VOA: Hôm 28/2, các nghị viên Liên minh châu Âu tổ chức hội thảo xem xét mức độ vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động Việt Nam sau hơn hai năm chính quyền nước này thực thi Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA). Các diễn giả lên tiếng báo động rằng việc vi phạm nhân quyền, quyền tự do nhóm họp và quyền của người lao động Việt Nam tiếp tục bị chính quyền vi phạm ở mức ngày càng tồi tệ, đồng thời hối thúc các nghị viên EU gây sức ép mạnh hơn đối với chính quyền Hà Nội.
Hội thảo tập trung vào thực trạng thực thi Hiệp định EVFTA và tìm cách trả lời câu hỏi quan trọng: Điều gì đang thực sự xảy ra sau hai năm kể từ khi hiệp định thương mại có hiệu lực?
Nghị viên EU Marianne Vind, Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện EU, chủ tọa hội thảo. Nghị viên Saskia Bricmont tham dự và có bài phát biểu với các kiến nghị.
Các thành viên của các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền quốc tế và Việt Nam như Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), Ủy ban Thụy Sĩ-Việt Nam (COSUNAM), tổ chức Việt Tân và tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam có bài thuyết trình đánh giá mức độ vi phạm nhân quyền trong thời gian chính quyền Việt Nam thực thi EVFTA từ ngày 01/08/2020 đến nay.
Ông Trần Đức Tuấn Sơn, đại diện cho tổ chức Việt Tân tại châu Âu, cho VOA biết tóm tắt bài phát biểu của ông tại hội thảo.
“Chúng tôi thấy sau khi hiệp định với EU có hiệu lực từ 2,5 năm nay thì tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng thậm tệ hơn. Trước đây họ chỉ bắt bớ những người bất đồng chính kiến, Facebooker, blogger… vì họ lên tiếng chỉ trích chính phủ Việt Nam, nhưng gần đây chúng tôi thấy sự đàn áp đã vượt ra khỏi lằn ranh bất đồng chính kiến khi mà những người hoạt động vì môi sinh, nhân quyền một cách chung chung cũng đã bị bắt như bà Ngụy Thị Khanh, ông Đặng Đình Bách…hay một số người khác trong xã hội dân sự trong nước hoạt động công khai đã bị bắt, bị kết án về tội “trốn thuế”…Tình hình nhân quyền ngày càng xấu hơn”.
EVFTA, được ký vào ngày 30/06/2019, là hiệp định thế hệ mới, bao hàm không chỉ các quy định về thương mại theo nghĩa rộng, mà cả các quy định về quyền con người.
Bà Julie Majerczak, đại diện của tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), ông Sébastien Desfayes, Chủ tịch của Ủy ban Thụy Sĩ-Việt Nam (COSUNAM), cũng đánh giá sự thụt lùi về thành tích nhân quyền Việt Nam sau khi thực thi hiệp định EVFTA đến nay.
EVFTA quy định rằng các nước thành viên sẽ phải bảo vệ các quyền lao động cơ bản, đặc biệt là quyền được có công đoàn độc lập và quyền thương lượng tập thể của người lao động. Nếu các nước không tuân theo tiêu chuẩn quy định này sẽ bị chế tài về thương mại.
Ông Huy Nguyễn, đại diện cho tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam có trụ sở tại Hoa Kỳ, nêu nhận định của ông với VOA:
“Đã hơn 2 năm rồi từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, chúng tôi vẫn chưa thấy một nhóm công nhân nào đứng ra lập nghiệp đoàn độc lập, lý do về phía công nhân là thiếu sự hiểu biết về quyền người lao động và lợi ích tại nơi làm việc…một phần là vì đời sống của họ quá chật vật nên chỉ lo việc kiếm sống; lý do thứ hai là nhà nước Việt Nam tìm đủ mọi cách ngăn cản, gây khó khăn cho người lao động trong việc thành lập nghiệp đoàn độc lập”.
Ngoài ra, đại diện cho tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam còn cho biết rằng chính quyền Việt Nam đã vi phạm chương 13 của Hiệp định EVFTA.
Ông Huy cho biết:
“Việt Nam vi phạm chương 13 của Hiệp định EVFTA, quy định mỗi bên thành lập nhóm tư vấn và hai nhóm tư vấn này hoạt động cùng nhau đưa ra đề nghị, khuyến cáo cho các vị thực thi EVFTA. Hai năm vừa rồi, khi nhà báo Mai Văn Lợi và luật sư Đặng Đình Bách thuộc tổ chức xã hội dân sự độc lập nộp đơn tham dự nhóm tư vấn này (gọi là DAG) của Việt Nam thì hai vị này bị bắt giam. Chỉ vài tuần sau đó thì nhà nước Việt Nam đưa ra nhóm tư vấn của Việt Nam gồm 3 thành phần, trong đó có 2 thành phần rõ ràng là nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Đến đầu năm 2022, nhà nước Việt Nam lại đưa ra thêm 3 thành viên nữa cho nhóm DAG của Việt Nam, trong đó có một nhóm rõ ràng là không có sự độc lập cần thiết như quy định tại chương 13”.
“Chúng tôi yêu cầu các vị dân biểu châu Âu can thiệp vào vụ đó: trả tự do cho các nhà hoạt động này vì các bản án của họ mang tính chất chính trị và bị quy vào các điều luật rất vu vơ, mù mờ”, ông Huy cho biết thêm.
“Chúng tôi kêu gọi quốc hội châu Âu phải có hành động mạnh mẽ hơn để tạo một áp lực nào đó lên phía Việt Nam để họ tôn trọng nhân quyền một cách đúng đắn hơn, đặc là khi Việt Nam đã vào Hội đồng Nhân quyền LHQ thì phải có cách hành xử nhân quyền tuyệt đối hơn,” ông Sơn nói với VOA.
Trong một đánh giá vào tháng 12/2022, Bộ Công thương Việt Nam nói rằng Hiệp định EVFTA đang “tác động tích cực đến thu nhập của người lao động”, cụ thể như tác động tích cực đến vấn đề việc làm, thu nhập, tiền lương.
Chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, cho rằng chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật.”
March 2, 2023
Nghị viên EU tổ chức hội thảo đánh giá nhân quyền Việt Nam sau hơn 2 năm thực thi EVFTA
by Defend the Defenders • [Human Rights]
VOA: Hôm 28/2, các nghị viên Liên minh châu Âu tổ chức hội thảo xem xét mức độ vi phạm nhân quyền và quyền lợi của người lao động Việt Nam sau hơn hai năm chính quyền nước này thực thi Hiệp định Thương mại Tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA). Các diễn giả lên tiếng báo động rằng việc vi phạm nhân quyền, quyền tự do nhóm họp và quyền của người lao động Việt Nam tiếp tục bị chính quyền vi phạm ở mức ngày càng tồi tệ, đồng thời hối thúc các nghị viên EU gây sức ép mạnh hơn đối với chính quyền Hà Nội.
Hội thảo tập trung vào thực trạng thực thi Hiệp định EVFTA và tìm cách trả lời câu hỏi quan trọng: Điều gì đang thực sự xảy ra sau hai năm kể từ khi hiệp định thương mại có hiệu lực?
Nghị viên EU Marianne Vind, Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện EU, chủ tọa hội thảo. Nghị viên Saskia Bricmont tham dự và có bài phát biểu với các kiến nghị.
Các thành viên của các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền quốc tế và Việt Nam như Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), Ủy ban Thụy Sĩ-Việt Nam (COSUNAM), tổ chức Việt Tân và tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam có bài thuyết trình đánh giá mức độ vi phạm nhân quyền trong thời gian chính quyền Việt Nam thực thi EVFTA từ ngày 01/08/2020 đến nay.
Ông Trần Đức Tuấn Sơn, đại diện cho tổ chức Việt Tân tại châu Âu, cho VOA biết tóm tắt bài phát biểu của ông tại hội thảo.
“Chúng tôi thấy sau khi hiệp định với EU có hiệu lực từ 2,5 năm nay thì tình hình nhân quyền Việt Nam ngày càng thậm tệ hơn. Trước đây họ chỉ bắt bớ những người bất đồng chính kiến, Facebooker, blogger… vì họ lên tiếng chỉ trích chính phủ Việt Nam, nhưng gần đây chúng tôi thấy sự đàn áp đã vượt ra khỏi lằn ranh bất đồng chính kiến khi mà những người hoạt động vì môi sinh, nhân quyền một cách chung chung cũng đã bị bắt như bà Ngụy Thị Khanh, ông Đặng Đình Bách…hay một số người khác trong xã hội dân sự trong nước hoạt động công khai đã bị bắt, bị kết án về tội “trốn thuế”…Tình hình nhân quyền ngày càng xấu hơn”.
EVFTA, được ký vào ngày 30/06/2019, là hiệp định thế hệ mới, bao hàm không chỉ các quy định về thương mại theo nghĩa rộng, mà cả các quy định về quyền con người.
Bà Julie Majerczak, đại diện của tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), ông Sébastien Desfayes, Chủ tịch của Ủy ban Thụy Sĩ-Việt Nam (COSUNAM), cũng đánh giá sự thụt lùi về thành tích nhân quyền Việt Nam sau khi thực thi hiệp định EVFTA đến nay.
EVFTA quy định rằng các nước thành viên sẽ phải bảo vệ các quyền lao động cơ bản, đặc biệt là quyền được có công đoàn độc lập và quyền thương lượng tập thể của người lao động. Nếu các nước không tuân theo tiêu chuẩn quy định này sẽ bị chế tài về thương mại.
Ông Huy Nguyễn, đại diện cho tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam có trụ sở tại Hoa Kỳ, nêu nhận định của ông với VOA:
“Đã hơn 2 năm rồi từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, chúng tôi vẫn chưa thấy một nhóm công nhân nào đứng ra lập nghiệp đoàn độc lập, lý do về phía công nhân là thiếu sự hiểu biết về quyền người lao động và lợi ích tại nơi làm việc…một phần là vì đời sống của họ quá chật vật nên chỉ lo việc kiếm sống; lý do thứ hai là nhà nước Việt Nam tìm đủ mọi cách ngăn cản, gây khó khăn cho người lao động trong việc thành lập nghiệp đoàn độc lập”.
Ngoài ra, đại diện cho tổ chức Bảo vệ Người lao động Việt Nam còn cho biết rằng chính quyền Việt Nam đã vi phạm chương 13 của Hiệp định EVFTA.
Ông Huy cho biết:
“Việt Nam vi phạm chương 13 của Hiệp định EVFTA, quy định mỗi bên thành lập nhóm tư vấn và hai nhóm tư vấn này hoạt động cùng nhau đưa ra đề nghị, khuyến cáo cho các vị thực thi EVFTA. Hai năm vừa rồi, khi nhà báo Mai Văn Lợi và luật sư Đặng Đình Bách thuộc tổ chức xã hội dân sự độc lập nộp đơn tham dự nhóm tư vấn này (gọi là DAG) của Việt Nam thì hai vị này bị bắt giam. Chỉ vài tuần sau đó thì nhà nước Việt Nam đưa ra nhóm tư vấn của Việt Nam gồm 3 thành phần, trong đó có 2 thành phần rõ ràng là nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước. Đến đầu năm 2022, nhà nước Việt Nam lại đưa ra thêm 3 thành viên nữa cho nhóm DAG của Việt Nam, trong đó có một nhóm rõ ràng là không có sự độc lập cần thiết như quy định tại chương 13”.
“Chúng tôi yêu cầu các vị dân biểu châu Âu can thiệp vào vụ đó: trả tự do cho các nhà hoạt động này vì các bản án của họ mang tính chất chính trị và bị quy vào các điều luật rất vu vơ, mù mờ”, ông Huy cho biết thêm.
“Chúng tôi kêu gọi quốc hội châu Âu phải có hành động mạnh mẽ hơn để tạo một áp lực nào đó lên phía Việt Nam để họ tôn trọng nhân quyền một cách đúng đắn hơn, đặc là khi Việt Nam đã vào Hội đồng Nhân quyền LHQ thì phải có cách hành xử nhân quyền tuyệt đối hơn,” ông Sơn nói với VOA.
Trong một đánh giá vào tháng 12/2022, Bộ Công thương Việt Nam nói rằng Hiệp định EVFTA đang “tác động tích cực đến thu nhập của người lao động”, cụ thể như tác động tích cực đến vấn đề việc làm, thu nhập, tiền lương.
Chính quyền Việt Nam luôn bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, cho rằng chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật.”