Bộ Ngoại giao Mỹ vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại đối với vụ bắt giữ các thành viên của nhóm Báo Sạch và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những ai đang bị giam giữ bất công cũng như tuân thủ các điều luật quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam cam kết.
Ba thành viên của nhóm Báo Sạch, từng gây tiếng vang ở Việt Nam vì các bài viết chống tham nhũng, gồm Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Nguyễn Phước Trung Bảo bị công an Cần Thơ bắt giữ hôm 20/4 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo điều 331 của Bộ luật Hình sự. Hơn 4 tháng trước đó, thành viên đầu tiên của nhóm, nhà báo Trương Châu Hữu Danh, bị bắt và khởi tố cùng với cáo buộc tương tự.
“Việc bắt giữ 4 nhà báo này là những vụ bắt giữ mới nhất trong một xu hướng đáng lo ngại về việc giam giữ và kết án các công dân Việt Nam thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận đã được ghi trong hiến pháp Việt Nam,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói trong một thông cáo đưa ra hôm 26/4.
Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào tuần trước cũng đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho các thành viên của nhóm và thúc giục bãi bỏ mọi cáo buộc đối với họ.
Trang Facebook Báo Sạch, từng có 100.000 người theo dõi với những bài viết về nhiều chủ đề trong đó có các cuộc biểu tình phản đối các trạm thu phí BOT ‘bẩn’ trên các quốc lộ cũng như vạch trần sai phạm của các quan chức địa phương ở Việt Nam, đã ngừng hoạt động sau khi nhà báo Hữu Danh bị bắt hồi tháng 12 năm ngoái. Công an TP Cần Thơ hiện đang điều tra vụ án mà họ cho rằng “việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ” của những nhà báo của nhóm Báo Sạch đã “xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
“Hoa Kỳ kêu gọi các quan chức Việt nam trả tự do cho tất cả những ai đang bị giam giữ bất công và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam được bày tỏ quan điểm một cách tự do mà không sợ bị trả thù,” người phát ngôn Price nói. “Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam đảm bảo rằng hành động của mình phải phù hợp với những điều khoản về nhân quyền trong hiến pháp của Việt Nam cũng như với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế.”
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đặt nhân quyền vào trọng tâm trong chính sách ngoại giao với các quốc gia trên thế giới cũng như trong việc tiếp cận các vấn đề toàn cầu của Washington. Nhân quyền vẫn là một vấn đề mà Việt Nam và Mỹ đang có sự khác biệt dù hai nước ngày càng nồng ấm hơn trong quan hệ vì những lợi ích song trùng về an ninh chiến lược
“Tự do báo chí là nền tảng cho sự minh bạch và quản trị có trách nhiệm,” người phát ngôn BNG Mỹ nói trong thông cáo và cho rằng các blogger, nhà báo và các tác giả thường làm công việc của họ với rủi ro lớn. “Chúng tôi kêu gọi các chính phủ và công dân trên toàn thế giới đảm bảo sự bảo vệ cho họ,” ông Price nói.
April 29, 2021
Mỹ quan ngại vụ bắt giữ nhóm Báo Sạch, kêu gọi Việt Nam thả những người bị giam giữ bất công
by Nhan Quyen • [Human Rights]
VOA, ngày 27/4/2021
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa lên tiếng bày tỏ quan ngại đối với vụ bắt giữ các thành viên của nhóm Báo Sạch và kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những ai đang bị giam giữ bất công cũng như tuân thủ các điều luật quốc tế về nhân quyền mà Việt Nam cam kết.
Ba thành viên của nhóm Báo Sạch, từng gây tiếng vang ở Việt Nam vì các bài viết chống tham nhũng, gồm Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang và Nguyễn Phước Trung Bảo bị công an Cần Thơ bắt giữ hôm 20/4 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo điều 331 của Bộ luật Hình sự. Hơn 4 tháng trước đó, thành viên đầu tiên của nhóm, nhà báo Trương Châu Hữu Danh, bị bắt và khởi tố cùng với cáo buộc tương tự.
“Việc bắt giữ 4 nhà báo này là những vụ bắt giữ mới nhất trong một xu hướng đáng lo ngại về việc giam giữ và kết án các công dân Việt Nam thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do ngôn luận đã được ghi trong hiến pháp Việt Nam,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói trong một thông cáo đưa ra hôm 26/4.
Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) và tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào tuần trước cũng đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho các thành viên của nhóm và thúc giục bãi bỏ mọi cáo buộc đối với họ.
Trang Facebook Báo Sạch, từng có 100.000 người theo dõi với những bài viết về nhiều chủ đề trong đó có các cuộc biểu tình phản đối các trạm thu phí BOT ‘bẩn’ trên các quốc lộ cũng như vạch trần sai phạm của các quan chức địa phương ở Việt Nam, đã ngừng hoạt động sau khi nhà báo Hữu Danh bị bắt hồi tháng 12 năm ngoái. Công an TP Cần Thơ hiện đang điều tra vụ án mà họ cho rằng “việc lợi dụng các quyền tự do dân chủ” của những nhà báo của nhóm Báo Sạch đã “xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.”
Nhóm Báo sạch bị bắt: Giấc mơ ‘báo chí tự do’ tan vỡ?
“Hoa Kỳ kêu gọi các quan chức Việt nam trả tự do cho tất cả những ai đang bị giam giữ bất công và cho phép mọi cá nhân ở Việt Nam được bày tỏ quan điểm một cách tự do mà không sợ bị trả thù,” người phát ngôn Price nói. “Chúng tôi thúc giục chính phủ Việt Nam đảm bảo rằng hành động của mình phải phù hợp với những điều khoản về nhân quyền trong hiến pháp của Việt Nam cũng như với các nghĩa vụ và cam kết quốc tế.”
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đặt nhân quyền vào trọng tâm trong chính sách ngoại giao với các quốc gia trên thế giới cũng như trong việc tiếp cận các vấn đề toàn cầu của Washington. Nhân quyền vẫn là một vấn đề mà Việt Nam và Mỹ đang có sự khác biệt dù hai nước ngày càng nồng ấm hơn trong quan hệ vì những lợi ích song trùng về an ninh chiến lược
“Tự do báo chí là nền tảng cho sự minh bạch và quản trị có trách nhiệm,” người phát ngôn BNG Mỹ nói trong thông cáo và cho rằng các blogger, nhà báo và các tác giả thường làm công việc của họ với rủi ro lớn. “Chúng tôi kêu gọi các chính phủ và công dân trên toàn thế giới đảm bảo sự bảo vệ cho họ,” ông Price nói.