Uỷ hội Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) tiếp tục chỉ trích tình trạng đàn áp tự do tôn giáo đang tiếp diễn ở Việt Nam trong một báo cáo công bố hôm 21/4, đồng thời kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).
Trong báo cáo về tự do tôn giáo hàng năm 2020, USCRIF cho rằng: “Tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam trong năm 2020 cũng không khác gì năm 2019 khi Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện Luật Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng, vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền, vi phạm có hệ thống tự do tôn giáo, đặc biệt là đối với các nhóm tôn giáo độc lập và thậm chỉ cả những nhóm tôn giáo được Chính phủ thừa nhận”.
Theo báo cáo, giới chức chính quyền vẫn tích cực đàn áp các cộng đồng tôn giáo thiểu số bao gồm người H’mong theo Tin Lành, người Thượng theo Thiên Chúa giáo, Phật giáo Hoà Hảo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, những tín đồ của đạo Cao Đài, Công giáo và Pháp Luân Công.
Những nhóm tôn giáo này, theo USCIRF, liên tục bị đàn áp dưới nhiều hình thức như: bị tấn công, bị cấm cản thực hiện các hoạt động tôn giáo, bị tạm giữ, bỏ tủ, bắt phải bỏ đạo.
Báo cáo của USCIRF cũng nói đến tình trạng khoảng 10.000 người H’mong và người Thượng theo Thiên Chúa giáo ở Tây Nguyên hiện vẫn bị coi là không có quốc gia vì không được đăng ký hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân. Trong số họ, có nhiều người không nhận được các đăng ký này vì chính quyền địa phương muốn trả thù họ vì họ không chịu từ bỏ tín ngưỡng của mình.
Báo cáo của USCIRF cũng lưu ý đến việc thực thi hai luật bị chỉ trích ở Việt Nam là Luật An Ninh Mạng có hiệu lực vào đầu năm 2019 và Luật Bảo Vệ Bí Mật Nhà nước có hiệu lực vào tháng bảy năm 2020, vì cho rằng các luật này có tác động xấu đến tự do tôn giáo. Cụ thể, theo Luật Bảo Vệ Bí Mật Nhà Nước, các cá nhân và nhóm tôn giáo có thể bị trừng phạt, truy tố nếu sở hữu trái phép và cung cấp các thông tin bị xếp vào danh mục bí mật Nhà nước, bao gồm một số tài liệu về tôn giáo như các biên bản cuộc họp giữa các nhóm tôn giáo và chính quyền.
Theo báo cáo của USCIRF, Việt Nam hiện có khoảng 97 triệu dân. Trong số này, 20% là người theo tôn giáo. Phật giáo và Thiên Chúa giáo có số người theo đông nhất với 8% dân số là người theo Phật giáo và 7% theo Thiên Chúa giáo.
Tính đến cuối năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận 16 nhóm tôn giáo và 43 tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, theo USCIRF, một số nhóm tôn giáo đã không dám đăng ký vì sợ bị đàn áp.
USCRIF khuyến nghị chính phủ Mỹ tiếp tục quan tâm đặc biệt đến tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC, một khuyến nghị được uỷ ban này liên tục đưa ra đối với Việt Nam kể từ năm 2002 đến nay.
April 24, 2021
Uỷ hội Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ chỉ trích tình trạng vi phạm tự do tôn giáo tiếp diễn ở Việt Nam năm 2020
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Uỷ hội Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) tiếp tục chỉ trích tình trạng đàn áp tự do tôn giáo đang tiếp diễn ở Việt Nam trong một báo cáo công bố hôm 21/4, đồng thời kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC).
Trong báo cáo về tự do tôn giáo hàng năm 2020, USCRIF cho rằng: “Tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam trong năm 2020 cũng không khác gì năm 2019 khi Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện Luật Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng, vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền, vi phạm có hệ thống tự do tôn giáo, đặc biệt là đối với các nhóm tôn giáo độc lập và thậm chỉ cả những nhóm tôn giáo được Chính phủ thừa nhận”.
Theo báo cáo, giới chức chính quyền vẫn tích cực đàn áp các cộng đồng tôn giáo thiểu số bao gồm người H’mong theo Tin Lành, người Thượng theo Thiên Chúa giáo, Phật giáo Hoà Hảo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, những tín đồ của đạo Cao Đài, Công giáo và Pháp Luân Công.
Những nhóm tôn giáo này, theo USCIRF, liên tục bị đàn áp dưới nhiều hình thức như: bị tấn công, bị cấm cản thực hiện các hoạt động tôn giáo, bị tạm giữ, bỏ tủ, bắt phải bỏ đạo.
Báo cáo của USCIRF cũng nói đến tình trạng khoảng 10.000 người H’mong và người Thượng theo Thiên Chúa giáo ở Tây Nguyên hiện vẫn bị coi là không có quốc gia vì không được đăng ký hộ khẩu thường trú và chứng minh nhân dân. Trong số họ, có nhiều người không nhận được các đăng ký này vì chính quyền địa phương muốn trả thù họ vì họ không chịu từ bỏ tín ngưỡng của mình.
Báo cáo của USCIRF cũng lưu ý đến việc thực thi hai luật bị chỉ trích ở Việt Nam là Luật An Ninh Mạng có hiệu lực vào đầu năm 2019 và Luật Bảo Vệ Bí Mật Nhà nước có hiệu lực vào tháng bảy năm 2020, vì cho rằng các luật này có tác động xấu đến tự do tôn giáo. Cụ thể, theo Luật Bảo Vệ Bí Mật Nhà Nước, các cá nhân và nhóm tôn giáo có thể bị trừng phạt, truy tố nếu sở hữu trái phép và cung cấp các thông tin bị xếp vào danh mục bí mật Nhà nước, bao gồm một số tài liệu về tôn giáo như các biên bản cuộc họp giữa các nhóm tôn giáo và chính quyền.
Theo báo cáo của USCIRF, Việt Nam hiện có khoảng 97 triệu dân. Trong số này, 20% là người theo tôn giáo. Phật giáo và Thiên Chúa giáo có số người theo đông nhất với 8% dân số là người theo Phật giáo và 7% theo Thiên Chúa giáo.
Tính đến cuối năm 2020, Chính phủ Việt Nam đã thừa nhận 16 nhóm tôn giáo và 43 tổ chức tôn giáo. Tuy nhiên, theo USCIRF, một số nhóm tôn giáo đã không dám đăng ký vì sợ bị đàn áp.
USCRIF khuyến nghị chính phủ Mỹ tiếp tục quan tâm đặc biệt đến tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, đưa Việt Nam vào lại danh sách CPC, một khuyến nghị được uỷ ban này liên tục đưa ra đối với Việt Nam kể từ năm 2002 đến nay.