Theo nhận định của các nhà quan sát và các nhà hoạt động, tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2020 tiếp tục xuống dốc. Nhiều người cho rằng có hai nguyên nhân chính cho xu hướng này: một là đại dịch COVID-19 đã khiến quốc tế đặt trọng tâm vào các nỗ lực khắc phục hậu quả kinh tế và sức khỏe công cộng thay vì thúc dục Việt Nam về những vi phạm nhân quyền, và thứ hai là việc chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam thứ 13 sẽ diễn ra vào cuối tháng 1 năm 2021.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Châu Á (Human Rights Watch) nhận định ĐCSVN vẫn theo kịch bản xưa nay áp dụng trước các sự kiện lớn của Đảng:
“Quả là một năm rất tồi tệ đối với nhân quyền ở Việt Nam. Chắc chắn chúng ta sẽ thấy nhiều vụ bắt bớ và truy tố nữa diễn ra trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng tôi có thể khẳng định điều đó vì đây là mô hình đã được áp dụng thường xuyên khi các quan chức của Đảng đang muốn chứng tỏ họ cứng rắn, giữ gìn được quyền cai trị của đảng và đảm bảo rằng những người bất đồng chính kiến không đi quá xa”.
Nhà hoạt động Trương Minh Tam, một cựu TNLT và thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam, hiện định cư ở tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ, cũng nhìn nhận tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ trong năm nay. Ông nói:
“Có hai xu hướng rất rõ nét trong năm 2020. Tình trạng xấu đi rất là tồi tệ, đặc biệt tình trạng bắt bớ. Hàng loạt các nhà hoạt động nổi tiếng mà người ta nghĩ có thể không bị bắt, đã bị bắt, như anh Phạm Chí Dũng, anh Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Phạm Thành và đặc biệt là cô Phạm Đoan Trang. Việc bắt những người này cho thấy chỉ dấu là Đảng Cộng Sản VN, nhà cầm quyền VN, đã bất chấp pháp luật và dư luận quốc tế có xu hướng dùng bạo lực rất là rõ nét. Ngoài ra vụ việc Đồng Tâm cũng là một chỉ dấu cho thấy khả năng đối thoại giữa người dân và chính quyền đã không còn. Khả năng chính quyền kiểm soát các tình hình chính trị ở Việt Nam mang cái tính chất bạo lực rất rõ nét”.
Áp dụng bạo lực khốc liệt, tuyên những bản án nặng nề
Ngày 9 tháng 1, lực lượng chức năng của chính quyền CSVN với vài nghìn quân tấn công vào khu dân cư thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội, bắn chết người lãnh đạo tinh thần của làng là cụ Lê Đình Kình, sau đó bắt giữ 29 người dân vì bị ghép vào tội “giết người” qua cái chết của 3 công an một cách bất minh trong sự vụ, cũng như tội “chống người thi hành công vụ”.
Năm 2020 nhà cầm quyền đã bắt những người đấu tranh có tên tuổi và quá trình hoạt động lâu năm như ông Tam vừa nêu.
Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, bị bắt vào ngày 23 tháng 5. Ông Lê Hữu Minh Tuấn, thư ký của hội bị bắt vào ngày 12 tháng 6. Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch hội, đã bị bắt vào ngày 21 tháng 11 năm trước. Nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng tác giả của Báo Cáo Đồng Tâm (cùng với nhà hoạt động Will Nguyễn sống ở Hoa Kỳ), bị bắt vào ngày 6 tháng 10, chỉ ít giờ sau vòng đối thoại nhân quyền Việt- Mỹ thường niên kết thúc. Nhà báo độc lập Trương Châu Hữu Danh, người chống BOT “bẩn”, bị công an bắt giữ vào ngày 17 tháng 12.
Tổ chức Bảo vệ Ký Giả (CPJ) cho biết đến nay có 15 nhà báo bị giam giữ tại Việt Nam. Còn nhiều nhà hoạt động vì các quyền tự do khác, như quyền tự do tín ngưỡng, đã bị bắt, tuyên phạt với các bản án khắt khe, phải chịu chế độ quấy rối có hệ thống và kể cả bị ép cung, tra tấn.
Thống kê của các tổ chức theo dõi nhân quyền đều cho thấy tình trạng đàn áp khốc liệt trong năm qua. Tổ chức Ân xá Quốc tế trong báo công bố ngày 1 tháng 12, ghi nhận Việt Nam đang giam giữ ít nhất 170 tù nhân lương tâm, con số kỷ lục kể từ khi Ân xá Quốc tế bắt đầu theo dõi tình trạng TNLT tại Việt Nam.
Theo Người bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) con số TNLT hiện bị giam giữ còn cao hơn thế. Thống kê của tổ chức này cho rằng có ít nhất 260 TNLT đang trong lao tù Việt Nam. Ông Vũ Quốc Ngữ trong một cuộc phỏng vấn với Nhật báo Người Việt vào ngày 27 tháng 12 cho biết, năm 2020, Đảng CSVN bắt giữ 31 nhà hoạt động, chưa kể 29 dân oan đấu tranh cho đất của họ ở xã Đồng Tâm.
Ông Robertson của Human Rights Watch nói thêm, hơn cả các nước khác trong khu vực, chính quyền Việt Nam tuyên phạt những bản án ngày càng nặng nề cho những đòi hỏi rất cơ bản về quyền tự do dân sự và tự do chính trị:
“Việt Nam hình sự hóa điều này và thực sự đưa người vào tù lâu hơn hầu hết các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Việc này khiến Việt Nam trở thành một trong những chính quyền vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trong khu vực. Có hơn 150 tù nhân chính trị bị tù giam, nhiều người trong số họ đang phải thụ án tù rất dài, 8 năm, 10 năm, 12 năm hoặc hơn nữa”.
Tại phiên xét xử sơ thẩm 29 người dân Đồng Tâm, tòa đã tuyên 2 án tử hình, 1 án tù chung thân và những án tù khác.
Theo dữ liệu về TNLT tại Việt Nam của The 88 Project, năm 2020, chính quyền cũng đã tuyên án tù chung thân trong hai trường hợp người dân tộc H’Mông, là ông Sùng A Sính và Lầu A Lềnh. Hai người bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
Đối thoại là giải pháp?
Thế nhưng, nhà hoạt động Trương Minh Tam nói, ngoài xu hướng đàn áp và xử lý thô bạo của chính quyền đối với các nhà hoạt động nhân quyền cũng có một số lãnh vực đã đạt được kết quả cho quyền lợi cho người dân.
Ông nói: “Một xu hướng thứ hai cũng cần phải nhận thấy đó là trong rất nhiều các trường hợp khác, nếu như không mang tính chính trị một cách trọn nét thì Nhà nước Việt Nam, chính quyền địa phương lại tương đối có thể đối thoại được với người dân”.
Ông Tam nói, đặc biệt phong trào xã hội dân sự đã có một sự trưởng thành. Qua kinh nghiệm làm việc với những nhóm dân sự, người dân tộc H’Mong và người thượng ở Tây Nguyên, ông đã nhận thấy một số kết quả cụ thể:
“Nếu như ở vùng nào mà sử dụng phương thức đối thoại với chính quyền và buộc chính quyền phải ngồi xuống cùng đối thoại trong mức độ ôn hòa thì có nhiều khả năng cải thiện”.
Viển ảnh trong năm 2021
Để có viển ảnh thực tế về tình hình nhân quyền của Việt Nam trong năm tới, ông Tam nói cần phải xét lại thành quả của những năm trước. Ông phỏng đoán rằng chính quyền Việt Nam cũng đã nghiên cứu về phong trào đấu tranh dân chủ trong 10 năm qua và đã “bắt tẩy” được cách hoạt động của họ để từ đó có chính sách đàn áp tinh vi hơn.
“Theo dõi phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, phong trào đòi nhân quyền ở Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây thì tôi cảm thấy hơi tiếc là có vẻ như phong trào dậm chân tại chỗ. Nếu nói về mức độ thì có vẻ như là nó phát triển rất là mạnh mẽ, nhưng mà về tính chất và phương thức hoạt động thì trong vòng 10 năm qua nó không có sự thay đổi. Chúng ta chỉ quanh đi quẩn lại những việc như là lên tiếng ở trên mạng xã hội hoặc là tiến hành biểu tình. Trong khi đó thì các phương thức đấu tranh bất bạo động thì nó có thể lên tới gần 200 phương thức khác nhau mà chúng ta thì không áp dụng bất cứ một cái phương thức nào”.
Ông Tam cho rằng, năm 2020 cũng đã có nhiều cuộc tranh luận về các vấn đề chính trị trong và ngoài nước, và điều này có thể giúp phong trào trao dồi thêm về những vấn đề chính trị. Từ đó, ông nói, các nhà đấu tranh phải thay đổi phương thức hoạt động nếu muốn thay đổi viển ảnh cho tương lai trước mắt.
“Nếu như chúng ta không thay đổi các phương thức hoạt động thì tôi đánh giá là năm 2021 nó vẫn tiếp tục xấu đi rất nhiều. Và cái việc xấu này thì nó không phải xuất phát từ phía chính quyền Việt Nam mà nó do cái sự trì trệ của phong trào”.
December 31, 2020
Tình hình nhân quyền Việt Nam 2020: chính quyền bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Theo nhận định của các nhà quan sát và các nhà hoạt động, tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm 2020 tiếp tục xuống dốc. Nhiều người cho rằng có hai nguyên nhân chính cho xu hướng này: một là đại dịch COVID-19 đã khiến quốc tế đặt trọng tâm vào các nỗ lực khắc phục hậu quả kinh tế và sức khỏe công cộng thay vì thúc dục Việt Nam về những vi phạm nhân quyền, và thứ hai là việc chuẩn bị cho Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam thứ 13 sẽ diễn ra vào cuối tháng 1 năm 2021.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc tổ chức Theo dõi Nhân quyền khu vực Châu Á (Human Rights Watch) nhận định ĐCSVN vẫn theo kịch bản xưa nay áp dụng trước các sự kiện lớn của Đảng:
“Quả là một năm rất tồi tệ đối với nhân quyền ở Việt Nam. Chắc chắn chúng ta sẽ thấy nhiều vụ bắt bớ và truy tố nữa diễn ra trước Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Chúng tôi có thể khẳng định điều đó vì đây là mô hình đã được áp dụng thường xuyên khi các quan chức của Đảng đang muốn chứng tỏ họ cứng rắn, giữ gìn được quyền cai trị của đảng và đảm bảo rằng những người bất đồng chính kiến không đi quá xa”.
Nhà hoạt động Trương Minh Tam, một cựu TNLT và thành viên của phong trào Con Đường Việt Nam, hiện định cư ở tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ, cũng nhìn nhận tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ trong năm nay. Ông nói:
“Có hai xu hướng rất rõ nét trong năm 2020. Tình trạng xấu đi rất là tồi tệ, đặc biệt tình trạng bắt bớ. Hàng loạt các nhà hoạt động nổi tiếng mà người ta nghĩ có thể không bị bắt, đã bị bắt, như anh Phạm Chí Dũng, anh Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Phạm Thành và đặc biệt là cô Phạm Đoan Trang. Việc bắt những người này cho thấy chỉ dấu là Đảng Cộng Sản VN, nhà cầm quyền VN, đã bất chấp pháp luật và dư luận quốc tế có xu hướng dùng bạo lực rất là rõ nét. Ngoài ra vụ việc Đồng Tâm cũng là một chỉ dấu cho thấy khả năng đối thoại giữa người dân và chính quyền đã không còn. Khả năng chính quyền kiểm soát các tình hình chính trị ở Việt Nam mang cái tính chất bạo lực rất rõ nét”.
Áp dụng bạo lực khốc liệt, tuyên những bản án nặng nề
Ngày 9 tháng 1, lực lượng chức năng của chính quyền CSVN với vài nghìn quân tấn công vào khu dân cư thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội, bắn chết người lãnh đạo tinh thần của làng là cụ Lê Đình Kình, sau đó bắt giữ 29 người dân vì bị ghép vào tội “giết người” qua cái chết của 3 công an một cách bất minh trong sự vụ, cũng như tội “chống người thi hành công vụ”.
Năm 2020 nhà cầm quyền đã bắt những người đấu tranh có tên tuổi và quá trình hoạt động lâu năm như ông Tam vừa nêu.
Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, phó chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, bị bắt vào ngày 23 tháng 5. Ông Lê Hữu Minh Tuấn, thư ký của hội bị bắt vào ngày 12 tháng 6. Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch hội, đã bị bắt vào ngày 21 tháng 11 năm trước. Nhà báo Phạm Đoan Trang, đồng tác giả của Báo Cáo Đồng Tâm (cùng với nhà hoạt động Will Nguyễn sống ở Hoa Kỳ), bị bắt vào ngày 6 tháng 10, chỉ ít giờ sau vòng đối thoại nhân quyền Việt- Mỹ thường niên kết thúc. Nhà báo độc lập Trương Châu Hữu Danh, người chống BOT “bẩn”, bị công an bắt giữ vào ngày 17 tháng 12.
Tổ chức Bảo vệ Ký Giả (CPJ) cho biết đến nay có 15 nhà báo bị giam giữ tại Việt Nam. Còn nhiều nhà hoạt động vì các quyền tự do khác, như quyền tự do tín ngưỡng, đã bị bắt, tuyên phạt với các bản án khắt khe, phải chịu chế độ quấy rối có hệ thống và kể cả bị ép cung, tra tấn.
Thống kê của các tổ chức theo dõi nhân quyền đều cho thấy tình trạng đàn áp khốc liệt trong năm qua. Tổ chức Ân xá Quốc tế trong báo công bố ngày 1 tháng 12, ghi nhận Việt Nam đang giam giữ ít nhất 170 tù nhân lương tâm, con số kỷ lục kể từ khi Ân xá Quốc tế bắt đầu theo dõi tình trạng TNLT tại Việt Nam.
Theo Người bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) con số TNLT hiện bị giam giữ còn cao hơn thế. Thống kê của tổ chức này cho rằng có ít nhất 260 TNLT đang trong lao tù Việt Nam. Ông Vũ Quốc Ngữ trong một cuộc phỏng vấn với Nhật báo Người Việt vào ngày 27 tháng 12 cho biết, năm 2020, Đảng CSVN bắt giữ 31 nhà hoạt động, chưa kể 29 dân oan đấu tranh cho đất của họ ở xã Đồng Tâm.
Ông Robertson của Human Rights Watch nói thêm, hơn cả các nước khác trong khu vực, chính quyền Việt Nam tuyên phạt những bản án ngày càng nặng nề cho những đòi hỏi rất cơ bản về quyền tự do dân sự và tự do chính trị:
“Việt Nam hình sự hóa điều này và thực sự đưa người vào tù lâu hơn hầu hết các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Việc này khiến Việt Nam trở thành một trong những chính quyền vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trong khu vực. Có hơn 150 tù nhân chính trị bị tù giam, nhiều người trong số họ đang phải thụ án tù rất dài, 8 năm, 10 năm, 12 năm hoặc hơn nữa”.
Tại phiên xét xử sơ thẩm 29 người dân Đồng Tâm, tòa đã tuyên 2 án tử hình, 1 án tù chung thân và những án tù khác.
Theo dữ liệu về TNLT tại Việt Nam của The 88 Project, năm 2020, chính quyền cũng đã tuyên án tù chung thân trong hai trường hợp người dân tộc H’Mông, là ông Sùng A Sính và Lầu A Lềnh. Hai người bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
Đối thoại là giải pháp?
Thế nhưng, nhà hoạt động Trương Minh Tam nói, ngoài xu hướng đàn áp và xử lý thô bạo của chính quyền đối với các nhà hoạt động nhân quyền cũng có một số lãnh vực đã đạt được kết quả cho quyền lợi cho người dân.
Ông nói: “Một xu hướng thứ hai cũng cần phải nhận thấy đó là trong rất nhiều các trường hợp khác, nếu như không mang tính chính trị một cách trọn nét thì Nhà nước Việt Nam, chính quyền địa phương lại tương đối có thể đối thoại được với người dân”.
Ông Tam nói, đặc biệt phong trào xã hội dân sự đã có một sự trưởng thành. Qua kinh nghiệm làm việc với những nhóm dân sự, người dân tộc H’Mong và người thượng ở Tây Nguyên, ông đã nhận thấy một số kết quả cụ thể:
“Nếu như ở vùng nào mà sử dụng phương thức đối thoại với chính quyền và buộc chính quyền phải ngồi xuống cùng đối thoại trong mức độ ôn hòa thì có nhiều khả năng cải thiện”.
Viển ảnh trong năm 2021
Để có viển ảnh thực tế về tình hình nhân quyền của Việt Nam trong năm tới, ông Tam nói cần phải xét lại thành quả của những năm trước. Ông phỏng đoán rằng chính quyền Việt Nam cũng đã nghiên cứu về phong trào đấu tranh dân chủ trong 10 năm qua và đã “bắt tẩy” được cách hoạt động của họ để từ đó có chính sách đàn áp tinh vi hơn.
“Theo dõi phong trào đấu tranh dân chủ ở Việt Nam, phong trào đòi nhân quyền ở Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây thì tôi cảm thấy hơi tiếc là có vẻ như phong trào dậm chân tại chỗ. Nếu nói về mức độ thì có vẻ như là nó phát triển rất là mạnh mẽ, nhưng mà về tính chất và phương thức hoạt động thì trong vòng 10 năm qua nó không có sự thay đổi. Chúng ta chỉ quanh đi quẩn lại những việc như là lên tiếng ở trên mạng xã hội hoặc là tiến hành biểu tình. Trong khi đó thì các phương thức đấu tranh bất bạo động thì nó có thể lên tới gần 200 phương thức khác nhau mà chúng ta thì không áp dụng bất cứ một cái phương thức nào”.
Ông Tam cho rằng, năm 2020 cũng đã có nhiều cuộc tranh luận về các vấn đề chính trị trong và ngoài nước, và điều này có thể giúp phong trào trao dồi thêm về những vấn đề chính trị. Từ đó, ông nói, các nhà đấu tranh phải thay đổi phương thức hoạt động nếu muốn thay đổi viển ảnh cho tương lai trước mắt.
“Nếu như chúng ta không thay đổi các phương thức hoạt động thì tôi đánh giá là năm 2021 nó vẫn tiếp tục xấu đi rất nhiều. Và cái việc xấu này thì nó không phải xuất phát từ phía chính quyền Việt Nam mà nó do cái sự trì trệ của phong trào”.