Tết là ngày nghỉ ngơi, gia đình xum vầy bên nhau để cùng chào đón một năm mới với những ước nguyện tốt lành cho gia đình và người thân. Với những người quan tâm đến đất nước thì mỗi khi xuân về chúng ta đều nhớ tới những người tù lương tâm đang bị giam cầm tù tội. Họ phải xa gia đình, vợ chồng, con cái chỉ vì đã nói lên sự thật và hiện tình của đất nước. Họ là những người can đảm và ưu tú của dân tộc. Theo tổ chức
Người bảo vệ Nhân quyền thì đến năm 2020 chính quyền Việt Nam đang giam giữ 276 tù nhân lương tâm. Một số khuôn mặt nổi bật như Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành, Phạm Đoan Trang, Lê Anh Hùng, Đinh Thị Thu Thủy, Trần Đức Thạch, Nguyễn Năng Tĩnh, Huỳnh Thị Tố Nga, Trần Hoàng Phúc, Cấn Thị Thêu cùng hai con trai Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư…
Chúng ta cần dứt khoát khẳng định rằng họ vô tội. Họ chỉ thực thi “quyền tự do ngôn luận”, đó là một trong những quyền căn bản tối thiểu của con người mà Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập của Liên Hợp Quốc đã long trọng xác nhận và chính quyền Việt Nam cũng đã ký kết và tham gia. Ngay cả Hiến pháp Việt Nam cũng xác nhận “quyền tự do ngôn luận” của công dân. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một tổ chức chính trị dân chủ của Việt Nam, chúng tôi luôn lên tiếng mạnh mẽ phản đối các vụ bắt giữ và kết án tùy tiện đó.
Theo tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền thì đến năm 2020 chính quyền Việt Nam đang giam giữ 276 tù nhân lương tâm.
Tập Hợp luôn xem mình là một thành phần gắn bó mật thiết với phong trào dân chủ Việt Nam. Tất cả những người lên tiếng tranh đấu cho dân chủ Việt Nam đều là đồng minh thân thiết của chúng tôi. Chúng tôi luôn quí mến, kính trọng và mong muốn họ được bình an. Với chúng tôi họ là thành phần thiểu số rất đáng quí, là những người còn thao thức và trăn trở với vận mệnh đất nước, họ là lương tri của dân tộc. Thử hình dung một đất nước mà tất cả đều im lặng, chỉ lo làm ăn và nghĩ đến bản thân mình, nhắm mắt bịt tay trước mọi bất công trong cuộc sống thì đất nước đó sẽ đi về đâu?
Tập Hợp là đồng minh của những người tranh đấu cho dân chủ Việt Nam nhưng chúng tôi không hành động giống họ. Chúng tôi đi theo con đường khác, con đường mà chúng tôi cho là đúng và phù hợp với thời cuộc. Tập Hợp chỉ là đại diện cho một khuynh hướng chính trị trong phong trào dân chủ Việt Nam. Chúng tôi không có tham vọng “thống nhất” tất cả mọi người vào tổ chức của mình vì điều đó là không thể và vô lý. Việt Nam là ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em và 100 triệu người dân với nhiều tư tưởng và quan điểm chính trị khác nhau. Không thể có chuyện áp đặt “đồng phục tư tưởng” cho cả một dân tộc. Đảng cộng sản đã áp đặt một hệ tư tưởng chính trị duy nhất cho cả đất nước bằng sức mạnh của bạo lực, nhà tù và khủng bố là sai. Tập Hợp là một tổ chức dân chủ, chúng tôi chỉ thuyết phục người dân bằng lời nói.
Theo chúng tôi phong trào dân chủ Việt Nam chưa có thực chất và chiều sâu mà chỉ là những tiếng nói phản kháng của các cá nhân lẻ loi. Có lẽ gọi là phong trào phản đối hay phản kháng thì đúng hơn. Phong trào là gì? Đó là những hoạt động văn hóa, chính trị và xã hội lôi cuốn được nhiều người tham gia. Một phong trào thực sự phải có sự phối hợp tổ chức, có mục tiêu cụ thể và có đánh giá kết quả. Hầu hết những người tranh đấu hiện nay, phần lớn đều là với tư cách cá nhân. Ai làm được gì thì làm, tùy theo khả năng và sở thích của mỗi người. Không có bất cứ sự phối hợp và mục tiêu cụ thể nào. Phương pháp tranh đấu của các nhân sĩ là cố gắng xây dựng tên tuổi cá nhân, tạo tiếng vang và sẵn sàng đối đầu với chính quyền, thậm chí chấp nhận tù đày. Họ hy vọng tiếng nói của họ sẽ thức tỉnh được quần chúng, tập hợp được lực lượng hay hiệu triệu được quần chúng…
Đây là phương pháp tranh đấu đã cũ, chắc chắn sẽ không thành công. Thế giới đã thay đổi rất nhiều, Việt Nam cũng vậy. Truyện thuyết cũ đó, dựa trên tư duy, cách suy nghĩ và hành động của văn hóa Khổng giáo đã thật sự lỗi thời và lạc hậu. Tinh thần dâng hiến đời mình cho tổ quốc như Nguyễn Thái Học, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng “không thành công thì thành nhân” đã lạc hậu và chỉ cho thấy sự bế tắc. Bao nhiêu năm qua, việc đấu tranh bằng cách hy sinh bản thân để đánh thức đồng bào của các nhân sĩ đã không mang lại kết quả như mong muốn.
Đoan Trang, một gương mặt tranh đấu nổi bật của Việt Nam bị bắt hôm 6/10/2020 tại TP.HCM
Chúng tôi xin lấy một ví dụ, đó là trường hợp của Phạm Đoan Trang. Cô là một trí thức trẻ, nổi tiếng, thông minh, có kiến thức và là tác giả của nhiều cuốn sách về chính trị như “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”…Đoan Trang là một trong những khuôn mặt tranh đấu hàng đầu tại Việt Nam được dư luận trong nước và thế giới biết đến. Cô được trao nhiều giải thưởng nhân quyền quốc tế như giải Homo Homini 2017 (Cộng hòa Séc), giải thưởng Tự do Báo chí của Tổ chức Phóng viên không biên giới năm 2019. Đoan Trang bị bắt hôm 6/10/2020 và hiện tại vẫn đang bị giam giữ. Sau khi bị bắt thì bạn bè đã công bố bức thư của Đoan Trang như là những lời gửi gắm trước khi bị bắt.
Chúng tôi đọc kỹ lá thư và thấy rõ sự bế tắc trong đó. Đoan Trang đã chuẩn bị tinh thần để bước vào tù với hy vọng sự hy sinh đó sẽ tạo ra “một phong trào xã hội rộng lớn thúc đẩy việc thông qua hai dự luật là Luật bầu cử mới và Luật tổ chức quốc hội mới”. Đoan Trang cũng mong muốn việc cô đi tù sẽ là “cơ hội để quảng bá các cuốn sách” mà cô đã viết và sau cùng là muốn “giới hoạt động dân chủ phải là một lực lượng đàm phán với nhà nước, trong đó tập trung nhấn mạnh vào việc đòi thông qua hai dự luật trên”…
Gần nửa năm đã trôi qua và có lẽ Đoan Trang rất buồn nếu biết các mong muốn của cô rất khó thành hiện thực. Sẽ không có một phong trào rộng lớn nào hay một lực lượng dân chủ nào đủ tầm vóc để “đàm phán với nhà nước” hiện nay. Lực lượng dân chủ đó không thể từ trên trời rơi xuống mà phải xây dựng. Muốn xây dựng được một lực lượng như vậy thì cần có quyết tâm và sự cố gắng của rất nhiều người. Chuyện đó không dễ dàng và chúng tôi đã phân tích vì sao. Các cuốn sách của cô thì người dân vẫn đọc, không nhất thiết cô phải vào tù thì người ta mới đọc sách của cô.
Chúng ta thấy được gì qua bức thư mà chúng tôi cho là khá tuyệt vọng và bế tắc này? Đoan Trang dù trẻ, thông minh, dũng cảm, quyết tâm nhưng phương pháp đấu tranh của cô vẫn đi theo một truyện thuyết cũ. Dù gây được tiếng vang, sự ngưỡng mộ nhưng để đạt được mục tiêu “xóa bỏ chế độ độc tài tại Việt Nam” hay “biến việc đi tù thành cơ hội” cho những người khác thì không thể.
Nhiều người Việt Nam dù không có bạo lực nhưng vẫn kêu gọi dùng bạo lực lật đổ chế độ. Lịch sử của dân tộc ta hàng nghìn năm qua là dùng bạo lực để lật độ các vương triều cũ thay vì đối thoại. Đấu tranh chính trị đồng nghĩa với bạo lực. “Đối thoại” chưa bao giờ là phương pháp của những người làm chính trị kể cả Đảng cộng sản.
“Đối thoại” chưa bao giờ là phương pháp của những người làm chính trị kể cả Đảng cộng sản.
Phương pháp và lộ trình tranh đấu của Tập Hợp hoàn toàn khác với các tổ chức và cá nhân trong phong trào dân chủ Việt Nam. Chúng tôi cho rằng đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh có tổ chức. Một tổ chức chính trị chỉ có thể đoàn kết và đồng thuận dựa trên một tư tưởng chính trị. Trong đấu tranh chính trị thì lời nói là tất cả. Một tổ chức chỉ có thể thành công nếu trước đó đã thắng lợi trên mặt trận tư tưởng và lý luận. Hay nói cách khác, một cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa phải đi trước để dẫn đường cho một cuộc cách mạng. Với Tập Hợp cuộc tranh đấu này không phải để giành chính quyền hay làm ông nọ bà kia mà để mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước: Kỷ nguyên của dân chủ và tự do.
Tập Hợp chỉ trích và phê phán Đảng cộng sản thẳng thắn, dứt khoát nhưng chưa bao giờ xem họ là kẻ thù. Chúng tôi cũng chưa bao giờ kêu gọi biểu tình lật đổ chế độ. Với chúng tôi họ là một sản phẩm của lịch sử mà muốn hay không chúng ta cũng phải tìm cách chung sống. Thậm chí anh em Tập Hợp sẵn sàng đón nhận việc một cựu đảng viên cộng sản trở thành người lãnh đạo cao nhất của tổ chức nếu người đó chia sẻ các giá trị của Tập Hợp và phù hợp với vị trí đó. Tập Hợp không đối đầu, thách thức hay khiêu khích Đảng cộng sản theo kiểu một mất một còn. Họ là họ mà ta là ta. Tập Hợp đề nghị và đưa ra giải pháp dân chủ hóa đất nước và cố gắng xây dựng một đội ngũ có kiến thức và khả năng để làm việc đó. Quyết định cuối cùng trong việc chọn giải pháp dân chủ đa nguyêncủa chúng tôi hay giải pháp cộng sản thuộc về đa số người dân Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với Đảng cộng sản để cùng dân chủ hóa đất nước nhưng sẽ không xin xỏ hay nhượng bộ trên những lập trường căn bản của tổ chức. Tập Hợp muốn Đảng cộng sản là tác nhân của quá trình dân chủ hóa đất nước như các nước Đông Âu. Chúng tôi luôn chủ trương đối thoại chứ không đối đầu trong mọi trường hợp và với mọi tổ chức, kể cả với Đảng cộng sản.
Có người thắc mắc, nếu Tập Hợp đúng, vậy tại sao vẫn chưa thành công? Việc này chúng tôi đã giải thích nhiều lần là cuộc tranh đấu mà Tập Hợp theo đuổi, đồng thời cũng là một cuộc cách mạng về văn hóa. Để thay đổi văn hóa của cả dân tộc đã hình thành bởi hàng nghìn năm lịch sử, chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Mọi người thấy phương pháp của Tập Hợp rất mới, rất lạ nên còn dè dặt lên tiếng ủng hộ và tham gia chứ không mấy người nói chúng tôi sai. Chúng tôi hiểu điều đó nên cố gắng thuyết phục người dân bằng tất cả sự kiên nhẫn và bao dung. Truyện thuyết mới mà Tập Hợp đề nghị cho người dân Việt Nam khác hoàn toàn với truyện thuyết cũ nên cần có thời gian. Cái gì mới cũng thế. Làm chính trị là hò hẹn với tương lai chứ không phải ăn mày dĩ vãng.
Bầu cử Mỹ và hiện tượng Donald Trump đã là bộc lộ những bất đồng trong phong trào dân chủ Việt Nam. Nói đúng ra là nó đã làm lộ rõ sự tụt hậu nghiêm trọng về kiến thức chính trị của người dân và trí thức Việt Nam. Sự tụt hậu về kiến thức và các quan niệm chính trị đó không hẳn là sai nhưng chúng đã lạc hậu so với thời đại. Đã đến lúc phong trào dân chủ Việt Nam cần kiểm điểm và thay đổi truyện thuyết đấu tranh để tiến về phía trước.
February 25, 2021
Phong Trào Dân Chủ Cần Thay Đổi Truyện Thuyết Đấu Tranh
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Theo chúng tôi phong trào dân chủ Việt Nam chưa có thực chất và chiều sâu mà chỉ là những tiếng nói phản kháng của các cá nhân lẻ loi. Có lẽ gọi là phong trào phản đối hay phản kháng thì đúng hơn. Phong trào là gì? Đó là những hoạt động văn hóa, chính trị và xã hội lôi cuốn được nhiều người tham gia. Một phong trào thực sự phải có sự phối hợp tổ chức, có mục tiêu cụ thể và có đánh giá kết quả. Hầu hết những người tranh đấu hiện nay, phần lớn đều là với tư cách cá nhân. Ai làm được gì thì làm, tùy theo khả năng và sở thích của mỗi người. Không có bất cứ sự phối hợp và mục tiêu cụ thể nào.
Việt Hoàng, Thông Luận, tháng 2, 2021
Chúng ta cần dứt khoát khẳng định rằng họ vô tội. Họ chỉ thực thi “quyền tự do ngôn luận”, đó là một trong những quyền căn bản tối thiểu của con người mà Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập của Liên Hợp Quốc đã long trọng xác nhận và chính quyền Việt Nam cũng đã ký kết và tham gia. Ngay cả Hiến pháp Việt Nam cũng xác nhận “quyền tự do ngôn luận” của công dân. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một tổ chức chính trị dân chủ của Việt Nam, chúng tôi luôn lên tiếng mạnh mẽ phản đối các vụ bắt giữ và kết án tùy tiện đó.
Theo tổ chức Người bảo vệ Nhân quyền thì đến năm 2020 chính quyền Việt Nam đang giam giữ 276 tù nhân lương tâm.
Tập Hợp luôn xem mình là một thành phần gắn bó mật thiết với phong trào dân chủ Việt Nam. Tất cả những người lên tiếng tranh đấu cho dân chủ Việt Nam đều là đồng minh thân thiết của chúng tôi. Chúng tôi luôn quí mến, kính trọng và mong muốn họ được bình an. Với chúng tôi họ là thành phần thiểu số rất đáng quí, là những người còn thao thức và trăn trở với vận mệnh đất nước, họ là lương tri của dân tộc. Thử hình dung một đất nước mà tất cả đều im lặng, chỉ lo làm ăn và nghĩ đến bản thân mình, nhắm mắt bịt tay trước mọi bất công trong cuộc sống thì đất nước đó sẽ đi về đâu?
Tập Hợp là đồng minh của những người tranh đấu cho dân chủ Việt Nam nhưng chúng tôi không hành động giống họ. Chúng tôi đi theo con đường khác, con đường mà chúng tôi cho là đúng và phù hợp với thời cuộc. Tập Hợp chỉ là đại diện cho một khuynh hướng chính trị trong phong trào dân chủ Việt Nam. Chúng tôi không có tham vọng “thống nhất” tất cả mọi người vào tổ chức của mình vì điều đó là không thể và vô lý. Việt Nam là ngôi nhà chung của 54 dân tộc anh em và 100 triệu người dân với nhiều tư tưởng và quan điểm chính trị khác nhau. Không thể có chuyện áp đặt “đồng phục tư tưởng” cho cả một dân tộc. Đảng cộng sản đã áp đặt một hệ tư tưởng chính trị duy nhất cho cả đất nước bằng sức mạnh của bạo lực, nhà tù và khủng bố là sai. Tập Hợp là một tổ chức dân chủ, chúng tôi chỉ thuyết phục người dân bằng lời nói.
Theo chúng tôi phong trào dân chủ Việt Nam chưa có thực chất và chiều sâu mà chỉ là những tiếng nói phản kháng của các cá nhân lẻ loi. Có lẽ gọi là phong trào phản đối hay phản kháng thì đúng hơn. Phong trào là gì? Đó là những hoạt động văn hóa, chính trị và xã hội lôi cuốn được nhiều người tham gia. Một phong trào thực sự phải có sự phối hợp tổ chức, có mục tiêu cụ thể và có đánh giá kết quả. Hầu hết những người tranh đấu hiện nay, phần lớn đều là với tư cách cá nhân. Ai làm được gì thì làm, tùy theo khả năng và sở thích của mỗi người. Không có bất cứ sự phối hợp và mục tiêu cụ thể nào. Phương pháp tranh đấu của các nhân sĩ là cố gắng xây dựng tên tuổi cá nhân, tạo tiếng vang và sẵn sàng đối đầu với chính quyền, thậm chí chấp nhận tù đày. Họ hy vọng tiếng nói của họ sẽ thức tỉnh được quần chúng, tập hợp được lực lượng hay hiệu triệu được quần chúng…
Đây là phương pháp tranh đấu đã cũ, chắc chắn sẽ không thành công. Thế giới đã thay đổi rất nhiều, Việt Nam cũng vậy. Truyện thuyết cũ đó, dựa trên tư duy, cách suy nghĩ và hành động của văn hóa Khổng giáo đã thật sự lỗi thời và lạc hậu. Tinh thần dâng hiến đời mình cho tổ quốc như Nguyễn Thái Học, đảng trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng “không thành công thì thành nhân” đã lạc hậu và chỉ cho thấy sự bế tắc. Bao nhiêu năm qua, việc đấu tranh bằng cách hy sinh bản thân để đánh thức đồng bào của các nhân sĩ đã không mang lại kết quả như mong muốn.
Đoan Trang, một gương mặt tranh đấu nổi bật của Việt Nam bị bắt hôm 6/10/2020 tại TP.HCM
Chúng tôi xin lấy một ví dụ, đó là trường hợp của Phạm Đoan Trang. Cô là một trí thức trẻ, nổi tiếng, thông minh, có kiến thức và là tác giả của nhiều cuốn sách về chính trị như “Chính trị bình dân”, “Cẩm nang nuôi tù”, “Phản kháng phi bạo lực”…Đoan Trang là một trong những khuôn mặt tranh đấu hàng đầu tại Việt Nam được dư luận trong nước và thế giới biết đến. Cô được trao nhiều giải thưởng nhân quyền quốc tế như giải Homo Homini 2017 (Cộng hòa Séc), giải thưởng Tự do Báo chí của Tổ chức Phóng viên không biên giới năm 2019. Đoan Trang bị bắt hôm 6/10/2020 và hiện tại vẫn đang bị giam giữ. Sau khi bị bắt thì bạn bè đã công bố bức thư của Đoan Trang như là những lời gửi gắm trước khi bị bắt.
Chúng tôi đọc kỹ lá thư và thấy rõ sự bế tắc trong đó. Đoan Trang đã chuẩn bị tinh thần để bước vào tù với hy vọng sự hy sinh đó sẽ tạo ra “một phong trào xã hội rộng lớn thúc đẩy việc thông qua hai dự luật là Luật bầu cử mới và Luật tổ chức quốc hội mới”. Đoan Trang cũng mong muốn việc cô đi tù sẽ là “cơ hội để quảng bá các cuốn sách” mà cô đã viết và sau cùng là muốn “giới hoạt động dân chủ phải là một lực lượng đàm phán với nhà nước, trong đó tập trung nhấn mạnh vào việc đòi thông qua hai dự luật trên”…
Gần nửa năm đã trôi qua và có lẽ Đoan Trang rất buồn nếu biết các mong muốn của cô rất khó thành hiện thực. Sẽ không có một phong trào rộng lớn nào hay một lực lượng dân chủ nào đủ tầm vóc để “đàm phán với nhà nước” hiện nay. Lực lượng dân chủ đó không thể từ trên trời rơi xuống mà phải xây dựng. Muốn xây dựng được một lực lượng như vậy thì cần có quyết tâm và sự cố gắng của rất nhiều người. Chuyện đó không dễ dàng và chúng tôi đã phân tích vì sao. Các cuốn sách của cô thì người dân vẫn đọc, không nhất thiết cô phải vào tù thì người ta mới đọc sách của cô.
Chúng ta thấy được gì qua bức thư mà chúng tôi cho là khá tuyệt vọng và bế tắc này? Đoan Trang dù trẻ, thông minh, dũng cảm, quyết tâm nhưng phương pháp đấu tranh của cô vẫn đi theo một truyện thuyết cũ. Dù gây được tiếng vang, sự ngưỡng mộ nhưng để đạt được mục tiêu “xóa bỏ chế độ độc tài tại Việt Nam” hay “biến việc đi tù thành cơ hội” cho những người khác thì không thể.
Nhiều người Việt Nam dù không có bạo lực nhưng vẫn kêu gọi dùng bạo lực lật đổ chế độ. Lịch sử của dân tộc ta hàng nghìn năm qua là dùng bạo lực để lật độ các vương triều cũ thay vì đối thoại. Đấu tranh chính trị đồng nghĩa với bạo lực. “Đối thoại” chưa bao giờ là phương pháp của những người làm chính trị kể cả Đảng cộng sản.
“Đối thoại” chưa bao giờ là phương pháp của những người làm chính trị kể cả Đảng cộng sản.
Phương pháp và lộ trình tranh đấu của Tập Hợp hoàn toàn khác với các tổ chức và cá nhân trong phong trào dân chủ Việt Nam. Chúng tôi cho rằng đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh có tổ chức. Một tổ chức chính trị chỉ có thể đoàn kết và đồng thuận dựa trên một tư tưởng chính trị. Trong đấu tranh chính trị thì lời nói là tất cả. Một tổ chức chỉ có thể thành công nếu trước đó đã thắng lợi trên mặt trận tư tưởng và lý luận. Hay nói cách khác, một cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa phải đi trước để dẫn đường cho một cuộc cách mạng. Với Tập Hợp cuộc tranh đấu này không phải để giành chính quyền hay làm ông nọ bà kia mà để mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước: Kỷ nguyên của dân chủ và tự do.
Tập Hợp chỉ trích và phê phán Đảng cộng sản thẳng thắn, dứt khoát nhưng chưa bao giờ xem họ là kẻ thù. Chúng tôi cũng chưa bao giờ kêu gọi biểu tình lật đổ chế độ. Với chúng tôi họ là một sản phẩm của lịch sử mà muốn hay không chúng ta cũng phải tìm cách chung sống. Thậm chí anh em Tập Hợp sẵn sàng đón nhận việc một cựu đảng viên cộng sản trở thành người lãnh đạo cao nhất của tổ chức nếu người đó chia sẻ các giá trị của Tập Hợp và phù hợp với vị trí đó. Tập Hợp không đối đầu, thách thức hay khiêu khích Đảng cộng sản theo kiểu một mất một còn. Họ là họ mà ta là ta. Tập Hợp đề nghị và đưa ra giải pháp dân chủ hóa đất nước và cố gắng xây dựng một đội ngũ có kiến thức và khả năng để làm việc đó. Quyết định cuối cùng trong việc chọn giải pháp dân chủ đa nguyêncủa chúng tôi hay giải pháp cộng sản thuộc về đa số người dân Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại với Đảng cộng sản để cùng dân chủ hóa đất nước nhưng sẽ không xin xỏ hay nhượng bộ trên những lập trường căn bản của tổ chức. Tập Hợp muốn Đảng cộng sản là tác nhân của quá trình dân chủ hóa đất nước như các nước Đông Âu. Chúng tôi luôn chủ trương đối thoại chứ không đối đầu trong mọi trường hợp và với mọi tổ chức, kể cả với Đảng cộng sản.
Có người thắc mắc, nếu Tập Hợp đúng, vậy tại sao vẫn chưa thành công? Việc này chúng tôi đã giải thích nhiều lần là cuộc tranh đấu mà Tập Hợp theo đuổi, đồng thời cũng là một cuộc cách mạng về văn hóa. Để thay đổi văn hóa của cả dân tộc đã hình thành bởi hàng nghìn năm lịch sử, chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Mọi người thấy phương pháp của Tập Hợp rất mới, rất lạ nên còn dè dặt lên tiếng ủng hộ và tham gia chứ không mấy người nói chúng tôi sai. Chúng tôi hiểu điều đó nên cố gắng thuyết phục người dân bằng tất cả sự kiên nhẫn và bao dung. Truyện thuyết mới mà Tập Hợp đề nghị cho người dân Việt Nam khác hoàn toàn với truyện thuyết cũ nên cần có thời gian. Cái gì mới cũng thế. Làm chính trị là hò hẹn với tương lai chứ không phải ăn mày dĩ vãng.
Bầu cử Mỹ và hiện tượng Donald Trump đã là bộc lộ những bất đồng trong phong trào dân chủ Việt Nam. Nói đúng ra là nó đã làm lộ rõ sự tụt hậu nghiêm trọng về kiến thức chính trị của người dân và trí thức Việt Nam. Sự tụt hậu về kiến thức và các quan niệm chính trị đó không hẳn là sai nhưng chúng đã lạc hậu so với thời đại. Đã đến lúc phong trào dân chủ Việt Nam cần kiểm điểm và thay đổi truyện thuyết đấu tranh để tiến về phía trước.