo dân Công giáo tại huyện Nam Đàn, Nghệ An. Công an Nghệ An bắt cóc luật sư giảng viên của lớp học Nguyễn Văn Đài và đánh đập ông còn ông Đức và gia đình bị sách nhiễu rất nhiều sau đó.
Trang Thanh niên Công giáo cho biết ông Đức là người thường xuyên tham gia nhiều công việc bác ái xã hội và các công việc liên quan tới bảo vệ môi trường ở thành phố Vinh. Trước khi sang Hoa Kỳ, ông và nhóm thiện nguyện tham gia tặng quà, giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xứ Vạn Lộc, xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn.
==========================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản tin Anh ngữ tại đây