Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương Mại Thế giới và những tổ chức quốc tế khác ở Geneva vào ngày 4 tháng 2 vừa qua gửi thư phản hồi cho thông cáo chung của nhóm báo cáo viên độc lập thuộc Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc về việc Hà Nội bắt giữ bốn nhà đấu tranh giữ đất gồm bà Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm; và nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang.
Thư trả lời của Phái đoàn Việt Nam được đưa ra để phúc đáp thông cáo chung đề ngày 10 tháng 11 năm ngoái liên quan việc bắt giữ năm người vừa nêu.
Theo Phái đoàn Việt Nam thì những cáo buộc trong thông cáo chung là không chính xác, chủ yếu dựa vào những nguồn tin không được kiểm chứng, và không phản ánh bản chất của sự việc.
Thư phúc đáp của Phái đoàn Việt Nam trình bày lại như truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin lâu nay về vụ Đồng Tâm, việc bắt giữ 4 nhà hoạt động đất đai và nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang.
Nhà hoạt động Phạm Lê Vương Các nhận định về phúc đáp của Phái đoàn Việt Nam như vừa nêu:
“Việc chính phủ Việt Nam lên tiếng phản bác lại những tiếng nói chỉ trích việc bắt giam các nhà hoạt động là việc không mới. Từ xưa đến nay, chính sách của chính phủ Việt Nam là không im lặng mà sẵn sàng lên tiếng theo ngôn ngữ của họ.
Còn các tổ chức phi chính phủ thì họ luôn bám theo chuẩn mực quốc tế về nhân quyền khi họ lên tiếng. Do đó, việc họ lên tiếng rất chính xác. Phía Việt Nam bắt giữ những người như gia đình bà Cấn Thị Thêu hay Phạm Đoan Trang, đều là những vi phạm quốc tế về nhân quyền. Nó thể hiện chính sách đàn áp từ xưa đến nay.
Khi một quốc gia hội nhập, là thành viên của LHQ thì buộc phải tuân thủ những quy định của luật quốc tế chứ không thể nói theo luật riêng của mình như vậy.”
Vào ngày 24 tháng sáu năm ngoái, Công an thành phố Hà Nội tiến hành bắt giữ nhà hoạt động Cấn Thị Thêu và con trai là Trịnh Bá Phương ở phường Dương Nội, quận Hà Đông với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống nhà nước”.
Bà Nguyễn Thị Tâm, một người dân oan và cũng thường xuyên lên tiếng về các vấn đề chính trị xã hội ở chung phường cũng bị bắt giữ. Cùng lúc, công an tỉnh Hòa Bình tiến hành bắt giữ anh Trịnh Bá Tư cũng là con trai của bà Cấn Thị Thêu.
Cả bốn người này trước khi bị bắt đã lên tiếng mạnh mẽ về vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm hồi đầu năm 2020 và đồng thời cung cấp thông tin về vụ đụng độ cho các viên chức ngoại giao ở các tòa đại sứ nước ngoài ở Việt Nam.
Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang,- một nhà hoạt động nhân quyền và một người viết sách nổi tiếng ở Việt Nam, bị Cơ quan An ninh – Bộ Công an bắt giữ vào khuya ngày 6 tháng 10 năm 2020 tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc bắt giữ cô Phạm Đoan Trang diễn ra ngay sau khi cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt lần thứ 24 kết thúc trước đó vài giờ.
February 23, 2021
Việt Nam phản hồi Liên Hiệp Quốc về việc bắt giam 5 nhà hoạt động
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Phái đoàn Thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương Mại Thế giới và những tổ chức quốc tế khác ở Geneva vào ngày 4 tháng 2 vừa qua gửi thư phản hồi cho thông cáo chung của nhóm báo cáo viên độc lập thuộc Cao Ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc về việc Hà Nội bắt giữ bốn nhà đấu tranh giữ đất gồm bà Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm; và nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang.
Thư trả lời của Phái đoàn Việt Nam được đưa ra để phúc đáp thông cáo chung đề ngày 10 tháng 11 năm ngoái liên quan việc bắt giữ năm người vừa nêu.
Theo Phái đoàn Việt Nam thì những cáo buộc trong thông cáo chung là không chính xác, chủ yếu dựa vào những nguồn tin không được kiểm chứng, và không phản ánh bản chất của sự việc.
Thư phúc đáp của Phái đoàn Việt Nam trình bày lại như truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin lâu nay về vụ Đồng Tâm, việc bắt giữ 4 nhà hoạt động đất đai và nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang.
Nhà hoạt động Phạm Lê Vương Các nhận định về phúc đáp của Phái đoàn Việt Nam như vừa nêu:
“Việc chính phủ Việt Nam lên tiếng phản bác lại những tiếng nói chỉ trích việc bắt giam các nhà hoạt động là việc không mới. Từ xưa đến nay, chính sách của chính phủ Việt Nam là không im lặng mà sẵn sàng lên tiếng theo ngôn ngữ của họ.
Còn các tổ chức phi chính phủ thì họ luôn bám theo chuẩn mực quốc tế về nhân quyền khi họ lên tiếng. Do đó, việc họ lên tiếng rất chính xác. Phía Việt Nam bắt giữ những người như gia đình bà Cấn Thị Thêu hay Phạm Đoan Trang, đều là những vi phạm quốc tế về nhân quyền. Nó thể hiện chính sách đàn áp từ xưa đến nay.
Khi một quốc gia hội nhập, là thành viên của LHQ thì buộc phải tuân thủ những quy định của luật quốc tế chứ không thể nói theo luật riêng của mình như vậy.”
Vào ngày 24 tháng sáu năm ngoái, Công an thành phố Hà Nội tiến hành bắt giữ nhà hoạt động Cấn Thị Thêu và con trai là Trịnh Bá Phương ở phường Dương Nội, quận Hà Đông với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống nhà nước”.
Bà Nguyễn Thị Tâm, một người dân oan và cũng thường xuyên lên tiếng về các vấn đề chính trị xã hội ở chung phường cũng bị bắt giữ. Cùng lúc, công an tỉnh Hòa Bình tiến hành bắt giữ anh Trịnh Bá Tư cũng là con trai của bà Cấn Thị Thêu.
Cả bốn người này trước khi bị bắt đã lên tiếng mạnh mẽ về vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm hồi đầu năm 2020 và đồng thời cung cấp thông tin về vụ đụng độ cho các viên chức ngoại giao ở các tòa đại sứ nước ngoài ở Việt Nam.
Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang,- một nhà hoạt động nhân quyền và một người viết sách nổi tiếng ở Việt Nam, bị Cơ quan An ninh – Bộ Công an bắt giữ vào khuya ngày 6 tháng 10 năm 2020 tại thành phố Hồ Chí Minh. Việc bắt giữ cô Phạm Đoan Trang diễn ra ngay sau khi cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt lần thứ 24 kết thúc trước đó vài giờ.