RFA: Lực lượng công an và cảnh sát cơ động của tỉnh Lâm Đồng đã sử dụng dùi cui cao su để trấn áp sự phản đối của người dân thuộc nhóm dân tộc thiểu số K’Ho ở thôn K’Ren, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, khi chính quyền địa phương tổ chức lễ khởi công Dự án hồ chứa nước Ta Hoét trong ngày 20/2.
Một số người dân cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã sử dụng hàng chục cảnh sát cơ động với khiên chắn, gậy cao su và chó nghiệp vụ để đối phó với những người dân tay không trong sáng thứ hai (20/2), khiến nhiều người bị thương, trong đó có cả người già và trẻ em.
Một người dân của thôn K’Ren nói trong điều kiện ẩn danh vì lý do an toàn:
“Có hai, ba người bị thương và một trẻ em trật tay hay là bị làm sao ấy. Người già nằm viện nữa không biết có đỡ chưa.”
Các đoạn video mà người dân cung cấp cho thấy hàng chục người dân K’Ren đứng chặn lối vào khu vực lễ khởi công. Ngay lúc đó, lực lượng cảnh sát cơ động được điều động đến để giải tán, và hai bên xô đẩy nhau, có cảnh sát vung dùi cui, rồi có cả tiếng la hét.
Dự án hồ chứa Ta Hoét
Theo báo Lâm Đồng online, lễ khởi công Dự án hồ chứa nước Ta Hoét tại thôn K’Rèn, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng được diễn ra vào sáng ngày 20/2 với sự tham dự của nhiều lãnh đạo tỉnh và huyện.
Dự án có tổng mức đầu tư 981,6 tỷ đồng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư; trong đó có 220 tỷ đồng phục vụ công tác đền bù và giải phóng mặt bằng.
Báo Sài Gòn Giải phóng online cũng đưa tin, trong ngày khởi công, nhiều hộ dân đã đến khu vực dự án phản đối với lý do chưa thống nhất trong thỏa thuận đền bù.
Cụ thể, theo truyền thông Nhà nước, đất sản xuất ổn định 20 năm, khi áp dụng phân định đất ba loại rừng thì người dân bị mất phần lớn diện tích, không được bồi thường; chênh lệch diện tích trong quá trình đo đạc; đền bù cây trồng, vật kiến trúc.
Hiện chỉ có khoảng 30% hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đã nhận tiền đền bù cho dù các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc khảo sát, kiểm đếm, đo đạc để bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng từ năm 2020 đến nay.
Người dân nói gì về dự án?
Một người dân phản đối chính sách đền bù của địa phương nói với RFA trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh trong ngày 21/2:
“Người dân K’ Rèn không chống đối dự án Ta Hoét, mà chỉ muốn mọi việc minh bạch: công bố thông tin đầy đủ về dự án, tổng diện tích của dự án là bao nhiêu héc-ta và bản đồ dự án và chính quyền địa phương phải thực hiện đúng như thế.
Trong thực tế, chính quyền không công bố các thông tin này cho những người bị ảnh hưởng bởi dự án.
Thêm nữa, chính quyền địa phương báo cáo giá đền bù dao động từ 290 triệu đồng/sào đến 471 triệu đồng/sào nhưng trên thực tế thì người dân chỉ đền bù 170 triệu/sào đất ở và 20 triệu đồng/sào đất trồng trọt (1 sào – 1.000 mét vuông- PV).”
Người này cũng cho biết một trong những mục tiêu của dự án là chống ngập lụt cho khu vực và giúp tưới tiêu trong khu vực trong khi trên thực tế ngập lụt không xảy ra thường xuyên và chỉ ảnh hưởng ở một khu vực nhỏ.
Hơn nữa, huyện Đức Trọng đã có nhiều hồ chứa nước và dân trong vùng dư nước để tưới tiêu và sinh hoạt.
Một người đàn ông 60 tuổi yêu cầu giấu danh tính ở K’Ren cho hay thôn này có diện tích 440 héc-ta và 229 hộ gia đình. Hiện có 110 hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án và 76 hộ khác có liên quan. Ông nói:
“Nó (chính quyền địa phương- pv) sẽ lấy sạch luôn. Nó đã thu hồi là nó sẽ lấy sạch luôn. Bởi vì nó lấy 122 hecta. Nhưng mà thực ra không có đâu. Theo bản đồ quy hoạch, nó sẽ lấy hết cả làng luôn.”
Ông nói chính quyền địa phương cần trợ giúp người dân bị ảnh hưởng thay vì chỉ tập trung thực hiện dự án:
“Bước đầu người ta phải chi trà đền bù và tái định cư cho bà con, hộ nào bị mất đất thì cấp đất cho họ. Đằng này, họ chỉ chi trả 170 triệu/sào và người dân đi đâu thì đi, không quan tâm đến đời sống của bà con.
Vậy đời sống của bà con sẽ đi về đâu?!”
Trong buổi lễ khởi công, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp có chỉ đạo khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền, phê duyệt chủ trương đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự án khu tái định canh cho người dân có đất bị thu hồi theo hướng đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Tuy nhiên, bài báo đăng trên trang web của Mặt trận Tổ quốc huyện Đức Trọng vào tháng 5/2022 nói “trên địa bàn huyện không còn quỹ đất để bố trí tái định canh cho bà con.”
Phóng viên đã gọi điện cho lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và huyện Đức Trọng nhưng không ai trả lời. Họ cũng chưa phản hồi email của phóng viên về phản ánh của bà con thôn K’Ren.
Người dân K’Ren khiếu kiện
Một người dân cho biết, năm 2021, dân trong thôn đã gửi đơn kiện phản đối việc thu hồi đất đai của Dự án hồ chứa nước Ta Hoét đến nhiều cơ quan Nhà nước, kể cả cấp trung ương. Cũng theo người này, sau đó Trung ương đã có phản hồi, yêu cầu tỉnh Lâm Đồng để lại đất canh tác cho dân K’Ren. Tuy nhiên, không có sự điều chỉnh dự án sau đó, người này bổ sung.
Bình luận về sự việc xảy ra ở Dự án Ta Hoét, luật gia Bùi Quang Thắng ở Hà Nội cho RFA biết qua tin nhắn rằng người dân cần yêu cầu chính quyền cung cấp công khai phương án đền bù, hỗ trợ và tái định cư. Trong phương án này sẽ xác định rõ từng loại đất, vị trí đất bị thu hồi được đền bù, hỗ trợ, tái định cư như thế nào.
Trường hợp người dân xác định được đền bù, hỗ trợ, tái định cư chưa đúng hoặc chưa thoả đáng thì khiếu nại lần đầu đến cơ quan Nhà nước để giải quyết đền bù, hỗ trợ, tái định cư.
Trường hợp có căn cứ chắc chắn là việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư của chính quyền không đúng, gây thiệt hại cho người bị thu hồi đất thì tố cáo với các cơ quan pháp luật như thanh tra hoặc công an, và viện kiểm sát, luật gia Thắng bổ sung.
Luật sư Hà Huy Sơn từ Liên đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, trao đổi với chúng tôi về vấn đề này qua điện thoại, ông giải thích khá nhiều về quyền lợi của người dân, Trong đó ông nhấn mạnh việc đòi hỏi quyền lợi trong thu hồi đất có ba vấn đề: Giá đền bù theo quyết định của UBND tỉnh, diện tích thu hồi, và đối tượng bồi thường (xếp loại đất bồi thường kèm theo giá). Qua đó, người dân có thể kiện nếu giá bồi thường không đúng với quyết định của chủ tịch tỉnh, hoặc diện tích bị đo sai, hay xếp loại đất không đúng.
Dân cũng có thể kiện nếu diện tích bị thu hồi nằm ngoài diện tích được chấp thuận trong dự án, luật sư Sơn nói thêm.
February 23, 2023
Lâm Đồng: Cảnh sát cơ động trấn áp người dân trong lễ khởi công Dự án hồ chứa Ta Hoét
by Defend the Defenders • [Human Rights]
RFA: Lực lượng công an và cảnh sát cơ động của tỉnh Lâm Đồng đã sử dụng dùi cui cao su để trấn áp sự phản đối của người dân thuộc nhóm dân tộc thiểu số K’Ho ở thôn K’Ren, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, khi chính quyền địa phương tổ chức lễ khởi công Dự án hồ chứa nước Ta Hoét trong ngày 20/2.
Một số người dân cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã sử dụng hàng chục cảnh sát cơ động với khiên chắn, gậy cao su và chó nghiệp vụ để đối phó với những người dân tay không trong sáng thứ hai (20/2), khiến nhiều người bị thương, trong đó có cả người già và trẻ em.
Một người dân của thôn K’Ren nói trong điều kiện ẩn danh vì lý do an toàn:
“Có hai, ba người bị thương và một trẻ em trật tay hay là bị làm sao ấy. Người già nằm viện nữa không biết có đỡ chưa.”
Các đoạn video mà người dân cung cấp cho thấy hàng chục người dân K’Ren đứng chặn lối vào khu vực lễ khởi công. Ngay lúc đó, lực lượng cảnh sát cơ động được điều động đến để giải tán, và hai bên xô đẩy nhau, có cảnh sát vung dùi cui, rồi có cả tiếng la hét.
Dự án hồ chứa Ta Hoét
Theo báo Lâm Đồng online, lễ khởi công Dự án hồ chứa nước Ta Hoét tại thôn K’Rèn, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng được diễn ra vào sáng ngày 20/2 với sự tham dự của nhiều lãnh đạo tỉnh và huyện.
Dự án có tổng mức đầu tư 981,6 tỷ đồng do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng làm chủ đầu tư; trong đó có 220 tỷ đồng phục vụ công tác đền bù và giải phóng mặt bằng.
Báo Sài Gòn Giải phóng online cũng đưa tin, trong ngày khởi công, nhiều hộ dân đã đến khu vực dự án phản đối với lý do chưa thống nhất trong thỏa thuận đền bù.
Cụ thể, theo truyền thông Nhà nước, đất sản xuất ổn định 20 năm, khi áp dụng phân định đất ba loại rừng thì người dân bị mất phần lớn diện tích, không được bồi thường; chênh lệch diện tích trong quá trình đo đạc; đền bù cây trồng, vật kiến trúc.
Hiện chỉ có khoảng 30% hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đã nhận tiền đền bù cho dù các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc khảo sát, kiểm đếm, đo đạc để bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng từ năm 2020 đến nay.
Người dân nói gì về dự án?
Một người dân phản đối chính sách đền bù của địa phương nói với RFA trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh trong ngày 21/2:
“Người dân K’ Rèn không chống đối dự án Ta Hoét, mà chỉ muốn mọi việc minh bạch: công bố thông tin đầy đủ về dự án, tổng diện tích của dự án là bao nhiêu héc-ta và bản đồ dự án và chính quyền địa phương phải thực hiện đúng như thế.
Trong thực tế, chính quyền không công bố các thông tin này cho những người bị ảnh hưởng bởi dự án.
Thêm nữa, chính quyền địa phương báo cáo giá đền bù dao động từ 290 triệu đồng/sào đến 471 triệu đồng/sào nhưng trên thực tế thì người dân chỉ đền bù 170 triệu/sào đất ở và 20 triệu đồng/sào đất trồng trọt (1 sào – 1.000 mét vuông- PV).”
Người này cũng cho biết một trong những mục tiêu của dự án là chống ngập lụt cho khu vực và giúp tưới tiêu trong khu vực trong khi trên thực tế ngập lụt không xảy ra thường xuyên và chỉ ảnh hưởng ở một khu vực nhỏ.
Hơn nữa, huyện Đức Trọng đã có nhiều hồ chứa nước và dân trong vùng dư nước để tưới tiêu và sinh hoạt.
Một người đàn ông 60 tuổi yêu cầu giấu danh tính ở K’Ren cho hay thôn này có diện tích 440 héc-ta và 229 hộ gia đình. Hiện có 110 hộ gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án và 76 hộ khác có liên quan. Ông nói:
“Nó (chính quyền địa phương- pv) sẽ lấy sạch luôn. Nó đã thu hồi là nó sẽ lấy sạch luôn. Bởi vì nó lấy 122 hecta. Nhưng mà thực ra không có đâu. Theo bản đồ quy hoạch, nó sẽ lấy hết cả làng luôn.”
Ông nói chính quyền địa phương cần trợ giúp người dân bị ảnh hưởng thay vì chỉ tập trung thực hiện dự án:
“Bước đầu người ta phải chi trà đền bù và tái định cư cho bà con, hộ nào bị mất đất thì cấp đất cho họ. Đằng này, họ chỉ chi trả 170 triệu/sào và người dân đi đâu thì đi, không quan tâm đến đời sống của bà con.
Vậy đời sống của bà con sẽ đi về đâu?!”
Trong buổi lễ khởi công, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp có chỉ đạo khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền, phê duyệt chủ trương đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự án khu tái định canh cho người dân có đất bị thu hồi theo hướng đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Tuy nhiên, bài báo đăng trên trang web của Mặt trận Tổ quốc huyện Đức Trọng vào tháng 5/2022 nói “trên địa bàn huyện không còn quỹ đất để bố trí tái định canh cho bà con.”
Phóng viên đã gọi điện cho lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng và huyện Đức Trọng nhưng không ai trả lời. Họ cũng chưa phản hồi email của phóng viên về phản ánh của bà con thôn K’Ren.
Người dân K’Ren khiếu kiện
Một người dân cho biết, năm 2021, dân trong thôn đã gửi đơn kiện phản đối việc thu hồi đất đai của Dự án hồ chứa nước Ta Hoét đến nhiều cơ quan Nhà nước, kể cả cấp trung ương. Cũng theo người này, sau đó Trung ương đã có phản hồi, yêu cầu tỉnh Lâm Đồng để lại đất canh tác cho dân K’Ren. Tuy nhiên, không có sự điều chỉnh dự án sau đó, người này bổ sung.
Bình luận về sự việc xảy ra ở Dự án Ta Hoét, luật gia Bùi Quang Thắng ở Hà Nội cho RFA biết qua tin nhắn rằng người dân cần yêu cầu chính quyền cung cấp công khai phương án đền bù, hỗ trợ và tái định cư. Trong phương án này sẽ xác định rõ từng loại đất, vị trí đất bị thu hồi được đền bù, hỗ trợ, tái định cư như thế nào.
Trường hợp người dân xác định được đền bù, hỗ trợ, tái định cư chưa đúng hoặc chưa thoả đáng thì khiếu nại lần đầu đến cơ quan Nhà nước để giải quyết đền bù, hỗ trợ, tái định cư.
Trường hợp có căn cứ chắc chắn là việc đền bù, hỗ trợ, tái định cư của chính quyền không đúng, gây thiệt hại cho người bị thu hồi đất thì tố cáo với các cơ quan pháp luật như thanh tra hoặc công an, và viện kiểm sát, luật gia Thắng bổ sung.
Luật sư Hà Huy Sơn từ Liên đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, trao đổi với chúng tôi về vấn đề này qua điện thoại, ông giải thích khá nhiều về quyền lợi của người dân, Trong đó ông nhấn mạnh việc đòi hỏi quyền lợi trong thu hồi đất có ba vấn đề: Giá đền bù theo quyết định của UBND tỉnh, diện tích thu hồi, và đối tượng bồi thường (xếp loại đất bồi thường kèm theo giá). Qua đó, người dân có thể kiện nếu giá bồi thường không đúng với quyết định của chủ tịch tỉnh, hoặc diện tích bị đo sai, hay xếp loại đất không đúng.
Dân cũng có thể kiện nếu diện tích bị thu hồi nằm ngoài diện tích được chấp thuận trong dự án, luật sư Sơn nói thêm.