Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam vừa được trao quyết định phân công của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về làm Trưởng ban tuyên giáo Trung ương vào sáng 19/2/2021.
Theo mạng báo Tuổi Trẻ, ông Nghĩa cho biết “rất xúc động” khi nhận trọng trách này và bày tỏ sự biết ơn đối với những người đi trước và tập thể Bộ Chính trị đã tin tưởng giao trọng trách làm trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Nhà báo Nguyễn An Dân từ Việt Nam vào chiều ngày 19 tháng 2 có nhận định về việc tướng Nguyễn Trọng Nghĩa nắm chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương:
“Theo tôi, mục đích đưa ông Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương là nhằm chấn chỉnh việc các phe phái trong Đảng dùng báo chí để đánh nhau. Thứ hai nữa là siết lại các bài viết liên quan mới quan hệ Việt Nam và Trung Quốc. Tức là các bài viết về Trung Quốc. Còn tự do báo chí hay tự do ngôn luận qua mạng xã hội nói chung không ảnh hưởng nhiều vì từ thời Võ Văn Thưởng đã bị siết rồi. Theo tôi, ông Võ Văn Thưởng từ dân sự lên và từng đi nước ngoài giao lưu nên cởi mở hơn ông Nguyễn Trọng Nghĩa.”
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa (59 tuổi), quê quán tại xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, có trình độ cử nhân Khoa học Xã hội – Nhân văn.
Hồi năm 2017, ông Nghĩa xác nhận thông tin quân đội có Lực lượng 47 với hơn 10.000 người là “hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ.”
Cuối tháng 1 năm 2021, ông Nghĩa cũng khẳng định, cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, thời gian qua, quân đội còn phải có chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, chiến lược về an ninh mạng dẫn chứng về Bộ tư lệnh 86.
Bộ tư lệnh 86 hay còn gọi là Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng đóng vai trò nòng cốt trong cái gọi là “đấu tranh phòng chống phạm tội cao và diễn biến hòa bình trên không gian mạng”.
Riêng Ban Tuyên giáo còn có một lực lượng gọi là Dư luận viên hay “Chuyên gia bút chiến”.
Những trang Facebook đưa tin trái chiều về nhà nước Việt Nam thường bị các tài khoản Facebook ẩn danh vào bình luận tục tĩu, chửi rủa và hướng lái dư luận.
Fanpage Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam hay cả Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc… từng là nạn nhân của các tài khoản ẩn danh và có các hoạt động tương tự nhau.
February 20, 2021
Tướng quân đội chuyển qua làm Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam vừa được trao quyết định phân công của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về làm Trưởng ban tuyên giáo Trung ương vào sáng 19/2/2021.
Theo mạng báo Tuổi Trẻ, ông Nghĩa cho biết “rất xúc động” khi nhận trọng trách này và bày tỏ sự biết ơn đối với những người đi trước và tập thể Bộ Chính trị đã tin tưởng giao trọng trách làm trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Nhà báo Nguyễn An Dân từ Việt Nam vào chiều ngày 19 tháng 2 có nhận định về việc tướng Nguyễn Trọng Nghĩa nắm chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương:
“Theo tôi, mục đích đưa ông Nguyễn Trọng Nghĩa giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương là nhằm chấn chỉnh việc các phe phái trong Đảng dùng báo chí để đánh nhau. Thứ hai nữa là siết lại các bài viết liên quan mới quan hệ Việt Nam và Trung Quốc. Tức là các bài viết về Trung Quốc. Còn tự do báo chí hay tự do ngôn luận qua mạng xã hội nói chung không ảnh hưởng nhiều vì từ thời Võ Văn Thưởng đã bị siết rồi. Theo tôi, ông Võ Văn Thưởng từ dân sự lên và từng đi nước ngoài giao lưu nên cởi mở hơn ông Nguyễn Trọng Nghĩa.”
Ông Nguyễn Trọng Nghĩa (59 tuổi), quê quán tại xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang, có trình độ cử nhân Khoa học Xã hội – Nhân văn.
Hồi năm 2017, ông Nghĩa xác nhận thông tin quân đội có Lực lượng 47 với hơn 10.000 người là “hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên, kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ.”
Cuối tháng 1 năm 2021, ông Nghĩa cũng khẳng định, cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, thời gian qua, quân đội còn phải có chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, chiến lược về an ninh mạng dẫn chứng về Bộ tư lệnh 86.
Bộ tư lệnh 86 hay còn gọi là Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng đóng vai trò nòng cốt trong cái gọi là “đấu tranh phòng chống phạm tội cao và diễn biến hòa bình trên không gian mạng”.
Riêng Ban Tuyên giáo còn có một lực lượng gọi là Dư luận viên hay “Chuyên gia bút chiến”.
Những trang Facebook đưa tin trái chiều về nhà nước Việt Nam thường bị các tài khoản Facebook ẩn danh vào bình luận tục tĩu, chửi rủa và hướng lái dư luận.
Fanpage Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam hay cả Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Séc… từng là nạn nhân của các tài khoản ẩn danh và có các hoạt động tương tự nhau.