Các luật sư nói với BBC họ đã có những thông tin ban đầu sau lần tiếp xúc, gặp mặt đầu tiên các thân chủ là các bị can trong vụ án chính quyền truy tố một số nhà báo độc lập ở Việt Nam vì tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, khẳng định với đại diện Viện Kiểm sát tại ngay tại nơi ông đang bị giam rằng ông không vi phạm pháp luật Việt Nam, các luật sư được gia đình đề nghị trợ giúp pháp lý nói với BBC hôm 17/11/2020 từ Sài Gòn.
Hôm thứ Ba, Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với BBC đúng một tuần trước ông đã có cuộc tiếp xúc lần đầu tiên với các thân chủ của mình trong vụ án một số nhà báo thuộc Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, tổ chức không được nhà nước Việt Nam công nhận, bị chính quyền bắt giữ và có thể được đưa ra xét xử trong thời gian một vài tháng tới.
“Ngay trước mặt tôi, ông Phạm Chí Dũng viết vào một bản cáo trạng mà ông được một đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh đưa cho.
“Ông viết rõ: “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam” và ký tên vào đó.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh, cũng hôm thứ Ba nói với BBC:
“Tôi có vào gặp thân chủ của mình là nhà báo Phạm Chí Dũng tại số 4 Phan Đăng Lưu hôm thứ Năm tuần trước.
“Ông Dũng và hai bị can khác trong vụ án là ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam và anh Lê Hữu Minh Tuấn, đều bị truy tố theo khoản 2, điều 117 Bộ luật hình sự của Việt Nam mà tôi tạm tóm tắt tội danh đó gọi là tội tuyên truyền chống nhà nước.
“Trong vụ án này, tôi được gia đình của ông Dũng và anh Tuấn đề nghị giúp đỡ và tôi có thể nói rằng với những hành vi mà các thân chủ của tôi bị cáo buộc, hầu hết họ đều thừa nhận thực hiện các hành vi, nhưng có điều là họ không cho những hành vi đó là vi phạm pháp luật.
“Nói tóm lại là họ thừa nhận hành vi, nhưng không thừa nhận đó là những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam như bị chính quyền cáo buộc.”
Sức khỏe thế nào và có bị áp lực gì không?
Về sức khỏe và phản hồi trong thời gian bị giam giữ của các nhà báo đang bị tam giam, truy tố và chờ ngày ra xét xử, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết:
“Với ông Phạm Chí Dũng và anh Lê Hữu Minh Tuấn, thì tôi thấy là sức khỏe của họ không có vấn đề gì cả.
“Về chuyện có bị gặp áp lực gì trong thời gian bị bắt giữ và tạm giam hay không, thì tôi cũng có hỏi, nhưng họ không phản ánh điều gì đáng nói cả, tức là có vẻ không xảy ra hình thức gì như là bị ngược đãi, bức cung, nhục hình.”
Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho BBC hay:
“Tôi được mời bào chữa cho hai người là ông Phạm Chí Dũng và ông Nguyễn Tường Thụy, về sức khỏe, tôi thấy ông Phạm Chí Dũng nói chung là tỉnh táo, ông vẫn có vóc dáng ốm gầy, nhưng đôi mắt của ông vẫn rất tinh nhanh, có thần, ông nói chuyện với tôi như thể hai người đang ở bên ngoài chứ không phải là ông đang bị tạm giam.
“Nhưng ông Nguyễn Tường Thụy thì có nói với tôi rằng ông bị đau người, xương khớp mình mảy, cánh tay đều đau, vì ông phải nằm trên chỗ nằm là sàn xi- măng, tuy nhiên ông cho biết là bệnh gút mà ông mắc phải thì đã không thấy tái xuất hiện nữa.
“Tôi nói đùa với ông ấy là trại giam chính là nơi đã chữa bệnh gút cho ông ấy và cả ông ấy và tôi đều cười về chi tiết đó.”
“Dù thế nào tôi cũng đồng hành với chồng tôi”
Hôm 17/11, từ Hà Nội, bà Phạm Thị Lân, vợ nhà báo Nguyễn Tường Thụy nói với BBC:
“Tôi cũng được biết qua Luật sư là nhà tôi còn bị đau ở cánh tay trái, tôi biết chuyện đó là bởi vì anh Thụy khi bị bắt đã bị họ bẻ quặt tay ra sau để ép anh ấy phải cung cấp mật khẩu vào các thiết bị của anh ấy.
“Tới nay, tôi vẫn chưa hề được gặp mặt chồng tôi, tôi đã phải đi lại rất vất vả, tốn kém từ Hà Nội vào Sài Gòn tới 8 lần, họ từ chối không cho tôi gặp chồng tôi ngay cả khi đã kết thúc giai đoạn điều tra.
“Tôi cho rằng họ bắt anh ấy và giam trong Sài Gòn tuy anh ấy và gia đình sống ở Hà Nội là cố tình gây khó khăn cho gia đình tôi và bản thân anh ấy.
“Tôi vẫn cố gắng thăm nuôi và đề nghị được chuyển thực phẩm, thuốc men vào, anh ấy còn có bệnh cao huyết áp nữa.
“Từ khi chồng tôi bị bắt, cho đến cách một tháng trở lại đây, tôi vẫn bị theo dõi, tôi đi đâu cũng có người theo và người ta nói rõ người ta là công an, an ninh, khi tôi hỏi thì họ bảo họ chỉ làm theo nhiệm vụ của cấp trên giao.
“Tôi cũng có nhận được một số sự giúp đỡ, chia sẻ tinh thần của mọi người và bạn bè của anh Thụy, về tổ chức quốc tế, thì đây là lần thứ hai tôi được một tổ chức truyền thông quốc tế phỏng vấn, như cuộc phỏng vấn này của BBC.
“Anh Thụy dặn tôi là đừng vào thăm nữa nếu họ ngăn cản, kể cả không cần tham dự phiên tòa vì như thế khó khăn, tốn kém, nhọc nhằn cho tôi và gia đình, nhưng tôi sẽ theo anh ấy tới tận cùng, tôi tin tưởng chồng tôi không có tội và tôi sẽ đồng hành với chồng tôi đến bất cứ đâu mà anh ấy cần tôi.”
“Tôi cũng chưa được gặp mặt chồng mình”
Hôm thứ Ba, bà Bùi Hồng Loan, vợ của nhà báo Phạm Chí Dũng nói với BBC từ Sài Gòn:
“Tới hôm nay, tôi và gia đình chưa được gặp mặt anh Dũng. Từ hôm anh ấy bị bắt, thì gia đình chúng tôi cũng đã thu xếp mọi việc để ổn định lại.
“Chúng tôi cũng có nhận được sự thăm nom, động viên. Chính nhà báo Nguyễn Tường Thụy trước khi bị bắt cũng đã hỏi thăm, liên lạc với chúng tôi.
“Cũng có các vị tới nhà ông liên lạc hỏi thăm, thăm nom với ông Nội các cháu, tức là ba anh Dũng, có người ở cơ quan thành ủy, chủ yếu là bạn bè, người quen với ba, má anh ấy.
“Nhân đây, tôi cũng muốn nói là tôi cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của mọi người, nhưng những giúp đỡ về vật chất, thì như trong gia đình tôi, tôi vẫn làm việc và tự lo được, nên mọi người hãy dành những giúp đỡ ấy cho các gia đình khác có khó khăn, và đáng quan tâm hơn.
“Về nguyện vọng từ nay tới khi xét xử anh Dũng, thì tôi cũng không muốn nói ra nguyện vọng gì cả, vì nếu tôi có nói ra thì họ cũng không đáp ứng đâu.
“Chẳng hạn như là thăm nom, nếu như ở thành phố Hồ Chí Minh mà họ có chủ trương, họ mà cho thăm gặp, thì họ sẽ không viện cớ là dịch Covid-19 nữa, bây giờ nếu đề nghị về ngoại lệ, thì lấy tư cách gì để đề nghị đây?
“Bản thân tôi đã làm một giấy đề nghị được thăm gặp chồng tôi rồi mà họ không giải quyết, cách đây hơn một tháng rồi và họ cũng không hề trả lời.”
“Đặt niềm tin“ ở Chúa và điều gì đang chờ đợi chính quyền?
Hôm thứ Ba, hai Luật sư Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh đều nói với BBC sẽ các thân chủ của hai luật sư trong vụ án đều có lời nhắn nhủ hỏi thăm sức khỏe tới gia đình họ, đặc biệt các luật sư cho biết thêm một số chi tiết từ thân chủ là nhà báo Phạm Chí Dũng.
Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC:
“Tôi có thời gian gặp các thân chủ của mình hôm thứ Năm tuần trước, với ông Dũng là khoảng 1 tiếng đồng hồ, các thân chủ của tôi đều mặc đồng phục của trại tạm giam.
“Cuộc gặp có sự giám sát, hiện diện của cán bộ trại giam ở phòng làm việc của trại giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, ông Dũng vẫn nhanh nhẹn trong vóc dáng hơi ốm gầy của ông và ông rất tỉnh táo.
“Ông cũng có nói với tôi là ông cầu nguyện rất nhiều và ông gửi lời cảm ơn đến các tổ chức, cá nhân, trong đó có các tổ chức trong nước và quốc tế, cũng như người thân và mọi người đã lo nghĩ đến ông và ủng hộ ông.
“Chúng tôi cho rằng thân chủ của chúng tôi, những người có thể sẽ được đưa ra xét xử trong khoảng hai hay vài tháng nữa, đã bị truy tố vào các khung hình và điều luật khắt khe, nặng nề, và tốt nhất là Việt Nam nên hủy bỏ điều luật đó đi để phù hợp hơn với những cam kết đã ký kết về đảm bảo các quyền của công dân và nhân quyền, cũng như tôn trọng tự do, dân chủ, phản biện xã hội, xã hội dân sự v.v… như Việt Nam vẫn từng tuyên bố.”
Còn Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói thêm về ông Phạm Chí Dũng:
“Cũng như ông Thụy, ông Dũng cũng gửi lời hỏi thăm, nhắn nhủ tới gia đình, tuy nhiên ông Dũng nói là từ ngày bị bắt và tạm giam, ông luôn cầu nguyện Đức Chúa Trời để ngài ban phước lành và bình an cho gia đình của ông và mọi người.
“Đối với tôi đây là một điều khá lạ vì ông xuất thân từ một gia đình cán bộ cộng sản khá cao cấp, phục vụ cho chế độ và ông nói là ông cảm thấy an nhiên, bình an từ khi ông cầu nguyện.
“Tôi thấy rõ ràng là ông bình tĩnh, thản nhiển trước thực tế mà ông đang đối diện, kể cả khi ông được vị đại diện Viện Kiểm sát đưa cho bản cáo trạng, ông cũng rất an nhiên tự tại, thậm chí rất dửng dưng, ông không thèm đọc và đưa thẳng qua cho tôi để tôi xem.
“Và khi tôi nói với ông ấy về điều khoản, mức án mà ông ấy bị truy tố và có thể bị đề nghị thì ông ấy nói là: “Họ muốn truy tố mình vào điều nào mà chẳng được”.
“Đặc biệt, điều mà tôi nhớ nhất là ông Dũng nói với tôi rằng ông tin rằng việc chính quyền Việt Nam bắt giam, truy tố và đưa ông ra tòa tới đây chắc chắn sẽ là một điều không có lợi gì cho quan hệ giữa Việt Nam với quốc tế,” Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với BBC từ Sài Gòn.
Theo chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam, các ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, cũng như ông Lê Hữu Minh Tuấn, biên tập viên Việt Nam Thời Báo, báo mạng thuộc Hội này, bị bắt giữ và truy tố vì vi phạm pháp luật Việt Nam vì “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Nếu bị tòa tuyên có tội, chiểu theo Khoản 2, Điều 117 của Bộ Luật hình sự hiện hành, các nhà báo này có thể đối diện với mức án từ 10 đến 20 năm tù giam.
November 19, 2020
Các nhà báo Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy nói gì từ trại giam?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Các luật sư nói với BBC họ đã có những thông tin ban đầu sau lần tiếp xúc, gặp mặt đầu tiên các thân chủ là các bị can trong vụ án chính quyền truy tố một số nhà báo độc lập ở Việt Nam vì tội tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, ông Phạm Chí Dũng, khẳng định với đại diện Viện Kiểm sát tại ngay tại nơi ông đang bị giam rằng ông không vi phạm pháp luật Việt Nam, các luật sư được gia đình đề nghị trợ giúp pháp lý nói với BBC hôm 17/11/2020 từ Sài Gòn.
Hôm thứ Ba, Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với BBC đúng một tuần trước ông đã có cuộc tiếp xúc lần đầu tiên với các thân chủ của mình trong vụ án một số nhà báo thuộc Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, tổ chức không được nhà nước Việt Nam công nhận, bị chính quyền bắt giữ và có thể được đưa ra xét xử trong thời gian một vài tháng tới.
“Ngay trước mặt tôi, ông Phạm Chí Dũng viết vào một bản cáo trạng mà ông được một đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh đưa cho.
“Ông viết rõ: “Tôi không vi phạm pháp luật Việt Nam” và ký tên vào đó.”
Luật sư Đặng Đình Mạnh, cũng hôm thứ Ba nói với BBC:
“Tôi có vào gặp thân chủ của mình là nhà báo Phạm Chí Dũng tại số 4 Phan Đăng Lưu hôm thứ Năm tuần trước.
“Ông Dũng và hai bị can khác trong vụ án là ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam và anh Lê Hữu Minh Tuấn, đều bị truy tố theo khoản 2, điều 117 Bộ luật hình sự của Việt Nam mà tôi tạm tóm tắt tội danh đó gọi là tội tuyên truyền chống nhà nước.
“Trong vụ án này, tôi được gia đình của ông Dũng và anh Tuấn đề nghị giúp đỡ và tôi có thể nói rằng với những hành vi mà các thân chủ của tôi bị cáo buộc, hầu hết họ đều thừa nhận thực hiện các hành vi, nhưng có điều là họ không cho những hành vi đó là vi phạm pháp luật.
“Nói tóm lại là họ thừa nhận hành vi, nhưng không thừa nhận đó là những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam như bị chính quyền cáo buộc.”
Sức khỏe thế nào và có bị áp lực gì không?
Về sức khỏe và phản hồi trong thời gian bị giam giữ của các nhà báo đang bị tam giam, truy tố và chờ ngày ra xét xử, Luật sư Đặng Đình Mạnh cho biết:
“Với ông Phạm Chí Dũng và anh Lê Hữu Minh Tuấn, thì tôi thấy là sức khỏe của họ không có vấn đề gì cả.
“Về chuyện có bị gặp áp lực gì trong thời gian bị bắt giữ và tạm giam hay không, thì tôi cũng có hỏi, nhưng họ không phản ánh điều gì đáng nói cả, tức là có vẻ không xảy ra hình thức gì như là bị ngược đãi, bức cung, nhục hình.”
Luật sư Nguyễn Văn Miếng cho BBC hay:
“Tôi được mời bào chữa cho hai người là ông Phạm Chí Dũng và ông Nguyễn Tường Thụy, về sức khỏe, tôi thấy ông Phạm Chí Dũng nói chung là tỉnh táo, ông vẫn có vóc dáng ốm gầy, nhưng đôi mắt của ông vẫn rất tinh nhanh, có thần, ông nói chuyện với tôi như thể hai người đang ở bên ngoài chứ không phải là ông đang bị tạm giam.
“Nhưng ông Nguyễn Tường Thụy thì có nói với tôi rằng ông bị đau người, xương khớp mình mảy, cánh tay đều đau, vì ông phải nằm trên chỗ nằm là sàn xi- măng, tuy nhiên ông cho biết là bệnh gút mà ông mắc phải thì đã không thấy tái xuất hiện nữa.
“Tôi nói đùa với ông ấy là trại giam chính là nơi đã chữa bệnh gút cho ông ấy và cả ông ấy và tôi đều cười về chi tiết đó.”
“Dù thế nào tôi cũng đồng hành với chồng tôi”
Hôm 17/11, từ Hà Nội, bà Phạm Thị Lân, vợ nhà báo Nguyễn Tường Thụy nói với BBC:
“Tôi cũng được biết qua Luật sư là nhà tôi còn bị đau ở cánh tay trái, tôi biết chuyện đó là bởi vì anh Thụy khi bị bắt đã bị họ bẻ quặt tay ra sau để ép anh ấy phải cung cấp mật khẩu vào các thiết bị của anh ấy.
“Tới nay, tôi vẫn chưa hề được gặp mặt chồng tôi, tôi đã phải đi lại rất vất vả, tốn kém từ Hà Nội vào Sài Gòn tới 8 lần, họ từ chối không cho tôi gặp chồng tôi ngay cả khi đã kết thúc giai đoạn điều tra.
“Tôi cho rằng họ bắt anh ấy và giam trong Sài Gòn tuy anh ấy và gia đình sống ở Hà Nội là cố tình gây khó khăn cho gia đình tôi và bản thân anh ấy.
“Tôi vẫn cố gắng thăm nuôi và đề nghị được chuyển thực phẩm, thuốc men vào, anh ấy còn có bệnh cao huyết áp nữa.
“Từ khi chồng tôi bị bắt, cho đến cách một tháng trở lại đây, tôi vẫn bị theo dõi, tôi đi đâu cũng có người theo và người ta nói rõ người ta là công an, an ninh, khi tôi hỏi thì họ bảo họ chỉ làm theo nhiệm vụ của cấp trên giao.
“Tôi cũng có nhận được một số sự giúp đỡ, chia sẻ tinh thần của mọi người và bạn bè của anh Thụy, về tổ chức quốc tế, thì đây là lần thứ hai tôi được một tổ chức truyền thông quốc tế phỏng vấn, như cuộc phỏng vấn này của BBC.
“Anh Thụy dặn tôi là đừng vào thăm nữa nếu họ ngăn cản, kể cả không cần tham dự phiên tòa vì như thế khó khăn, tốn kém, nhọc nhằn cho tôi và gia đình, nhưng tôi sẽ theo anh ấy tới tận cùng, tôi tin tưởng chồng tôi không có tội và tôi sẽ đồng hành với chồng tôi đến bất cứ đâu mà anh ấy cần tôi.”
“Tôi cũng chưa được gặp mặt chồng mình”
Hôm thứ Ba, bà Bùi Hồng Loan, vợ của nhà báo Phạm Chí Dũng nói với BBC từ Sài Gòn:
“Tới hôm nay, tôi và gia đình chưa được gặp mặt anh Dũng. Từ hôm anh ấy bị bắt, thì gia đình chúng tôi cũng đã thu xếp mọi việc để ổn định lại.
“Chúng tôi cũng có nhận được sự thăm nom, động viên. Chính nhà báo Nguyễn Tường Thụy trước khi bị bắt cũng đã hỏi thăm, liên lạc với chúng tôi.
“Cũng có các vị tới nhà ông liên lạc hỏi thăm, thăm nom với ông Nội các cháu, tức là ba anh Dũng, có người ở cơ quan thành ủy, chủ yếu là bạn bè, người quen với ba, má anh ấy.
“Nhân đây, tôi cũng muốn nói là tôi cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của mọi người, nhưng những giúp đỡ về vật chất, thì như trong gia đình tôi, tôi vẫn làm việc và tự lo được, nên mọi người hãy dành những giúp đỡ ấy cho các gia đình khác có khó khăn, và đáng quan tâm hơn.
“Về nguyện vọng từ nay tới khi xét xử anh Dũng, thì tôi cũng không muốn nói ra nguyện vọng gì cả, vì nếu tôi có nói ra thì họ cũng không đáp ứng đâu.
“Chẳng hạn như là thăm nom, nếu như ở thành phố Hồ Chí Minh mà họ có chủ trương, họ mà cho thăm gặp, thì họ sẽ không viện cớ là dịch Covid-19 nữa, bây giờ nếu đề nghị về ngoại lệ, thì lấy tư cách gì để đề nghị đây?
“Bản thân tôi đã làm một giấy đề nghị được thăm gặp chồng tôi rồi mà họ không giải quyết, cách đây hơn một tháng rồi và họ cũng không hề trả lời.”
“Đặt niềm tin“ ở Chúa và điều gì đang chờ đợi chính quyền?
Hôm thứ Ba, hai Luật sư Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh đều nói với BBC sẽ các thân chủ của hai luật sư trong vụ án đều có lời nhắn nhủ hỏi thăm sức khỏe tới gia đình họ, đặc biệt các luật sư cho biết thêm một số chi tiết từ thân chủ là nhà báo Phạm Chí Dũng.
Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC:
“Tôi có thời gian gặp các thân chủ của mình hôm thứ Năm tuần trước, với ông Dũng là khoảng 1 tiếng đồng hồ, các thân chủ của tôi đều mặc đồng phục của trại tạm giam.
“Cuộc gặp có sự giám sát, hiện diện của cán bộ trại giam ở phòng làm việc của trại giam ở số 4 Phan Đăng Lưu, ông Dũng vẫn nhanh nhẹn trong vóc dáng hơi ốm gầy của ông và ông rất tỉnh táo.
“Ông cũng có nói với tôi là ông cầu nguyện rất nhiều và ông gửi lời cảm ơn đến các tổ chức, cá nhân, trong đó có các tổ chức trong nước và quốc tế, cũng như người thân và mọi người đã lo nghĩ đến ông và ủng hộ ông.
“Chúng tôi cho rằng thân chủ của chúng tôi, những người có thể sẽ được đưa ra xét xử trong khoảng hai hay vài tháng nữa, đã bị truy tố vào các khung hình và điều luật khắt khe, nặng nề, và tốt nhất là Việt Nam nên hủy bỏ điều luật đó đi để phù hợp hơn với những cam kết đã ký kết về đảm bảo các quyền của công dân và nhân quyền, cũng như tôn trọng tự do, dân chủ, phản biện xã hội, xã hội dân sự v.v… như Việt Nam vẫn từng tuyên bố.”
Còn Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói thêm về ông Phạm Chí Dũng:
“Cũng như ông Thụy, ông Dũng cũng gửi lời hỏi thăm, nhắn nhủ tới gia đình, tuy nhiên ông Dũng nói là từ ngày bị bắt và tạm giam, ông luôn cầu nguyện Đức Chúa Trời để ngài ban phước lành và bình an cho gia đình của ông và mọi người.
“Đối với tôi đây là một điều khá lạ vì ông xuất thân từ một gia đình cán bộ cộng sản khá cao cấp, phục vụ cho chế độ và ông nói là ông cảm thấy an nhiên, bình an từ khi ông cầu nguyện.
“Tôi thấy rõ ràng là ông bình tĩnh, thản nhiển trước thực tế mà ông đang đối diện, kể cả khi ông được vị đại diện Viện Kiểm sát đưa cho bản cáo trạng, ông cũng rất an nhiên tự tại, thậm chí rất dửng dưng, ông không thèm đọc và đưa thẳng qua cho tôi để tôi xem.
“Và khi tôi nói với ông ấy về điều khoản, mức án mà ông ấy bị truy tố và có thể bị đề nghị thì ông ấy nói là: “Họ muốn truy tố mình vào điều nào mà chẳng được”.
“Đặc biệt, điều mà tôi nhớ nhất là ông Dũng nói với tôi rằng ông tin rằng việc chính quyền Việt Nam bắt giam, truy tố và đưa ông ra tòa tới đây chắc chắn sẽ là một điều không có lợi gì cho quan hệ giữa Việt Nam với quốc tế,” Luật sư Nguyễn Văn Miếng nói với BBC từ Sài Gòn.
Theo chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam, các ông Phạm Chí Dũng và Nguyễn Tường Thụy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội nhà báo Độc lập Việt Nam, cũng như ông Lê Hữu Minh Tuấn, biên tập viên Việt Nam Thời Báo, báo mạng thuộc Hội này, bị bắt giữ và truy tố vì vi phạm pháp luật Việt Nam vì “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Nếu bị tòa tuyên có tội, chiểu theo Khoản 2, Điều 117 của Bộ Luật hình sự hiện hành, các nhà báo này có thể đối diện với mức án từ 10 đến 20 năm tù giam.