Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần phải theo dõi về nạn buôn người, tức cấp độ hai (tier 2) trong báo cáo về tình trạng buôn người thường niên trên thế giới, được công bố vào chiều ngày 1/7, giờ miền Đông Hoa Kỳ.
So với năm ngoái, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm nay vẫn đánh giá Việt Nam là chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tối thiếu về xoá bỏ tình trạng buôn người dù chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể.
Đánh giá về mặt nỗ lực, báo cáo cho biết Chính phủ Việt Nam đã gia tăng việc kết án những tội phạm buôn người, và lần đầu tiên, Chính phủ Việt Nam cung cấp các dữ liệu tách biệt đầy đủ về các vụ buôn bán người cho phía Bộ Ngoại giao Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có những sửa đổi trong luật về môi giới người lao động Việt lao động ở nước ngoài, xoá bỏ phsi môi giới và mở rộng phạm vi bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt ở nước ngoài.
Chính phủ Việt Nam cũng được đánh giá là trong năm qua đã gia tăng ngân sách giúp đỡ các nạn nhân của nạn buôn người và thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức cho các nhóm người dễ bị tổn thương.
Mặc dù vậy, Việt Nam bị đánh giá là đã không cho thấy việc gia tăng nỗ lực tổng thể so với năm trước đó trong việc phòng chống nạn buôn người, một phần cũng là vì đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo, Chính phủ Việt Nam không tiến hành các thủ tục xác định nạn nhân một cách hệ thống, trong khi các quan chức không tích cực xác định nạn nhân như phụ nữ và trẻ em bị cưỡng bức tình dục. Điều này dẫn đến việc có những nạn nhân thậm chí bị trừng phạt theo pháp luật vì những gì họ đã làm vì bị những kẻ buôn người ép họ làm.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá các mức phạt tù và tiền trong luật của Việt Nam về nạn buôn người là khá nghiêm khắc nhưng vẫn có điểm chưa tương thích với luật quốc tế. Ví dụ như các điều 150 và 151 Bộ Luật Hình sự quy định về nạn buôn người ở người lớn và trẻ em nhưng không áp dụng với trẻ từ 16 đến 17 tuổi theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trong năm 2020, số trường hợp bị kết tội trong các vụ buôn người tăng lên so với năm trước đó nhưng con số điều tra lại giảm.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an, trong năm 2020, Việt Nam đã điều tra 110 vụ buôn người và bắt giữ 144 kẻ tình nghi. Con số này trong năm trước đó là 175 trường hợp.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, các nạn nhân của nạn buôn người ở Việt Nam bao gồm những người bị cưỡng bức lao động bao gồm cả người lớn và trẻ em, phụ nữ và đàn ông; những phụ nữ và trẻ em bị cưỡng bức bán dâm.
Các nạn nhân của cưỡng bức lao động thường được tuyển vào làm trong ngành xây dựng, đánh cá, nông nghiệp, hầm mỏ, khai thác gỗ, chế tạo, tại ác nước như Đài Loan, Malaysia, Nam Hàn, Lào, Nhật Bản. Một số người sang Châu Âu và Anh để làm móng tay hoặc trồng cần sa.
Bọn buôn người cũng nhắm vào phụ nữ và trẻ em Việt Nam để đưa họ sang làm mại dâm ở các nước khác như Trung Quốc, Campuchia, Lào.
Một số phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài theo môi giới hôn nhân hoặc làm việc trong nhà hàng, tiệm massage hoặc quán bar, karaoke ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ả rập Saudi, Singapore và Đài Loan. Họ cuối cùng bị áp phải phục vụ tình dục.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết đã có những quan chức Việt Nam, chủ yếu ở cấp xã, đã tiếp tay cho nạn buôn người, bóc lột nạn nhân bằng cách nhận hối lộ từ bọn buôn người.
July 2, 2021
Việt Nam tiếp tục nằm trong danh sách cần phải theo dõi về tình trạng buôn người trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần phải theo dõi về nạn buôn người, tức cấp độ hai (tier 2) trong báo cáo về tình trạng buôn người thường niên trên thế giới, được công bố vào chiều ngày 1/7, giờ miền Đông Hoa Kỳ.
So với năm ngoái, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm nay vẫn đánh giá Việt Nam là chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tối thiếu về xoá bỏ tình trạng buôn người dù chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể.
Đánh giá về mặt nỗ lực, báo cáo cho biết Chính phủ Việt Nam đã gia tăng việc kết án những tội phạm buôn người, và lần đầu tiên, Chính phủ Việt Nam cung cấp các dữ liệu tách biệt đầy đủ về các vụ buôn bán người cho phía Bộ Ngoại giao Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có những sửa đổi trong luật về môi giới người lao động Việt lao động ở nước ngoài, xoá bỏ phsi môi giới và mở rộng phạm vi bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt ở nước ngoài.
Chính phủ Việt Nam cũng được đánh giá là trong năm qua đã gia tăng ngân sách giúp đỡ các nạn nhân của nạn buôn người và thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức cho các nhóm người dễ bị tổn thương.
Mặc dù vậy, Việt Nam bị đánh giá là đã không cho thấy việc gia tăng nỗ lực tổng thể so với năm trước đó trong việc phòng chống nạn buôn người, một phần cũng là vì đại dịch COVID-19.
Theo báo cáo, Chính phủ Việt Nam không tiến hành các thủ tục xác định nạn nhân một cách hệ thống, trong khi các quan chức không tích cực xác định nạn nhân như phụ nữ và trẻ em bị cưỡng bức tình dục. Điều này dẫn đến việc có những nạn nhân thậm chí bị trừng phạt theo pháp luật vì những gì họ đã làm vì bị những kẻ buôn người ép họ làm.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá các mức phạt tù và tiền trong luật của Việt Nam về nạn buôn người là khá nghiêm khắc nhưng vẫn có điểm chưa tương thích với luật quốc tế. Ví dụ như các điều 150 và 151 Bộ Luật Hình sự quy định về nạn buôn người ở người lớn và trẻ em nhưng không áp dụng với trẻ từ 16 đến 17 tuổi theo tiêu chuẩn quốc tế.
Trong năm 2020, số trường hợp bị kết tội trong các vụ buôn người tăng lên so với năm trước đó nhưng con số điều tra lại giảm.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an, trong năm 2020, Việt Nam đã điều tra 110 vụ buôn người và bắt giữ 144 kẻ tình nghi. Con số này trong năm trước đó là 175 trường hợp.
Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, các nạn nhân của nạn buôn người ở Việt Nam bao gồm những người bị cưỡng bức lao động bao gồm cả người lớn và trẻ em, phụ nữ và đàn ông; những phụ nữ và trẻ em bị cưỡng bức bán dâm.
Các nạn nhân của cưỡng bức lao động thường được tuyển vào làm trong ngành xây dựng, đánh cá, nông nghiệp, hầm mỏ, khai thác gỗ, chế tạo, tại ác nước như Đài Loan, Malaysia, Nam Hàn, Lào, Nhật Bản. Một số người sang Châu Âu và Anh để làm móng tay hoặc trồng cần sa.
Bọn buôn người cũng nhắm vào phụ nữ và trẻ em Việt Nam để đưa họ sang làm mại dâm ở các nước khác như Trung Quốc, Campuchia, Lào.
Một số phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài theo môi giới hôn nhân hoặc làm việc trong nhà hàng, tiệm massage hoặc quán bar, karaoke ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ả rập Saudi, Singapore và Đài Loan. Họ cuối cùng bị áp phải phục vụ tình dục.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết đã có những quan chức Việt Nam, chủ yếu ở cấp xã, đã tiếp tay cho nạn buôn người, bóc lột nạn nhân bằng cách nhận hối lộ từ bọn buôn người.