VOA: Đỗ Nguyễn Mai Khôi, ca sĩ kiêm nhà hoạt động người Việt, vừa nhận được giải thưởng Artivist Academy và được chọn là một trong 11 gương mặt của tổ chức 1Hood Media vì những đóng góp cho việc nâng cao nhận thức về các vấn đề công bằng xã hội thông qua nghệ thuật.
“Mai Khôi rất tự hào, rất vui vì nhận được giải thưởng này. Vì con đường âm nhạc xã hội rất khó khăn và rất khác so với những nghệ sĩ bình thường, cho nên những giải thưởng đã ghi nhận và khuyến khích những nghệ sĩ như Khôi thì đây là một điều rất vui. Những tổ chức như 1Hood Media cũng không phải là nhiều”, Mai Khôi tâm sự với VOA ngay ngày Quốc tế Phụ nữ – 8/3.
Xây dựng ‘cộng đồng tự do’
1Hood Media là một tổ chức ở Mỹ bao gồm các nghệ sĩ và nhà hoạt động chủ trương sử dụng nghệ thuật như một phương tiện để nâng cao nhận thức về các vấn đề công bằng xã hội ảnh hưởng đến mọi người trên khắp thế giới. Sứ mệnh của tổ chức này là xây dựng các “cộng đồng tự do” thông qua nghệ thuật, giáo dục và công bằng xã hội.
Giải thưởng Artivist Academy được thành lập để nuôi dưỡng thế hệ nghệ sĩ tiếp theo, những người khuếch đại hoạt động xã hội thông qua nghệ thuật – đồng thời mở rộng tác động của các nhóm thuần tập đối với các vấn đề của các cộng đồng bị tước quyền. Thuật ngữ “Artivist” là sự kết hợp giữa từ “Artist” (nghệ sĩ) và “Activist” (nhà hoạt động) để minh họa mối liên hệ qua lại giữa nghệ thuật và công bằng xã hội của tổ chức này.
Trong số các nghệ sĩ được 1Hood Media chọn làm gương mặt đại diện cho năm 2023, Mai Khôi là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất. Ba tiêu chí mà 1Hood Media lựa chọn nghệ sĩ để trao giải là: kỹ năng nghệ thuật đã được chứng thực, thành tích chuyên nghiệp và khả năng phù hợp với sứ mệnh và giá trị của tổ chức.
Mai Khôi tên đầy đủ là Đỗ Nguyễn Mai Khôi. Cô sinh ra ở Cam Ranh, Khánh Hòa, và được biết tiếng là một ca sĩ hoạt động tích cực trong việc đấu tranh đòi hỏi tự do, dân chủ cho Việt Nam.
Cô từng tham gia vào các cuộc biểu tình chống Tập đoàn Formosa vì thảm họa môi trường gây ra tại Hà Tĩnh năm 2016, từng nộp đơn tự ứng cử làm đại biểu Quốc hội Việt Nam nhưng không được chấp nhận, từng lên tiếng chỉ trích Facebook hợp tác với yêu cầu kiểm duyệt internet của chính phủ Việt Nam…
Mai Khôi cũng là một trong những nhà bất đồng chính kiến mà Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gặp trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016. Năm 2018, Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa cô vào danh sách “12 nhà hoạt động nhân quyền truyền cảm hứng để theo dõi”. Cuối năm đó, cô bị câu lưu 8 tiếng tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, sau khi trở về từ chuyến lưu diễn châu Âu. Tất cả các bản sao trong album mới Dissent của cô đều bị chính quyền tịch thu.
Kể về cuộc sống hiện tại, Mai Khôi cho biết: “Mai Khôi đang sống và làm việc tại Pittsburgh (bang Pennsylvania, Hoa Kỳ) trong suốt 3 năm qua và vẫn tiếp tục hoạt động trên con đường âm nhạc xã hội, và cũng có những đóng góp đối với thành phố Pittsburgh nơi Khôi đang sống. Vì vậy nên Khôi được nhận giải thưởng Artivist Academy từ tổ chức 1Hood Media. Họ cũng ghi nhận những hoạt động của Khôi từ nhiều năm trước ở Việt Nam”.
Trong vòng gần 3 năm sống ở Pittsburgh, Mai Khôi đã gầy dựng được một cộng đồng nghệ sĩ hoạt động “rất tích cực, rất vui và đầy tính nghệ thuật” ở nơi cô đang sống.
“Mặc dù Khôi đi xa Việt Nam mấy năm rồi, những Khôi vẫn được nhiều người theo dõi và ủng hộ. Cho nên Khôi thấy những hoạt động, đóng góp và sự thành công của Khôi ở một đất nước xa lạ cũng sẽ niềm khuyến khích đối với những nghệ sĩ và các bạn trẻ trong nước”, Khôi nói.
Chỉ “được” thôi
Khi được hỏi về chuyện “được, mất” khi chọn con đường “hoạt động” trong tư cách là một nghệ sĩ, Mai Khôi không ngần ngại nói ngay với VOA rằng cô chỉ thấy “được” thôi, vì những cái bị xem là “mất” không hề là rào cản đối với cô.
“Khi một người chọn con đường nghệ sĩ thì đã là một thử thách lớn, mà nếu chọn làm nghệ sĩ hoạt động thì lại càng khó hơn nữa. Nhưng khó khăn càng lớn, thử thách càng lớn thì nó càng làm cho tác phẩm của nghệ sĩ thêm nhiều giá trị, vì nó làm giàu thêm tinh thần của họ nên tác phẩm của họ có nhiều giá trị hơn”, Khôi lý giải.
“Khôi chưa bao giờ cảm thấy mình mất cái gì cả, mặc dù sự mất mát lớn nhất mà Khôi cảm thấy là mình không được chính quyền Việt Nam đón nhận, mình bị ép buộc phải sống xa quê hương. Nhưng Khôi thấy rằng trong tương lai, những cái đó sẽ không phải là rào cản nữa, và Mai Khôi nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế và các fan từ khắp nơi trên thế giới. Khôi thấy mình chẳng mất gì cả, mình chỉ nhận được rất nhiều mà thôi”.
“Hy vọng một ngày nào đó, Việt Nam có nhân quyền, có tự do nghệ thuật, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu đạt, tự do đi lại, tự do…tự do và tự do. Những nghệ sỹ còn phải chịu ‘xin giấy phép biểu diễn’ chưa bao giờ được hít thở không khí tự do thì chưa bao giờ biết đấu tranh cho tự do và cũng chưa hiểu được giá trị của tự do”, Khôi viết trên trang Facebook cá nhân khi bày tỏ vui mừng nhận được giải thưởng.
March 10, 2023
Ca sĩ Mai Khôi nhận giải thưởng của 1Hood Media vì đóng góp ‘nâng cao nhận thức’
by Defend the Defenders • [Human Rights]
VOA: Đỗ Nguyễn Mai Khôi, ca sĩ kiêm nhà hoạt động người Việt, vừa nhận được giải thưởng Artivist Academy và được chọn là một trong 11 gương mặt của tổ chức 1Hood Media vì những đóng góp cho việc nâng cao nhận thức về các vấn đề công bằng xã hội thông qua nghệ thuật.
“Mai Khôi rất tự hào, rất vui vì nhận được giải thưởng này. Vì con đường âm nhạc xã hội rất khó khăn và rất khác so với những nghệ sĩ bình thường, cho nên những giải thưởng đã ghi nhận và khuyến khích những nghệ sĩ như Khôi thì đây là một điều rất vui. Những tổ chức như 1Hood Media cũng không phải là nhiều”, Mai Khôi tâm sự với VOA ngay ngày Quốc tế Phụ nữ – 8/3.
Xây dựng ‘cộng đồng tự do’
1Hood Media là một tổ chức ở Mỹ bao gồm các nghệ sĩ và nhà hoạt động chủ trương sử dụng nghệ thuật như một phương tiện để nâng cao nhận thức về các vấn đề công bằng xã hội ảnh hưởng đến mọi người trên khắp thế giới. Sứ mệnh của tổ chức này là xây dựng các “cộng đồng tự do” thông qua nghệ thuật, giáo dục và công bằng xã hội.
Giải thưởng Artivist Academy được thành lập để nuôi dưỡng thế hệ nghệ sĩ tiếp theo, những người khuếch đại hoạt động xã hội thông qua nghệ thuật – đồng thời mở rộng tác động của các nhóm thuần tập đối với các vấn đề của các cộng đồng bị tước quyền. Thuật ngữ “Artivist” là sự kết hợp giữa từ “Artist” (nghệ sĩ) và “Activist” (nhà hoạt động) để minh họa mối liên hệ qua lại giữa nghệ thuật và công bằng xã hội của tổ chức này.
Trong số các nghệ sĩ được 1Hood Media chọn làm gương mặt đại diện cho năm 2023, Mai Khôi là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất. Ba tiêu chí mà 1Hood Media lựa chọn nghệ sĩ để trao giải là: kỹ năng nghệ thuật đã được chứng thực, thành tích chuyên nghiệp và khả năng phù hợp với sứ mệnh và giá trị của tổ chức.
Mai Khôi tên đầy đủ là Đỗ Nguyễn Mai Khôi. Cô sinh ra ở Cam Ranh, Khánh Hòa, và được biết tiếng là một ca sĩ hoạt động tích cực trong việc đấu tranh đòi hỏi tự do, dân chủ cho Việt Nam.
Cô từng tham gia vào các cuộc biểu tình chống Tập đoàn Formosa vì thảm họa môi trường gây ra tại Hà Tĩnh năm 2016, từng nộp đơn tự ứng cử làm đại biểu Quốc hội Việt Nam nhưng không được chấp nhận, từng lên tiếng chỉ trích Facebook hợp tác với yêu cầu kiểm duyệt internet của chính phủ Việt Nam…
Mai Khôi cũng là một trong những nhà bất đồng chính kiến mà Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã gặp trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016. Năm 2018, Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa cô vào danh sách “12 nhà hoạt động nhân quyền truyền cảm hứng để theo dõi”. Cuối năm đó, cô bị câu lưu 8 tiếng tại sân bay Nội Bài, Hà Nội, sau khi trở về từ chuyến lưu diễn châu Âu. Tất cả các bản sao trong album mới Dissent của cô đều bị chính quyền tịch thu.
Kể về cuộc sống hiện tại, Mai Khôi cho biết: “Mai Khôi đang sống và làm việc tại Pittsburgh (bang Pennsylvania, Hoa Kỳ) trong suốt 3 năm qua và vẫn tiếp tục hoạt động trên con đường âm nhạc xã hội, và cũng có những đóng góp đối với thành phố Pittsburgh nơi Khôi đang sống. Vì vậy nên Khôi được nhận giải thưởng Artivist Academy từ tổ chức 1Hood Media. Họ cũng ghi nhận những hoạt động của Khôi từ nhiều năm trước ở Việt Nam”.
Trong vòng gần 3 năm sống ở Pittsburgh, Mai Khôi đã gầy dựng được một cộng đồng nghệ sĩ hoạt động “rất tích cực, rất vui và đầy tính nghệ thuật” ở nơi cô đang sống.
“Mặc dù Khôi đi xa Việt Nam mấy năm rồi, những Khôi vẫn được nhiều người theo dõi và ủng hộ. Cho nên Khôi thấy những hoạt động, đóng góp và sự thành công của Khôi ở một đất nước xa lạ cũng sẽ niềm khuyến khích đối với những nghệ sĩ và các bạn trẻ trong nước”, Khôi nói.
Chỉ “được” thôi
Khi được hỏi về chuyện “được, mất” khi chọn con đường “hoạt động” trong tư cách là một nghệ sĩ, Mai Khôi không ngần ngại nói ngay với VOA rằng cô chỉ thấy “được” thôi, vì những cái bị xem là “mất” không hề là rào cản đối với cô.
“Khi một người chọn con đường nghệ sĩ thì đã là một thử thách lớn, mà nếu chọn làm nghệ sĩ hoạt động thì lại càng khó hơn nữa. Nhưng khó khăn càng lớn, thử thách càng lớn thì nó càng làm cho tác phẩm của nghệ sĩ thêm nhiều giá trị, vì nó làm giàu thêm tinh thần của họ nên tác phẩm của họ có nhiều giá trị hơn”, Khôi lý giải.
“Khôi chưa bao giờ cảm thấy mình mất cái gì cả, mặc dù sự mất mát lớn nhất mà Khôi cảm thấy là mình không được chính quyền Việt Nam đón nhận, mình bị ép buộc phải sống xa quê hương. Nhưng Khôi thấy rằng trong tương lai, những cái đó sẽ không phải là rào cản nữa, và Mai Khôi nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế và các fan từ khắp nơi trên thế giới. Khôi thấy mình chẳng mất gì cả, mình chỉ nhận được rất nhiều mà thôi”.
“Hy vọng một ngày nào đó, Việt Nam có nhân quyền, có tự do nghệ thuật, tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu đạt, tự do đi lại, tự do…tự do và tự do. Những nghệ sỹ còn phải chịu ‘xin giấy phép biểu diễn’ chưa bao giờ được hít thở không khí tự do thì chưa bao giờ biết đấu tranh cho tự do và cũng chưa hiểu được giá trị của tự do”, Khôi viết trên trang Facebook cá nhân khi bày tỏ vui mừng nhận được giải thưởng.