Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 17/01/2021
Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Hậu Giang đã quyết định mở phiên toà sơ thẩm vào ngày 20/01 để xét xử nhà hoạt động môi trường Đinh Thị Thu Thủy với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, chỉ 5 ngày trước Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tòa án Nhân dân tỉnh Hậu Giang sẽ tiến hành xét xử và người mẹ đơn thân 39 tuổi phải đối mặt với án tù dài hạn. Trong nhiều vụ án gần đây, nhiều nhà hoạt động bị phạt tù từ 8 năm đến 15 năm với cùng cáo buộc này. Vào ngày 5/1, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết án ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) và tuyên phạt tổng cộng 37 năm tù giam và 9 năm quản chế, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, đồng sáng lập và chủ tịch của tổ chức, bị tuyên 15 năm tù.
Cô Thủy, người bị bắt vào ngày 18/4/2020 và không được tiếp xúc với gia đình và luật sư trong hơn 8 tháng, bị cáo buộc đăng và chia sẻ hàng chục bài báo với nội dung xuyên tạc chính sách của chế độ và nói xấu lãnh đạo đảng và nhà nước trên Facebook.
Ngày 14/1, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ ra thông cáo báo chí trong đó bốn Báo cáo viên đặc biệt của LHQ lên án việc Việt Nam kết tội Chủ tịch IJAVN Phạm Chí Dũng, Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thụy và thành viên trẻ Lê Hữu Minh Tuấn, và kêu gọi chế độ cộng sản Việt Nam sửa đổi Điều 117 của Bộ luật Hình sự vốn được Hà Nội sử dụng để bịt miệng giới bất đồng chính kiến trong nước nhưng không phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam. Họ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm ngay lập tức và vô điều kiện.
Trước đó một ngày, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) có trụ sở tại New York đã công bố Báo cáo Thế giới 2021, trong đó tổ chức nhân quyền này cho biết nhà cầm quyền Việt Nam đã gia tăng các hạn chế đối với các quyền chính trị và dân sự cơ bản vào năm 2020, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và lập hội. Việc thắt chặt các hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận dường như có liên quan đến Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong năm 2020, Việt Nam thường xuyên trừng phạt những người chỉ trích chính phủ hoặc tham gia các nhóm cổ vũ dân chủ hoặc nhân quyền, theo đó, Việt Nam đã bắt giữ hoặc truy tố một cách tùy tiện ít nhất 24 người với các cáo buộc mơ hồ về an ninh quốc gia, chẳng hạn như “Tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.”
Nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án 16 năm tù vì tội danh “lật đổ” chỉ vì đã viết các bài báo trực tuyến chỉ trích nhà nước cộng sản Việt Nam trong Trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An, đã phải nhập viện trong tình trạng sức khỏe suy kiệt sau 50 ngày tuyệt thực. Đây là thông tin gia đình ông nhận được từ Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Các nhà chức trách của Việt Nam vẫn chưa trả lời yêu cầu của gia đình ông về thông tin sức khỏe của ông.
Nhà hoạt động dân chủ Michael Minh Phuong Nguyen, người bị kết án 12 năm tù vì tội danh “lật đổ” nhưng đã được trả tự do và được phép trở về Mỹ vào tháng 10 năm ngoái, cho biết trong thời gian bị giam giữ ở Việt Nam, ông đã chứng kiến công dân Úc gốc Việt Châu Văn Khảm bị buộc lao động khổ sai nhiều giờ trong trại tù Thủ Đức, tỉnh Bình Thuận, nơi ông đang thụ án 12 năm tù. Ông Khảm, 71 tuổi, là thành viên của tổ chức Việt Tân có trụ sở tại Mỹ. Vào đầu năm 2019, ông bị bắt tại Sài Gòn và sau đó bị kết tội khủng bố trong khi hai người bạn Việt Nam của ông là Nguyễn Văn Viên và Trần Văn Quyền lần lượt bị tuyên án 11 và 10 năm.
===== 11/01 =====
Một nghi phạm tử vong trong trại giam Chí Hoà, công an nói chết vì tự sát
Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin một nghi phạm liên quan đến một vụ gây rối trật tự công cộng đã tử vong khi bị tạm giam ở trại giam Chí Hoà thuộc sở công an thành phố Sài Gòn. Phía công an nói nghi phạm Dương Quốc Minh, 23 tuổi, chết vì tự sát.
Báo Tuổi Trẻ viết ông Minh bị bắt bởi công an cộng sản Quận 1 và đưa về giam ở Chí Hoà từ ngày 6/11/2019. Đến tối ngày 06/01 vừa qua, gia đình nhận được thông báo từ phía công an rằng ông Minh đã tự tử và yêu cầu gia đình đến nhận thi thể.
Gia đình nhìn thấy nhiều vết bầm tím trên thi thể của ông Minh khi đến nhận xác tại Trung tâm pháp y Sài Gòn. Gia đình nghi ngờ về cái chết của ông nên đã gửi đơn trình báo đến nhà cầm quyền thành phố để đề nghị điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông.
Mặc dù cộng sản Việt Nam đã ký Công ước chống tra tấn từ năm 2013, việc tra tấn và hành hạ tù nhân và nghi phạm vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương của Việt Nam. Trong nhiều trường hợp dẫn đến cái chết của nạn nhân và công an thường thông báo với gia đình họ là họ chết vì tự tử hay bệnh lý.
Theo truyền thông nhà nước và thống kê của một số tổ chức nhân quyền, mỗi năm có hàng chục người bị chết trong các trại giam ở Việt Nam, và gia đình của nhiều nạn nhân nghi ngờ rằng họ bị tra tấn đến chết. Cho tới nay, chỉ có vài sỹ quan công an bị truy cứu trách nhiệm vì tra tấn tù nhân, số còn lại được chế độ bao che.
Trong nhiều vụ án, nhiều người thoát khỏi án tử hình sau khi được minh oan nói họ bị công an tra tấn buộc phải nhận tội giết người và khai theo kịch bản mà điều tra viên dựng lên.
===== 12/01 =====
Hoa Kỳ và EU bày tỏ lo ngại về việc cộng sản Việt Nam y án đối với 4 thành viên nhóm Hiến Pháp
Ngày 12/01, Liên minh Châu ÂU (EU) và Hoa Kỳ lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam giữ nguyên bản án tù nặng nề đối với 4 thành viên của nhóm Hiến Pháp trong phiên toà phúc thẩm ngày 08/01.
Trong tuyên bố của mình, Phái đoàn EU tại Việt Nam nói rằng phán quyết của Toà án cộng sản cấp cao tại Sài Gòn vào tuần trước “khẳng định một xu hướng đáng lo ngại nhằm thu hẹp không gian cho tự do ngôn luận, tự do nhóm họp và tự do lập hội trong nước.” EU cũng kêu gọi cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bốn thành viên nhóm Hiến pháp vừa bị y án và những người bảo vệ nhân quyền khác bị bỏ tù vì đã bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.
Trong khi đó, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bảo đảm các hành động của mình nhất quán với các quy định về quyền con người trong hiến pháp Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế.
Trước đó, cả Hoa Kỳ và EU đều tỏ ra bất bình với việc cộng sản Việt Nam kết tội 3 thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và kết án họ tổng cộng 37 năm tù giam cùng 9 năm quản chế, một bản án nặng nề áp dụng lên Chủ tịch Phạm Chí Dũng, Phó chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ và cây viết trẻ Lê Hữu Minh Tuấn trong phiên toà ngày 05/01.
Bên cạnh việc kết án 7 nhà hoạt động thuộc 2 nhóm trên, cộng sản Việt Nam còn giam giữ trong thời gian điều tra nhiều nhà hoạt động nhân quyền như Phạm Đoan Trang, Đinh Thị Thu Thuỷ và Phạm Thành, cùng về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” với mức án có thể lên đến 20 năm tù giam.
——————–
Cựu TNLT nói ông Châu Văn Khảm bị ép lao động khổ sai trong nhà tù Việt Nam
Cựu tù nhân lương tâm Michael Minh Phương Nguyễn cho biết ông chứng kiến nhà hoạt động dân chủ Châu Văn Khảm bị buộc phải lao động khổ sai trong khi đang thi hành án tù 12 năm ở Việt Nam.
Ông Phương, người bị cộng sản Việt Nam kết án tù 12 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” và mới được cộng sản Việt Nam phóng thích vào cuối tháng 10 năm ngoái, cùng bị giam chung với ông Khảm ở một trại giam cách Sài Gòn 3 giờ đi xe hơi. Ông Khảm- người Úc gốc Việt, cũng bị kết án 12 năm tù về tội danh “hoạt động khủng bố” vào tháng 11 năm 2019 khi ông đã 70 tuổi. Ông là thành viên của tổ chức Việt Tân, một nhóm đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam coi là một tổ chức khủng bố.
Theo hãng tin ABC của Úc, trong bức thư gửi Ngoại trưởng Úc Marise Payne, ông Phương nói rằng các điều kiện trong nhà tù đang “ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần” của ông Khảm, và ông lo ngại cho an sinh của ông Khảm do ông Khảm phải lao động khổ nhọc dài giờ, lương thực thiếu thốn, và không được chăm sóc sức khỏe đúng mức.
Ông Phương bị bắt đầu tháng 7 năm 2018 nhưng chỉ phải bị cầm tù hơn 2 năm nhờ có sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ. Trong khi đó, cho dù có nhiều chính trị gia và tổ chức nhân quyền kêu gọi chính phủ Úc gây sức ép lên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, ông Khảm vẫn chưa được trả tự do.
Ông Khảm từng là sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng hòa. Ông vượt biển đến Úc tị nạn vào năm 1982. Ông bị bắt vào tháng 1 năm 2019 khi nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam bằng giấy tờ giả và gặp gỡ một số thành viên Hội Anh em Dân chủ.
===== 13/01 =====
HRW: Cộng sản Việt Nam gia tăng vi phạm nhân quyền trong năm 2020
Ngày 13/01, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) công bố báo cáo nhân quyền năm 2021 trong đó nhấn mạnh nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gia tăng hạn chế các quyền dân sự và chính trị cơ bản của người dân, đặc biệt quyền tự do biểu đạt, tự do hội họp trong năm vừa qua.
HRW nói việc cộng sản Việt Nam siết chặt hạn chế tự do biểu đạt dường như có liên quan đến đại hội 13 của đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 25/01 đến 02/02 với việc liên tiếp trừng phạt những người lên tiếng chỉ trích chế độhoặc những người tham gia các nhóm cổ xúy cho dân chủ và nhân quyền.
Báo cáo nói cộng sản Việt Nam tùy tiện bắt giam hoặc truy tố ít nhất 28 người với cáo buộc vi phạm những cáo buộc an ninh quốc gia mơ hồ và thái quá như “tuyên truyền chống Nhà nước” hoặc “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm hại lợi ích Nhà nước” …
HRW nhận định năm 2020 là một năm khủng khiếp khác nữa đối với tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Suốt năm qua, an ninh cộng sản Việt Nam đã tiến hành bắt một số tiếng nói đối lập mạnh mẽ và giam giữ những người bày tỏ quan điểm cũng như thực hành quyền căn bản tự do biểu đạt của họ. Thêm vào đó, Hà Nội tiếp tục chặn truy cập vào những trang chủ chính trị độc lập và áp lực buộc các mạng xã hội đóng tài khoản, xoá các bài viết và video clips chỉ trích chế độ.
HRW nói cộng sản Việt Nam sợ dân chủ, sợ truyền thông độc lập và tự do. HRW kêu gọi các nhà tài trợ và đối tác với cộng sản Việt Nam cần công khai bày tỏ quan ngại về thành tích nhân quyền tồi tệ và thúc ép cộng sản Việt Nam thực thi những cam kết quốc tế mà Hà Nội đã ký kết.
——————–
TNLT Trần Huỳnh Duy Thức được đưa đi cấp cứu sau nhiều ngày tuyệt thực
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm tại Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), đã được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện sau khoảng 50 ngày ông này tuyệt thực.
Đây là thông tin mà gia đình ông nhận được từ cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông Thức đã tiến hành tuyệt thực từ ngày 24/11/2020 để yêu cầu Tòa án Nhân dân Tối cao trả lời đơn đề nghị của ông về việc giảm án theo Bộ luật Hình sự 2015. Năm 2010, ông bị kết án tù 16 năm với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Gia đình ông có đơn đề nghị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cung cấp thông tin về sức khoẻ của ông, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Đọc chi tiết tại đây: Gia đình: Đại sứ quán Mỹ cho biết Trại 6 đưa TNLT Trần Huỳnh Duy Thức cấp cứu sau nhiều ngày tuyệt thực
===== 14/01 =====
Chuyên gia nhân quyền LHQ chỉ trích việc Việt Nam kết án 3 nhà báo độc lập, kêu họi Hà Nội huỷ tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”
Ngày 14/01, Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) ra thông cáo báo chí chỉ trích việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án 3 thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, coi đây là sự đàn áp trắng trợn của báo chí độc lập mà còn là một nỗ lực rõ ràng để tạo ra một hiệu ứng sợ hãi cho những người muốn chỉ trích chế độ.
Thông cáo của Báo cáo viên đặc biệt về tự do ngôn luận, về tình trạng người bảo vệ nhân quyền, văn hoá và lập hội và tụ tập ôn hoà nói rằng các bản án dành cho các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn là một phần của xu hướng gia tăng truy tố, giam giữ tùy tiện, trả thù, đối xử tệ và xét xử không công bằng nhắm vào các nhà báo độc lập, blogger, nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.
Thông cáo bày tỏ sự lo ngại về việc cộng sản Việt Nam tiếp tục sử dụng Điều 117 của Bộ luât Hình sự nhằm mục đích bịt miệng những người tìm cách thực hiện quyền con người để tự do bày tỏ quan điểm và chia sẻ thông tin với những người khác. Theo đó, điều luật này không phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của cộng sản Việt Nam và cần được sửa đổi.
Các chuyên gia nhân quyền kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho 3 nhà báo độc lập và các tù nhân lương tâm khác, những người bị bắt giữ và giam cầm bằng các bản án hà khắc chỉ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận.
===== 15/01 =====
Nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 20/01
Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Hậu Giang sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm vào ngày 20.01 để xét xử nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự với mức án từ 7 đến 12 năm tù giam nếu bị kết tội.
Nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ, người bị bắt vào ngày 18/4 năm ngoái, bị cáo buộc có nhiều bài viết trên Facebook có nội dung chống chế độ. Bà có khả năng phải nhận mức án nhiều năm tù giống như nhiều nhà hoạt động bị xét xử gần đây.
Là một kỹ sư thuỷ sản, bà thường đưa các tin tức về nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và các tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Bà cũng tham gia biểu tình ở Sài Gòn ngày 10/06/2018 để phản đối 2 dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Khi đó, bà bị bắt, bị đánh đập nhiều ngày trước khi được trả tự do.
Như trong nhiều vụ án chính trị khác, bà bị giam giữ không được gặp người thân và luật sư kể từ khi bị bắt đến tháng 11 năm ngoái, khi lần đầu tiên bà được gặp gia đình. Một tháng sau đó, bà được tiếp xúc với luật sư khi quá trình điều tra đã kết thúc và hồ sơ chuyển sang viện kiểm sát.
Trường hợp bắt giữ bà là một trong nhiều vụ vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam mà nhiều báo cáo nhân quyền quốc tế nhắc đến, trong đó có báo cáo của tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch).
Trong thông cáo báo chí ngày 14/01 vừa qua, Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc (OHCHR) kêu gọi cộng sản Việt Nam tuân thủ các cam kết quốc tế về nhân quyền và sửa đổi Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì điều khoản này vi phạm quyền tự do ngôn luận phổ quát.
====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây
January 18, 2021
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 3 từ ngày 11/01 đến 17/01/2021: Nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ sẽ bị xét xử vào ngày 20/01
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 17/01/2021
Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Hậu Giang đã quyết định mở phiên toà sơ thẩm vào ngày 20/01 để xét xử nhà hoạt động môi trường Đinh Thị Thu Thủy với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, chỉ 5 ngày trước Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tòa án Nhân dân tỉnh Hậu Giang sẽ tiến hành xét xử và người mẹ đơn thân 39 tuổi phải đối mặt với án tù dài hạn. Trong nhiều vụ án gần đây, nhiều nhà hoạt động bị phạt tù từ 8 năm đến 15 năm với cùng cáo buộc này. Vào ngày 5/1, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết án ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) và tuyên phạt tổng cộng 37 năm tù giam và 9 năm quản chế, tiến sĩ Phạm Chí Dũng, đồng sáng lập và chủ tịch của tổ chức, bị tuyên 15 năm tù.
Cô Thủy, người bị bắt vào ngày 18/4/2020 và không được tiếp xúc với gia đình và luật sư trong hơn 8 tháng, bị cáo buộc đăng và chia sẻ hàng chục bài báo với nội dung xuyên tạc chính sách của chế độ và nói xấu lãnh đạo đảng và nhà nước trên Facebook.
Ngày 14/1, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ ra thông cáo báo chí trong đó bốn Báo cáo viên đặc biệt của LHQ lên án việc Việt Nam kết tội Chủ tịch IJAVN Phạm Chí Dũng, Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thụy và thành viên trẻ Lê Hữu Minh Tuấn, và kêu gọi chế độ cộng sản Việt Nam sửa đổi Điều 117 của Bộ luật Hình sự vốn được Hà Nội sử dụng để bịt miệng giới bất đồng chính kiến trong nước nhưng không phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Việt Nam. Họ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm ngay lập tức và vô điều kiện.
Trước đó một ngày, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) có trụ sở tại New York đã công bố Báo cáo Thế giới 2021, trong đó tổ chức nhân quyền này cho biết nhà cầm quyền Việt Nam đã gia tăng các hạn chế đối với các quyền chính trị và dân sự cơ bản vào năm 2020, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận và lập hội. Việc thắt chặt các hạn chế đối với quyền tự do ngôn luận dường như có liên quan đến Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong năm 2020, Việt Nam thường xuyên trừng phạt những người chỉ trích chính phủ hoặc tham gia các nhóm cổ vũ dân chủ hoặc nhân quyền, theo đó, Việt Nam đã bắt giữ hoặc truy tố một cách tùy tiện ít nhất 24 người với các cáo buộc mơ hồ về an ninh quốc gia, chẳng hạn như “Tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lợi dụng quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước.”
Nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án 16 năm tù vì tội danh “lật đổ” chỉ vì đã viết các bài báo trực tuyến chỉ trích nhà nước cộng sản Việt Nam trong Trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An, đã phải nhập viện trong tình trạng sức khỏe suy kiệt sau 50 ngày tuyệt thực. Đây là thông tin gia đình ông nhận được từ Toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. Các nhà chức trách của Việt Nam vẫn chưa trả lời yêu cầu của gia đình ông về thông tin sức khỏe của ông.
Nhà hoạt động dân chủ Michael Minh Phuong Nguyen, người bị kết án 12 năm tù vì tội danh “lật đổ” nhưng đã được trả tự do và được phép trở về Mỹ vào tháng 10 năm ngoái, cho biết trong thời gian bị giam giữ ở Việt Nam, ông đã chứng kiến công dân Úc gốc Việt Châu Văn Khảm bị buộc lao động khổ sai nhiều giờ trong trại tù Thủ Đức, tỉnh Bình Thuận, nơi ông đang thụ án 12 năm tù. Ông Khảm, 71 tuổi, là thành viên của tổ chức Việt Tân có trụ sở tại Mỹ. Vào đầu năm 2019, ông bị bắt tại Sài Gòn và sau đó bị kết tội khủng bố trong khi hai người bạn Việt Nam của ông là Nguyễn Văn Viên và Trần Văn Quyền lần lượt bị tuyên án 11 và 10 năm.
===== 11/01 =====
Một nghi phạm tử vong trong trại giam Chí Hoà, công an nói chết vì tự sát
Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin một nghi phạm liên quan đến một vụ gây rối trật tự công cộng đã tử vong khi bị tạm giam ở trại giam Chí Hoà thuộc sở công an thành phố Sài Gòn. Phía công an nói nghi phạm Dương Quốc Minh, 23 tuổi, chết vì tự sát.
Báo Tuổi Trẻ viết ông Minh bị bắt bởi công an cộng sản Quận 1 và đưa về giam ở Chí Hoà từ ngày 6/11/2019. Đến tối ngày 06/01 vừa qua, gia đình nhận được thông báo từ phía công an rằng ông Minh đã tự tử và yêu cầu gia đình đến nhận thi thể.
Gia đình nhìn thấy nhiều vết bầm tím trên thi thể của ông Minh khi đến nhận xác tại Trung tâm pháp y Sài Gòn. Gia đình nghi ngờ về cái chết của ông nên đã gửi đơn trình báo đến nhà cầm quyền thành phố để đề nghị điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông.
Mặc dù cộng sản Việt Nam đã ký Công ước chống tra tấn từ năm 2013, việc tra tấn và hành hạ tù nhân và nghi phạm vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương của Việt Nam. Trong nhiều trường hợp dẫn đến cái chết của nạn nhân và công an thường thông báo với gia đình họ là họ chết vì tự tử hay bệnh lý.
Theo truyền thông nhà nước và thống kê của một số tổ chức nhân quyền, mỗi năm có hàng chục người bị chết trong các trại giam ở Việt Nam, và gia đình của nhiều nạn nhân nghi ngờ rằng họ bị tra tấn đến chết. Cho tới nay, chỉ có vài sỹ quan công an bị truy cứu trách nhiệm vì tra tấn tù nhân, số còn lại được chế độ bao che.
Trong nhiều vụ án, nhiều người thoát khỏi án tử hình sau khi được minh oan nói họ bị công an tra tấn buộc phải nhận tội giết người và khai theo kịch bản mà điều tra viên dựng lên.
===== 12/01 =====
Hoa Kỳ và EU bày tỏ lo ngại về việc cộng sản Việt Nam y án đối với 4 thành viên nhóm Hiến Pháp
Ngày 12/01, Liên minh Châu ÂU (EU) và Hoa Kỳ lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam giữ nguyên bản án tù nặng nề đối với 4 thành viên của nhóm Hiến Pháp trong phiên toà phúc thẩm ngày 08/01.
Trong tuyên bố của mình, Phái đoàn EU tại Việt Nam nói rằng phán quyết của Toà án cộng sản cấp cao tại Sài Gòn vào tuần trước “khẳng định một xu hướng đáng lo ngại nhằm thu hẹp không gian cho tự do ngôn luận, tự do nhóm họp và tự do lập hội trong nước.” EU cũng kêu gọi cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho bốn thành viên nhóm Hiến pháp vừa bị y án và những người bảo vệ nhân quyền khác bị bỏ tù vì đã bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.
Trong khi đó, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bảo đảm các hành động của mình nhất quán với các quy định về quyền con người trong hiến pháp Việt Nam cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế.
Trước đó, cả Hoa Kỳ và EU đều tỏ ra bất bình với việc cộng sản Việt Nam kết tội 3 thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và kết án họ tổng cộng 37 năm tù giam cùng 9 năm quản chế, một bản án nặng nề áp dụng lên Chủ tịch Phạm Chí Dũng, Phó chủ tịch Nguyễn Tường Thuỵ và cây viết trẻ Lê Hữu Minh Tuấn trong phiên toà ngày 05/01.
Bên cạnh việc kết án 7 nhà hoạt động thuộc 2 nhóm trên, cộng sản Việt Nam còn giam giữ trong thời gian điều tra nhiều nhà hoạt động nhân quyền như Phạm Đoan Trang, Đinh Thị Thu Thuỷ và Phạm Thành, cùng về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” với mức án có thể lên đến 20 năm tù giam.
——————–
Cựu TNLT nói ông Châu Văn Khảm bị ép lao động khổ sai trong nhà tù Việt Nam
Cựu tù nhân lương tâm Michael Minh Phương Nguyễn cho biết ông chứng kiến nhà hoạt động dân chủ Châu Văn Khảm bị buộc phải lao động khổ sai trong khi đang thi hành án tù 12 năm ở Việt Nam.
Ông Phương, người bị cộng sản Việt Nam kết án tù 12 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chế độ” và mới được cộng sản Việt Nam phóng thích vào cuối tháng 10 năm ngoái, cùng bị giam chung với ông Khảm ở một trại giam cách Sài Gòn 3 giờ đi xe hơi. Ông Khảm- người Úc gốc Việt, cũng bị kết án 12 năm tù về tội danh “hoạt động khủng bố” vào tháng 11 năm 2019 khi ông đã 70 tuổi. Ông là thành viên của tổ chức Việt Tân, một nhóm đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam coi là một tổ chức khủng bố.
Theo hãng tin ABC của Úc, trong bức thư gửi Ngoại trưởng Úc Marise Payne, ông Phương nói rằng các điều kiện trong nhà tù đang “ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất và tinh thần” của ông Khảm, và ông lo ngại cho an sinh của ông Khảm do ông Khảm phải lao động khổ nhọc dài giờ, lương thực thiếu thốn, và không được chăm sóc sức khỏe đúng mức.
Ông Phương bị bắt đầu tháng 7 năm 2018 nhưng chỉ phải bị cầm tù hơn 2 năm nhờ có sự can thiệp của chính phủ Hoa Kỳ. Trong khi đó, cho dù có nhiều chính trị gia và tổ chức nhân quyền kêu gọi chính phủ Úc gây sức ép lên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, ông Khảm vẫn chưa được trả tự do.
Ông Khảm từng là sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng hòa. Ông vượt biển đến Úc tị nạn vào năm 1982. Ông bị bắt vào tháng 1 năm 2019 khi nhập cảnh từ Campuchia vào Việt Nam bằng giấy tờ giả và gặp gỡ một số thành viên Hội Anh em Dân chủ.
===== 13/01 =====
HRW: Cộng sản Việt Nam gia tăng vi phạm nhân quyền trong năm 2020
Ngày 13/01, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch- HRW) công bố báo cáo nhân quyền năm 2021 trong đó nhấn mạnh nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam gia tăng hạn chế các quyền dân sự và chính trị cơ bản của người dân, đặc biệt quyền tự do biểu đạt, tự do hội họp trong năm vừa qua.
HRW nói việc cộng sản Việt Nam siết chặt hạn chế tự do biểu đạt dường như có liên quan đến đại hội 13 của đảng cộng sản Việt Nam sẽ diễn ra từ ngày 25/01 đến 02/02 với việc liên tiếp trừng phạt những người lên tiếng chỉ trích chế độhoặc những người tham gia các nhóm cổ xúy cho dân chủ và nhân quyền.
Báo cáo nói cộng sản Việt Nam tùy tiện bắt giam hoặc truy tố ít nhất 28 người với cáo buộc vi phạm những cáo buộc an ninh quốc gia mơ hồ và thái quá như “tuyên truyền chống Nhà nước” hoặc “lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm hại lợi ích Nhà nước” …
HRW nhận định năm 2020 là một năm khủng khiếp khác nữa đối với tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Suốt năm qua, an ninh cộng sản Việt Nam đã tiến hành bắt một số tiếng nói đối lập mạnh mẽ và giam giữ những người bày tỏ quan điểm cũng như thực hành quyền căn bản tự do biểu đạt của họ. Thêm vào đó, Hà Nội tiếp tục chặn truy cập vào những trang chủ chính trị độc lập và áp lực buộc các mạng xã hội đóng tài khoản, xoá các bài viết và video clips chỉ trích chế độ.
HRW nói cộng sản Việt Nam sợ dân chủ, sợ truyền thông độc lập và tự do. HRW kêu gọi các nhà tài trợ và đối tác với cộng sản Việt Nam cần công khai bày tỏ quan ngại về thành tích nhân quyền tồi tệ và thúc ép cộng sản Việt Nam thực thi những cam kết quốc tế mà Hà Nội đã ký kết.
——————–
TNLT Trần Huỳnh Duy Thức được đưa đi cấp cứu sau nhiều ngày tuyệt thực
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, người đang thụ án tù 16 năm tại Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), đã được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện sau khoảng 50 ngày ông này tuyệt thực.
Đây là thông tin mà gia đình ông nhận được từ cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Ông Thức đã tiến hành tuyệt thực từ ngày 24/11/2020 để yêu cầu Tòa án Nhân dân Tối cao trả lời đơn đề nghị của ông về việc giảm án theo Bộ luật Hình sự 2015. Năm 2010, ông bị kết án tù 16 năm với cáo buộc hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Gia đình ông có đơn đề nghị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cung cấp thông tin về sức khoẻ của ông, nhưng chưa nhận được phản hồi.
Đọc chi tiết tại đây: Gia đình: Đại sứ quán Mỹ cho biết Trại 6 đưa TNLT Trần Huỳnh Duy Thức cấp cứu sau nhiều ngày tuyệt thực
===== 14/01 =====
Chuyên gia nhân quyền LHQ chỉ trích việc Việt Nam kết án 3 nhà báo độc lập, kêu họi Hà Nội huỷ tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”
Ngày 14/01, Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) ra thông cáo báo chí chỉ trích việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam kết án 3 thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, coi đây là sự đàn áp trắng trợn của báo chí độc lập mà còn là một nỗ lực rõ ràng để tạo ra một hiệu ứng sợ hãi cho những người muốn chỉ trích chế độ.
Thông cáo của Báo cáo viên đặc biệt về tự do ngôn luận, về tình trạng người bảo vệ nhân quyền, văn hoá và lập hội và tụ tập ôn hoà nói rằng các bản án dành cho các ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn là một phần của xu hướng gia tăng truy tố, giam giữ tùy tiện, trả thù, đối xử tệ và xét xử không công bằng nhắm vào các nhà báo độc lập, blogger, nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.
Thông cáo bày tỏ sự lo ngại về việc cộng sản Việt Nam tiếp tục sử dụng Điều 117 của Bộ luât Hình sự nhằm mục đích bịt miệng những người tìm cách thực hiện quyền con người để tự do bày tỏ quan điểm và chia sẻ thông tin với những người khác. Theo đó, điều luật này không phù hợp với nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của cộng sản Việt Nam và cần được sửa đổi.
Các chuyên gia nhân quyền kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho 3 nhà báo độc lập và các tù nhân lương tâm khác, những người bị bắt giữ và giam cầm bằng các bản án hà khắc chỉ vì đã thực hiện quyền tự do ngôn luận.
===== 15/01 =====
Nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 20/01
Nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Hậu Giang sẽ tổ chức phiên toà sơ thẩm vào ngày 20.01 để xét xử nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự với mức án từ 7 đến 12 năm tù giam nếu bị kết tội.
Nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ, người bị bắt vào ngày 18/4 năm ngoái, bị cáo buộc có nhiều bài viết trên Facebook có nội dung chống chế độ. Bà có khả năng phải nhận mức án nhiều năm tù giống như nhiều nhà hoạt động bị xét xử gần đây.
Là một kỹ sư thuỷ sản, bà thường đưa các tin tức về nhiều vụ gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và các tỉnh lân cận thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Bà cũng tham gia biểu tình ở Sài Gòn ngày 10/06/2018 để phản đối 2 dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng. Khi đó, bà bị bắt, bị đánh đập nhiều ngày trước khi được trả tự do.
Như trong nhiều vụ án chính trị khác, bà bị giam giữ không được gặp người thân và luật sư kể từ khi bị bắt đến tháng 11 năm ngoái, khi lần đầu tiên bà được gặp gia đình. Một tháng sau đó, bà được tiếp xúc với luật sư khi quá trình điều tra đã kết thúc và hồ sơ chuyển sang viện kiểm sát.
Trường hợp bắt giữ bà là một trong nhiều vụ vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam mà nhiều báo cáo nhân quyền quốc tế nhắc đến, trong đó có báo cáo của tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch).
Trong thông cáo báo chí ngày 14/01 vừa qua, Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên Hiệp quốc (OHCHR) kêu gọi cộng sản Việt Nam tuân thủ các cam kết quốc tế về nhân quyền và sửa đổi Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì điều khoản này vi phạm quyền tự do ngôn luận phổ quát.
====================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc bản Anh ngữ tại đây