Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 46 từ ngày 16/11 đến ngày 22/11/2020: Nhà hoạt động Trần Đức Thạch sẽ bị xét xử về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” vào ngày 30/11

 

Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 22/11/2020

 

Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Nghệ An có kế hoạch tổ chức phiên toà sơ thẩm để xét xử nhà hoạt động Trần Đức Thạch với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự  với khung hình phạt cao nhất là tử hình.

Ông Thạch, 68 tuổi, là thành viên của Hội Anh em Dân chủ. Cựu tù nhân lương tâm này bị bắt vào ngày 23/4 năm nay. Không rõ liệu gia đình ông có được phép tham dự cái gọi là phiên tòa mở được tiến hành bởi Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An hay không. Trong hầu hết các vụ án chính trị, các thành viên gia đình, bạn bè và người hoạt động cùng của bị cáo bị chặn không được vào phòng xử án trong khi một số trường hợp, các nhà ngoại giao nước ngoài được phép theo dõi các phiên xét xử ở một phòng khác liền kề với phòng xử án với âm thanh phát ra từ loa đôi khi bị tắt tiếng.

Bản án dường như sẽ là nhiều năm tù đối với ông Thạch, vì thực tế là chế độ cộng sản đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với các nhà hoạt động trong nhiều năm gần đây. Năm 2018, ông Lê Đình Lượng bị tòa tuyên phạt 20 năm tù giam và 5 năm quản chế về cùng tội danh.

Các nhà chức trách của Việt Nam đã giữ im lặng trước cuộc thẩm vấn của năm Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hợp Quốc về cuộc đàn áp của họ đối với một số nhà hoạt động địa phương, hai tháng sau khi họ cùng đưa ra một bức thư chất vấn Hà Nội về vấn đề này. Các nhà hoạt động được đề cập trong bức thư bao gồm Tiến sĩ Phạm Chí Dũng và ông Nguyễn Tường Thụy, chủ tịch và phó chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), và nhà bảo vệ nhân quyền và blogger chính trị nổi tiếng Phạm Đoan Trang.

Theo Reuters, Hà Nội đã đe dọa đóng cửa Facebook ở Việt Nam nếu công ty này không cúi đầu trước áp lực của nhà cầm quyền cộng sản trong việc kiểm duyệt nhiều nội dung chính trị hơn trên nền tảng của mình. Công ty khổng lồ có trụ sở tại Mỹ được cho là đã tuân thủ yêu cầu của chính phủ Việt Nam vào tháng Tư về việc tăng cường kiểm duyệt đáng kể các bài đăng “chống nhà nước” đối với người dùng nhưng Hà Nội đã yêu cầu công ty một lần nữa vào tháng 8 tăng cường hạn chế các bài đăng quan trọng.

Vào ngày 21/11, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại California đã công bố những người chiến thắng Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2020 là Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), giảng viên cao đẳng âm nhạc Nguyễn Năng Tĩnh và nhà báo độc lập Nguyễn Văn Hoá, hai tù nhân lương tâm đang thụ án tù lâu dài tại Việt Nam.

Những người chiến thắng được lựa chọn cẩn thận từ hàng chục cá nhân và tổ chức được đề cử bởi nhiều nhóm và người hoạt động độc lập ở Việt Nam và nước ngoài, theo Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam.

Ba trong số các thành viên của IJAVN và hai người đoạt giải bị bỏ tù vì cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.

===== 17/11 =====

Cộng sản Việt Nam vẫn im lặng về chất vấn của Liên Hợp Quốc trong việc đàn áp giới bất đồng chính kiến

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn không phản hồi về bản lên tiếng của 5 báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc đối với việc đàn áp giới bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền.

Vào ngày 17/9, các báo cáo viên đặc biệt về tự do quan điểm và biểu đạt, tự do hội họp và lập hội, người hoạt động nhân quyền, quyền văn hóa và bắt giữ độc đoán đã gửi một văn bản chung chất vấn nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam về các vụ bắt giữ, sách nhiễu liên quan đến Hội Nhà báo Độc lập, Nhà Xuất bản Tự Do, và các cá nhân Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Lê Anh Hùng, Hồ Sỹ Quyết, và Phạm Đoan Trang. Ngoại trừ ông Hồ Sỹ Quyết, những người còn lại đang bị giam giữ với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” còn ông Lê Anh Hùng đang bị giam giữ ở một cơ sở điều trị tâm thần.

Văn bản chất vấn này được gửi trước khi bà Phạm Đoan Trang bị bắt nên chưa đề cập đến vụ bắt giữ bà, mà chỉ đề cập đến việc bà và thân mẫu của bà bị lực lượng an ninh sách nhiễu. Trong văn bản này, các báo cáo viên đặc biệt yêu cầu chế độ cộng sản Việt Nam cung cấp thông tin về cơ sở pháp lý, giải thích lý do và một số thông tin khác có liên quan đến các cá nhân và tổ chức trên.

Cho tới nay đã tròn 60 ngày và Hà Nội vẫn chưa có phản hồi nào như yêu cầu.

Tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng tồi tệ với việc giam giữ ít nhất 260 tù nhân lương tâm trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt ở nhiều trại giam trên toàn quốc. Riêng trong năm nay, cộng sản Việt Nam đã bắt giữ 29 nhà hoạt động và 29 dân oan Đồng Tâm, nhiều người trong số dân oan bị kết án tử hình hoặc mức án nặng nề.

===== 18/11 =====

Cộng sản Nghệ An sẽ xử ông Trần Đức Thạch vào ngày 30/11

Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Nghệ An sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm vào ngày 30/11 để xét xử nhà hoạt động Trần Đức Thạch về cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự.

Theo thông báo gửi cho luật sư Hà Huy Sơn, phiên toà công khai sẽ do Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An thực hiện tại trụ sở của Toà án ở thành phố Vinh. Tuy nhiên, gia đình ông chưa nhận được thông báo từ toà và không rõ họ có được tham dự phiên toà không. Trong hầu hết các phiên toà chính trị, gia đình và bạn bè cũng như người thuộc giới bất đồng chính kiến không được vào trong phòng xử án để quan sát tiến trình xét xử.

Ông Thạch, 68 tuổi, có thể phải đối diện mức án trên 10 năm, thậm chí bị kết án chung thân và tử hình, nếu bị toà án kết tội.

Nhà thơ Trần Đức Thạch bị công an tỉnh Nghệ An bắt giữ vào ngày 23/4/2020. Hiện ông Thạch hiện bị giam giữ tại trại giam Nghi Kim, tỉnh Nghệ An.

Ông là một nhà hoạt động tranh đấu cho nhân quyền, dân chủ ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Năm 2009, ông từng bị toà án cộng sản thành phố Hà Nộikết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” cùng với hai nhà hoạt động khác là Vũ Văn Hùng và Phạm Văn Trội.

Ông Thạch là tác giả của tác phẩm “Hố chôn người ám ảnh” kể lại sự việc lính Bắc Việt khi thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh đã thảm sát hàng trăm thường dân vô tội ở xã Tân Lập, bây giờ gọi là Xuân Lập, thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai ngay trước ngày 30/4/1975.

Với những đóng góp của mình, giải thưởng mang tên tù chính trị Nguyễn Chí Thiện 2020 đã được trao cho ông vào ngày 28/9/2020.

Ông cũng là một thành viên của Hội Anh em Dân chủ, một tổ chức tranh đấu cho dân chủ ở Việt Nam một cách ôn hòa không được nhà nước công nhận và đã có hàng chục thành viên bị bắt giữ và giam cầm trong những năm qua.

===== 19/11 =====

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dọa cấm cửa Facebook vì vấn đề kiểm duyệt

Một viên chức cao cấp của Facebook nói với Reuters rằng, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã đe dọa sẽ đóng cửa Facebook tại Việt Nam, nếu Facebook cứ phớt lờ trước áp lực của nhà cầm quyền trong việc kiểm duyệt nhiều nội dung chính trị trên nền tảng của họ.

Facebook đã tuân thủ yêu cầu của nhà cầm quyền vào tháng 4 năm nay về việc tăng cường kiểm duyệt đáng kể các bài đăng “chống nhà nước” đối với người xử dụng địa phương, nhưng vào tháng 8 vừa qua nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại một lần nữa yêu cầu công ty này tăng cường hạn chế các bài đăng chỉ trích.

Theo hai nguồn tin thân cận với sự việc, Việt Nam là một thị trường lớn của công ty truyền thông xã hội này với doanh thu gần 1 tỷ Mỹ Kim tại đây. Facebook đang phải đối mặt với áp lực ngày càng lớn từ các chính phủ về các chính sách nội dung của họ, bao gồm các mối đe dọa về các quy định mới và tiền phạt, nhưng Facebook đã tránh được lệnh cấm ở tất cả các quốc gia, trừ một số nơi Facebook chưa bao giờ được phép hoạt động như Trung Cộng.

Ở Việt Nam, mặc dù cải cách kinh tế sâu rộng và ngày càng cởi mở hơn với thay đổi xã hội, nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn kiểm soát chặt chẽ các cơ quan truyền thông và ít chấp nhận sự chống đối. Việt Nam đứng thứ năm từ dưới lên trong bảng xếp hạng toàn cầu về tự do báo chí do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới tổng hợp.

Trước các câu hỏi của Reuters, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết rằng Facebook nên tuân thủ luật pháp Việt Nam và ngừng “phát tán thông tin vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam và xâm phạm lợi ích nhà nước”.

===== 20/11 =====

Trưởng công an thị trấn ở tỉnh Hà Giang bị bắt với cáo buộc “dùng nhục hình trong hỏi cung”

Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin nhà cầm quyền tỉnh Hà Giang đã bắt trưởng công an thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang Đặng Thế Đông và hai thuộc cấp để điều tra về cáo buộc “Dùng nhục hình” trong quá trình “làm việc” với một công dân ở địa phương.

Báo chí nhà nước đưa tin đại uý công an Đông cùng hai sỹ quan Hoằng Trọng Tấn và Nguyễn Vũ Hiệp đã có hành vi tát, bẻ tay ra sau lưng, dùng thuốc lá đang cháy dí vào móng tay của ông Vũ Đình H. gây cháy và bỏng móng tay, và dùng còng số 8 treo 2 tay của ông này lên tường.

Ba sỹ quan công an cộng sản bị khởi tố theo khoản 2, Điều 373 của Bộ luật Hình sự với mức án từ 2 đến 7 năm nếu bị kết tội.

Tình trạng công an dùng nhục hình và các biện pháp tra tấn đối tượng tình nghi vẫn rất phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước cho dù nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã ký Công ước Quốc tế về chống tra tấn năm 2014.

Ngay tháng trước, công an cộng sản phường Thạnh Xuân, quận 12, thành phố Sài Gòn đã đánh

bầm dập một người thanh niên tại trụ sở, đánh xong nói nhầm người. Tối 23/10, trong khu Vực phường An Phú Đông xảy ra vụ ẩu đả đánh nhau, công an nghi ngờ người thanh niên trong ảnh liên quan vụ đánh nhaunên bắt lên đồn để tra khảo. Người thanh niên vô tội này bị thương tích nặng ở đầu, tay, lưng, chân do đòn đánh của công an.

Việc tra tấn và ép cung không thuyên giảm vì lực lượng công an được cho là thanh kiếm bảo vệ chế độ nên phần lớn trong số những kẻ thủ ác khoác bộ cảnh phục không bị trừng phạt hoặc chỉ bị trừng phạt với mức án nhẹ cho những tội ác nghiêm trọng mà chúng gây ra.

===== 21/11 =====

Hội NBĐLVN và hai tù nhân lương tâm được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam 2020

Vào sáng Chúa nhật ngày 21.11.2020, tại California, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đã tổ chức công bố và trao Giải thưởng Nhân quyền Việt Nam cho Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, giảng viên cao đẳng âm nhạc Nguyễn Năng Tĩnh và nhà báo tự do Nguyễn Văn Hoá.

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và hai nhà hoạt động nhân quyền được chọn ra từ hơn 10 hồ sơ đề cử gửi cho Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở ở California.

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một tổ chức nghề nghiệp độc lập cổ suý cho tự do báo chí ở Việt Nam. Hội có hàng chục thành viên và rất nhiều cộng tác viên khắp Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới, đăng tải hàng nghìn bài viết về các vấn đề nổi cộm ở Việt Nam. Do các hoạt động tự do báo chí, hội đã bị đàn áp khốc liệt kể từ khi được thành lập năm 2014. Hiện 3 thành viên của hội là Chủ tịch Phạm Chí Dũng, Phó chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ và biên tập viên Lê Hữu Minh Tuấn đang bị truy tố về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự với mức án từ 10 đến 20 năm tù giam.

Nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền Nguyễn Năng Tĩnh hiện đang thụ án tù 11 năm sau khi bị kết án theo Điều 117 trong năm qua. Ông cũng đã được trao tặng Giải thưởng Trần Văn Bá năm nay.

Nhà báo tự do Nguyễn Văn Hoá, người đưa tin tích cực về vụ xả thải gây ô nhiễm môi trường biển miền Trung của Nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh, đã bị bắt đầu năm 2017 và kết án 7 năm tù giam vì tội danh nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước.”

Được thành lập từ năm 2002, Giải Nhân quyền Việt Nam được trao hàng năm cho cho các cá nhân và tổ chức trong nước đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho nhân dân Việt Nam. GNQVN còn là một cơ hội để người Việt ở hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những tổ chức và cá nhân dấn thân vào cuộc chiến đấu không ngơi nghỉ vì những quyền căn bản cho nhân dân Việt Nam. Cho đến nay đã có 50 cá nhân và 4 tổ chức được tuyên dương và trao GNQVN. Trong số họ có bà Phạm Đoan Trang, ông Nguyễn Trung Tôn, bà Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và bà Cấn Thị Thêu.

==========================

Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin

Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây