RFA: Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị Công an và Viện Kiểm sát tỉnh Long An thận trọng trong việc giải quyết đơn tố cáo luật sư của Tịnh thất Bồng lai có dấu hiệu vi phạm “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong quá trình bào chữa cho sáu thành viên của cơ sở tu hành này.
Trong công văn số 66/LĐLSVN gửi Giám đốc và Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Long An, và Viện Kiểm sát tỉnh Long An ngày 07/3, Liên đoàn Luật sư Việt Nam viết “đề nghị các cơ quan xem xét và có đường lối giải quyết vụ việc một cách thận trọng, khách quan theo đúng thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật.”
Cơ quan đại diện cho giới luật sư Việt Nam nói bên cạnh việc giám sát và hỗ trợ quyền hành nghề của luật sư thành viên, sẽ quan tâm đến nhận thức, kỹ năng và ứng xử của họ trong quá trình tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức này cũng nói “sẵn sàng phối hợp và cử đại diện làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An trong trường hợp cần thiết (hoặc khi có yêu cầu) nhằm góp phần xác minh, làm rõ vụ việc…”
Liên đoàn ban hành văn bản trên sau khi có đơn kêu cứu của luật sư Đào Kim Lân, một trong năm luật sư bào chữa cho sáu thành viên của Tịnh thất Bồng lai (tức Thiền am bên bờ vũ trụ) trong vụ án họ bị kết tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Luật sư Lân và một số đồng nghiệp khác có sử dụng kênh truyền thông “Nhật ký Luật sư” trên nền tảng YouTube để ghi chép hoặc phát trực tiếp các hoạt động, hành trình, ý kiến, văn bản liên quan trong một số vụ án mà các luật sư tham gia, trong đó có vụ án nói trên.
Tháng trước, luật sư Đào Kim Lân nhận được thông báo của Công an tỉnh Long An nói rằng cơ quan này nhận được tin báo về tội phạm của Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) về việc một số luật sư trợ giúp pháp lý cho Tịnh thất Bồng lai, trong đó có ông, có dấu hiệu vi phạm Điều 331 và đang xử lý thông tin này.
Trong văn bản gửi nhà chức trách tỉnh Long An, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng cho biết đại diện Ủy ban Giám sát, hỗ trợ luật sư của tổ chức này đã làm việc với luật sư Đào Kim Lân và một số luật sư tham gia bào chữa trong vụ án nói trên trong ngày 05/3 để thu thập thêm thông tin và trao đổi các vấn đề liên quan đến quá trình tham gia tố tụng và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
Tại buổi làm việc, liên đoàn đề nghị nhóm luật sư gỡ bỏ ngay các video trên kênh của họ, đồng thời lưu ý các luật sư cần phải kiểm soát và thận trọng khi phát ngôn, đăng tải thông tin lên không gian mạng.
Phóng viên có gọi điện cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam để hỏi về các biện pháp mà tổ chức này có thể áp dụng để bảo vệ thành viên của mình, nhưng không ai nghe máy. Chúng tôi cũng chưa nhận được trả lời qua email.
Bình luận về công văn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho biết văn bản này là con dao hai lưỡi, vì gián tiếp thừa nhận kênh “Nhật ký Luật sư” do luật sư Đào Kim Lân quản lý và hành vi đăng bài là sai trái.
Một luật sư khác bình luận trong điều kiện ẩn danh rằng “văn bản này vô thưởng vô phạt, nhưng là cách họ có thể làm hết sức trong vị thế ấy, kiểu như chúng tôi có nghe, có biết… và quan ngại theo dõi.”
Luật sư Đào Kim Lân cho Đài Á Châu Tự do (RFA) biết trong đơn kêu cứu gửi Liên đoàn Luật sư Việt Nam ông cung cấp thông tin về việc ông và các đồng nghiệp bị cản trở trong việc hành nghề luật sư, trong đó các khiếu nại và tố cáo các hành vi vi phạm tố tụng nghiêm trọng của một số cán bộ thuộc Công an huyện Đức Hòa, Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Long An, Viện Kiểm sát Nhân dân và Toà án Nhân dân của cả huyện Đức Hoà và tỉnh Long An.
Bình luận về văn bản của liên đoàn, luật sư Đào Kim Lân nói với RFA ngày 09/3:
“Trước hết tôi cảm ơn Liên đoàn đã nhanh chóng phản hồi lời kêu cứu của tôi khi có sự cố trong khi hành nghề, điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức quản lý nghề luật sư.
Liên đoàn cho rằng chúng tôi cần gửi các tố cáo, khiếu nại của mình đối với các cơ quan tố tụng của huyện Đức Hoà và tỉnh Long An đến các cơ quan cấp cao hơn và kiên nhẫn chờ đợi được giải quyết, thay vì đăng tải công khai lên mạng xã hội.
Liên đoàn có ý nhắc việc đăng tải lên mạng xã hội có thể là tiền đề cho cho người xấu công kích, xuyên tạc chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước vì thực chất đó chỉ là những sai sót của một vài cá nhân trong bộ máy.”
Ông cho biết từ các góp ý của Liên đoàn, ông đã tiếp thu, rút kinh nghiệm và gỡ bỏ các nội dung đã đăng tải cũng như các phát ngôn về việc khiếu nại và tố cáo cho phù hợp với ứng xử trên không gian mạng đồng thời chờ đợi giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Trong vụ án sáu thành viên của Tịnh thất Bồng Lai bị kết án theo Điều 331, năm luật sư là bà Ngô Thị Hoàng Anh và các ông Đào Kim Lân, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, và Trịnh Vĩnh Phúc đã trợ giúp pháp lý cho cụ Lê Tùng Vân và năm người tu tại gia khác.
Nhóm luật sư cho rằng trong vụ án trên, phía công an có dấu hiệu dàn dựng, gài bẫy việc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của người có tên Hồ Phước Lợi và “bỏ quên” trong hồ sơ vụ án, bên cạnh hành vi bao che, bỏ lọt tội xâm phạm chỗ ở công dân, hủy hoại, trộm cắp tài sản của ông Võ Văn Thắng cùng những người liên quan…
Nhóm luật sư có đơn tố cáo các sai phạm về tố tụng nói trên đến Bộ Công an và Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, tuy nhiên đơn lại được chuyển về Công an Long An và Viện Kiểm sát Long An là những bên đang bị tố cáo.
Trong thời gian tham gia bào chữa, nhóm luật sư đồng ý sử dụng kênh YouTube Nhật ký Luật sư của luật sư Đào Kim Lân để đăng tải các thông tin về vụ án cũng như những phản bác của nhóm về các thông tin xuyên tạc trên mạng xã hội.
Sau phiên phúc thẩm, các luật sư thống nhất không sử dụng kênh này cho công việc chung của nhóm, và nó trở lại là kênh cá nhân của luật sư Lân.
March 10, 2023
Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị Long An thận trọng trong điều tra luật sư Tịnh thất Bồng lai
by Defend the Defenders • [Human Rights]
RFA: Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị Công an và Viện Kiểm sát tỉnh Long An thận trọng trong việc giải quyết đơn tố cáo luật sư của Tịnh thất Bồng lai có dấu hiệu vi phạm “lợi dụng quyền tự do dân chủ” trong quá trình bào chữa cho sáu thành viên của cơ sở tu hành này.
Trong công văn số 66/LĐLSVN gửi Giám đốc và Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Long An, và Viện Kiểm sát tỉnh Long An ngày 07/3, Liên đoàn Luật sư Việt Nam viết “đề nghị các cơ quan xem xét và có đường lối giải quyết vụ việc một cách thận trọng, khách quan theo đúng thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật.”
Cơ quan đại diện cho giới luật sư Việt Nam nói bên cạnh việc giám sát và hỗ trợ quyền hành nghề của luật sư thành viên, sẽ quan tâm đến nhận thức, kỹ năng và ứng xử của họ trong quá trình tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức này cũng nói “sẵn sàng phối hợp và cử đại diện làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Long An trong trường hợp cần thiết (hoặc khi có yêu cầu) nhằm góp phần xác minh, làm rõ vụ việc…”
Liên đoàn ban hành văn bản trên sau khi có đơn kêu cứu của luật sư Đào Kim Lân, một trong năm luật sư bào chữa cho sáu thành viên của Tịnh thất Bồng lai (tức Thiền am bên bờ vũ trụ) trong vụ án họ bị kết tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Luật sư Lân và một số đồng nghiệp khác có sử dụng kênh truyền thông “Nhật ký Luật sư” trên nền tảng YouTube để ghi chép hoặc phát trực tiếp các hoạt động, hành trình, ý kiến, văn bản liên quan trong một số vụ án mà các luật sư tham gia, trong đó có vụ án nói trên.
Tháng trước, luật sư Đào Kim Lân nhận được thông báo của Công an tỉnh Long An nói rằng cơ quan này nhận được tin báo về tội phạm của Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) về việc một số luật sư trợ giúp pháp lý cho Tịnh thất Bồng lai, trong đó có ông, có dấu hiệu vi phạm Điều 331 và đang xử lý thông tin này.
Trong văn bản gửi nhà chức trách tỉnh Long An, Liên đoàn Luật sư Việt Nam cũng cho biết đại diện Ủy ban Giám sát, hỗ trợ luật sư của tổ chức này đã làm việc với luật sư Đào Kim Lân và một số luật sư tham gia bào chữa trong vụ án nói trên trong ngày 05/3 để thu thập thêm thông tin và trao đổi các vấn đề liên quan đến quá trình tham gia tố tụng và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
Tại buổi làm việc, liên đoàn đề nghị nhóm luật sư gỡ bỏ ngay các video trên kênh của họ, đồng thời lưu ý các luật sư cần phải kiểm soát và thận trọng khi phát ngôn, đăng tải thông tin lên không gian mạng.
Phóng viên có gọi điện cho Liên đoàn Luật sư Việt Nam để hỏi về các biện pháp mà tổ chức này có thể áp dụng để bảo vệ thành viên của mình, nhưng không ai nghe máy. Chúng tôi cũng chưa nhận được trả lời qua email.
Bình luận về công văn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho biết văn bản này là con dao hai lưỡi, vì gián tiếp thừa nhận kênh “Nhật ký Luật sư” do luật sư Đào Kim Lân quản lý và hành vi đăng bài là sai trái.
Một luật sư khác bình luận trong điều kiện ẩn danh rằng “văn bản này vô thưởng vô phạt, nhưng là cách họ có thể làm hết sức trong vị thế ấy, kiểu như chúng tôi có nghe, có biết… và quan ngại theo dõi.”
Luật sư Đào Kim Lân cho Đài Á Châu Tự do (RFA) biết trong đơn kêu cứu gửi Liên đoàn Luật sư Việt Nam ông cung cấp thông tin về việc ông và các đồng nghiệp bị cản trở trong việc hành nghề luật sư, trong đó các khiếu nại và tố cáo các hành vi vi phạm tố tụng nghiêm trọng của một số cán bộ thuộc Công an huyện Đức Hòa, Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Long An, Viện Kiểm sát Nhân dân và Toà án Nhân dân của cả huyện Đức Hoà và tỉnh Long An.
Bình luận về văn bản của liên đoàn, luật sư Đào Kim Lân nói với RFA ngày 09/3:
“Trước hết tôi cảm ơn Liên đoàn đã nhanh chóng phản hồi lời kêu cứu của tôi khi có sự cố trong khi hành nghề, điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của tổ chức quản lý nghề luật sư.
Liên đoàn cho rằng chúng tôi cần gửi các tố cáo, khiếu nại của mình đối với các cơ quan tố tụng của huyện Đức Hoà và tỉnh Long An đến các cơ quan cấp cao hơn và kiên nhẫn chờ đợi được giải quyết, thay vì đăng tải công khai lên mạng xã hội.
Liên đoàn có ý nhắc việc đăng tải lên mạng xã hội có thể là tiền đề cho cho người xấu công kích, xuyên tạc chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước vì thực chất đó chỉ là những sai sót của một vài cá nhân trong bộ máy.”
Ông cho biết từ các góp ý của Liên đoàn, ông đã tiếp thu, rút kinh nghiệm và gỡ bỏ các nội dung đã đăng tải cũng như các phát ngôn về việc khiếu nại và tố cáo cho phù hợp với ứng xử trên không gian mạng đồng thời chờ đợi giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.
Trong vụ án sáu thành viên của Tịnh thất Bồng Lai bị kết án theo Điều 331, năm luật sư là bà Ngô Thị Hoàng Anh và các ông Đào Kim Lân, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, và Trịnh Vĩnh Phúc đã trợ giúp pháp lý cho cụ Lê Tùng Vân và năm người tu tại gia khác.
Nhóm luật sư cho rằng trong vụ án trên, phía công an có dấu hiệu dàn dựng, gài bẫy việc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của người có tên Hồ Phước Lợi và “bỏ quên” trong hồ sơ vụ án, bên cạnh hành vi bao che, bỏ lọt tội xâm phạm chỗ ở công dân, hủy hoại, trộm cắp tài sản của ông Võ Văn Thắng cùng những người liên quan…
Nhóm luật sư có đơn tố cáo các sai phạm về tố tụng nói trên đến Bộ Công an và Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, tuy nhiên đơn lại được chuyển về Công an Long An và Viện Kiểm sát Long An là những bên đang bị tố cáo.
Trong thời gian tham gia bào chữa, nhóm luật sư đồng ý sử dụng kênh YouTube Nhật ký Luật sư của luật sư Đào Kim Lân để đăng tải các thông tin về vụ án cũng như những phản bác của nhóm về các thông tin xuyên tạc trên mạng xã hội.
Sau phiên phúc thẩm, các luật sư thống nhất không sử dụng kênh này cho công việc chung của nhóm, và nó trở lại là kênh cá nhân của luật sư Lân.