Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 04/4/2021
Trong tuần, chế độ cộng sản Việt Nam đã kết án 5 Facebooker và kết án họ tổng cộng 35 năm tù vì đăng bài trực tuyến của họ. Ngoài ra, chế độ cũng bắt giam một nhà báo chống tham nhũng với cáo buộc “lạm dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù từ ba năm đến bảy năm nếu bị kết án.
Vào ngày 30/3, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã xét xử Facebooker Vũ Tiến Chi vì những bài đăng trên mạng chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ của đảng. Hội đồng xét xử cho rằng các bài đăng của ông xuyên tạc chính sách của chế độ và bôi nhọ các nhà lãnh đạo, kết án ông10 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự. Trong khi đó, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt ba Facebooker là bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy, cô Nguyễn Thị Hà Phương và ông Lê Viết Hòa cùng tội danh theo Điều 117, kết án họ 10 năm, 7 năm, và 5 năm tù giam tương ứng. Bà Thuý, cựu giáo viên, phải chịu 3 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Một ngày sau, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định kết án dân oan Lê Văn Hải về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì các bài đăng trên Facebook của ông này lên án chính quyền địa phương đền bù không thỏa đáng cho đất đai của ông bị chính quyền địa phương tịch thu để xây dựng nhà máy xử lý rác. Trong một phiên toà ngắn ngủi, ông Hải bị kết án 5 năm tù.
Vào ngày 02/4, nhà cầm quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ nhà báo Nguyễn Hoài Nam và buộc tội ông “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì các bài viết chống tham nhũng trên trang Facebook của ông. Ông Nam, người từng làm việc cho một số tờ báo nhà nước như Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Thanh Niên, nổi tiếng với những bài viết về tham nhũng và sai phạm ở một số cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Việc bắt giữ ông có thể liên quan đến việc ôngtố cáo về hành vi sai trái của các cơ quan công an và viện kiểm sát, những cơ quan đã cố gắng che đậy sai phạm của nhiều quan chức nhà nước. Trước khi bị bắt, ông đã bị công an thành phố và các điều tra viên của Bộ Công an triệu tập để thẩm vấn nhiều lần.
Sau khi chấm dứt cuộc tuyệt thực kéo dài 72 ngày vào đầu tháng Hai, vào ngày 20/02, tù nhân lương tâm nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức đã phát động cuộc tuyệt thực mới để yêu cầu chế độ cộng sản Việt Nam trả tự do cho ông. Việc nhịn ăn của anh vẫn tiếp tục diễn ra trong Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An, miền Trung.
Trong khi đó, Công an thành phố Hà Nội đã đưa nhà hoạt động nhân quyền và quyền đất đai Trịnh Bá Phương về cơ sở tạm giam sau khi giám định tâm thần tại bệnh viện tâm thần. Trong khi đó, blogger Lê Anh Hùng vẫn bị giam giữ trong các phòng khám tâm thần từ tháng 4 năm ngoái, nơi ông bị ép buộc phải tiêm thuốc có thể ảnh hưởng đến não của anh.
Vào ngày 30/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố Báo cáo Quốc gia hàng năm về Nhân quyền năm 2020. Về Việt Nam, báo cáo cho biết Hà Nội đang sử dụng nhiều phương thức giám sát hiện đại để kiểm soát người dùng Internet, hình sự hóa các ý kiến trực tuyến và bỏ tù nhiều Facebooker vì các bài đăng của họ. Ngoài ra, chế độ cộng sản tiếp tục đối xử vô nhân đạo với các tù nhân lương tâm cùng với các hoạt động giam giữ khiến hệ thống tư pháp của đất nước trở nên bất công và thiên vị trong khi vai trò của luật sư chỉ là vật trang trí của chế độ.
Vào ngày 1 tháng 4, tổ chức nhân quyền Amnesty International có trụ sở tại Luân Đôn đã ra thông cáo báo chí cho biết chế độ cộng sản Việt Nam đang phát động cuộc đàn áp mới đối với các ứng cử viên độc lập cho cuộc bầu cử sắp tới của cơ quan lập pháp cao nhất của đất nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân ba cấp dự kiến vào ngày 23/5. Nhóm này kêu gọi Việt Nam chấm dứt đàn áp và đảm bảo bầu cử tự do. Lời kêu gọi được thực hiện sau khi Việt Nam bắt giữ hai ứng cử viên độc lập là Trần Quốc Khánh và Lê Trọng Hùng.
Vào ngày 01/4, tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) đã công bố báo cáo quý về các tù nhân lương tâm, theo đó Việt Nam đang giam giữ ít nhất 256 nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động xã hội, nhà hoạt động quyền đất đai và người bảo vệ nhân quyền trong điều kiện sống khắc nghiệt và bị đối xử vô nhân đạo trong các trại tù và giam giữ tạm thời trên toàn quốc. Báo cáo cho biết từ tháng 1 đến tháng 3, chế độ cộng sản đã bắt giữ sáu nhà hoạt động vì cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 và “lạm dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự. Cũng trong thời gian này, chế độ đã kết án 10 nhà hoạt động theo các tội danh mơ hồ trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự, kết án họ từ năm năm đến 15 năm tù. Ngoài ra, 5 người trong số họ phải chịu quản chế 3 năm sau khi mãn hạn tù. Trong số đó có Chủ tịch Phạm Chí Dũng của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) và Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thụy, và nhà hoạt động môi trường Đinh Thị Thu Thủy. Báo cáo cũng dự báo Với việc nhiều nhà lãnh đạo cấp cao bảo thủ của chế độ được bầu lại vào ban lãnh đạo của đảng cộng sản và được giao các vị trí cao nhất của bộ máy nhà nước trong 5 năm tới, sẽ có nhiều vụ bắt giữ và kết án với mức án nặng hơn trong những năm tới.
Và một số tin quan trọng khác
===== 28/3 ======
Hai con trai của cụ Lê Đình Kình không xin ân xá
Hai con trai Lê Đình Công và Lê Đình Chức của cụ Lê Đình Kình, người bị công an cộng sản Việt Nam bắn chết trong vụ đột kích đẫm máu vào xã Đồng Tâm vào ngày 09/01/2020, không viết đơn xin ân xá cho dù bị toà án cộng sản Việt Nam kết án tử hình với tội danh nguỵ tạo “giết người” liên quan đến vụ đột kích trên.
Trong buổi gặp thân nhân lần đầu tiên kể từ khi bị bắt vào ngày công an cộng sản sát hại người cha của họ, hai ông Công và Chức khẳng định họ không viết đơn xin ân xá vì họ luôn khẳng định vô tội và không bao giờ thừa nhận gây ra cái chết của 3 sỹ quan cảnh sát như nhà cầm quyền cộng sản vu cáo. Họ nói là con trai của cụ Kình thì họ sẵn sàng đối mặt với cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.
Cùng với việc bắn chết cụ Kình tại phòng ngủ của cụ trong cuộc tấn công vào làng Hoành xã Đồng Tâm đầu năm ngoái, cộng sản Việt Nam bắt giữ hai ông cùng gần 30 người dân oan trong xã. Họ bị cáo buộc đổ xăng để thiêu cháy 3 sỹ quan công an và chống người thi hành công vụ, cho dù nhà cầm quyền không đưa ra các bằng chứng xác đáng về cái chết của 3 nhân viên công lực cũng như lý do xác đáng để điều động gần 3.000 cảnh sát cơ động trong cuộc tấn công.
Trong phiên toà sơ thẩm vào giữa tháng 9 năm ngoái, toà án cộng sản Hà Nội đã kết án tử hình ông Công và ông Chức, cùng nhiều bản án nặng nề với 20 người khác. Trong phiên phúc thẩm đầu tháng 3 vừa qua, toà án cộng sản cấp cao tại Hà Nội đã bác kháng cáo của hai ông và bốn người khác.
Nếu không được chủ tịch nước ân xá, hai ông Công và Chức sẽ bị tử hình, theo luật cộng sản Việt Nam hiện hành. Theo gia đình, nhiều viên chức chế độ thúc giục hai ông viết đơn xin ân xá, nhưng hai ông thể hiện rõ ràng khí tiết của mình.
———————
Kháng Hoà xét xử 3 Facebooker về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” ngày 30/3
Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin toà án cộng sản tỉnh Khánh Hoà sẽ tổ chức phiên toà vào ngày 30/3 để xét xử 3 Facebooker Nguyễn Thị Cẩm Thúy (45 tuổi), Ngô Thị Hà Phương (25 tuổi), và Lê Viết Hòa (59 tuổi) về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự với mức án từ 7 năm đến 12 năm tù giam.
Báo Khánh Hoà đưa tin phiên toà diễn ra tại trụ sở toà án tỉnh ở thành phố Nha Trang, và có thể kéo dài 2 ngày.
Theo cáo trạng, từ giữa năm 2018, bà Thúy sử dụng tài khoản Facebook và tài khoản Youtube cá nhân để đăng tải các video có nội dung bôi nhọ và xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh, tuyên truyền xuyên tạc đường lối và chính sách của cộngsản Việt Nam. Bà còn bị cho là đốt cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm, gặp gỡ nhiều người ở nhiều địa phương để tuyên truyền các nội dung nhằm kích động chống phá chế độ, và thu thập thông tin nhiều vụ tham nhũng và tiêu cực của viên chức chế độ cùng sự bao che của đồng đảng.
Công an Khánh Hoà còn cho rằng bà tập hợp lực lượng tiến tới thành lập tổ chức chính trị đối lập mang tên “Quốc hội tự xưng” nhằm xoá bỏ chế độ cộng sản độc tài, và nhận hỗ trợ vật chất cùng tinh thần của nhiều tổ chức và cá nhân trong ngoài nước.
Bà bị bắt ngày 24/6/2020, cùng ngày với vụ bắt giữ 4 nhà hoạt động nhân quyền ở Dương Nội là Nguyễn Thị Tâm và Cấn Thị Thêu cùng hai con trai của bà Thêu là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư với cùng cáo buộc “tuyên truyền chống chế độ.”
Báo chí cộng sản không viết rõ về hoạt động của chị Phương và ông Hoà, hai người còn lại trong cùng vụ án với bà Thuý cũng như thông tin về thời điểm bắt giữ họ.
===== 30/3 =====
Bốn Facebooker bị kết án tổng cộng 31 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”
Trong ngày 30/3, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã kết án 4 Facebooker tổng cộng 31 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, một điều luật được Hà Nội sử dụng rộng rãi để bịt miệng giới bất đồng chính kiến.
Trong phiên toà ở tỉnh Lâm Đồng, toà án cộng sản địa phương đã kết án ông Vũ Tiến Chi, 55 tuổi, với mức án 10 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ông bị cho là đã đăng tải và chia sẻ 338 bài viết và 181 livestream trên Facebook từ năm 2018 với nội dung “xuyên tạc, phỉ báng chế độ, đả kích các chủ trương và chính sách của đảng cộng sản cầm quyền” nhằm làm mất niềm tin của dân chúng vào chế độ.
Tại phiên toà ở tỉnh Khánh Hoà, toà án cộng sản tỉnh đã kết án bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy 9 năm tù giam và 3 năm quản chế, chị Ngô Thị Hà Phương- 7 năm tù giam và ông Lê Viết Hoà- 5 năm tù giam. Theo cáo trạng, bà Thuý, một giáo viên bị buộc thôi việc vì bày tỏ quan điểm chính trị, đã chia sử 181 video lên Facebook có nội dung “chống phá chế độ” và nhiều bài viết về tham nhũng và tiêu cực của viên chức chế độ. Bà còn bị cho là xé cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm.
Báo chí nhà nước không đưa tin về các hoạt động của chị Phương và ông Hoà, cho dù khép họ vào cùng nhóm với bà Thuý. Công an cộng sản còn nói bà Thuý và ông Chi liên hệ với nhau và có ý định thành lập tổ chức đối lập nhằm xoá bỏ chế độ cộng sản.
Không rõ 4 Facebooker có luật sư riêng trong phiên toà hôm nay hay không.
Bà Thuý và ông Chi bị bắt vào ngày 24/6 năm ngoái, cùng ngày với vụ bắt giữ 4 nhà hoạt động nhân quyền ở Dương Nội là bà Nguyễn Thị Tâm, bà Cấn Thị Thêu cùng hai con trai là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư về cùng cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
===== 31/3 =====
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Cộng sản Việt Nam sử dụng công nghệ mới để theo dõi, quấy rối công dân
Báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 30/3 nêu rõ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang áp dụng một loạt các biện pháp hạn chế quyền tự do Internet bao gồm kiểm duyệt nội dung trực tuyến, ngăn chặn các website trong nước và nước ngoài bị cho không phù hợp; hạn chế và làm gián đoạn quyền truy cập vào internet, bắt giữ và áp đặt các bản án hình sự đối với những người đăng tải những thông tin chỉ trích chế độ hoặc bày tỏ quan điểm khác biệt trên Internet.
Đặc biệt, báo cáo cũng chỉ ra rằng cộng sản Việt Nam đang “dày công” kiểm soát thông tin cá nhân và việc sử dụng Internet hàng ngày của người dân. Nhà chức trách cấm truy cập trực tiếp vào Internet thông qua các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và yêu cầu họ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và không gian làm việc cho các nhân viên an ninh để giám sát các hoạt động Internet. Bộ công an cộng sản Việt Nam từ lâu đã yêu cầu các “đại lý internet” bao gồm cả các quán cà phê Internet đăng ký thông tin cá nhân của khách hàng, lưu trữ hồ sơ các trang web mà khách hàng truy cập và tham gia vào các cuộc điều tra của nhà cầm quyền về hoạt động trực tuyến. Các quán cà phê Internet tiếp tục cài đặt và sử dụng phần mềm được chính phủ phê duyệt để theo dõi các hoạt động trực tuyến của khách hàng.
Báo cáo cũng cho biết cộng sản Việt Nam đã tiếp tục gây áp lực với Facebook và Google, yêu cầu họ xóa các “tài khoản giả” và các thông tin “độc hại” trong đó có các tài liệu chống chế độ.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói cộng sản Việt Nam đối xử vô nhân đạo với tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị, có vấn đề nghiêm trọng trong tư pháp như tình trạng thiếu công bằng trong xét xử và sự thiếu độc lập của cơ quan tư phápcùng nhiều rào cản đối với luật sư.
For details: Bộ Ngoại giao Mỹ: Việt Nam đang sử dụng công nghệ mới để theo dõi, quấy rối công dân
——————–
Thêm một Facebooker bị kết án về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì chỉ trích chế độ cộng sản
Ngày 31/3, nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Bình Định kết án 4 năm tù giam ông Lê Văn Hải, 54 tuổi về tội danh “Lợi dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331của Bộ Luật Hình sự vì chỉ trích viên chức địa phương trong việc bồi thường đất đai không thoả đáng.
Dẫn cáo trạng của viện kiểm sát cộng sản tỉnh, truyền thông nhà nước đưa tin từ năm 2016 đến khi bị bắt giam vào giữa tháng 9 năm 2020, ông Hải đăng lên tài khoản Facebook cá nhân và chia sẻ nhiều bài viết có nội dung xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của lãnh đạo chế độ và chủ tịch tỉnh Bình Định.
Cáo trạng cũng nói từ năm 2014, ông Hải gửi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định với nội dung khiếu nại và yêu cầu bồi thường về đất theo hiện trạng sử dụng và hỗ trợ mất thu nhập cho gia đình ông. Nguyên do vì nhà và đất của gia đình ông bị thu hồi để xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn. Tuy nhiên, ông được trả lời rằng việc bồi thường đã đúng qui định. Ông tiếp tục khiếu nại lên bộ tài nguyên-môi trường và thanh tra nhà nước nhưng những yêu cầu của ông đều bị bác.
Tại Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu nhà nước nên nhà cầm quyền địa phương và trung ương có quyền cướp đất của dân với giá bồi thường rẻ mạt để bán lại cho các công ty phát triển bất động sản hay dự án xã hội. Điều này tạo ra tầng lớp dân oan hàng chục nghìn người khiếu kiện nhiều năm, cá biệt có nhiều trường hợp hàng thập kỷ.
Ông Hải là 1 trong 10 nhà hoạt động và Facebooker bị kết án tổng cộng 80 năm tù và 15 năm quản chế vì chỉ trích chế độ từ đầu năm đến nay, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.
——————–
Một dân oan được nhận bồi thường 7 năm sau khi chết
Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin công an cộng sản tỉnh Bắc Giang mới trả tiền bồi thường cho ông Mưu Quý Sường ở huyện Lục Ngạn do bị bắt oan. Tuy nhiên Ông Sường đã chết từ bảy năm trước.
Báo chí nhà nước cũng đưa tin gia đình ông Sường yêu cầu bồi thường sáu tỷ đồng, nhưng qua nhiều lần thương lượng hai bên đồng ý với mức 2,35 tỷ đồng.
Trước đó, vào năm 2018, công an Bắc Giang đã ra quyết định đình chỉ bị can và công khai xin lỗi gia đình tại trụ sở Uỷ ban xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 2/11/1977, công an huyện Lục Ngạn, nhận được tin báo bà Phạm Thị Múi, vợ của ông Sường,chết dưới suối ở xã Trù Hựu. Công an huyện Lục Ngạn nghi ông Sường là hung thủ giết vợ nên quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam ông Sường về tội giết người. Tuy nhiên, sau hơn bảy năm ông Sường bị giam giữ nhưng không có bất cứ phiên toà nào được mở.
Trong thời gian bị giam giữ trong trại giam, ông Sường tham gia vào vụ đánh nhau với tù nhân khác nên bị phạt bốn năm tù. Sau 11 năm trong tù, ông Suờng liên tục kêu oan nhưng mọi cố gắng vẫn vô vọng. Năm 2014 ông Sường qua đời do tuổi già. Trước khi ra đi ông dặn dò gia đình tiếp tục kêu oan mong có ngày con cháu không phải mang tiếng xấu.
Vào tháng 12 năm 2017 tức sau hơn 30 năm kể từ khi vợ ông bị chết, công an tỉnh Bắc Giang xác định hành vi không cấu thành tội phạm giết người đối với ông Mưu Quý Sường.
Thường xuyên sử dụng biện pháp tra tấn và yếu kém trong khâu điều tra đã dẫn đến nhiều người bị kết án oan ở Việt Nam. Ông Nguyễn Thanh Chấn cũng ở Bắc Giang chỉ được minh oan trong một vụ giết người khi thủ phạm thực sự tự thú, và ông được bồi thường nhiều tỷ đồng sau hơn 10 năm bị giam giữ trong tù.
===== 01/4 =====
Ân xá Quốc tế chỉ trích việc Cộng sản Việt Nam bắt giữ hai ứng cử viên độc lập
Vào ngày 01/4, Ân xá Quốc tế ra thông cáo báo chí lên án việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp hai ứng cử độc lập Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh, kêu gọi Hà Nội cho phép tiếng nói phản biện trong kỳ bầu cử quốc hội diễn ra vào ngày 23/5.
Trong thông cáo, bà Emerlynne Gil, Phó Giám đốc Khu vực của Ân xá Quốc tế nói “Nhà chức trách Việt Nam phải chấm dứt cuộc đàn áp này và cho phép mọi người ở Việt Nam tự do thực hiện các quyền con người của mình mà không sợ bị trả thù. Cuộc bầu cử ban lãnh đạo mới gần đây của Đảng Cộng sản Việt Nam lẽ ra phải báo trước sự cải thiện về tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam, nhưng những dấu hiệu cho thấy cho đến nay vẫn còn nhiều vi phạm và lạm dụng.”
Bà cũng nói “Trong khi Việt Nam tìm cách ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc thì tại quốc nội, nhà chức trách lại vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn và rộng khắp.”
Như đã đưa tin, vào ngày 10/3, nhà cầm quyền tỉnh Ninh Bình bắt giữ ông Khánh với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự với mức án tù từ 7 đến 12 năm tù giam. Hơn 2 tuần sau, vào ngày 27/3, công an cộng sản thành phố Hà Nội đã bắt giữ ông Hùng với cùng cáo buộc. Cả hai ông là thành viên của Chấn Hưng TV, một nhóm truyền thông phát trực tiếp trên Facebook về nhiều vấn đề xã hội và chính trị.
Trước khi bị bắt, cả hai ông Khánh và Hùng tuyên bố tham gia tranh cử vào quốc hội cộng sản Việt Nam như ứng cử viên độc lập.
Cho dù ông Hùng tích cực trong phổ biến Hiến pháp cộng sản trong dân chúng nhưng khi ông kế hoạch tranh cử vào quốc hội bù nhìn thì ông bị cộng sản trừng phạt ngay bằng vụ bắt giữ.
===== 02/4 =====
Nhà báo chống tiêu cực Nguyễn Hoài Nam bị bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Ngày 02/4, công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ nhà báo Nguyễn Hoài Nam với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự chỉ vì những bài báo chống tiêu cực mà ông đăng trên trang Facebook của mình.
Ông Nam là phóng viên, cộng tác viên của một số tờ báo của nhà cầm quyền chuyên lĩnh vực điều tra, và từng nhận được nhiều giải thưởng báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Trên trang Facebook cá nhân, ông Nam thường xuyên có những bài viết, cùng những bằng chứng vạch trần các sai phạm của nhiều quan chức cũng như những dự án tham nhũng gây thất thoát tiền thuế của người dân. Trước khi bị bắt, ông Nam đã nhiều lần bị công an thành phố HCM và Bộ Công an gửi giấy mời lên trụ sở làm việc.
Sau khi làm việc với công an, ông Nam tố cáo trên trang Facebook cá nhân rằng văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã trù dập ông, và có thể loại trừ ông để bịt đầu mối các vấn đề ông tố cáo cơ quan này bỏ lọt tội phạm.
Ông Nam còn đưa ra bằng chứng tố cáo văn phòng Bộ Công an đã cố vấn cho bộ trưởng công an trả lời chất vấn trong diễn đàn quốc hội không đúng sự thật.
==================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
April 5, 2021
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 13 từ ngày 29/3 đến 04/4/2021: Bốn Facebooker bị kết án tù vì tội danh “tuyên truyền chống nhà nước,” nhà báo chống tham nhũng Nguyễn Hoài Nam bị bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 04/4/2021
Trong tuần, chế độ cộng sản Việt Nam đã kết án 5 Facebooker và kết án họ tổng cộng 35 năm tù vì đăng bài trực tuyến của họ. Ngoài ra, chế độ cũng bắt giam một nhà báo chống tham nhũng với cáo buộc “lạm dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự với mức phạt tù từ ba năm đến bảy năm nếu bị kết án.
Vào ngày 30/3, Tòa án nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã xét xử Facebooker Vũ Tiến Chi vì những bài đăng trên mạng chỉ trích Đảng Cộng sản Việt Nam và chính phủ của đảng. Hội đồng xét xử cho rằng các bài đăng của ông xuyên tạc chính sách của chế độ và bôi nhọ các nhà lãnh đạo, kết án ông10 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự. Trong khi đó, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt ba Facebooker là bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy, cô Nguyễn Thị Hà Phương và ông Lê Viết Hòa cùng tội danh theo Điều 117, kết án họ 10 năm, 7 năm, và 5 năm tù giam tương ứng. Bà Thuý, cựu giáo viên, phải chịu 3 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Một ngày sau, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định kết án dân oan Lê Văn Hải về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì các bài đăng trên Facebook của ông này lên án chính quyền địa phương đền bù không thỏa đáng cho đất đai của ông bị chính quyền địa phương tịch thu để xây dựng nhà máy xử lý rác. Trong một phiên toà ngắn ngủi, ông Hải bị kết án 5 năm tù.
Vào ngày 02/4, nhà cầm quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ nhà báo Nguyễn Hoài Nam và buộc tội ông “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì các bài viết chống tham nhũng trên trang Facebook của ông. Ông Nam, người từng làm việc cho một số tờ báo nhà nước như Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) và Thanh Niên, nổi tiếng với những bài viết về tham nhũng và sai phạm ở một số cơ quan nhà nước và doanh nghiệp nhà nước. Việc bắt giữ ông có thể liên quan đến việc ôngtố cáo về hành vi sai trái của các cơ quan công an và viện kiểm sát, những cơ quan đã cố gắng che đậy sai phạm của nhiều quan chức nhà nước. Trước khi bị bắt, ông đã bị công an thành phố và các điều tra viên của Bộ Công an triệu tập để thẩm vấn nhiều lần.
Sau khi chấm dứt cuộc tuyệt thực kéo dài 72 ngày vào đầu tháng Hai, vào ngày 20/02, tù nhân lương tâm nổi tiếng Trần Huỳnh Duy Thức đã phát động cuộc tuyệt thực mới để yêu cầu chế độ cộng sản Việt Nam trả tự do cho ông. Việc nhịn ăn của anh vẫn tiếp tục diễn ra trong Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An, miền Trung.
Trong khi đó, Công an thành phố Hà Nội đã đưa nhà hoạt động nhân quyền và quyền đất đai Trịnh Bá Phương về cơ sở tạm giam sau khi giám định tâm thần tại bệnh viện tâm thần. Trong khi đó, blogger Lê Anh Hùng vẫn bị giam giữ trong các phòng khám tâm thần từ tháng 4 năm ngoái, nơi ông bị ép buộc phải tiêm thuốc có thể ảnh hưởng đến não của anh.
Vào ngày 30/3, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố Báo cáo Quốc gia hàng năm về Nhân quyền năm 2020. Về Việt Nam, báo cáo cho biết Hà Nội đang sử dụng nhiều phương thức giám sát hiện đại để kiểm soát người dùng Internet, hình sự hóa các ý kiến trực tuyến và bỏ tù nhiều Facebooker vì các bài đăng của họ. Ngoài ra, chế độ cộng sản tiếp tục đối xử vô nhân đạo với các tù nhân lương tâm cùng với các hoạt động giam giữ khiến hệ thống tư pháp của đất nước trở nên bất công và thiên vị trong khi vai trò của luật sư chỉ là vật trang trí của chế độ.
Vào ngày 1 tháng 4, tổ chức nhân quyền Amnesty International có trụ sở tại Luân Đôn đã ra thông cáo báo chí cho biết chế độ cộng sản Việt Nam đang phát động cuộc đàn áp mới đối với các ứng cử viên độc lập cho cuộc bầu cử sắp tới của cơ quan lập pháp cao nhất của đất nước là Quốc hội và Hội đồng nhân dân ba cấp dự kiến vào ngày 23/5. Nhóm này kêu gọi Việt Nam chấm dứt đàn áp và đảm bảo bầu cử tự do. Lời kêu gọi được thực hiện sau khi Việt Nam bắt giữ hai ứng cử viên độc lập là Trần Quốc Khánh và Lê Trọng Hùng.
Vào ngày 01/4, tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- DTD) đã công bố báo cáo quý về các tù nhân lương tâm, theo đó Việt Nam đang giam giữ ít nhất 256 nhà bất đồng chính kiến, nhà hoạt động xã hội, nhà hoạt động quyền đất đai và người bảo vệ nhân quyền trong điều kiện sống khắc nghiệt và bị đối xử vô nhân đạo trong các trại tù và giam giữ tạm thời trên toàn quốc. Báo cáo cho biết từ tháng 1 đến tháng 3, chế độ cộng sản đã bắt giữ sáu nhà hoạt động vì cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 và “lạm dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự. Cũng trong thời gian này, chế độ đã kết án 10 nhà hoạt động theo các tội danh mơ hồ trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự, kết án họ từ năm năm đến 15 năm tù. Ngoài ra, 5 người trong số họ phải chịu quản chế 3 năm sau khi mãn hạn tù. Trong số đó có Chủ tịch Phạm Chí Dũng của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) và Phó Chủ tịch Nguyễn Tường Thụy, và nhà hoạt động môi trường Đinh Thị Thu Thủy. Báo cáo cũng dự báo Với việc nhiều nhà lãnh đạo cấp cao bảo thủ của chế độ được bầu lại vào ban lãnh đạo của đảng cộng sản và được giao các vị trí cao nhất của bộ máy nhà nước trong 5 năm tới, sẽ có nhiều vụ bắt giữ và kết án với mức án nặng hơn trong những năm tới.
Và một số tin quan trọng khác
===== 28/3 ======
Hai con trai của cụ Lê Đình Kình không xin ân xá
Hai con trai Lê Đình Công và Lê Đình Chức của cụ Lê Đình Kình, người bị công an cộng sản Việt Nam bắn chết trong vụ đột kích đẫm máu vào xã Đồng Tâm vào ngày 09/01/2020, không viết đơn xin ân xá cho dù bị toà án cộng sản Việt Nam kết án tử hình với tội danh nguỵ tạo “giết người” liên quan đến vụ đột kích trên.
Trong buổi gặp thân nhân lần đầu tiên kể từ khi bị bắt vào ngày công an cộng sản sát hại người cha của họ, hai ông Công và Chức khẳng định họ không viết đơn xin ân xá vì họ luôn khẳng định vô tội và không bao giờ thừa nhận gây ra cái chết của 3 sỹ quan cảnh sát như nhà cầm quyền cộng sản vu cáo. Họ nói là con trai của cụ Kình thì họ sẵn sàng đối mặt với cái chết để bảo vệ nhân phẩm của mình.
Cùng với việc bắn chết cụ Kình tại phòng ngủ của cụ trong cuộc tấn công vào làng Hoành xã Đồng Tâm đầu năm ngoái, cộng sản Việt Nam bắt giữ hai ông cùng gần 30 người dân oan trong xã. Họ bị cáo buộc đổ xăng để thiêu cháy 3 sỹ quan công an và chống người thi hành công vụ, cho dù nhà cầm quyền không đưa ra các bằng chứng xác đáng về cái chết của 3 nhân viên công lực cũng như lý do xác đáng để điều động gần 3.000 cảnh sát cơ động trong cuộc tấn công.
Trong phiên toà sơ thẩm vào giữa tháng 9 năm ngoái, toà án cộng sản Hà Nội đã kết án tử hình ông Công và ông Chức, cùng nhiều bản án nặng nề với 20 người khác. Trong phiên phúc thẩm đầu tháng 3 vừa qua, toà án cộng sản cấp cao tại Hà Nội đã bác kháng cáo của hai ông và bốn người khác.
Nếu không được chủ tịch nước ân xá, hai ông Công và Chức sẽ bị tử hình, theo luật cộng sản Việt Nam hiện hành. Theo gia đình, nhiều viên chức chế độ thúc giục hai ông viết đơn xin ân xá, nhưng hai ông thể hiện rõ ràng khí tiết của mình.
———————
Kháng Hoà xét xử 3 Facebooker về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” ngày 30/3
Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin toà án cộng sản tỉnh Khánh Hoà sẽ tổ chức phiên toà vào ngày 30/3 để xét xử 3 Facebooker Nguyễn Thị Cẩm Thúy (45 tuổi), Ngô Thị Hà Phương (25 tuổi), và Lê Viết Hòa (59 tuổi) về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự với mức án từ 7 năm đến 12 năm tù giam.
Báo Khánh Hoà đưa tin phiên toà diễn ra tại trụ sở toà án tỉnh ở thành phố Nha Trang, và có thể kéo dài 2 ngày.
Theo cáo trạng, từ giữa năm 2018, bà Thúy sử dụng tài khoản Facebook và tài khoản Youtube cá nhân để đăng tải các video có nội dung bôi nhọ và xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh, tuyên truyền xuyên tạc đường lối và chính sách của cộngsản Việt Nam. Bà còn bị cho là đốt cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm, gặp gỡ nhiều người ở nhiều địa phương để tuyên truyền các nội dung nhằm kích động chống phá chế độ, và thu thập thông tin nhiều vụ tham nhũng và tiêu cực của viên chức chế độ cùng sự bao che của đồng đảng.
Công an Khánh Hoà còn cho rằng bà tập hợp lực lượng tiến tới thành lập tổ chức chính trị đối lập mang tên “Quốc hội tự xưng” nhằm xoá bỏ chế độ cộng sản độc tài, và nhận hỗ trợ vật chất cùng tinh thần của nhiều tổ chức và cá nhân trong ngoài nước.
Bà bị bắt ngày 24/6/2020, cùng ngày với vụ bắt giữ 4 nhà hoạt động nhân quyền ở Dương Nội là Nguyễn Thị Tâm và Cấn Thị Thêu cùng hai con trai của bà Thêu là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư với cùng cáo buộc “tuyên truyền chống chế độ.”
Báo chí cộng sản không viết rõ về hoạt động của chị Phương và ông Hoà, hai người còn lại trong cùng vụ án với bà Thuý cũng như thông tin về thời điểm bắt giữ họ.
===== 30/3 =====
Bốn Facebooker bị kết án tổng cộng 31 năm tù về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”
Trong ngày 30/3, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã kết án 4 Facebooker tổng cộng 31 năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự, một điều luật được Hà Nội sử dụng rộng rãi để bịt miệng giới bất đồng chính kiến.
Trong phiên toà ở tỉnh Lâm Đồng, toà án cộng sản địa phương đã kết án ông Vũ Tiến Chi, 55 tuổi, với mức án 10 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ông bị cho là đã đăng tải và chia sẻ 338 bài viết và 181 livestream trên Facebook từ năm 2018 với nội dung “xuyên tạc, phỉ báng chế độ, đả kích các chủ trương và chính sách của đảng cộng sản cầm quyền” nhằm làm mất niềm tin của dân chúng vào chế độ.
Tại phiên toà ở tỉnh Khánh Hoà, toà án cộng sản tỉnh đã kết án bà Nguyễn Thị Cẩm Thúy 9 năm tù giam và 3 năm quản chế, chị Ngô Thị Hà Phương- 7 năm tù giam và ông Lê Viết Hoà- 5 năm tù giam. Theo cáo trạng, bà Thuý, một giáo viên bị buộc thôi việc vì bày tỏ quan điểm chính trị, đã chia sử 181 video lên Facebook có nội dung “chống phá chế độ” và nhiều bài viết về tham nhũng và tiêu cực của viên chức chế độ. Bà còn bị cho là xé cờ đỏ sao vàng và cờ búa liềm.
Báo chí nhà nước không đưa tin về các hoạt động của chị Phương và ông Hoà, cho dù khép họ vào cùng nhóm với bà Thuý. Công an cộng sản còn nói bà Thuý và ông Chi liên hệ với nhau và có ý định thành lập tổ chức đối lập nhằm xoá bỏ chế độ cộng sản.
Không rõ 4 Facebooker có luật sư riêng trong phiên toà hôm nay hay không.
Bà Thuý và ông Chi bị bắt vào ngày 24/6 năm ngoái, cùng ngày với vụ bắt giữ 4 nhà hoạt động nhân quyền ở Dương Nội là bà Nguyễn Thị Tâm, bà Cấn Thị Thêu cùng hai con trai là Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư về cùng cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”
===== 31/3 =====
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói Cộng sản Việt Nam sử dụng công nghệ mới để theo dõi, quấy rối công dân
Báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 30/3 nêu rõ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang áp dụng một loạt các biện pháp hạn chế quyền tự do Internet bao gồm kiểm duyệt nội dung trực tuyến, ngăn chặn các website trong nước và nước ngoài bị cho không phù hợp; hạn chế và làm gián đoạn quyền truy cập vào internet, bắt giữ và áp đặt các bản án hình sự đối với những người đăng tải những thông tin chỉ trích chế độ hoặc bày tỏ quan điểm khác biệt trên Internet.
Đặc biệt, báo cáo cũng chỉ ra rằng cộng sản Việt Nam đang “dày công” kiểm soát thông tin cá nhân và việc sử dụng Internet hàng ngày của người dân. Nhà chức trách cấm truy cập trực tiếp vào Internet thông qua các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài và yêu cầu họ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và không gian làm việc cho các nhân viên an ninh để giám sát các hoạt động Internet. Bộ công an cộng sản Việt Nam từ lâu đã yêu cầu các “đại lý internet” bao gồm cả các quán cà phê Internet đăng ký thông tin cá nhân của khách hàng, lưu trữ hồ sơ các trang web mà khách hàng truy cập và tham gia vào các cuộc điều tra của nhà cầm quyền về hoạt động trực tuyến. Các quán cà phê Internet tiếp tục cài đặt và sử dụng phần mềm được chính phủ phê duyệt để theo dõi các hoạt động trực tuyến của khách hàng.
Báo cáo cũng cho biết cộng sản Việt Nam đã tiếp tục gây áp lực với Facebook và Google, yêu cầu họ xóa các “tài khoản giả” và các thông tin “độc hại” trong đó có các tài liệu chống chế độ.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói cộng sản Việt Nam đối xử vô nhân đạo với tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị, có vấn đề nghiêm trọng trong tư pháp như tình trạng thiếu công bằng trong xét xử và sự thiếu độc lập của cơ quan tư phápcùng nhiều rào cản đối với luật sư.
For details: Bộ Ngoại giao Mỹ: Việt Nam đang sử dụng công nghệ mới để theo dõi, quấy rối công dân
2020 Country Reports on Human Rights Practices: Vietnam
——————–
Thêm một Facebooker bị kết án về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì chỉ trích chế độ cộng sản
Ngày 31/3, nhà cầm quyền cộng sản tỉnh Bình Định kết án 4 năm tù giam ông Lê Văn Hải, 54 tuổi về tội danh “Lợi dụng các quyền dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331của Bộ Luật Hình sự vì chỉ trích viên chức địa phương trong việc bồi thường đất đai không thoả đáng.
Dẫn cáo trạng của viện kiểm sát cộng sản tỉnh, truyền thông nhà nước đưa tin từ năm 2016 đến khi bị bắt giam vào giữa tháng 9 năm 2020, ông Hải đăng lên tài khoản Facebook cá nhân và chia sẻ nhiều bài viết có nội dung xúc phạm đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của lãnh đạo chế độ và chủ tịch tỉnh Bình Định.
Cáo trạng cũng nói từ năm 2014, ông Hải gửi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định với nội dung khiếu nại và yêu cầu bồi thường về đất theo hiện trạng sử dụng và hỗ trợ mất thu nhập cho gia đình ông. Nguyên do vì nhà và đất của gia đình ông bị thu hồi để xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn. Tuy nhiên, ông được trả lời rằng việc bồi thường đã đúng qui định. Ông tiếp tục khiếu nại lên bộ tài nguyên-môi trường và thanh tra nhà nước nhưng những yêu cầu của ông đều bị bác.
Tại Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu nhà nước nên nhà cầm quyền địa phương và trung ương có quyền cướp đất của dân với giá bồi thường rẻ mạt để bán lại cho các công ty phát triển bất động sản hay dự án xã hội. Điều này tạo ra tầng lớp dân oan hàng chục nghìn người khiếu kiện nhiều năm, cá biệt có nhiều trường hợp hàng thập kỷ.
Ông Hải là 1 trong 10 nhà hoạt động và Facebooker bị kết án tổng cộng 80 năm tù và 15 năm quản chế vì chỉ trích chế độ từ đầu năm đến nay, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.
——————–
Một dân oan được nhận bồi thường 7 năm sau khi chết
Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin công an cộng sản tỉnh Bắc Giang mới trả tiền bồi thường cho ông Mưu Quý Sường ở huyện Lục Ngạn do bị bắt oan. Tuy nhiên Ông Sường đã chết từ bảy năm trước.
Báo chí nhà nước cũng đưa tin gia đình ông Sường yêu cầu bồi thường sáu tỷ đồng, nhưng qua nhiều lần thương lượng hai bên đồng ý với mức 2,35 tỷ đồng.
Trước đó, vào năm 2018, công an Bắc Giang đã ra quyết định đình chỉ bị can và công khai xin lỗi gia đình tại trụ sở Uỷ ban xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn.
Theo hồ sơ vụ án, ngày 2/11/1977, công an huyện Lục Ngạn, nhận được tin báo bà Phạm Thị Múi, vợ của ông Sường,chết dưới suối ở xã Trù Hựu. Công an huyện Lục Ngạn nghi ông Sường là hung thủ giết vợ nên quyết định khởi tố vụ án, bắt tạm giam ông Sường về tội giết người. Tuy nhiên, sau hơn bảy năm ông Sường bị giam giữ nhưng không có bất cứ phiên toà nào được mở.
Trong thời gian bị giam giữ trong trại giam, ông Sường tham gia vào vụ đánh nhau với tù nhân khác nên bị phạt bốn năm tù. Sau 11 năm trong tù, ông Suờng liên tục kêu oan nhưng mọi cố gắng vẫn vô vọng. Năm 2014 ông Sường qua đời do tuổi già. Trước khi ra đi ông dặn dò gia đình tiếp tục kêu oan mong có ngày con cháu không phải mang tiếng xấu.
Vào tháng 12 năm 2017 tức sau hơn 30 năm kể từ khi vợ ông bị chết, công an tỉnh Bắc Giang xác định hành vi không cấu thành tội phạm giết người đối với ông Mưu Quý Sường.
Thường xuyên sử dụng biện pháp tra tấn và yếu kém trong khâu điều tra đã dẫn đến nhiều người bị kết án oan ở Việt Nam. Ông Nguyễn Thanh Chấn cũng ở Bắc Giang chỉ được minh oan trong một vụ giết người khi thủ phạm thực sự tự thú, và ông được bồi thường nhiều tỷ đồng sau hơn 10 năm bị giam giữ trong tù.
===== 01/4 =====
Ân xá Quốc tế chỉ trích việc Cộng sản Việt Nam bắt giữ hai ứng cử viên độc lập
Vào ngày 01/4, Ân xá Quốc tế ra thông cáo báo chí lên án việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đàn áp hai ứng cử độc lập Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh, kêu gọi Hà Nội cho phép tiếng nói phản biện trong kỳ bầu cử quốc hội diễn ra vào ngày 23/5.
Trong thông cáo, bà Emerlynne Gil, Phó Giám đốc Khu vực của Ân xá Quốc tế nói “Nhà chức trách Việt Nam phải chấm dứt cuộc đàn áp này và cho phép mọi người ở Việt Nam tự do thực hiện các quyền con người của mình mà không sợ bị trả thù. Cuộc bầu cử ban lãnh đạo mới gần đây của Đảng Cộng sản Việt Nam lẽ ra phải báo trước sự cải thiện về tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam, nhưng những dấu hiệu cho thấy cho đến nay vẫn còn nhiều vi phạm và lạm dụng.”
Bà cũng nói “Trong khi Việt Nam tìm cách ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc thì tại quốc nội, nhà chức trách lại vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn và rộng khắp.”
Như đã đưa tin, vào ngày 10/3, nhà cầm quyền tỉnh Ninh Bình bắt giữ ông Khánh với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự với mức án tù từ 7 đến 12 năm tù giam. Hơn 2 tuần sau, vào ngày 27/3, công an cộng sản thành phố Hà Nội đã bắt giữ ông Hùng với cùng cáo buộc. Cả hai ông là thành viên của Chấn Hưng TV, một nhóm truyền thông phát trực tiếp trên Facebook về nhiều vấn đề xã hội và chính trị.
Trước khi bị bắt, cả hai ông Khánh và Hùng tuyên bố tham gia tranh cử vào quốc hội cộng sản Việt Nam như ứng cử viên độc lập.
Cho dù ông Hùng tích cực trong phổ biến Hiến pháp cộng sản trong dân chúng nhưng khi ông kế hoạch tranh cử vào quốc hội bù nhìn thì ông bị cộng sản trừng phạt ngay bằng vụ bắt giữ.
===== 02/4 =====
Nhà báo chống tiêu cực Nguyễn Hoài Nam bị bắt với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Ngày 02/4, công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ nhà báo Nguyễn Hoài Nam với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự chỉ vì những bài báo chống tiêu cực mà ông đăng trên trang Facebook của mình.
Ông Nam là phóng viên, cộng tác viên của một số tờ báo của nhà cầm quyền chuyên lĩnh vực điều tra, và từng nhận được nhiều giải thưởng báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Trên trang Facebook cá nhân, ông Nam thường xuyên có những bài viết, cùng những bằng chứng vạch trần các sai phạm của nhiều quan chức cũng như những dự án tham nhũng gây thất thoát tiền thuế của người dân. Trước khi bị bắt, ông Nam đã nhiều lần bị công an thành phố HCM và Bộ Công an gửi giấy mời lên trụ sở làm việc.
Sau khi làm việc với công an, ông Nam tố cáo trên trang Facebook cá nhân rằng văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã trù dập ông, và có thể loại trừ ông để bịt đầu mối các vấn đề ông tố cáo cơ quan này bỏ lọt tội phạm.
Ông Nam còn đưa ra bằng chứng tố cáo văn phòng Bộ Công an đã cố vấn cho bộ trưởng công an trả lời chất vấn trong diễn đàn quốc hội không đúng sự thật.
==================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây