Nhà báo độc lập/ nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được một số nhà báo từng nhận giải thưởng của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporter Without Border- RSF) ủng hộ qua lời kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay cho cô Phạm Đoan Trang, người bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ đến nay đã sáu tháng.
Thông cáo báo chí phát đi ngày 7 tháng tư của RFS nhắc lại việc nhà báo Phạm Đoan Trang bị cảnh sát mặc thường phục bắt đi vào đêm ngày 6 tháng 10 năm 2020. Từ đó đến nay đã tròn sáu tháng nhưng không có tin tức gì về cô. Bản thân Phạm Đoan Trang không được tiếp xúc với luật sư và gia đình.
Nếu bị buộc tội theo điều 117 Bộ Luật Hình sự Việt Nam ‘tuyên truyền chống Nhà nước’, cô sẽ phải đối diện với mức án lên đến 20 năm tù giam.
Những người từng được giải thưởng của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới bày tỏ quan điểm cá nhân của họ trong một video clip về trường hợp cơ Phạm Đoan Trang.
Nhà báo Ba Lan Tomasz Piatek, người nhận giải của RSF hồi năm 2017, sử dụng chương trình trên mạng của bản thân có tên “Coming to the truth’ (Đến với sự thật) đưa ra kêu gọi đối với các lãnh đạo Việt Nam nếu muốn cho thế giới thấy họ là những nhà chính trị, những lãnh đạo của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì phải ngưng ngay biện pháp sách nhiễu công dân và cho người dân quyền nói lên sự thật.
Nhà báo Ấn Độ Swati Chaturvedi, người nhận được giải thưởng Can đảm của RSF hồi năm 2018, phát biểu rằng RSF đại diện cho công cuộc đấu tranh của những nhà báo đang bị cầm tù nên hãy lên tiếng và giúp đỡ cho người đồng nghiệp Phạm Đoan Trang đang bị giam ở Việt Nam.
Nhà báo và cũng là nhà làm phim tài liệu người Thổ Nhĩ Kỳ Can Dündar, người được giải thưởng của RSF năm 2016, nhắc lại lần trao giải năm 2019 khi Phạm Đoan Trang được giải Tác Động. Khi đó, Phạm Đoan Trang không được đến nhận giải, nhưng theo nhà báo Can Dündar thì thông điệp mạnh mẽ từ trường hợp Phạm Đoan Trang là niềm hy vọng giải thưởng khích lệ các nhà báo khác tại Việt Nam kiên định hơn trong công cuộc theo đuổi sự thật, công lý, nhân quyền.
Nhà báo Philippines Espina-Varona, người được giải thưởng Độc lập của RSF năm 2018, cho rằng Phạm Đoan Trang bị cáo buộc phát tán tài liệu chống Nhà nước; tuy nhiên trách nhiệm của mỗi nhà báo là phê phán và khi cần thiết phản đối những chính sách và hành động phương hại đến sự an nguy và quyền của con người.
Ông Daniel Bastard, trưởng Văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, phát biểu: ‘Sự gia tăng đoàn kết với Phạm Đoan Trang cho cơ quan chức năng Việt Nam thấy rằng cả thế giới đang theo dõi họ, và rằng một nhà báo mà chính quyền không ưa không thể nào bị bỏ tù để trừng phạt.’
April 9, 2021
Những nhà báo quốc tế được RSF trao giải lên tiếng ủng hộ Phạm Đoan Trang
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nhà báo độc lập/ nhà hoạt động Phạm Đoan Trang được một số nhà báo từng nhận giải thưởng của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (Reporter Without Border- RSF) ủng hộ qua lời kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay cho cô Phạm Đoan Trang, người bị cơ quan chức năng Việt Nam bắt giữ đến nay đã sáu tháng.
Thông cáo báo chí phát đi ngày 7 tháng tư của RFS nhắc lại việc nhà báo Phạm Đoan Trang bị cảnh sát mặc thường phục bắt đi vào đêm ngày 6 tháng 10 năm 2020. Từ đó đến nay đã tròn sáu tháng nhưng không có tin tức gì về cô. Bản thân Phạm Đoan Trang không được tiếp xúc với luật sư và gia đình.
Nếu bị buộc tội theo điều 117 Bộ Luật Hình sự Việt Nam ‘tuyên truyền chống Nhà nước’, cô sẽ phải đối diện với mức án lên đến 20 năm tù giam.
Những người từng được giải thưởng của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới bày tỏ quan điểm cá nhân của họ trong một video clip về trường hợp cơ Phạm Đoan Trang.
Nhà báo Ba Lan Tomasz Piatek, người nhận giải của RSF hồi năm 2017, sử dụng chương trình trên mạng của bản thân có tên “Coming to the truth’ (Đến với sự thật) đưa ra kêu gọi đối với các lãnh đạo Việt Nam nếu muốn cho thế giới thấy họ là những nhà chính trị, những lãnh đạo của nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam thì phải ngưng ngay biện pháp sách nhiễu công dân và cho người dân quyền nói lên sự thật.
Nhà báo Ấn Độ Swati Chaturvedi, người nhận được giải thưởng Can đảm của RSF hồi năm 2018, phát biểu rằng RSF đại diện cho công cuộc đấu tranh của những nhà báo đang bị cầm tù nên hãy lên tiếng và giúp đỡ cho người đồng nghiệp Phạm Đoan Trang đang bị giam ở Việt Nam.
Nhà báo và cũng là nhà làm phim tài liệu người Thổ Nhĩ Kỳ Can Dündar, người được giải thưởng của RSF năm 2016, nhắc lại lần trao giải năm 2019 khi Phạm Đoan Trang được giải Tác Động. Khi đó, Phạm Đoan Trang không được đến nhận giải, nhưng theo nhà báo Can Dündar thì thông điệp mạnh mẽ từ trường hợp Phạm Đoan Trang là niềm hy vọng giải thưởng khích lệ các nhà báo khác tại Việt Nam kiên định hơn trong công cuộc theo đuổi sự thật, công lý, nhân quyền.
Nhà báo Philippines Espina-Varona, người được giải thưởng Độc lập của RSF năm 2018, cho rằng Phạm Đoan Trang bị cáo buộc phát tán tài liệu chống Nhà nước; tuy nhiên trách nhiệm của mỗi nhà báo là phê phán và khi cần thiết phản đối những chính sách và hành động phương hại đến sự an nguy và quyền của con người.
Ông Daniel Bastard, trưởng Văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, phát biểu: ‘Sự gia tăng đoàn kết với Phạm Đoan Trang cho cơ quan chức năng Việt Nam thấy rằng cả thế giới đang theo dõi họ, và rằng một nhà báo mà chính quyền không ưa không thể nào bị bỏ tù để trừng phạt.’