Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 18/4/2021
Nhà cầm quyền thành phố Cần Thơ dự định đưa nhà hoạt động dân quyền và nhân quyền Lê Thị Bình ra xét xử về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vào ngày 23/4 sau khi đột ngột hoãn phiên toà sơ thẩm ngày 15/4. Tuần trước, Toà án Nhân dân thành phố bất ngờ thông báo lịch xử vào thứ Năm nhưng thông báo hoãn mà không đưa lý do xác đáng. Bà Bình, 45 tuổi, bị bắt ngày 22/12/2020 và đối mặt với án tù từ 6 tháng đến 7 năm nếu bị kết tội.
Tuy hô hào chống tham nhũng nhưng chính phủ Việt Nam lại tìm mọi cách trừng phạt công dân tố cáo tham nhũng và nạn nhân mới nhất là ông Lê Chí Thành, sỹ quan công an Trại giam Thủ Đức nhưng đã bị sa thải năm 2020 chỉ vì tố cáo lãnh đạo trại giam tham nhũng. Ông Thành bị bắt ngày 14/4 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” vì ông và một số người bạn tìm cách giám sát việc thực thi pháp luật của cảnh sát giao thông trong nhiều tháng gần đây. Ông có thể bị điều tra thêm về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì thực hiện nhiều livestream trên Facebook nói về tình trạng ăn mãi lộ của cảnh sát giao thông ở nhiều địa phương. Cả hai cáo buộc trên đều có mức án cao nhất là 7 năm tù giam.
Ngày 15/4, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết tội ông Quách Duy, cựu chuyên viên của Uỷ ban Nhân dân thành phố, 4 năm và 6 tháng tù giam về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì đăng tải nhiều bài viết tố cáo tham nhũng của nhiều lãnh đạo của thành phố lên Facebook.
Tù nhân lương tâm Ngô Hào, người được tại ngoại từ đầu năm 2020 để chữa bệnh hiểm nghèo trong khi thi hành án tù 15 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chế độ,” đã được sang Phần Lan để tỵ nạn chính trị sau sự vận động của giới nhân quyền nước này. Ông bị bắt năm 2013 và bị giam giữ trong điều kiện hà khắc, và do vậy sức khoẻ suy giảm nghiêm trọng.
Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối việc bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thuý Hạnh, kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho bà và các người bảo vệ nhân quyền đang bị giam giữ. Trong số này có chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Czech, Front Line Defenders (Ireland), Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH), Liên minh Chống Tra tấn Quốc tế (OMCT)…
Tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) cũng ra thông cáo báo chí kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho nhà báo Nguyễn Hoài Nam, người mới bị bắt vì cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” sau khi đăng tải nhiều bài viết chống tham nhũng lên mạng xã hội Facebook.
Tính mạng của blogger Lê Anh Hùng, người đang bị buộc điều trị trong bệnh viện tâm thần, tiếp tục bị đe doạ. Gia đình ông nhận được nguồn tin ông bị tiêm và buộc uống thuốc không rõ chủng loại với liều lượng cao gấp đôi so với lượng ông buộc sử dụng khi mới bị đưa vào bệnh viện.
Và một số tin quan trọng khác.
===== 11/4 =====
Tù nhân lương tâm Ngô Hào sang Phần Lan tỵ nạn sau thời gian tại ngoại chữa bệnh
Tù nhân lương tâm Ngô Hào, người đang thi hành án tù 15 năm nhưng được tại ngoại để chữa bệnh, đã đi tỵ nạn tại Phần Lan.
Ông Hào, 73 tuổi, cùng bà vợ Nguyễn Thị Kim Lan đã đến Phần Lan vào sáng sớm ngày 04/4 sau chuyến bay kéo dài 17 giờ đồng hồ từ Việt Nam.
Ông Hào là một cựu sỹ quan quân đội Việt Nam Cộng hoà. Ông từng bị giam 20 năm tù vì bị cáo buộc “chủ mưu và cầm đầu tổ chức Đảng Liên minh Việt Nam” và được tự do năm 1997. Năm 2013, ông lại bị bắt và kết án 15 năm tù giam về tội danh “âm mưu lật đổ chế độ.”
Sức khoẻ của ông bị suy sụp nghiêm trọng do điều kiện sống hà khắc trong nhà tù cộng sản và bị đối xử vô nhân đạo. Đầu năm 2020, ông được tạm hoãn thi hành án tù để chữa bệnh khi hai mắt gần như bị mù và căn bệnh cao huyết áp trầm trọng.
Một số chính trị gia và nhóm nhân quyền ở Phần Lan đã tích cực vận động Chính phủ nước này can thiệp để ông được đến tị nạn ở đất nước Bắc Âu này.
Ông chỉ là một trong số ít tù nhân lương tâm được hoãn thi hành án vì lý do sức khoẻ trong khi hàng trăm tù nhân lương tâm khác vẫn đang bị đày đoạ trong nhà tù và trại tạm giam khắp cả nước. Họ bị bắt lao động khổ sai hay bị giam cầm trong các phòng biệt giam thiếu không khí, thức ăn và nước uống kém phẩm cấp và không hợp vệ sinh, và không được chăm sóc sức khoẻ…
———————
Cần Thơ sẽ xét xử nhà hoạt động Lê Thị Bình vào ngày 15/4
Theo một số nguồn tin từ giới hoạt động thì nhà cầm quyền cộng sản thành phố Cần Thơ sẽ tổ chức phiên toà vào ngày 15/4 để xét xử nhà hoạt động Lê Thị Bình với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự với mức án tù từ 6 tháng đến 7 năm nếu bị kết tội.
Bà Bình, 45 tuổi, bị bắt ngày 22/12 năm ngoái. Công an cộng sản Cần Thơ nói rằng đã tiến hành khám nhà bà Bình và thu giữ nhiều tài liệu có nội dung chống phá đảng cộng sản cầm quyền và chế độ. Tuy nhiên, nhà chức trách không nói rõ tài liệu gì. Còn theo gia đình, công an đã bắt cóc bà Bình khi bà đang ở ngoài đường và đưa bà về nhà để khám xét đồ đạc. Con gái bà cho biết công an lục tung đồ đạc trong nhà và không lập biên bản khám xét cũng như không đưa lệnh bắt giữ cho gia đình.
Bà Bình là em gái của cựu tù nhân lương tâm Lê Minh Thể, người bị bắt năm 2018 cũng với cáo buộc theo Điều 331 và sau đó bị kết án 2 năm tù giam. Bà từng tham gia tích cực trong cuộc biểu tình của hàng chục nghìn người ở Sài Gòn ngày 10/6/2018 để phản đối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng. Bà tham gia viết và chia sẻ nhiều bài viết về các vấn đề nghiêm trọng của Việt Nam trên Facebook. Do vậy, bà luôn bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hạch sách trong nhiều năm gần đây.
Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, từ đầu năm đến nay, cộng sản Việt Nam đã bắt giữ 7 nhà hoạt động và Facebooker, kết án 10 người khác với mức án từ 4 đến 15 năm tù giam. Do vậy, rất ít có khả năng bà Bình được trả tự do trong bối cảnh cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp để bảo vệ chế độ.
———————
Cộng hoà Czech kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh
Bộ Ngoại giao Cộng hoà Czech vừa lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thuý Hạnh và kêu gọi Hà Nội trả tự do “ngay lập tức” cho người phụ nữ đã lập quỹ hỗ trợ các gia đình tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
Trong thông cáo đang tải tại trang Facebook chính thức của Toà Đại sứ Cộng hoà Czech tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao Cộng hoà Czech đã lo ngại về cáo buộc chống lại bà Hạnh trong khi các hoạt động của bà mang tính nhân đạo hỗ trợ cho nạn nhân của bất công. Cơ quan đối ngoại cao nhất của nhà nước Cộng hoà Czech nói rằng cộng sản Hà Nội cần rút mọi cáo buộc chống lại bà và trả tự do cho bà.
Cộng hoà Czech là quốc gia đầu tiên phản đối việc bắt giữ bà Hạnh. Cho tới nay, chính phủ Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, và nhiều quốc gia dân chủ khác chưa lên tiếng về vụ bắt giữ bà.
Hai tổ chức nhân quyền quốc tế là Ân xá Quốc tế và Front Line Defenders đã ra thông cáo báo chí chỉ trích vụ bắt giữ này.
Việt Nam gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền trong nhiều năm qua khi cộng đồng quốc tế lơ là vấn đề nhân quyền. Hàng trăm người đã bị bắt giữ trong vài năm gần đây, nâng tổng số tù nhân lương tâm lên gần 260, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.
===== 14/4 =====
FIDH và OMCT kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thuý Hạnh
Vào ngày 14/4, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Chống Tra tấn Quốc tế (OMCT) chỉ trích việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh, kêu gọi Hà Nội huỷ bỏ các cáo buộc chống lại bà và phóng thích bà ngay lập tức và vô điều kiện.
Trong thông cáo chung, hai tổ chức cho rằng việc bắt giữ bà Hạnh mang tính độc đoán và sách nhiễu tư pháp, với mục đích trừng phạt bà vì các hoạt động nhân quyền hợp pháp.
Hai tổ chức kêu gọi sự can thiệp khẩn cấp của các tổ chức và cá nhân trên thế giới hành động để gây sức ép lên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bằng cách viết thư cho ban lãnh đạo của Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự toàn vẹn về thể chất và sức khoẻ tâm lý của bà Hạnh và tất cả những người bảo vệ nhân quyền khác tại Việt Nam, chấm dứt mọi hành vi đàn áp kể cả tư pháp đối với bà và người hoạt động khác, đồng thời bảo đảm họ thực hiện các hoạt động và quyền của minh mà không bị cản trở hay bị trả thù.
Trong cùng ngày, Chính phủ Đức cũng lên tiếng về vụ bắt giữ bà Hạnh, và kêu gọi cộng sản Việt Nam trả tự do cho bà ngay lập tức.
Trong tuần, Ân xá Quốc tế có trụ sở ở London, Front Line Defenders có trụ sở ở Dublin, và Bộ Ngoại giao Cộng hoà Czech cũng đưa ra các thông cáo báo chí tương tự đòi trả tự do cho bà Hạnh, người bị bắt với cáo buộc mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước” chỉ vì trợ giúp tù nhân lương tâm và người hoạt động gặp hiểm nguy. Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền có trụ sở ở Hà Nội đã ngay lập tức kêu gọi cộng đồng quốc tế và dân chúng Việt Nam phản đối việc bắt giữ ngay trong ngày bà Hạnh bị công an cộng sản tước đoạt tự do.
——————–
CPJ hối thúc Việt Nam trả tự do cho nhà báo chống tham nhũng Nguyễn Hoài Nam
Ngày 14/4, tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) ra thông cáo kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xóa bỏ mọi cáo buộc đối với nhà báo chống tham nhũng Nguyễn Hoài Nam và trả tự do ngay lập tức cho ông. Tổ chức có trụ sở ở New York này cũng yêu cầu Hà Nội chấm dứt việc sử dụng các cáo buộc nguỵ tạo trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự để bỏ tù nhà báo .
Trog thông cáo, CPJ nhắc lại việc nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn bắt giữ ông Nam và ngày 03/4 vừa qua để điều tra về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự với mức án có thể lên đến 7 năm tù giam nếu bị kết tội.
Đại diện cấp cao của CPJ tại khu vực Đông Nam Á, ông Shawn Crispin, nói rằng nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam muốn được quốc tế xem là một nhà nước có trách nhiệm thì cần phải chấm dứt đối xử với các nhà báo như tội phạm, và phải ngưng sách nhiễu họ.
Nhà báo Nguyễn Hoài Nam từng là phóng viên của một số báo quốc doanh như Pháp Luật, Thanh Niên và Đài Tiếng Nói Việt Nam. Ông bị bắt vì có nhiều bài viết tố cáo nhiều viên chức cao cấp của chế độ tham nhũng và nhận hối lộ.
Theo thống kê mới nhất của CPJ tính đến ngày 1/12/2020, cộng sản Việt Nam đang giam cầm ít nhất 15 nhà báo vì công việc của họ. Việt Nam chỉ đứng sau Trung Cộng- quốc gia có số nhà báo bị giam tù nhiều nhất Châu Á.
——————–
Cựu đại uý công an chống tham nhũng bị bắt với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”
Ngày 14/4, nhà cầm quyền cộng sản thành phố Thủ Đức đã bắt giữ ông Lê Chí Thành, cựu đại uý công an và là một người chống tham nhũng, với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 của Bộ luật Hình sự.
Ông Thành, 38 tuổi, từng làm quản giáo ở các trại giam Z30A ở Xuân Lộc-Đồng Nai và Z30D Thủ Đức ở Bình Thuậnnhưng ra khỏi ngành sau khi tố cáo lãnh đạo tham nhũng. Ông bị công an Thủ Đức cáo buộc “nhiều lần cản trở lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ, tạo cớ khiêu khích, xuyên tạc đưa thông tin sai sự thật về hoạt động công vụ, sau đó phát tán lên mạng xã hội, mục đích là thu hút người theo dõi để trục lợi cá nhân, tác động xấu đến an ninh trật tự.”
Ông Thành được mạng xã hội chú ý khi thường xuyên quay clip phát trên YouTube và Facebook với nội dung giám sát cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ. Cuối tháng trước, ông bị cảnh sát giao thông thành phố Thủ Đức giữ xe và phạt tiền trong một lần dừng xe và kiểm tra.
Trong quá trình làm việc với cảnh sát giao thông, ông Thành đã ngồi trước đầu xe yêu cầu nhà chức trách phải chứng minh họ đang làm đúng thủ tục pháp lý. Đây chính là nguyên nhân ông bị bắt với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” với mức án từ 2 năm đến 7 năm tù nếu bị kết tội.
Trong vài năm gần đây, nhiều người bị bắt và kết án tù chỉ vì giám sát hoạt động xử phạt của lực lượng cảnh sát giao thông, một trong những nhóm công chức tham nhũng nhất Việt Nam. Một số khác thì bị cảnh sát giao thông sai côn đồ đến đánh trọng thương vì cản trở việc “làm luật” của chúng với người vi phạm luật lệ giao thông.
===== 15/4 =====
Toà án thành phố Cần Thơ hoãn phiên sơ thẩm xử nhà hoạt động Lê Thị Bình, cựu chuyên viên Uỷ ban Nhân dân thành phố HCM bị kết án vì tố cáo tham nhũng
Nhà cầm quyền thành phố Cần Thơ đã bất ngờ hoãn phiên toà xét xử nhà hoạt động Lê Thị Bình về cáo buộc nguỵ tạo “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Vào sáng 15/4, ngay trước giờ phiên toà bắt đầu, toà án cộng sản Cần Thơ thông báo hoãn mà không giải thích lý do, đồng thời công bố lịch xét xử mới vào ngày 23/4. Bà Bình, người bị bắt ngày 22/12/2020 vì hoạt động cổ suý nhân quyền và dân chủ, đối mặt với án tù từ 6 tháng đến 7 năm nếu bị kết tội.
Bà Bình là thành viên nhóm Hiến Pháp. Nhiều thành viên nhóm này đã tham gia tích cực vào cuộc tuần hành ngày 10/6/2018 phản đối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng ở Sài Gòn, và gần 10 người trong nhóm đã bị kết án tù về các hoạt động ôn hoà của mình.
Trong một diễn biến khác, trong cùng ngày thứ Năm, toà án cộng sản thành phố Sài Gòn đã kết án ông Quách Duy, cựu chuyên viên uỷ ban thành phố, mức án 4 năm 6 tháng tù về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” chỉ vì đăng tải các thông tin tổng hợp từ Internet và mạng xã hội nói sự thật về nhiều viên chức chủ chốt của thành phố. Ông bị cho là đăng tải hơn 20 bài viết có nội dung “xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của nhiều cựu lãnh đạo đảng và nhà nước.” Tuy nhiên, thực tế thì các bài viết này của ông Duy là báo cáo và kiến nghị ông đã gửi tới nhiều cơ quan đảng và nhà nước về tình trạng tham nhũng của viên chức cao cấp, trong đó có phó chủ tịch uỷ ban thành phố Sài Gòn Trần Vĩnh Tuyến.
===== 17/4 =====
Chỉ có 75 người tự ứng cử vào quốc hội Việt Nam
Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin chỉ có 75 người tự ứng cử vào quốc hội cộng sản Việt Nam trong cuộc bầu cử vào cuối tháng Năm tới đây, thấp nhất trong các kỳ bầu cử gần đây.
Những người này được đưa vào danh sách ứng viên sau sự xét duyệt của uỷ ban trung ương mặt trận tổ quốc- một tổ chức hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của đảng cộng sản cầm quyền. Bằng nhiều thủ đoạn, kể cả bắt giữ hay đe doạ, nhà cầm quyền cộng sản đã loại bỏ nhiều hồ sơ tự ứng cử của nhiều ứng viên độc lập, và chỉ giữ lại hoặc đưa vào danh sách những ứng viên không có khả năng có tiếng nói độc lập trong diễn đàn quốc hội.
Trong vài tháng qua, cộng sản Việt Nam đã bắt giữ hai ông Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự sau khi họ có ý định hoặc đã ghi danh làm ứng cử viên độc lập.
Tuần qua, nhà cầm quyền còn bắt giữ và tra khảo một số người có ý định tự ứng cử như trường hợp nhà thơ người Chăm Đồng Chuông Tử, nhà báo độc lập Nguyễn Văn Sơn Trung… họ chỉ được trả tự do sau nhiều ngày bị giam giữ trong đồn công an. Bằng thủ đoạn “lấy phiếu tín nhiệm” ở khu dân cư hoặc ở nơi làm việc như đã làm trong kỳ bầu cử năm 2016, nhà cầm quyền cộng sản đã loại bỏ ông Nguyễn Đình Cống, một giáo sư khả kính từng giảng dạy tại Đại học Xây dựng.
Việc bắt giữ hay đưa về đồn công an một số ứng cử viên độc lập để tra khảo đã làm chùn chân những người có ý định tương tự.
Quốc hội Việt Nam là một tổ chức bù nhìn của đảng cộng sản, chỉ có nhiệm vụ hợp pháp hoá mọi quyết sách của đảng. Kể từ năm 1945 đến nay, mới chỉ có 1 dự luật được xây dựng bởi đại biểu quốc hội.
——————–
Tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng bị tăng liều lượng thuốc tâm thần lên 14 viên một ngày
Ngày 17/4, cựu tù nhân chính trị-nhà báo tự do Nguyễn Vũ Bình loan tin bà Trần Thị Niêm, mẹ của tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng cho biết Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 ở Hà Nội lại tăng liều lượng thuốc tâm thần lên 14 viên trong một ngày để cưỡng ép con trai bà uống. Nếu ông Hùng không uống theo yêu cầu của phía bệnh viện thì sẽ bị trói tay chân và chích thuốc trực tiếp vào người.
Trước đó, vào ngày 4/4 , bệnh viện Tâm thần trung ương 1 đã tăng liều lượng thuốc tâm thần lên 12 viên mỗi ngày để cưỡng ép ông Hùng sử dụng. Ông Bình cho biết, năm 2020, số thuốc mà bệnh viện Tâm thần trung ương 1 cưỡng ép ông dùng tối đa là 7 viên một ngày, nhưng năm nay đã tăng lên gấp đôi.
Do hiểu được tác hại khi phải sử dụng thuốc nên ông Hùng luôn từ chối uống, và phía bệnh viện luôn sử dụng chiêu bắt trói và chích thuốc trực tiếp vào người nếu ông Hùng không làm theo yêu cầu. Ông Bình nói rằng, ông không hiểu chuyện gì đang xảy ra với Lê Anh Hùng. Và ông đặt nghi vấn, chẳng lẽ nhà cầm quyền Việt nam và bệnh viện muốn huỷ hoại Lê Anh Hùng thông qua việc cưỡng ép uống thuốc với liều lượng như trên?
Ông Bình kêu gọi người Việt yêu tự do cùng lên tiếng vè trường hợp của Lê Anh Hùng. Trước khi bị bắt, Lê Anh Hùng là một nhà báo độc lập, một dịch giả, một bloger, và một nhà hoạt động xã hội liên tục phản ánh những bất công trong xã hội Việt Nam.
===== 18/4 =====
Cựu đại uý công an Lê Chí Thành có thể bị thêm cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang xem xét khởi tố thêm cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự đối với cựu đại uý công an Lê Chí Thành sau khi bắt giữ ông đầu uần trước với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 của luật này, với mức án tù cao nhất cho mỗi tội danh là 7 năm.
Ông Thành được nhiều người biết đến khi mặc quân phục công an và phát các video trực tiếp trên mạng xã hội Facebook và YouTube, tố cáo một số lãnh đạo của trại giam Thủ Đức (tức Z30D), nơi ông Thành làm việc. Gần đây, ông cùng một số người khác quay các đoạn video giám sát cảnh sát giao thông làm việc, có lúc bị một số người mặc thường phục đe dọa. Công an thành phố Sài Gòn cáo buộc rằng chỉ trong vài tháng đầu năm 2021, ông Thành cùng một số người khác có khoảng 20 lần có mặt ở nhiều nơi để “cố tình tiếp cận, khiêu khích, cản trở lực lượng chức năng làm nhiệm vụ trên đường” trong khi thực tế thì ông giám sát việc công an có thực thi đúng nhiệm vụ hay là chèn ép người dân để ăn mãi lộ.
Tháng 7 năm ngoái, Cục Quản lý trại giam (Bộ Công an) quyết định kỷ luật, tước danh hiệu công an nhân dân đối với ông Thành.
Cảnh sát giao thông là một trong những nhóm công chức bị cho là ăn hối lộ nhiều nhất ở Việt Nam. Thay vì bảo đảm an toàn giao thông và giám sát việc thi hành luật giao thông, cảnh sát giao thông ở Việt Nam chỉ tập trung vào việc xử phạt người vi phạm và nhiều khi lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân để buộc họ nộp phạt rồi bỏ túi số tiền này.
Cộng sản Việt Nam luôn kêu gào chống tham nhũng nhưng lại trừng phạt những người tố cáo tham nhũng bằng những án tù hay sa thải họ hoặc đánh đập, sách nhiễu. Ông Thành là một trong nhiều nạn nhân trong nhiều năm gần đây.
=========================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây
April 19, 2021
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, tuần thứ 15 từ ngày 12/4 đến 18/4/2021: Cần Thơ sẽ xử nhà hoạt động Lê Thị Bình về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vào ngày 23/4
by Nhan Quyen • DEFENDER’S WEEKLY
Người Bảo vệ Nhân quyền | ngày 18/4/2021
Nhà cầm quyền thành phố Cần Thơ dự định đưa nhà hoạt động dân quyền và nhân quyền Lê Thị Bình ra xét xử về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vào ngày 23/4 sau khi đột ngột hoãn phiên toà sơ thẩm ngày 15/4. Tuần trước, Toà án Nhân dân thành phố bất ngờ thông báo lịch xử vào thứ Năm nhưng thông báo hoãn mà không đưa lý do xác đáng. Bà Bình, 45 tuổi, bị bắt ngày 22/12/2020 và đối mặt với án tù từ 6 tháng đến 7 năm nếu bị kết tội.
Tuy hô hào chống tham nhũng nhưng chính phủ Việt Nam lại tìm mọi cách trừng phạt công dân tố cáo tham nhũng và nạn nhân mới nhất là ông Lê Chí Thành, sỹ quan công an Trại giam Thủ Đức nhưng đã bị sa thải năm 2020 chỉ vì tố cáo lãnh đạo trại giam tham nhũng. Ông Thành bị bắt ngày 14/4 với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” vì ông và một số người bạn tìm cách giám sát việc thực thi pháp luật của cảnh sát giao thông trong nhiều tháng gần đây. Ông có thể bị điều tra thêm về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì thực hiện nhiều livestream trên Facebook nói về tình trạng ăn mãi lộ của cảnh sát giao thông ở nhiều địa phương. Cả hai cáo buộc trên đều có mức án cao nhất là 7 năm tù giam.
Ngày 15/4, Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã kết tội ông Quách Duy, cựu chuyên viên của Uỷ ban Nhân dân thành phố, 4 năm và 6 tháng tù giam về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì đăng tải nhiều bài viết tố cáo tham nhũng của nhiều lãnh đạo của thành phố lên Facebook.
Tù nhân lương tâm Ngô Hào, người được tại ngoại từ đầu năm 2020 để chữa bệnh hiểm nghèo trong khi thi hành án tù 15 năm về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chế độ,” đã được sang Phần Lan để tỵ nạn chính trị sau sự vận động của giới nhân quyền nước này. Ông bị bắt năm 2013 và bị giam giữ trong điều kiện hà khắc, và do vậy sức khoẻ suy giảm nghiêm trọng.
Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối việc bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thuý Hạnh, kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho bà và các người bảo vệ nhân quyền đang bị giam giữ. Trong số này có chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Czech, Front Line Defenders (Ireland), Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế (FIDH), Liên minh Chống Tra tấn Quốc tế (OMCT)…
Tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) cũng ra thông cáo báo chí kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho nhà báo Nguyễn Hoài Nam, người mới bị bắt vì cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” sau khi đăng tải nhiều bài viết chống tham nhũng lên mạng xã hội Facebook.
Tính mạng của blogger Lê Anh Hùng, người đang bị buộc điều trị trong bệnh viện tâm thần, tiếp tục bị đe doạ. Gia đình ông nhận được nguồn tin ông bị tiêm và buộc uống thuốc không rõ chủng loại với liều lượng cao gấp đôi so với lượng ông buộc sử dụng khi mới bị đưa vào bệnh viện.
Và một số tin quan trọng khác.
===== 11/4 =====
Tù nhân lương tâm Ngô Hào sang Phần Lan tỵ nạn sau thời gian tại ngoại chữa bệnh
Tù nhân lương tâm Ngô Hào, người đang thi hành án tù 15 năm nhưng được tại ngoại để chữa bệnh, đã đi tỵ nạn tại Phần Lan.
Ông Hào, 73 tuổi, cùng bà vợ Nguyễn Thị Kim Lan đã đến Phần Lan vào sáng sớm ngày 04/4 sau chuyến bay kéo dài 17 giờ đồng hồ từ Việt Nam.
Ông Hào là một cựu sỹ quan quân đội Việt Nam Cộng hoà. Ông từng bị giam 20 năm tù vì bị cáo buộc “chủ mưu và cầm đầu tổ chức Đảng Liên minh Việt Nam” và được tự do năm 1997. Năm 2013, ông lại bị bắt và kết án 15 năm tù giam về tội danh “âm mưu lật đổ chế độ.”
Sức khoẻ của ông bị suy sụp nghiêm trọng do điều kiện sống hà khắc trong nhà tù cộng sản và bị đối xử vô nhân đạo. Đầu năm 2020, ông được tạm hoãn thi hành án tù để chữa bệnh khi hai mắt gần như bị mù và căn bệnh cao huyết áp trầm trọng.
Một số chính trị gia và nhóm nhân quyền ở Phần Lan đã tích cực vận động Chính phủ nước này can thiệp để ông được đến tị nạn ở đất nước Bắc Âu này.
Ông chỉ là một trong số ít tù nhân lương tâm được hoãn thi hành án vì lý do sức khoẻ trong khi hàng trăm tù nhân lương tâm khác vẫn đang bị đày đoạ trong nhà tù và trại tạm giam khắp cả nước. Họ bị bắt lao động khổ sai hay bị giam cầm trong các phòng biệt giam thiếu không khí, thức ăn và nước uống kém phẩm cấp và không hợp vệ sinh, và không được chăm sóc sức khoẻ…
———————
Cần Thơ sẽ xét xử nhà hoạt động Lê Thị Bình vào ngày 15/4
Theo một số nguồn tin từ giới hoạt động thì nhà cầm quyền cộng sản thành phố Cần Thơ sẽ tổ chức phiên toà vào ngày 15/4 để xét xử nhà hoạt động Lê Thị Bình với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự với mức án tù từ 6 tháng đến 7 năm nếu bị kết tội.
Bà Bình, 45 tuổi, bị bắt ngày 22/12 năm ngoái. Công an cộng sản Cần Thơ nói rằng đã tiến hành khám nhà bà Bình và thu giữ nhiều tài liệu có nội dung chống phá đảng cộng sản cầm quyền và chế độ. Tuy nhiên, nhà chức trách không nói rõ tài liệu gì. Còn theo gia đình, công an đã bắt cóc bà Bình khi bà đang ở ngoài đường và đưa bà về nhà để khám xét đồ đạc. Con gái bà cho biết công an lục tung đồ đạc trong nhà và không lập biên bản khám xét cũng như không đưa lệnh bắt giữ cho gia đình.
Bà Bình là em gái của cựu tù nhân lương tâm Lê Minh Thể, người bị bắt năm 2018 cũng với cáo buộc theo Điều 331 và sau đó bị kết án 2 năm tù giam. Bà từng tham gia tích cực trong cuộc biểu tình của hàng chục nghìn người ở Sài Gòn ngày 10/6/2018 để phản đối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng. Bà tham gia viết và chia sẻ nhiều bài viết về các vấn đề nghiêm trọng của Việt Nam trên Facebook. Do vậy, bà luôn bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hạch sách trong nhiều năm gần đây.
Theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền, từ đầu năm đến nay, cộng sản Việt Nam đã bắt giữ 7 nhà hoạt động và Facebooker, kết án 10 người khác với mức án từ 4 đến 15 năm tù giam. Do vậy, rất ít có khả năng bà Bình được trả tự do trong bối cảnh cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp để bảo vệ chế độ.
———————
Cộng hoà Czech kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh
Bộ Ngoại giao Cộng hoà Czech vừa lên tiếng bày tỏ sự lo ngại về việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thuý Hạnh và kêu gọi Hà Nội trả tự do “ngay lập tức” cho người phụ nữ đã lập quỹ hỗ trợ các gia đình tù nhân lương tâm ở Việt Nam.
Trong thông cáo đang tải tại trang Facebook chính thức của Toà Đại sứ Cộng hoà Czech tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao Cộng hoà Czech đã lo ngại về cáo buộc chống lại bà Hạnh trong khi các hoạt động của bà mang tính nhân đạo hỗ trợ cho nạn nhân của bất công. Cơ quan đối ngoại cao nhất của nhà nước Cộng hoà Czech nói rằng cộng sản Hà Nội cần rút mọi cáo buộc chống lại bà và trả tự do cho bà.
Cộng hoà Czech là quốc gia đầu tiên phản đối việc bắt giữ bà Hạnh. Cho tới nay, chính phủ Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, và nhiều quốc gia dân chủ khác chưa lên tiếng về vụ bắt giữ bà.
Hai tổ chức nhân quyền quốc tế là Ân xá Quốc tế và Front Line Defenders đã ra thông cáo báo chí chỉ trích vụ bắt giữ này.
Việt Nam gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền trong nhiều năm qua khi cộng đồng quốc tế lơ là vấn đề nhân quyền. Hàng trăm người đã bị bắt giữ trong vài năm gần đây, nâng tổng số tù nhân lương tâm lên gần 260, theo thống kê của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền.
===== 14/4 =====
FIDH và OMCT kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Thuý Hạnh
Vào ngày 14/4, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức Chống Tra tấn Quốc tế (OMCT) chỉ trích việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh, kêu gọi Hà Nội huỷ bỏ các cáo buộc chống lại bà và phóng thích bà ngay lập tức và vô điều kiện.
Trong thông cáo chung, hai tổ chức cho rằng việc bắt giữ bà Hạnh mang tính độc đoán và sách nhiễu tư pháp, với mục đích trừng phạt bà vì các hoạt động nhân quyền hợp pháp.
Hai tổ chức kêu gọi sự can thiệp khẩn cấp của các tổ chức và cá nhân trên thế giới hành động để gây sức ép lên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bằng cách viết thư cho ban lãnh đạo của Hà Nội yêu cầu bảo đảm sự toàn vẹn về thể chất và sức khoẻ tâm lý của bà Hạnh và tất cả những người bảo vệ nhân quyền khác tại Việt Nam, chấm dứt mọi hành vi đàn áp kể cả tư pháp đối với bà và người hoạt động khác, đồng thời bảo đảm họ thực hiện các hoạt động và quyền của minh mà không bị cản trở hay bị trả thù.
Trong cùng ngày, Chính phủ Đức cũng lên tiếng về vụ bắt giữ bà Hạnh, và kêu gọi cộng sản Việt Nam trả tự do cho bà ngay lập tức.
Trong tuần, Ân xá Quốc tế có trụ sở ở London, Front Line Defenders có trụ sở ở Dublin, và Bộ Ngoại giao Cộng hoà Czech cũng đưa ra các thông cáo báo chí tương tự đòi trả tự do cho bà Hạnh, người bị bắt với cáo buộc mơ hồ “tuyên truyền chống nhà nước” chỉ vì trợ giúp tù nhân lương tâm và người hoạt động gặp hiểm nguy. Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền có trụ sở ở Hà Nội đã ngay lập tức kêu gọi cộng đồng quốc tế và dân chúng Việt Nam phản đối việc bắt giữ ngay trong ngày bà Hạnh bị công an cộng sản tước đoạt tự do.
——————–
CPJ hối thúc Việt Nam trả tự do cho nhà báo chống tham nhũng Nguyễn Hoài Nam
Ngày 14/4, tổ chức Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) ra thông cáo kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xóa bỏ mọi cáo buộc đối với nhà báo chống tham nhũng Nguyễn Hoài Nam và trả tự do ngay lập tức cho ông. Tổ chức có trụ sở ở New York này cũng yêu cầu Hà Nội chấm dứt việc sử dụng các cáo buộc nguỵ tạo trong phần An ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự để bỏ tù nhà báo .
Trog thông cáo, CPJ nhắc lại việc nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn bắt giữ ông Nam và ngày 03/4 vừa qua để điều tra về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự với mức án có thể lên đến 7 năm tù giam nếu bị kết tội.
Đại diện cấp cao của CPJ tại khu vực Đông Nam Á, ông Shawn Crispin, nói rằng nếu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam muốn được quốc tế xem là một nhà nước có trách nhiệm thì cần phải chấm dứt đối xử với các nhà báo như tội phạm, và phải ngưng sách nhiễu họ.
Nhà báo Nguyễn Hoài Nam từng là phóng viên của một số báo quốc doanh như Pháp Luật, Thanh Niên và Đài Tiếng Nói Việt Nam. Ông bị bắt vì có nhiều bài viết tố cáo nhiều viên chức cao cấp của chế độ tham nhũng và nhận hối lộ.
Theo thống kê mới nhất của CPJ tính đến ngày 1/12/2020, cộng sản Việt Nam đang giam cầm ít nhất 15 nhà báo vì công việc của họ. Việt Nam chỉ đứng sau Trung Cộng- quốc gia có số nhà báo bị giam tù nhiều nhất Châu Á.
——————–
Cựu đại uý công an chống tham nhũng bị bắt với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”
Ngày 14/4, nhà cầm quyền cộng sản thành phố Thủ Đức đã bắt giữ ông Lê Chí Thành, cựu đại uý công an và là một người chống tham nhũng, với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 của Bộ luật Hình sự.
Ông Thành, 38 tuổi, từng làm quản giáo ở các trại giam Z30A ở Xuân Lộc-Đồng Nai và Z30D Thủ Đức ở Bình Thuậnnhưng ra khỏi ngành sau khi tố cáo lãnh đạo tham nhũng. Ông bị công an Thủ Đức cáo buộc “nhiều lần cản trở lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ, tạo cớ khiêu khích, xuyên tạc đưa thông tin sai sự thật về hoạt động công vụ, sau đó phát tán lên mạng xã hội, mục đích là thu hút người theo dõi để trục lợi cá nhân, tác động xấu đến an ninh trật tự.”
Ông Thành được mạng xã hội chú ý khi thường xuyên quay clip phát trên YouTube và Facebook với nội dung giám sát cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ. Cuối tháng trước, ông bị cảnh sát giao thông thành phố Thủ Đức giữ xe và phạt tiền trong một lần dừng xe và kiểm tra.
Trong quá trình làm việc với cảnh sát giao thông, ông Thành đã ngồi trước đầu xe yêu cầu nhà chức trách phải chứng minh họ đang làm đúng thủ tục pháp lý. Đây chính là nguyên nhân ông bị bắt với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” với mức án từ 2 năm đến 7 năm tù nếu bị kết tội.
Trong vài năm gần đây, nhiều người bị bắt và kết án tù chỉ vì giám sát hoạt động xử phạt của lực lượng cảnh sát giao thông, một trong những nhóm công chức tham nhũng nhất Việt Nam. Một số khác thì bị cảnh sát giao thông sai côn đồ đến đánh trọng thương vì cản trở việc “làm luật” của chúng với người vi phạm luật lệ giao thông.
===== 15/4 =====
Toà án thành phố Cần Thơ hoãn phiên sơ thẩm xử nhà hoạt động Lê Thị Bình, cựu chuyên viên Uỷ ban Nhân dân thành phố HCM bị kết án vì tố cáo tham nhũng
Nhà cầm quyền thành phố Cần Thơ đã bất ngờ hoãn phiên toà xét xử nhà hoạt động Lê Thị Bình về cáo buộc nguỵ tạo “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Vào sáng 15/4, ngay trước giờ phiên toà bắt đầu, toà án cộng sản Cần Thơ thông báo hoãn mà không giải thích lý do, đồng thời công bố lịch xét xử mới vào ngày 23/4. Bà Bình, người bị bắt ngày 22/12/2020 vì hoạt động cổ suý nhân quyền và dân chủ, đối mặt với án tù từ 6 tháng đến 7 năm nếu bị kết tội.
Bà Bình là thành viên nhóm Hiến Pháp. Nhiều thành viên nhóm này đã tham gia tích cực vào cuộc tuần hành ngày 10/6/2018 phản đối hai dự luật Đặc khu kinh tế và An ninh mạng ở Sài Gòn, và gần 10 người trong nhóm đã bị kết án tù về các hoạt động ôn hoà của mình.
Trong một diễn biến khác, trong cùng ngày thứ Năm, toà án cộng sản thành phố Sài Gòn đã kết án ông Quách Duy, cựu chuyên viên uỷ ban thành phố, mức án 4 năm 6 tháng tù về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” chỉ vì đăng tải các thông tin tổng hợp từ Internet và mạng xã hội nói sự thật về nhiều viên chức chủ chốt của thành phố. Ông bị cho là đăng tải hơn 20 bài viết có nội dung “xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của nhiều cựu lãnh đạo đảng và nhà nước.” Tuy nhiên, thực tế thì các bài viết này của ông Duy là báo cáo và kiến nghị ông đã gửi tới nhiều cơ quan đảng và nhà nước về tình trạng tham nhũng của viên chức cao cấp, trong đó có phó chủ tịch uỷ ban thành phố Sài Gòn Trần Vĩnh Tuyến.
===== 17/4 =====
Chỉ có 75 người tự ứng cử vào quốc hội Việt Nam
Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam đưa tin chỉ có 75 người tự ứng cử vào quốc hội cộng sản Việt Nam trong cuộc bầu cử vào cuối tháng Năm tới đây, thấp nhất trong các kỳ bầu cử gần đây.
Những người này được đưa vào danh sách ứng viên sau sự xét duyệt của uỷ ban trung ương mặt trận tổ quốc- một tổ chức hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của đảng cộng sản cầm quyền. Bằng nhiều thủ đoạn, kể cả bắt giữ hay đe doạ, nhà cầm quyền cộng sản đã loại bỏ nhiều hồ sơ tự ứng cử của nhiều ứng viên độc lập, và chỉ giữ lại hoặc đưa vào danh sách những ứng viên không có khả năng có tiếng nói độc lập trong diễn đàn quốc hội.
Trong vài tháng qua, cộng sản Việt Nam đã bắt giữ hai ông Lê Trọng Hùng và Trần Quốc Khánh với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự sau khi họ có ý định hoặc đã ghi danh làm ứng cử viên độc lập.
Tuần qua, nhà cầm quyền còn bắt giữ và tra khảo một số người có ý định tự ứng cử như trường hợp nhà thơ người Chăm Đồng Chuông Tử, nhà báo độc lập Nguyễn Văn Sơn Trung… họ chỉ được trả tự do sau nhiều ngày bị giam giữ trong đồn công an. Bằng thủ đoạn “lấy phiếu tín nhiệm” ở khu dân cư hoặc ở nơi làm việc như đã làm trong kỳ bầu cử năm 2016, nhà cầm quyền cộng sản đã loại bỏ ông Nguyễn Đình Cống, một giáo sư khả kính từng giảng dạy tại Đại học Xây dựng.
Việc bắt giữ hay đưa về đồn công an một số ứng cử viên độc lập để tra khảo đã làm chùn chân những người có ý định tương tự.
Quốc hội Việt Nam là một tổ chức bù nhìn của đảng cộng sản, chỉ có nhiệm vụ hợp pháp hoá mọi quyết sách của đảng. Kể từ năm 1945 đến nay, mới chỉ có 1 dự luật được xây dựng bởi đại biểu quốc hội.
——————–
Tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng bị tăng liều lượng thuốc tâm thần lên 14 viên một ngày
Ngày 17/4, cựu tù nhân chính trị-nhà báo tự do Nguyễn Vũ Bình loan tin bà Trần Thị Niêm, mẹ của tù nhân lương tâm Lê Anh Hùng cho biết Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 ở Hà Nội lại tăng liều lượng thuốc tâm thần lên 14 viên trong một ngày để cưỡng ép con trai bà uống. Nếu ông Hùng không uống theo yêu cầu của phía bệnh viện thì sẽ bị trói tay chân và chích thuốc trực tiếp vào người.
Trước đó, vào ngày 4/4 , bệnh viện Tâm thần trung ương 1 đã tăng liều lượng thuốc tâm thần lên 12 viên mỗi ngày để cưỡng ép ông Hùng sử dụng. Ông Bình cho biết, năm 2020, số thuốc mà bệnh viện Tâm thần trung ương 1 cưỡng ép ông dùng tối đa là 7 viên một ngày, nhưng năm nay đã tăng lên gấp đôi.
Do hiểu được tác hại khi phải sử dụng thuốc nên ông Hùng luôn từ chối uống, và phía bệnh viện luôn sử dụng chiêu bắt trói và chích thuốc trực tiếp vào người nếu ông Hùng không làm theo yêu cầu. Ông Bình nói rằng, ông không hiểu chuyện gì đang xảy ra với Lê Anh Hùng. Và ông đặt nghi vấn, chẳng lẽ nhà cầm quyền Việt nam và bệnh viện muốn huỷ hoại Lê Anh Hùng thông qua việc cưỡng ép uống thuốc với liều lượng như trên?
Ông Bình kêu gọi người Việt yêu tự do cùng lên tiếng vè trường hợp của Lê Anh Hùng. Trước khi bị bắt, Lê Anh Hùng là một nhà báo độc lập, một dịch giả, một bloger, và một nhà hoạt động xã hội liên tục phản ánh những bất công trong xã hội Việt Nam.
===== 18/4 =====
Cựu đại uý công an Lê Chí Thành có thể bị thêm cáo buộc “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đang xem xét khởi tố thêm cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự đối với cựu đại uý công an Lê Chí Thành sau khi bắt giữ ông đầu uần trước với cáo buộc “chống người thi hành công vụ” theo Điều 330 của luật này, với mức án tù cao nhất cho mỗi tội danh là 7 năm.
Ông Thành được nhiều người biết đến khi mặc quân phục công an và phát các video trực tiếp trên mạng xã hội Facebook và YouTube, tố cáo một số lãnh đạo của trại giam Thủ Đức (tức Z30D), nơi ông Thành làm việc. Gần đây, ông cùng một số người khác quay các đoạn video giám sát cảnh sát giao thông làm việc, có lúc bị một số người mặc thường phục đe dọa. Công an thành phố Sài Gòn cáo buộc rằng chỉ trong vài tháng đầu năm 2021, ông Thành cùng một số người khác có khoảng 20 lần có mặt ở nhiều nơi để “cố tình tiếp cận, khiêu khích, cản trở lực lượng chức năng làm nhiệm vụ trên đường” trong khi thực tế thì ông giám sát việc công an có thực thi đúng nhiệm vụ hay là chèn ép người dân để ăn mãi lộ.
Tháng 7 năm ngoái, Cục Quản lý trại giam (Bộ Công an) quyết định kỷ luật, tước danh hiệu công an nhân dân đối với ông Thành.
Cảnh sát giao thông là một trong những nhóm công chức bị cho là ăn hối lộ nhiều nhất ở Việt Nam. Thay vì bảo đảm an toàn giao thông và giám sát việc thi hành luật giao thông, cảnh sát giao thông ở Việt Nam chỉ tập trung vào việc xử phạt người vi phạm và nhiều khi lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân để buộc họ nộp phạt rồi bỏ túi số tiền này.
Cộng sản Việt Nam luôn kêu gào chống tham nhũng nhưng lại trừng phạt những người tố cáo tham nhũng bằng những án tù hay sa thải họ hoặc đánh đập, sách nhiễu. Ông Thành là một trong nhiều nạn nhân trong nhiều năm gần đây.
=========================
Bản tin được tổng hợp từ nhiều nguồn tin
Quý vị có thể đọc Bản Anh ngữ tại đây