Cựu tù nhân lương tâm Hồ Đình Cương, người vừa mới được tự do và trở về nhà từ Trại giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) sau thời gian thi hành án tù bốn năm sáu tháng, cho biết việc điều trị y tế cho tù nhân ở trại giam này vô cùng tồi tệ.
Ông Cương, thành viên thứ tư của nhóm Hiến Pháp mãn hạn tù, trở về nhà ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 11/3. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong sáng thứ hai (13/3):
“Khi đã bị bệnh ở trong đó rồi thì rất khó được chữa trị. Nói chung bác sĩ trong trại giam đó không có thuốc gì để đặc trị bệnh hết.
Điển hình vừa rồi là anh Phạm Chí Dũng, anh bị ói ra máu nhưng không được đưa đi bệnh viện để khám và chữa trị. Chỉ được qua bệnh xá rồi cho thuốc giảm đau và cầm máu.
Một thời gian anh về phòng thì anh ấy chỉ nhai thuốc lá để cho đỡ bệnh thôi.”
Ông cho biết nhiều tù nhân bị đau răng nhưng không được chữa trị gì hết. Anh em phải lấy que để tự chọc và phá huỷ răng của mình.
Ông Cương, người bị bắt vào đầu tháng 9 năm 2018 với cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự cùng với bảy thành viên khác của nhóm Hiến Pháp, cho biết thêm cuộc sống trong trại giam Xuân Lộc rất cực khổ.
Ba tù nhân chính trị bị giam trong một phòng có kích thước 3,5 mét x 7 mét, phòng nhỏ hơn thì giam hai người. Họ chỉ được đi lại trong phòng giam này và một khoảng sân bé ở mỗi buồng giam.
Chỉ những người nhận tội mới được đi ra khu vực rộng trong khu giam giữ tù chính trị, nơi họ có thể tập thể dục hay trồng rau để cải thiện cuộc sống, ông Cương cho biết.
Theo quy định về giam giữ tù nhân, tù nhân được quyền cấp giấy bút để học tập, tuy nhiên thực tế Trại giam Xuân Lộc không thực hiện, ông bổ sung.
Ông và nhiều anh em tù chính trị đã đấu tranh đòi trại giam cải thiện điều kiện giam giữ nhưng cho đến nay trại giam không thay đổi gì, ông Cương nói với phóng viên.
Phóng viên gọi nhiều lần vào số điện thoại của Trại giam Xuân Lộc để kiểm chứng thông tin mà ông Cương cung cấp, nhưng không ai nghe máy.
Trong hai năm qua, có bốn thành viên của nhóm Hiến Pháp đã mãn hạn tù. Trước ông Cương có hai ông Đỗ Thế Hoá, Trần Thanh Phương, và bà Đoàn Thị Hồng. Bốn thành viên vẫn còn đang ở trong tù là hai bà Hoàng Thị Thu Vang, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, và hai ông Ngô Văn Dũng và Lê Quý Lộc.
Các thành viên của nhóm Hiến Pháp là những người tham gia tích cực trong cuộc biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/6/2018.
Họ bị bắt khi chuẩn bị cho cuộc biểu tình dự kiến vào dịp quốc khánh cùng năm. Một số khác phải chạy đi tị nạn ở Thái Lan.
Năm 2020, họ bị Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kết án tổng cộng 40 năm 6 tháng tù giam.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM quy rằng đây là nhóm những người có tư tưởng bất mãn với chính quyền, thường xuyên tiếp xúc với các thông tin có nội dung xấu trên mạng xã hội.
Họ bị cho là đã chia sẻ các video trên Facebook cá nhân để kêu gọi, kích động, lôi kéo người tham gia vào các cuộc biểu tình giữa tháng 6/2018.
March 14, 2023
TNLT Hồ Đình Cương mãn án và nói điều trị y tế tại Trại giam Xuân Lộc rất tệ
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Cựu tù nhân lương tâm Hồ Đình Cương, người vừa mới được tự do và trở về nhà từ Trại giam Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) sau thời gian thi hành án tù bốn năm sáu tháng, cho biết việc điều trị y tế cho tù nhân ở trại giam này vô cùng tồi tệ.
Ông Cương, thành viên thứ tư của nhóm Hiến Pháp mãn hạn tù, trở về nhà ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 11/3. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong sáng thứ hai (13/3):
“Khi đã bị bệnh ở trong đó rồi thì rất khó được chữa trị. Nói chung bác sĩ trong trại giam đó không có thuốc gì để đặc trị bệnh hết.
Điển hình vừa rồi là anh Phạm Chí Dũng, anh bị ói ra máu nhưng không được đưa đi bệnh viện để khám và chữa trị. Chỉ được qua bệnh xá rồi cho thuốc giảm đau và cầm máu.
Một thời gian anh về phòng thì anh ấy chỉ nhai thuốc lá để cho đỡ bệnh thôi.”
Ông cho biết nhiều tù nhân bị đau răng nhưng không được chữa trị gì hết. Anh em phải lấy que để tự chọc và phá huỷ răng của mình.
Ông Cương, người bị bắt vào đầu tháng 9 năm 2018 với cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự cùng với bảy thành viên khác của nhóm Hiến Pháp, cho biết thêm cuộc sống trong trại giam Xuân Lộc rất cực khổ.
Ba tù nhân chính trị bị giam trong một phòng có kích thước 3,5 mét x 7 mét, phòng nhỏ hơn thì giam hai người. Họ chỉ được đi lại trong phòng giam này và một khoảng sân bé ở mỗi buồng giam.
Chỉ những người nhận tội mới được đi ra khu vực rộng trong khu giam giữ tù chính trị, nơi họ có thể tập thể dục hay trồng rau để cải thiện cuộc sống, ông Cương cho biết.
Theo quy định về giam giữ tù nhân, tù nhân được quyền cấp giấy bút để học tập, tuy nhiên thực tế Trại giam Xuân Lộc không thực hiện, ông bổ sung.
Ông và nhiều anh em tù chính trị đã đấu tranh đòi trại giam cải thiện điều kiện giam giữ nhưng cho đến nay trại giam không thay đổi gì, ông Cương nói với phóng viên.
Phóng viên gọi nhiều lần vào số điện thoại của Trại giam Xuân Lộc để kiểm chứng thông tin mà ông Cương cung cấp, nhưng không ai nghe máy.
Trong hai năm qua, có bốn thành viên của nhóm Hiến Pháp đã mãn hạn tù. Trước ông Cương có hai ông Đỗ Thế Hoá, Trần Thanh Phương, và bà Đoàn Thị Hồng. Bốn thành viên vẫn còn đang ở trong tù là hai bà Hoàng Thị Thu Vang, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, và hai ông Ngô Văn Dũng và Lê Quý Lộc.
Các thành viên của nhóm Hiến Pháp là những người tham gia tích cực trong cuộc biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10/6/2018.
Họ bị bắt khi chuẩn bị cho cuộc biểu tình dự kiến vào dịp quốc khánh cùng năm. Một số khác phải chạy đi tị nạn ở Thái Lan.
Năm 2020, họ bị Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kết án tổng cộng 40 năm 6 tháng tù giam.
Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân TP. HCM quy rằng đây là nhóm những người có tư tưởng bất mãn với chính quyền, thường xuyên tiếp xúc với các thông tin có nội dung xấu trên mạng xã hội.
Họ bị cho là đã chia sẻ các video trên Facebook cá nhân để kêu gọi, kích động, lôi kéo người tham gia vào các cuộc biểu tình giữa tháng 6/2018.
Nguồn: RFA