Trong báo cáo thường niên công bố ngày 16/3, tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) xếp Việt Nam vào nhóm 7 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á có không gian “đóng” với xã hội dân sự- đồng nghĩa với việc nhà nước không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Trong lần đầu tiên không gian tự do dân sự được tổ chức quốc tế có trụ sở chính ở Nam Phi đánh giá bằng thang điểm, Việt Nam trong năm 2022 chỉ được 18 điểm trên thang điểm 100 (là hoàn toàn tự do), chỉ xếp trên sáu quốc gia/vùng lãnh thổ trong tổng số 26 quốc gia/vùng lãnh thổ ở châu Á: Bắc Triều Tiên- 2, Lào- 7, Myanmar và Trung Quốc- 12, Afganistan- 13, và Hồng Kông: 15.
Với thang điểm trên, quốc gia Đông Nam Á này bị xếp vào nhóm tồi tệ nhất. CIVICUS Monitor nói trong năm 2022, chính quyền tiếp tục bỏ tù các nhà hoạt động. Nhiều nhà báo đã bị bắt và bị kết án vì vạch trần các vụ sai phạm của quan chức hoặc chỉ trích nhà nước. Chính quyền cũng đã bỏ tù nhiều người biểu tình hoặc không ngăn chặn được các cuộc tấn công chống lại họ.
Ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn:
“Mặc dù được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng Việt Nam đã không thể hiện bất kỳ cam kết nào trong việc tôn trọng các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của mình hoặc thực hiện bất kỳ cải cách nào.”
Đàn áp XHDS bằng cáo buộc nguỵ tạo “trốn thuế”
Theo ông Benedict, chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp giới hoạt động trong năm 2022. Tuy nhiên, điều khác biệt là việc chính quyền độc đảng nhiều lần sử dụng cáo buộc nguỵ tạo “trốn thuế” theo Điều 200 của Bộ luật Hình sự để bịt miệng lãnh đạo nhiều tổ chức xã hội dân sự có đăng ký.
Trong tháng 1, Tòa án nhân dân Hà Nội kết án tù đối với nhà báo Mai Phan Lợi- Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) và luật sư Đặng Đình Bách- Giám đốc tổ chức Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD) với mức án tương ứng là bốn năm và năm năm tù giam.
Cũng trong tháng này, cơ quan công an bắt giữ bà Nguỵ Thị Khanh- Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), một tổ chức hoạt động nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam và khu vực Mekong.
Năm tháng sau, người Việt Nam đầu tiên được trao Giải thưởng Môi trường Goldman vì các hoạt động thúc đẩy năng lượng bền vững và giảm nhiệt điện than ở quốc gia độc đảng, bị kết án hai năm tù giam.
Giữa tháng 12, Hà Nội còn bắt giữ ông Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD), một tổ chức có các hoạt động “nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước thông qua các hoạt động nghiên cứu–tư vấn, nghiên cứu-đánh giá, nghiên cứu-phản biện và tăng cường năng lực về các vấn đề Chính sách, Pháp luật trên các lĩnh vực phát triển kinh tế–xã hội.”
Bình luận về việc chính quyền Việt Nam tăng cường sử dụng cáo buộc “trốn thuế” để đàn áp xã hội dân sự, ông Benedict nói:
“Đây là một xu hướng mới đáng lo ngại mà chúng tôi tin rằng đang được chính quyền Việt Nam sử dụng để cố gắng làm giảm sự chú ý của quốc tế đối với nhân quyền ở Việt Nam.”
Gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến và nhà báo
Ông Benedict cho biết một trong những mối quan tâm chính của CIVICUS tại Việt Nam là việc bắt giữ và bỏ tù các nhà hoạt động, nhà báo và nhà phê bình theo các điều khoản mơ hồ trong phần an ninh quốc gia và trật tự công cộng của Bộ luật Hình sự.
“Việt Nam đã trở thành nơi giam giữ các nhà hoạt động hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á với hơn 200 tù nhân chính trị bị nhốt trong một mạng lưới nhà tù và trung tâm giam giữ bí mật. Nhiều người đã bị giam giữ trong thời gian dài.
Một số nhà hoạt động phải đối mặt với tra tấn và ngược đãi trong khi bị giam giữ và bị chuyển đến các nhà tù cách xa gia đình của họ.”
Báo cáo của CIVICUS nhắc đến các trường hợp người bất đồng chính kiến bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” như blogger Lê Văn Dũng (Lê Dũng Vova) và Bùi Văn Thuận, hoặc bị cầm tù về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” như Y Wo Nie, một nhà hoạt động nhân quyền người Thượng đã bị kết án bốn năm tù vì viết và phổ biến ba báo cáo về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, CIVICUS cũng lo ngại về việc chính quyền hạn chế quyền tự do đi lại trong nước và đi ra nước ngoài của người hoạt động, blogger, người bất đồng chính kiến và thành viên gia đình của họ, bao gồm cả việc chặn họ tại các sân bay và cửa khẩu.
Chính quyền cũng đã quản thúc tại gia vô thời hạn, sách nhiễu và các hình thức giam giữ khác đối với người hoạt động. Nhà chức trách ở nhiều địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để quản thúc tại gia, bao gồm bố trí nhân viên an ninh mặc thường phục ngồi canh bên ngoài nhà, khóa nhà của những người bất đồng chính kiến bằng ổ khóa, dựng rào chắn và các rào chắn vật lý khác, và huy động côn đồ để đe dọa.
Tăng cường kiểm soát tin tức và thông tin trực tuyến
Ông Benedict cho biết trong năm 2022, Chính phủ Việt Nam nỗ lực siết chặt hơn nữa sự kiểm soát của mình đối với các luồng tin tức và thông tin trực tuyến. Điều này bao gồm các quy tắc để giới hạn những tài khoản mạng xã hội có thể đăng tin tức. Các quy tắc sẽ thiết lập cơ sở pháp lý để kiểm soát việc phổ biến tin tức trên các nền tảng như Facebook và YouTube.
Hơn nữa, chính phủ thắt chặt kiểm soát thông trên các nền tảng truyền thông xã hội, yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải xóa “thông tin sai lệch” và “tin giả” trong vòng 24 giờ sau khi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gửi yêu cầu.
Chính phủ cũng ban hành một nghị định mới để thắt chặt hơn nữa các quy tắc an ninh mạng và kiểm soát người dùng Internet trong nước bằng cách ra lệnh cho các công ty công nghệ lưu trữ dữ liệu của người dùng tại Việt Nam và thành lập văn phòng địa phương.
Sử dụng côn đồ đàn áp biểu tình
Mối quan tâm thứ ba của CIVICUS là việc nhà cầm quyền ở nhiều địa phương của Việt Nam trấn áp các cuộc biểu tình ôn hoà. Những người biểu tình tiếp tục bị bắt và bỏ tù vì phản đối các dự án phát triển.
Theo báo cáo, vào tháng ba, hơn 100 nông dân đòi quyền sở hữu đất đai của họ ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đã bị những kẻ mặc thường phục tấn công và đánh đập trong khi cảnh sát đứng nhìn và từ chối can thiệp.
Vào tháng 12, một tòa án ở Nghệ An đã kết án bảy người vì tội “chống người thi hành công vụ” trong một cuộc biểu tình phản đối việc phá dỡ một con đường chạy qua giáo xứ Bình Thuận.
Phóng viên gọi điện cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để đề nghị bình luận về báo cáo của CIVICUS nhưng không ai nghe máy. RFA cũng chưa nhận được phản hồi của cơ quan này qua email.
Báo cáo của CIVICUS đánh giá và theo dõi các quyền tự do cơ bản ở 197 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khu vực châu Á, tám quốc gia bị đánh giá là có không gian xã hội dân sự “bị kiềm chế” và bảy quốc gia bị xếp hạng “cản trở.” Không gian dân sự ở Nhật Bản, Mông Cổ và Hàn Quốc được đánh giá là “thu hẹp” trong khi Đài Loan vẫn là quốc gia duy nhất được đánh giá là “mở” với điểm số 81. (RFA)
March 16, 2023
CIVICUS: Việt Nam tăng cường dùng cáo buộc “trốn thuế” để đàn áp giới hoạt động trong năm 2022
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Trong báo cáo thường niên công bố ngày 16/3, tổ chức Liên minh xã hội dân sự toàn cầu (CIVICUS) xếp Việt Nam vào nhóm 7 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á có không gian “đóng” với xã hội dân sự- đồng nghĩa với việc nhà nước không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.
Trong lần đầu tiên không gian tự do dân sự được tổ chức quốc tế có trụ sở chính ở Nam Phi đánh giá bằng thang điểm, Việt Nam trong năm 2022 chỉ được 18 điểm trên thang điểm 100 (là hoàn toàn tự do), chỉ xếp trên sáu quốc gia/vùng lãnh thổ trong tổng số 26 quốc gia/vùng lãnh thổ ở châu Á: Bắc Triều Tiên- 2, Lào- 7, Myanmar và Trung Quốc- 12, Afganistan- 13, và Hồng Kông: 15.
Với thang điểm trên, quốc gia Đông Nam Á này bị xếp vào nhóm tồi tệ nhất. CIVICUS Monitor nói trong năm 2022, chính quyền tiếp tục bỏ tù các nhà hoạt động. Nhiều nhà báo đã bị bắt và bị kết án vì vạch trần các vụ sai phạm của quan chức hoặc chỉ trích nhà nước. Chính quyền cũng đã bỏ tù nhiều người biểu tình hoặc không ngăn chặn được các cuộc tấn công chống lại họ.
Ông Josef Benedict, chuyên gia vận động cho không gian dân sự khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của CIVICUS, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua tin nhắn:
“Mặc dù được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng Việt Nam đã không thể hiện bất kỳ cam kết nào trong việc tôn trọng các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của mình hoặc thực hiện bất kỳ cải cách nào.”
Đàn áp XHDS bằng cáo buộc nguỵ tạo “trốn thuế”
Theo ông Benedict, chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp giới hoạt động trong năm 2022. Tuy nhiên, điều khác biệt là việc chính quyền độc đảng nhiều lần sử dụng cáo buộc nguỵ tạo “trốn thuế” theo Điều 200 của Bộ luật Hình sự để bịt miệng lãnh đạo nhiều tổ chức xã hội dân sự có đăng ký.
Trong tháng 1, Tòa án nhân dân Hà Nội kết án tù đối với nhà báo Mai Phan Lợi- Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) và luật sư Đặng Đình Bách- Giám đốc tổ chức Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật và Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD) với mức án tương ứng là bốn năm và năm năm tù giam.
Cũng trong tháng này, cơ quan công an bắt giữ bà Nguỵ Thị Khanh- Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID), một tổ chức hoạt động nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam và khu vực Mekong.
Năm tháng sau, người Việt Nam đầu tiên được trao Giải thưởng Môi trường Goldman vì các hoạt động thúc đẩy năng lượng bền vững và giảm nhiệt điện than ở quốc gia độc đảng, bị kết án hai năm tù giam.
Giữa tháng 12, Hà Nội còn bắt giữ ông Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD), một tổ chức có các hoạt động “nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước thông qua các hoạt động nghiên cứu–tư vấn, nghiên cứu-đánh giá, nghiên cứu-phản biện và tăng cường năng lực về các vấn đề Chính sách, Pháp luật trên các lĩnh vực phát triển kinh tế–xã hội.”
Bình luận về việc chính quyền Việt Nam tăng cường sử dụng cáo buộc “trốn thuế” để đàn áp xã hội dân sự, ông Benedict nói:
“Đây là một xu hướng mới đáng lo ngại mà chúng tôi tin rằng đang được chính quyền Việt Nam sử dụng để cố gắng làm giảm sự chú ý của quốc tế đối với nhân quyền ở Việt Nam.”
Gia tăng đàn áp giới bất đồng chính kiến và nhà báo
Ông Benedict cho biết một trong những mối quan tâm chính của CIVICUS tại Việt Nam là việc bắt giữ và bỏ tù các nhà hoạt động, nhà báo và nhà phê bình theo các điều khoản mơ hồ trong phần an ninh quốc gia và trật tự công cộng của Bộ luật Hình sự.
“Việt Nam đã trở thành nơi giam giữ các nhà hoạt động hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á với hơn 200 tù nhân chính trị bị nhốt trong một mạng lưới nhà tù và trung tâm giam giữ bí mật. Nhiều người đã bị giam giữ trong thời gian dài.
Một số nhà hoạt động phải đối mặt với tra tấn và ngược đãi trong khi bị giam giữ và bị chuyển đến các nhà tù cách xa gia đình của họ.”
Báo cáo của CIVICUS nhắc đến các trường hợp người bất đồng chính kiến bị kết tội “tuyên truyền chống nhà nước” như blogger Lê Văn Dũng (Lê Dũng Vova) và Bùi Văn Thuận, hoặc bị cầm tù về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” như Y Wo Nie, một nhà hoạt động nhân quyền người Thượng đã bị kết án bốn năm tù vì viết và phổ biến ba báo cáo về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, CIVICUS cũng lo ngại về việc chính quyền hạn chế quyền tự do đi lại trong nước và đi ra nước ngoài của người hoạt động, blogger, người bất đồng chính kiến và thành viên gia đình của họ, bao gồm cả việc chặn họ tại các sân bay và cửa khẩu.
Chính quyền cũng đã quản thúc tại gia vô thời hạn, sách nhiễu và các hình thức giam giữ khác đối với người hoạt động. Nhà chức trách ở nhiều địa phương đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để quản thúc tại gia, bao gồm bố trí nhân viên an ninh mặc thường phục ngồi canh bên ngoài nhà, khóa nhà của những người bất đồng chính kiến bằng ổ khóa, dựng rào chắn và các rào chắn vật lý khác, và huy động côn đồ để đe dọa.
Tăng cường kiểm soát tin tức và thông tin trực tuyến
Ông Benedict cho biết trong năm 2022, Chính phủ Việt Nam nỗ lực siết chặt hơn nữa sự kiểm soát của mình đối với các luồng tin tức và thông tin trực tuyến. Điều này bao gồm các quy tắc để giới hạn những tài khoản mạng xã hội có thể đăng tin tức. Các quy tắc sẽ thiết lập cơ sở pháp lý để kiểm soát việc phổ biến tin tức trên các nền tảng như Facebook và YouTube.
Hơn nữa, chính phủ thắt chặt kiểm soát thông trên các nền tảng truyền thông xã hội, yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ phải xóa “thông tin sai lệch” và “tin giả” trong vòng 24 giờ sau khi các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gửi yêu cầu.
Chính phủ cũng ban hành một nghị định mới để thắt chặt hơn nữa các quy tắc an ninh mạng và kiểm soát người dùng Internet trong nước bằng cách ra lệnh cho các công ty công nghệ lưu trữ dữ liệu của người dùng tại Việt Nam và thành lập văn phòng địa phương.
Sử dụng côn đồ đàn áp biểu tình
Mối quan tâm thứ ba của CIVICUS là việc nhà cầm quyền ở nhiều địa phương của Việt Nam trấn áp các cuộc biểu tình ôn hoà. Những người biểu tình tiếp tục bị bắt và bỏ tù vì phản đối các dự án phát triển.
Theo báo cáo, vào tháng ba, hơn 100 nông dân đòi quyền sở hữu đất đai của họ ở thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, đã bị những kẻ mặc thường phục tấn công và đánh đập trong khi cảnh sát đứng nhìn và từ chối can thiệp.
Vào tháng 12, một tòa án ở Nghệ An đã kết án bảy người vì tội “chống người thi hành công vụ” trong một cuộc biểu tình phản đối việc phá dỡ một con đường chạy qua giáo xứ Bình Thuận.
Phóng viên gọi điện cho Bộ Ngoại giao Việt Nam để đề nghị bình luận về báo cáo của CIVICUS nhưng không ai nghe máy. RFA cũng chưa nhận được phản hồi của cơ quan này qua email.
Báo cáo của CIVICUS đánh giá và theo dõi các quyền tự do cơ bản ở 197 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khu vực châu Á, tám quốc gia bị đánh giá là có không gian xã hội dân sự “bị kiềm chế” và bảy quốc gia bị xếp hạng “cản trở.” Không gian dân sự ở Nhật Bản, Mông Cổ và Hàn Quốc được đánh giá là “thu hẹp” trong khi Đài Loan vẫn là quốc gia duy nhất được đánh giá là “mở” với điểm số 81. (RFA)