(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng nhà cầm quyền Việt Nam nên ngay lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích nhà bất đồng chính kiến, nhà thơ Trần Đức Thạch. Ngày 23 tháng Tư năm 2020, công an Việt Nam bắt giữ Trần Đức Thạch, một nhà bất đồng chính kiến có thâm niên ở Việt Nam, vì liên quan tới một nhóm ủng hộ dân chủ. Ông bị cáo buộc tội lật đổ và dự kiến sẽ bị đưa ra tòa vào ngày 30 tháng Mười một.
“Chính quyền Việt Nam muốn trừng phạt ông Trần Đức Thạch vì những việc ông đã làm để thúc đẩy nhân quyền và công lý, chụp mũ các hành vi thực thi quyền tự do ngôn luận của ông là tội hình sự,” ông John Sifton, giám đốc vận động châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính phủ các nước cần nêu quan ngại trước khi diễn ra phiên tòa xử ông và kêu gọi phóng thích ông Thạch.”
Từ khi bắt giữ ông Trần Đức Thạch, nhà cầm quyền không cho ông gặp luật sư cho tới tận ngày mồng 5 tháng Mười một, và lúc đó cũng chỉ được gặp dưới sự giám sát của công an. Luật sư bào chữa cho ông Thạch, Hà Huy Sơn, kể với báo chí rằng ông còn không được sao chụp các văn bản cáo trạng của ông Trần Đức Thạch mà chỉ được ghi chép bằng tay.
Ông Trần Đức Thạch, 69 tuổi, đã viết hàng trăm bài thơ, một tiểu thuyết và nhiều bài báo, đa số lên án nạn tham nhũng, bất công và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Là một cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông từng là hội viên Hội Nhà văn tỉnh Nghệ An. Cuốn tiểu thuyết viết năm 1988 của ông, Đôi bạn tù, tả về tính tùy tiện của hệ thống pháp luật Việt Nam và điều kiện giam giữ vô nhân trong các nhà tù Việt Nam. Các bài thơ đã xuất bản trong tập thơ có tiêu đề Điều chưa thấy nói về cuộc sống không có tự do và công lý.
Hồi ký ngắn của ông, Hố chôn người ám ảnh, kể lại câu chuyện bộ đội miền Bắc thảm sát hàng loạt thường dân ở ấp Tân Lập, tỉnh Đồng Nai hồi tháng Tư năm 2975 mà ông từng chứng kiến.
His short memoir, Ho chon nguoi am anh (A Haunting Collective Grave), retells the story of the mass killing of civilians by northern army soldiers at Tan Lap hamlet in Dong Nai province in April 1975, which he witnessed.
Nhà cầm quyền không ngừng sách nhiễu ông kể từ năm 1975. Năm 1978, để phản đối tình trạng bị ngược đãi, ông đã tự thiêu và bị bỏng nặng. Năm 2008, ông tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc và bị bắt hồi tháng Chín năm đó. Ông bị cáo buộc đã viết “nhiều bài có nội dung xuyên tạc sự thật, vu cáo, nói xấu Đảng và Nhà nước đăng tải trên tờ bán nguyệt san Tổ quốc,” một tạp chí bất đồng chính kiến xuất bản ngầm. Tháng Mười năm 2009, một tòa án xử ông có tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 của bộ luật hình sự. Ông bị kết án ba năm tù.
Sau khi thi hành xong án tù vào năm 2011, ông Trần Đức Thạch lại tiếp tục phê phán Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam. Ông tham gia Hội Anh em Dân chủ từ tháng Tư năm 2013. Ngày 23 tháng Tư năm 2020, công an bắt ông ở tỉnh Nghệ An và cáo buộc ông tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 109 của bộ luật hình sự. Trần Đức Thạch là thành viên thứ mười của Hội Anh em Dân chủ bị bắt trong mấy năm gần đây.
Hội Anh em Dân chủ, được nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài và các nhà hoạt động cùng chí hướng thành lập từ tháng Tư năm 2013 với mục tiêu được ghi rõ là “bảo vệ các quyền con người đã được Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế thừa nhận” và “vận động xây dựng một xã hội dân chủ tiến bộ, công bằng và văn minh tại Việt Nam.” Nhóm này cung cấp một mạng lưới cho các nhà hoạt động trong và ngoài nước Việt Nam, những người muốn vận động cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam.
Bảy thành viên của nhóm – Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội, Trần Thị Xuân, Nguyễn Văn Túc và Nguyễn Trung Trực – đang phải thụ án tù nhiều năm về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của bộ luật hình sự. Hai thành viên khác, Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà, bị đưa thẳng từ nhà giam đi lưu vong tại Đức.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử ông Trần Đức Thạch có bề dày “thành tích” xử các nhà bất đồng chính kiến rất nặng nề. Thẩm phán Trần Ngọc Sơn và thẩm phán Vi Văn Chắt đã từng kết tội và xử án tù giam rất nặng đối với một số nhà vận động dân chủ. Tháng Mười hai năm 2011, ông Vi Văn Chắt chủ tọa phiên tòa xử blogger Hồ Thị Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tôn về tội tuyên truyền chống nhà nước. Hai người bị kết luận có tội và phải nhận các mức án lần lượt là năm và hai năm tù. Tháng Giêng năm 2013, Trần Ngọc Sơn và Vi Văn Chắt là chủ tọa và thẩm phán trong phiên tòa xử 14 nhà hoạt động dân chủ, rồi kết luận họ có tội và xử mức án lên tới 13 năm tù. Tháng Tám năm 2018, hai vị này lại làm chủ tọa và thẩm phán trong phiên xử nhà vận động dân chủ Lê Đình Lượng và kết án ông 20 năm tù.
“Các tòa án Việt Nam đáng lẽ phải bảo vệ quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác, chứ không phải để củng cố địa vị độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản,” ông Sifton nói. “Ông Trần Đức Thạch sẽ không có được một phiên xử công bằng, vì Việt Nam hiện không có nền tư pháp độc lập và công chính.”
November 26, 2020
Việt Nam: Hãy phóng thích thi sĩ bất đồng chính kiến
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Cựu tù nhân chính trị Trần Đức Thạch lại phải đối mặt với án tù giam
(New York) – Hôm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng nhà cầm quyền Việt Nam nên ngay lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích nhà bất đồng chính kiến, nhà thơ Trần Đức Thạch. Ngày 23 tháng Tư năm 2020, công an Việt Nam bắt giữ Trần Đức Thạch, một nhà bất đồng chính kiến có thâm niên ở Việt Nam, vì liên quan tới một nhóm ủng hộ dân chủ. Ông bị cáo buộc tội lật đổ và dự kiến sẽ bị đưa ra tòa vào ngày 30 tháng Mười một.
“Chính quyền Việt Nam muốn trừng phạt ông Trần Đức Thạch vì những việc ông đã làm để thúc đẩy nhân quyền và công lý, chụp mũ các hành vi thực thi quyền tự do ngôn luận của ông là tội hình sự,” ông John Sifton, giám đốc vận động châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. “Chính phủ các nước cần nêu quan ngại trước khi diễn ra phiên tòa xử ông và kêu gọi phóng thích ông Thạch.”
Từ khi bắt giữ ông Trần Đức Thạch, nhà cầm quyền không cho ông gặp luật sư cho tới tận ngày mồng 5 tháng Mười một, và lúc đó cũng chỉ được gặp dưới sự giám sát của công an. Luật sư bào chữa cho ông Thạch, Hà Huy Sơn, kể với báo chí rằng ông còn không được sao chụp các văn bản cáo trạng của ông Trần Đức Thạch mà chỉ được ghi chép bằng tay.
Ông Trần Đức Thạch, 69 tuổi, đã viết hàng trăm bài thơ, một tiểu thuyết và nhiều bài báo, đa số lên án nạn tham nhũng, bất công và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Là một cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông từng là hội viên Hội Nhà văn tỉnh Nghệ An. Cuốn tiểu thuyết viết năm 1988 của ông, Đôi bạn tù, tả về tính tùy tiện của hệ thống pháp luật Việt Nam và điều kiện giam giữ vô nhân trong các nhà tù Việt Nam. Các bài thơ đã xuất bản trong tập thơ có tiêu đề Điều chưa thấy nói về cuộc sống không có tự do và công lý.
Hồi ký ngắn của ông, Hố chôn người ám ảnh, kể lại câu chuyện bộ đội miền Bắc thảm sát hàng loạt thường dân ở ấp Tân Lập, tỉnh Đồng Nai hồi tháng Tư năm 2975 mà ông từng chứng kiến.
His short memoir, Ho chon nguoi am anh (A Haunting Collective Grave), retells the story of the mass killing of civilians by northern army soldiers at Tan Lap hamlet in Dong Nai province in April 1975, which he witnessed.
Nhà cầm quyền không ngừng sách nhiễu ông kể từ năm 1975. Năm 1978, để phản đối tình trạng bị ngược đãi, ông đã tự thiêu và bị bỏng nặng. Năm 2008, ông tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc và bị bắt hồi tháng Chín năm đó. Ông bị cáo buộc đã viết “nhiều bài có nội dung xuyên tạc sự thật, vu cáo, nói xấu Đảng và Nhà nước đăng tải trên tờ bán nguyệt san Tổ quốc,” một tạp chí bất đồng chính kiến xuất bản ngầm. Tháng Mười năm 2009, một tòa án xử ông có tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 của bộ luật hình sự. Ông bị kết án ba năm tù.
Sau khi thi hành xong án tù vào năm 2011, ông Trần Đức Thạch lại tiếp tục phê phán Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam. Ông tham gia Hội Anh em Dân chủ từ tháng Tư năm 2013. Ngày 23 tháng Tư năm 2020, công an bắt ông ở tỉnh Nghệ An và cáo buộc ông tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 109 của bộ luật hình sự. Trần Đức Thạch là thành viên thứ mười của Hội Anh em Dân chủ bị bắt trong mấy năm gần đây.
Hội Anh em Dân chủ, được nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Văn Đài và các nhà hoạt động cùng chí hướng thành lập từ tháng Tư năm 2013 với mục tiêu được ghi rõ là “bảo vệ các quyền con người đã được Hiến pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế thừa nhận” và “vận động xây dựng một xã hội dân chủ tiến bộ, công bằng và văn minh tại Việt Nam.” Nhóm này cung cấp một mạng lưới cho các nhà hoạt động trong và ngoài nước Việt Nam, những người muốn vận động cho dân chủ và nhân quyền Việt Nam.
Bảy thành viên của nhóm – Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội, Trần Thị Xuân, Nguyễn Văn Túc và Nguyễn Trung Trực – đang phải thụ án tù nhiều năm về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 của bộ luật hình sự. Hai thành viên khác, Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà, bị đưa thẳng từ nhà giam đi lưu vong tại Đức.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử ông Trần Đức Thạch có bề dày “thành tích” xử các nhà bất đồng chính kiến rất nặng nề. Thẩm phán Trần Ngọc Sơn và thẩm phán Vi Văn Chắt đã từng kết tội và xử án tù giam rất nặng đối với một số nhà vận động dân chủ. Tháng Mười hai năm 2011, ông Vi Văn Chắt chủ tọa phiên tòa xử blogger Hồ Thị Bích Khương và mục sư Nguyễn Trung Tôn về tội tuyên truyền chống nhà nước. Hai người bị kết luận có tội và phải nhận các mức án lần lượt là năm và hai năm tù. Tháng Giêng năm 2013, Trần Ngọc Sơn và Vi Văn Chắt là chủ tọa và thẩm phán trong phiên tòa xử 14 nhà hoạt động dân chủ, rồi kết luận họ có tội và xử mức án lên tới 13 năm tù. Tháng Tám năm 2018, hai vị này lại làm chủ tọa và thẩm phán trong phiên xử nhà vận động dân chủ Lê Đình Lượng và kết án ông 20 năm tù.
“Các tòa án Việt Nam đáng lẽ phải bảo vệ quyền tự do ngôn luận và các quyền con người khác, chứ không phải để củng cố địa vị độc tôn quyền lực của Đảng Cộng sản,” ông Sifton nói. “Ông Trần Đức Thạch sẽ không có được một phiên xử công bằng, vì Việt Nam hiện không có nền tư pháp độc lập và công chính.”