Trại giam Ninh Khánh, Ninh Bình quá tải, điều kiện giữ người tù bị mô tả gần như các “trại tập trung của Đức Quốc Xã”.
Bà Trần Thị Thu Thủy, người được cho phép thăm nuôi bà Đặng Thị Huệ, trình bày với Đài Á Châu Tự Do sau khi bà đến thăm bà Huệ hôm Chủ Nhật, ngày 21 tháng 3:
“Bạn có thể hình dung ra là nhà tù Đức Quốc Xã như thế nào thì ở đây cũng chỉ tiến bộ hơn một tí thôi”.
Trước đó, vào ngày 8 tháng 3, bà Đặng Thị Huệ, trong cuộc điện thoại gọi về cho gia đình còn cho biết các quyền của bà ở trong trại giam bị xâm hại một cách rất nghiêm trọng.
Bà Trần Thị Thu Thủy thuật lại những điều mà tù nhân Đặng Thị Huệ cho biết:
“Chị nói rằng có hai vấn đề nghiêm trọng. Thứ nhất, khi mà chị ấy thụ án trong đó, chị đòi hỏi quyền lợi của chị rất là nhỏ thôi và nó cũng phù hợp với các văn bản luật thi hành án hình sự cũng như các thông thư của Bộ Công an. Chẳng hạn như mỗi phạm nhân có khoảng 2 mét vuông chỗ nằm. Hiện giờ chỉ tiệu tại trại Ninh Khánh chỉ được nhận 500 phạm nhân thôi nhưng đến bây giờ họ nhận đến 800 nên số lượng phạm nhân ở trong phòng quá nhiều.
Chị Huệ nói rằng phòng của chị là 80 mét vuông nhưng mà có những lúc đến 70 người ở hoặc nhiều hơn. Bản thân chị thì chỉ được một góc ngồi bằng một chiếu cá nhân nhỏ, độ khoảng hơn một viên gạch một tí, có nghĩa là khoảng 50 cm. Tất cả đồ đạc và chỗ nằm chỗ ở như thế rất là khổ, không bằng chỗ ở của một con chó! Mình nằm, mình bò, sinh hoạt chỉ trong cái mãnh chiếu đó thôi. 50 cm, chỉ hơn một viên gạch, viên gạch là 40 cm. Thì làm sao mà chịu được”?
Đài Á Châu Tự Do không thể xác nhận tình trạng quá tải tại trại giam Ninh Khánh, nhưng theo lời kể lại thì phạm nhân thậm chí không có chỗ ăn uống tử tế, ngồi ngoài buồng để ăn dù nắng hay mưa.
Bà Đặng Thị Huệ bị bắt vào ngày 16/10/2019 với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Tại phiên tòa sơ thẩm vào ngày 8/5/2020 bà bị tuyên án 18 tháng tù. Sau đó, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tại phiên tòa phúc thẩm ngày 30/7/2020 giảm mức án xuống thành 15 tháng. Cộng thêm một bản án tù treo 24 tháng từ trước đây liên quan đến một vụ ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’, bà Huệ bị tổng hình phạt là 39 tháng tù, nay còn lại 22 tháng nữa mới mãn án.
Luật sư Lê Đình Việt, người bào chữa cho bà Đặng Thị Huệ cho đến khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm, nói rằng việc giảm án cũng không được thực hiện theo đúng quy định pháp luật:
“Chị Huệ không nhận tội vì chị xác định là chị không có tội. Khi kháng cáo kêu oan thì người ta giảm đi ba tháng. Thực ra việc giảm án cũng không đúng theo quy định pháp luật vì đây là kháng cáo kêu oan chứ không phải là kháng cáo để xin giảm nhẹ hình phạt”.
Bà Trần Thị Thu Thủy cùng bà Đặng Thị Huệ đã nhiều lần tham gia các cuộc phản đối các trạm thu phí bị cho là đặt không đúng vị trí mà vẫn lạm thu của người dân, cụ thể bà đã cùng một số tài xế thực hiện biện pháp đấu tranh bất tuân dân sự, từ chối trả tiền mua vé tại BOT Tân Đệ hay Bắc Thăng Long – Nội Bài hồi giữa năm 2019. Chính quyền Việt Nam bắt giữ khoảng một chục tài xế tham gia các biện pháp bất tuân dân sự tương tự.
Bà Thủy khẳng định, tình trạng trong trại giam trở nên khắt khe hơn sau khi bà Huệ kháng án kêu oan. Bà Huệ nói bà bị đánh và bị quấy rối tập thể bởi các phạm nhân khác.
“Có lần chị Huệ đã bị người ta đánh vì người ta tranh giành chỗ phơi quần áo của chị. Sau đó chị không thể chịu nổi và bức xúc nên chị có đề nghị kiến nghị lên chỗ quản lý trại giam cải thiện chỗ ăn, chỗ ở cho chị. Tuy nhiên trại giam thay vì lắng nghe tâm tư nguyện vọng của chị và cố gắng cung cấp cho phạm nhân những chỗ tối thiểu để hơn con vật một tí, thì họ lại biến đòi hỏi của chị ấy thành mâu thuẫn cá nhân với tập thể. Nghĩa là họ đưa chị lên khu sinh hoạt chung để gần như đấu tố chị như thời cải cách ruộng đất, đồng thời thiết quân luật đối với cả đội của chị”.
Hiện tượng cán bộ trại giam không can thiệp hoặc thậm chí điều phạm nhân khác đánh đập hoặc tra tấn tù nhân chính trị đã được nhiều cựu tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm xác nhận. Bà Thủy cho rằng đây cũng là trường hợp bà Huệ đang gặp phải khiến không gian trong tù của bà Huệ lại càng bị thu hẹp, và bà ấy luôn trong tình trạng khủng hoảng tinh thần.
“Cán bộ không có hành vi đe dọa, chửi bới trực tiếp, nhưng họ dùng những cách như thế nghĩa là họ tiếp tay đe dọa tin thần đối với chị Huệ”.
Bà Ming Yu Hah, Phó giám đốc khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế khẳng định với phóng viên Đài Á Châu Tự Do qua điện thư rằng các trường hợp ngược đãi tù nhân chính trị là vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc:
“Tổ chức Ân xá Quốc tế vô cùng lo ngại trước các báo cáo liên tục về tra tấn và đối xử tệ bạc trong các nhà tù Việt Nam và các nơi giam giữ khác mà chúng tôi đã ghi nhận trong nhiều năm.
Tù nhân lương tâm và những người khác bị giam giữ vì động cơ chính trị đã bị tấn công một cách đặc biệt. Bất kỳ hành vi trừng phạt thân thể nào đối với các tù nhân đều bị cấm theo công ước quốc tế và phải ngưng lại ngay lập tức.”
Bà Ming Yu Hah cho biết Ân xá Quốc Tế đang xem xét một số trường hợp tù nhân lương tâm bị ngược đãi trong tù như một cách trừng phạt hoặc “giáo dục” tù nhân.
Gần đây, nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị chuyển vào bệnh viện tâm thần dù trước khi bị bắt ông không có triệu chứng gì về bệnh tâm thần. Lý do chuyển ông vào viện tâm thần được cho biết chỉ vì ông giữ quyền im lặng. Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy bị ngăn cản không cho phép gặp gia đình dù đã bắt đầu thụ án. Nhà hoạt động chính trị Nguyễn Văn Đức Độ bị biệt giam gần 10 tháng, một biện pháp được xem là tra tấn dưới Công ước quốc tế. Và còn nhiều trường hợp tù nhân bị tước quyền lợi căn bản trong lao tù…
Ân Xá Quốc tế nhắc lại rằng Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về Chống Tra tấn hồi năm 2015.
Luật sư Lê Đình Việt nói, theo quy định tố tụng hình sự của Việt Nam thì vai trò của luật sư chỉ được tham gia tố tụng cho đến khi xét xử phúc thẩm kết thúc. Sau đó thì rất khó để tiếp xúc với thân chủ.
“Thực ra tôi cũng mong muốn được gặp chị Huệ, nhưng việc thăm gặp người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của luật thi hành án hình sự Việt Nam thì cũng rất là khó. Dường như nó là một rào cản để ngăn cản hỗ trợ pháp lý cho những người đang phải chấp hành hình phạt tù”.
Đài Á Châu Tự Do đã liên lạc đến số điện thoại của Công an tỉnh Ninh Bình để hỏi về trường hợp tù nhân Đặng Thị Huệ nhưng không ai bắt máy.
March 29, 2021
Thêm tù nhân lên tiếng về tình trạng các quyền trong trại giam bị xâm phạm
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Trại giam Ninh Khánh, Ninh Bình quá tải, điều kiện giữ người tù bị mô tả gần như các “trại tập trung của Đức Quốc Xã”.
Bà Trần Thị Thu Thủy, người được cho phép thăm nuôi bà Đặng Thị Huệ, trình bày với Đài Á Châu Tự Do sau khi bà đến thăm bà Huệ hôm Chủ Nhật, ngày 21 tháng 3:
“Bạn có thể hình dung ra là nhà tù Đức Quốc Xã như thế nào thì ở đây cũng chỉ tiến bộ hơn một tí thôi”.
Trước đó, vào ngày 8 tháng 3, bà Đặng Thị Huệ, trong cuộc điện thoại gọi về cho gia đình còn cho biết các quyền của bà ở trong trại giam bị xâm hại một cách rất nghiêm trọng.
Bà Trần Thị Thu Thủy thuật lại những điều mà tù nhân Đặng Thị Huệ cho biết:
“Chị nói rằng có hai vấn đề nghiêm trọng. Thứ nhất, khi mà chị ấy thụ án trong đó, chị đòi hỏi quyền lợi của chị rất là nhỏ thôi và nó cũng phù hợp với các văn bản luật thi hành án hình sự cũng như các thông thư của Bộ Công an. Chẳng hạn như mỗi phạm nhân có khoảng 2 mét vuông chỗ nằm. Hiện giờ chỉ tiệu tại trại Ninh Khánh chỉ được nhận 500 phạm nhân thôi nhưng đến bây giờ họ nhận đến 800 nên số lượng phạm nhân ở trong phòng quá nhiều.
Chị Huệ nói rằng phòng của chị là 80 mét vuông nhưng mà có những lúc đến 70 người ở hoặc nhiều hơn. Bản thân chị thì chỉ được một góc ngồi bằng một chiếu cá nhân nhỏ, độ khoảng hơn một viên gạch một tí, có nghĩa là khoảng 50 cm. Tất cả đồ đạc và chỗ nằm chỗ ở như thế rất là khổ, không bằng chỗ ở của một con chó! Mình nằm, mình bò, sinh hoạt chỉ trong cái mãnh chiếu đó thôi. 50 cm, chỉ hơn một viên gạch, viên gạch là 40 cm. Thì làm sao mà chịu được”?
Đài Á Châu Tự Do không thể xác nhận tình trạng quá tải tại trại giam Ninh Khánh, nhưng theo lời kể lại thì phạm nhân thậm chí không có chỗ ăn uống tử tế, ngồi ngoài buồng để ăn dù nắng hay mưa.
Bà Đặng Thị Huệ bị bắt vào ngày 16/10/2019 với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Tại phiên tòa sơ thẩm vào ngày 8/5/2020 bà bị tuyên án 18 tháng tù. Sau đó, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tại phiên tòa phúc thẩm ngày 30/7/2020 giảm mức án xuống thành 15 tháng. Cộng thêm một bản án tù treo 24 tháng từ trước đây liên quan đến một vụ ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’, bà Huệ bị tổng hình phạt là 39 tháng tù, nay còn lại 22 tháng nữa mới mãn án.
Luật sư Lê Đình Việt, người bào chữa cho bà Đặng Thị Huệ cho đến khi kết thúc phiên tòa phúc thẩm, nói rằng việc giảm án cũng không được thực hiện theo đúng quy định pháp luật:
“Chị Huệ không nhận tội vì chị xác định là chị không có tội. Khi kháng cáo kêu oan thì người ta giảm đi ba tháng. Thực ra việc giảm án cũng không đúng theo quy định pháp luật vì đây là kháng cáo kêu oan chứ không phải là kháng cáo để xin giảm nhẹ hình phạt”.
Bà Trần Thị Thu Thủy cùng bà Đặng Thị Huệ đã nhiều lần tham gia các cuộc phản đối các trạm thu phí bị cho là đặt không đúng vị trí mà vẫn lạm thu của người dân, cụ thể bà đã cùng một số tài xế thực hiện biện pháp đấu tranh bất tuân dân sự, từ chối trả tiền mua vé tại BOT Tân Đệ hay Bắc Thăng Long – Nội Bài hồi giữa năm 2019. Chính quyền Việt Nam bắt giữ khoảng một chục tài xế tham gia các biện pháp bất tuân dân sự tương tự.
Bà Thủy khẳng định, tình trạng trong trại giam trở nên khắt khe hơn sau khi bà Huệ kháng án kêu oan. Bà Huệ nói bà bị đánh và bị quấy rối tập thể bởi các phạm nhân khác.
“Có lần chị Huệ đã bị người ta đánh vì người ta tranh giành chỗ phơi quần áo của chị. Sau đó chị không thể chịu nổi và bức xúc nên chị có đề nghị kiến nghị lên chỗ quản lý trại giam cải thiện chỗ ăn, chỗ ở cho chị. Tuy nhiên trại giam thay vì lắng nghe tâm tư nguyện vọng của chị và cố gắng cung cấp cho phạm nhân những chỗ tối thiểu để hơn con vật một tí, thì họ lại biến đòi hỏi của chị ấy thành mâu thuẫn cá nhân với tập thể. Nghĩa là họ đưa chị lên khu sinh hoạt chung để gần như đấu tố chị như thời cải cách ruộng đất, đồng thời thiết quân luật đối với cả đội của chị”.
Hiện tượng cán bộ trại giam không can thiệp hoặc thậm chí điều phạm nhân khác đánh đập hoặc tra tấn tù nhân chính trị đã được nhiều cựu tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm xác nhận. Bà Thủy cho rằng đây cũng là trường hợp bà Huệ đang gặp phải khiến không gian trong tù của bà Huệ lại càng bị thu hẹp, và bà ấy luôn trong tình trạng khủng hoảng tinh thần.
“Cán bộ không có hành vi đe dọa, chửi bới trực tiếp, nhưng họ dùng những cách như thế nghĩa là họ tiếp tay đe dọa tin thần đối với chị Huệ”.
Bà Ming Yu Hah, Phó giám đốc khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế khẳng định với phóng viên Đài Á Châu Tự Do qua điện thư rằng các trường hợp ngược đãi tù nhân chính trị là vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc:
“Tổ chức Ân xá Quốc tế vô cùng lo ngại trước các báo cáo liên tục về tra tấn và đối xử tệ bạc trong các nhà tù Việt Nam và các nơi giam giữ khác mà chúng tôi đã ghi nhận trong nhiều năm.
Tù nhân lương tâm và những người khác bị giam giữ vì động cơ chính trị đã bị tấn công một cách đặc biệt. Bất kỳ hành vi trừng phạt thân thể nào đối với các tù nhân đều bị cấm theo công ước quốc tế và phải ngưng lại ngay lập tức.”
Bà Ming Yu Hah cho biết Ân xá Quốc Tế đang xem xét một số trường hợp tù nhân lương tâm bị ngược đãi trong tù như một cách trừng phạt hoặc “giáo dục” tù nhân.
Gần đây, nhà hoạt động Trịnh Bá Phương bị chuyển vào bệnh viện tâm thần dù trước khi bị bắt ông không có triệu chứng gì về bệnh tâm thần. Lý do chuyển ông vào viện tâm thần được cho biết chỉ vì ông giữ quyền im lặng. Nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy bị ngăn cản không cho phép gặp gia đình dù đã bắt đầu thụ án. Nhà hoạt động chính trị Nguyễn Văn Đức Độ bị biệt giam gần 10 tháng, một biện pháp được xem là tra tấn dưới Công ước quốc tế. Và còn nhiều trường hợp tù nhân bị tước quyền lợi căn bản trong lao tù…
Ân Xá Quốc tế nhắc lại rằng Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về Chống Tra tấn hồi năm 2015.
Luật sư Lê Đình Việt nói, theo quy định tố tụng hình sự của Việt Nam thì vai trò của luật sư chỉ được tham gia tố tụng cho đến khi xét xử phúc thẩm kết thúc. Sau đó thì rất khó để tiếp xúc với thân chủ.
“Thực ra tôi cũng mong muốn được gặp chị Huệ, nhưng việc thăm gặp người đang chấp hành hình phạt tù theo quy định của luật thi hành án hình sự Việt Nam thì cũng rất là khó. Dường như nó là một rào cản để ngăn cản hỗ trợ pháp lý cho những người đang phải chấp hành hình phạt tù”.
Đài Á Châu Tự Do đã liên lạc đến số điện thoại của Công an tỉnh Ninh Bình để hỏi về trường hợp tù nhân Đặng Thị Huệ nhưng không ai bắt máy.