VOA: Một số tổ chức phi chính phủ của người Việt ở trong và ngoài nước vừa ra một tuyên bố chung yêu cầu chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những cái chết đáng ngờ gần đây của các tù nhân tôn giáo và chính trị.
“Nhiều tù nhân và cựu tù nhân đã lên tiếng tố cáo việc bị buộc lao động khổ sai, chế độ dinh dưỡng tồi tệ, và không được săn sóc sức khỏe kịp thời đã làm cho sức khoẻ của nhiều tù nhân suy giảm nhanh chóng. Nhiều tù nhân cũng bị trừng phạt bằng các biện pháp khắc nghiệt về thể xác”, tuyên bố chung của 7 tổ chức đưa ra hôm 30/1 nói.
Tuyên bố liệt kê các trường hợp điển hình như Mục sư Đinh Diêm, một tù nhân tôn giáo thụ án tù 16 năm với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đã đột ngột qua đời tại Trại giam số 6 thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, vào ngày 5/1/2023; ông Phan Văn Thu, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo, một tổ chức Phật giáo độc lập, qua đời vào ngày 20/11/2022 tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, khi đang thụ án tù chung thân với cùng tội danh trên; ông Đỗ Công Đương, nhà báo công dân, đã chết vào ngày 2/8/2022 trong thời gian thụ án tù 8 năm với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “gây rối trật tự công cộng” ở Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An; cựu giáo chức Đào Quang Thực qua đời vào ngày 10/11/2019 khi đang thi hành án tù 13 năm về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cũng tại Trại giam số 6; ông Đoàn Đình Nam, một tù nhân tôn giáo thuộc Ân Đàn Đại Đạo, chết trong tháng 10/2019 khi đang thụ án 16 năm tại Trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trong thời gian qua, một số tù nhân chính trị, tôn giáo và gia đình họ đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam tôn trọng các quyền của tù nhân về nước sạch, thực phẩm an toàn và được chăm sóc ý tế kịp thời.
Tuyên bố chung nói những cái chết đáng ngờ của các tù nhân trên “chứng minh việc nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục đối xử vô nhân đạo đối với các tù nhân tôn giáo và chính trị” và “vi phạm trắng trợn Công ước Chống Tra tấn và Các Hình thức Đối xử hoặc Trừng phạt Tàn ác, Vô nhân đạo hoặc Hạ nhục khác và Các Tiêu chuẩn Tối thiểu Quốc tế về Đối xử với Tù nhân”.
Liên minh 7 tổ chức, bao gồm Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Người Bảo vệ Nhân quyền, Lực lượng Dân tộc Cứu nguy Tổ quốc, Đài Phát thanh Đáp lời Sông núi, Hội Anh em Dân chủ, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Khối 8406, yêu cầu chính phủ Việt Nam làm rõ các trường hợp chết mà họ cho là “đáng ngờ” trên, đồng thời khắc phục hậu quả cho gia đình các nạn nhân và cải thiện điều kiện giam giữ phạm nhân tại các trại tạm giam, nhà tù trên cả nước.
Tuyên bố cũng kêu gọi các chính phủ trên thế giới có quan hệ ngoại giao và kinh tế với Việt Nam đưa những vi phạm nhân quyền này ra trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội, và đặt những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam là điều kiện tiên quyết cho các dự án đầu tư kinh tế và viện trợ tài chính.
Ngoài ra, liên minh kêu gọi các tổ chức nhân quyền quốc tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình nhân quyền tại Việt Nam và lên án những trường hợp vi phạm nghiêm trọng của Hà Nội.
February 3, 2023
Chính quyền VN bị chất vấn về các tù nhân chính trị, tôn giáo ‘đã chết đáng ngờ’
by Defend the Defenders • [Human Rights]
VOA: Một số tổ chức phi chính phủ của người Việt ở trong và ngoài nước vừa ra một tuyên bố chung yêu cầu chính quyền Việt Nam phải chịu trách nhiệm về những cái chết đáng ngờ gần đây của các tù nhân tôn giáo và chính trị.
“Nhiều tù nhân và cựu tù nhân đã lên tiếng tố cáo việc bị buộc lao động khổ sai, chế độ dinh dưỡng tồi tệ, và không được săn sóc sức khỏe kịp thời đã làm cho sức khoẻ của nhiều tù nhân suy giảm nhanh chóng. Nhiều tù nhân cũng bị trừng phạt bằng các biện pháp khắc nghiệt về thể xác”, tuyên bố chung của 7 tổ chức đưa ra hôm 30/1 nói.
Tuyên bố liệt kê các trường hợp điển hình như Mục sư Đinh Diêm, một tù nhân tôn giáo thụ án tù 16 năm với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” đã đột ngột qua đời tại Trại giam số 6 thuộc huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, vào ngày 5/1/2023; ông Phan Văn Thu, người sáng lập Ân Đàn Đại Đạo, một tổ chức Phật giáo độc lập, qua đời vào ngày 20/11/2022 tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai, khi đang thụ án tù chung thân với cùng tội danh trên; ông Đỗ Công Đương, nhà báo công dân, đã chết vào ngày 2/8/2022 trong thời gian thụ án tù 8 năm với tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “gây rối trật tự công cộng” ở Trại giam số 6, tỉnh Nghệ An; cựu giáo chức Đào Quang Thực qua đời vào ngày 10/11/2019 khi đang thi hành án tù 13 năm về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cũng tại Trại giam số 6; ông Đoàn Đình Nam, một tù nhân tôn giáo thuộc Ân Đàn Đại Đạo, chết trong tháng 10/2019 khi đang thụ án 16 năm tại Trại giam Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Trong thời gian qua, một số tù nhân chính trị, tôn giáo và gia đình họ đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam tôn trọng các quyền của tù nhân về nước sạch, thực phẩm an toàn và được chăm sóc ý tế kịp thời.
Tuyên bố chung nói những cái chết đáng ngờ của các tù nhân trên “chứng minh việc nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục đối xử vô nhân đạo đối với các tù nhân tôn giáo và chính trị” và “vi phạm trắng trợn Công ước Chống Tra tấn và Các Hình thức Đối xử hoặc Trừng phạt Tàn ác, Vô nhân đạo hoặc Hạ nhục khác và Các Tiêu chuẩn Tối thiểu Quốc tế về Đối xử với Tù nhân”.
Liên minh 7 tổ chức, bao gồm Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Người Bảo vệ Nhân quyền, Lực lượng Dân tộc Cứu nguy Tổ quốc, Đài Phát thanh Đáp lời Sông núi, Hội Anh em Dân chủ, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Khối 8406, yêu cầu chính phủ Việt Nam làm rõ các trường hợp chết mà họ cho là “đáng ngờ” trên, đồng thời khắc phục hậu quả cho gia đình các nạn nhân và cải thiện điều kiện giam giữ phạm nhân tại các trại tạm giam, nhà tù trên cả nước.
Tuyên bố cũng kêu gọi các chính phủ trên thế giới có quan hệ ngoại giao và kinh tế với Việt Nam đưa những vi phạm nhân quyền này ra trong các cuộc đối thoại nhân quyền với Hà Nội, và đặt những thành tựu về nhân quyền của Việt Nam là điều kiện tiên quyết cho các dự án đầu tư kinh tế và viện trợ tài chính.
Ngoài ra, liên minh kêu gọi các tổ chức nhân quyền quốc tế tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình nhân quyền tại Việt Nam và lên án những trường hợp vi phạm nghiêm trọng của Hà Nội.