RFA: Nhiều tổ chức xã hội dân sự (XHDS) kêu gọi Quốc hội Châu Âu gây sức ép mạnh hơn lên Nhà nước Việt Nam về vấn đề nhân quyền và quyền của người lao động.
Lời kêu gọi được đưa ra trong cuộc hội thảo ở Brussels, Bỉ ngày 28/2 dưới sự chủ toạ của Nghị viên Quốc hội Châu Âu Marianne Vind- Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện EU.
Trong cuộc hội thảo được tổ chức hơn hai năm sau khi Liên minh Châu Âu và Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự Do (EVFTA), các tổ chức Việt Tân, Hội Bảo vệ Người Lao động Việt Nam (Vietnam Workers’ Defenders), Phóng viên Không Biên giới (RSF), và Uỷ ban Thụy sĩ –Việt Nam (Cosunam) đã lên tiếng báo động về tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt Nam.
Các diễn giả đã tập trung phân tích về vi phạm của nhà nước độc đảng ở Việt Nam trong các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và quyền của người lao động.
Gia tăng đàn áp quyền tự do ngôn luận
Bà Helena Hương Nguyễn, thành viên của Việt Tân tại Đan Mạch, và là người tham gia tổ chức buổi hội thảo, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngay sau sự kiện này:
“Sau khi ký kết hiệp định thương mại (EVFTA- PV) thì vấn đề nhân quyền của Việt Nam tồi tệ hơn bất cứ lúc nào hết.
Trước kia, chỉ có những người bất đồng chính kiến bị bỏ tù nhưng trong những năm gần đây, người hoạt động xã hội dân sự, người hoạt động môi trường, người hoạt động có quan tâm đến hiệp định thương mại cũng bị bỏ tù.
Những phản kháng trên mạng đều bị nhà nước Việt Nam càn quét.”
Trong hội thảo, một diễn giả tham gia trực tuyến từ trong nước (ẩn danh vì lý do an ninh) cho biết, ông cùng nhiều nhà hoạt động nhân quyền khác ở Việt Nam từng có hy vọng cùng với các lợi ích về kinh tế mà EVFTA mang lại cho Việt Nam là các giá trị nhân quyền của EU.
Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng hy vọng này không xảy ra và tình hình nhân quyền xấu đi trong hai năm qua, với việc đàn áp gia tăng về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Ông cho biết Luật An ninh mạng 2018 cho phép nhà chức trách phạt hành chính những bài viết được cho là có nội dung độc hại hoặc xuyên tạc chủ trương của đảng và chính sách pháp luật của nhà nước trong khi Bộ luật Hình sự 2015 hà khắc hơn với việc chính quyền lạm dụng hai điều 117 và 331 để bịt miệng giới bất đồng chính kiến.
Diễn giả này cũng đưa ra các con số người bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền bị bắt giữ trong thời gian gần đây: 40 người bị bắt trong năm 2019, 60 trong năm 2020, và 25 người trong hai năm vừa qua.
Giải thích về số người bị bắt giữ thấp trong hai năm qua, ông cho rằng không phải vì nhà cầm quyền nới lỏng việc đàn áp mà là tại vì những người nổi trội đã bị bắt giữ và những người khác thận trọng hơn.
Tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng suy giảm
Đại diện của RSF, bà Julie Majerczak cho biết tự do báo chí ở Việt Nam suy giảm hai năm sau khi EVFTA được phê chuẩn, Việt Nam xếp thứ 174 trong tổng số 180 quốc gia tham gia khảo sát về tự do báo chí năm 2022 và trở thành nhà tù lớn thứ tư thế giới đối với các nhà báo sau Bắc Triều Tiên, Myanmar và Trung Quốc.
Gần đây số nhà báo bị bắt giữ và kết tội có giảm nhưng tại vì đa số nhà báo độc lập đã bị cầm tù, bà nói.
Ở Việt Nam không còn blog như thập niên trước trong khi nhà báo thì sợ hãi và nhà nước ngày càng kiểm duyệt chặt báo chí truyền thống.
Bà cũng nêu trường hợp bắt giữ và kết án nhà báo Phạm Đoan Trang, người được RSF trao giải Ảnh hưởng năm 2019, với bản án chín năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.”
Trong khi đó, điều kiện giam giữ hà khắc trong nhà tù khiến nhà báo công dân Đỗ Công Đương bị chết trong khi đang thi hành án tù, bà nói.
“EU không nên hợp tác kinh tế với chế độ Việt Nam cho đến khi Hà Nội cải thiện hồ sơ nhân quyền.
EU nên sử dụng EVFTA để buộc Hà Nội phải trả tự do cho các nhà báo và cải thiện điều kiện giam giữ các nhà bảo vệ nhân quyền,” bà Majerczak kết thúc bài phát biểu của mình.
Vi phạm Công ước ILO và quyền của người lao động
Thay mặt Hội Bảo vệ Người Lao động (Vietnam Workers’ Defenders), một tổ chức có trụ sở ở Hoa Kỳ tập hợp những người hoạt động bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam, ông Huy Nguyễn cho biết đại đa số công nhân Việt Nam không hiểu về quyền của người lao động nên thường sợ bị mất việc trong khi nhà nước áp dụng nhiều biện pháp để ngăn cản người lao động thành lập nghiệp đoàn độc lập.
Bộ luật Lao động hiện nay của Việt Nam vi phạm Công ước ILO khi chứa các quy định về thành lập công đoàn, ông nói.
Ông cũng tố cáo chính phủ Việt Nam vi phạm quy định của EVFTA về thành lập nhóm tư vấn trong nước (Domestic Advisory Group- DAG).
Ông cho biết trong tháng 7/2021, lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ hai nhà hoạt động xã hội, nhà báo Mai Phan Lợi và luật sư Đặng Đình Bách khi hai tổ chức xã hội dân sự của hai ông là Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) và Trung Tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD) đăng ký làm thành viên của DAG Việt Nam. Một thời gian ngắn sau đó, Việt Nam thành lập DAG gồm ba thành phần trong đó hai thành phần nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Tháng 1 năm 2022, Việt Nam lại đưa ra thêm ba thành viên nữa cho nhóm DAG của Việt Nam, trong đó có một nhóm rõ ràng là không có sự độc lập cần thiết như quy định của EVFTA. Cũng trong thời gian này, Hà Nội kết án ông Mai Phan Lợi bốn năm tù giam và ông Đặng Đình Bách năm năm tù về tội danh nguỵ tạo “trốn thuế,” ông nhấn mạnh.
EU cần yêu cầu Việt Nam quy định lại thành phần của DAG và cho phép các thành viên xã hội dân sự độc lập thực sự tham gia đồng thời hối thúc Hà Nội trả tự do cho hai nhà hoạt động Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách, ông nói.
Việt Nam cần sửa đổi Bộ luật Hình sự
Đại diện Uỷ ban Thụy sĩ–Việt Nam (Cosunam), ông Sébastien Desfayes kêu gọi Việt Nam, với tư cách là thành viên mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ khoá 2023-2025, cần có những hành động cụ thể để cải thiện hồ sơ nhân quyền, bao gồm trả tự do cho các nhà hoạt động, tổ chức bầu cử tự do, tôn trọng các quyền cơ bản của con người và quyền tiếp cận tư pháp độc lập.
Ông cũng kêu gọi Việt Nam xoá bỏ các điều khoản 117, 118, và 331 trong Bộ luật Hình sự dùng để đàn áp quyền tự do ngôn luận.
Bà Helena Hương Nguyễn cho rằng các tổ chức xã hội dân sự của người Việt Nam ở trong nước và trên thế giới cần tiếp tục thông tin về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và vận động các chính khách trên thế giới để họ quan tâm hơn.
“Vai trò của các tổ chức người Việt rất là quan trọng, chúng ta cần vận động chính giới, tiếp xúc với họ thông tin cho họ về sự thật xảy ra ở trong nước, tạo ra sự quan tâm của họ cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Khi mà họ biết những trường hợp cụ thể như thế, ít nhiều họ sẽ lên tiếng đẩy mạnh hơn để EU có thể can thiệp mạnh hơn về vấn đề đàn áp nhân quyền ở Việt Nam.”
Phóng viên gọi điện nhiều lần cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để đề nghị bình luận nhưng không ai nghe máy. Chúng tôi cũng chưa nhận được phản hồi của cơ quan này qua email.
March 2, 2023
Nhiều tổ chức XHDS kêu gọi Quốc hội Châu Âu gây sức ép mạnh hơn lên Việt Nam về vấn đề nhân quyền
by Defend the Defenders • [Human Rights]
RFA: Nhiều tổ chức xã hội dân sự (XHDS) kêu gọi Quốc hội Châu Âu gây sức ép mạnh hơn lên Nhà nước Việt Nam về vấn đề nhân quyền và quyền của người lao động.
Lời kêu gọi được đưa ra trong cuộc hội thảo ở Brussels, Bỉ ngày 28/2 dưới sự chủ toạ của Nghị viên Quốc hội Châu Âu Marianne Vind- Phó Chủ tịch Đoàn Nghị sĩ phụ trách quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á và ASEAN của Nghị viện EU.
Trong cuộc hội thảo được tổ chức hơn hai năm sau khi Liên minh Châu Âu và Việt Nam phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự Do (EVFTA), các tổ chức Việt Tân, Hội Bảo vệ Người Lao động Việt Nam (Vietnam Workers’ Defenders), Phóng viên Không Biên giới (RSF), và Uỷ ban Thụy sĩ –Việt Nam (Cosunam) đã lên tiếng báo động về tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt Nam.
Các diễn giả đã tập trung phân tích về vi phạm của nhà nước độc đảng ở Việt Nam trong các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, và quyền của người lao động.
Gia tăng đàn áp quyền tự do ngôn luận
Bà Helena Hương Nguyễn, thành viên của Việt Tân tại Đan Mạch, và là người tham gia tổ chức buổi hội thảo, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngay sau sự kiện này:
“Sau khi ký kết hiệp định thương mại (EVFTA- PV) thì vấn đề nhân quyền của Việt Nam tồi tệ hơn bất cứ lúc nào hết.
Trước kia, chỉ có những người bất đồng chính kiến bị bỏ tù nhưng trong những năm gần đây, người hoạt động xã hội dân sự, người hoạt động môi trường, người hoạt động có quan tâm đến hiệp định thương mại cũng bị bỏ tù.
Những phản kháng trên mạng đều bị nhà nước Việt Nam càn quét.”
Trong hội thảo, một diễn giả tham gia trực tuyến từ trong nước (ẩn danh vì lý do an ninh) cho biết, ông cùng nhiều nhà hoạt động nhân quyền khác ở Việt Nam từng có hy vọng cùng với các lợi ích về kinh tế mà EVFTA mang lại cho Việt Nam là các giá trị nhân quyền của EU.
Tuy nhiên, ông thừa nhận rằng hy vọng này không xảy ra và tình hình nhân quyền xấu đi trong hai năm qua, với việc đàn áp gia tăng về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.
Ông cho biết Luật An ninh mạng 2018 cho phép nhà chức trách phạt hành chính những bài viết được cho là có nội dung độc hại hoặc xuyên tạc chủ trương của đảng và chính sách pháp luật của nhà nước trong khi Bộ luật Hình sự 2015 hà khắc hơn với việc chính quyền lạm dụng hai điều 117 và 331 để bịt miệng giới bất đồng chính kiến.
Diễn giả này cũng đưa ra các con số người bất đồng chính kiến và người hoạt động nhân quyền bị bắt giữ trong thời gian gần đây: 40 người bị bắt trong năm 2019, 60 trong năm 2020, và 25 người trong hai năm vừa qua.
Giải thích về số người bị bắt giữ thấp trong hai năm qua, ông cho rằng không phải vì nhà cầm quyền nới lỏng việc đàn áp mà là tại vì những người nổi trội đã bị bắt giữ và những người khác thận trọng hơn.
Tự do báo chí ở Việt Nam ngày càng suy giảm
Đại diện của RSF, bà Julie Majerczak cho biết tự do báo chí ở Việt Nam suy giảm hai năm sau khi EVFTA được phê chuẩn, Việt Nam xếp thứ 174 trong tổng số 180 quốc gia tham gia khảo sát về tự do báo chí năm 2022 và trở thành nhà tù lớn thứ tư thế giới đối với các nhà báo sau Bắc Triều Tiên, Myanmar và Trung Quốc.
Gần đây số nhà báo bị bắt giữ và kết tội có giảm nhưng tại vì đa số nhà báo độc lập đã bị cầm tù, bà nói.
Ở Việt Nam không còn blog như thập niên trước trong khi nhà báo thì sợ hãi và nhà nước ngày càng kiểm duyệt chặt báo chí truyền thống.
Bà cũng nêu trường hợp bắt giữ và kết án nhà báo Phạm Đoan Trang, người được RSF trao giải Ảnh hưởng năm 2019, với bản án chín năm tù giam về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.”
Trong khi đó, điều kiện giam giữ hà khắc trong nhà tù khiến nhà báo công dân Đỗ Công Đương bị chết trong khi đang thi hành án tù, bà nói.
“EU không nên hợp tác kinh tế với chế độ Việt Nam cho đến khi Hà Nội cải thiện hồ sơ nhân quyền.
EU nên sử dụng EVFTA để buộc Hà Nội phải trả tự do cho các nhà báo và cải thiện điều kiện giam giữ các nhà bảo vệ nhân quyền,” bà Majerczak kết thúc bài phát biểu của mình.
Vi phạm Công ước ILO và quyền của người lao động
Thay mặt Hội Bảo vệ Người Lao động (Vietnam Workers’ Defenders), một tổ chức có trụ sở ở Hoa Kỳ tập hợp những người hoạt động bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam, ông Huy Nguyễn cho biết đại đa số công nhân Việt Nam không hiểu về quyền của người lao động nên thường sợ bị mất việc trong khi nhà nước áp dụng nhiều biện pháp để ngăn cản người lao động thành lập nghiệp đoàn độc lập.
Bộ luật Lao động hiện nay của Việt Nam vi phạm Công ước ILO khi chứa các quy định về thành lập công đoàn, ông nói.
Ông cũng tố cáo chính phủ Việt Nam vi phạm quy định của EVFTA về thành lập nhóm tư vấn trong nước (Domestic Advisory Group- DAG).
Ông cho biết trong tháng 7/2021, lực lượng an ninh Việt Nam bắt giữ hai nhà hoạt động xã hội, nhà báo Mai Phan Lợi và luật sư Đặng Đình Bách khi hai tổ chức xã hội dân sự của hai ông là Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) và Trung Tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD) đăng ký làm thành viên của DAG Việt Nam. Một thời gian ngắn sau đó, Việt Nam thành lập DAG gồm ba thành phần trong đó hai thành phần nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước.
Tháng 1 năm 2022, Việt Nam lại đưa ra thêm ba thành viên nữa cho nhóm DAG của Việt Nam, trong đó có một nhóm rõ ràng là không có sự độc lập cần thiết như quy định của EVFTA. Cũng trong thời gian này, Hà Nội kết án ông Mai Phan Lợi bốn năm tù giam và ông Đặng Đình Bách năm năm tù về tội danh nguỵ tạo “trốn thuế,” ông nhấn mạnh.
EU cần yêu cầu Việt Nam quy định lại thành phần của DAG và cho phép các thành viên xã hội dân sự độc lập thực sự tham gia đồng thời hối thúc Hà Nội trả tự do cho hai nhà hoạt động Mai Phan Lợi và Đặng Đình Bách, ông nói.
Việt Nam cần sửa đổi Bộ luật Hình sự
Đại diện Uỷ ban Thụy sĩ–Việt Nam (Cosunam), ông Sébastien Desfayes kêu gọi Việt Nam, với tư cách là thành viên mới được bầu vào Hội đồng Nhân quyền LHQ khoá 2023-2025, cần có những hành động cụ thể để cải thiện hồ sơ nhân quyền, bao gồm trả tự do cho các nhà hoạt động, tổ chức bầu cử tự do, tôn trọng các quyền cơ bản của con người và quyền tiếp cận tư pháp độc lập.
Ông cũng kêu gọi Việt Nam xoá bỏ các điều khoản 117, 118, và 331 trong Bộ luật Hình sự dùng để đàn áp quyền tự do ngôn luận.
Bà Helena Hương Nguyễn cho rằng các tổ chức xã hội dân sự của người Việt Nam ở trong nước và trên thế giới cần tiếp tục thông tin về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và vận động các chính khách trên thế giới để họ quan tâm hơn.
“Vai trò của các tổ chức người Việt rất là quan trọng, chúng ta cần vận động chính giới, tiếp xúc với họ thông tin cho họ về sự thật xảy ra ở trong nước, tạo ra sự quan tâm của họ cho vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Khi mà họ biết những trường hợp cụ thể như thế, ít nhiều họ sẽ lên tiếng đẩy mạnh hơn để EU có thể can thiệp mạnh hơn về vấn đề đàn áp nhân quyền ở Việt Nam.”
Phóng viên gọi điện nhiều lần cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để đề nghị bình luận nhưng không ai nghe máy. Chúng tôi cũng chưa nhận được phản hồi của cơ quan này qua email.