Một trong năm luật sư bào chữa cho vụ án Thiền Am Bên bờ Vũ trụ cho VOA biết rằng việc một số luật sư bị điều tra, thẩm vấn với cáo buộc vi phạm Điều 331 “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” là do họ đã tố cáo công an tỉnh Long An có “nhiều sai phạm” trong quá trình điều tra và tố tụng. Vị luật sư này nhận định rằng sự việc điều tra với cáo buộc này “sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho các luật sư khi hành nghề, đó là khi phát hiện vi phạm của các cơ quan tố tụng mà tố cáo thì sẽ bị quy chụp.”
Vị luật sư cho biết như trên sau khi Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) hôm 13/3 gửi thư ngỏ nhà chức trách Việt Nam, lên án việc chính quyền điều tra hình sự đối với luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh theo cáo buộc Điều 331. Luật sư Mạnh là một trong năm luật sư bào chữa cho vụ án này.
Uỷ ban ICJ nói rằng luật sư Mạnh đang bị chính quyền Việt Nam điều tra liên quan đến việc thực hiện hợp pháp quyền, nghĩa vụ bào chữa và quyền tự do ngôn luận của mình trong vụ án Thiền Am Bên bờ Vũ trụ (TABBVT), hay Tịnh Thất Bồng Lai.
Từ đầu tháng 3 đến nay, đã có ba trong số năm luật sư bào chữa cho vụ án Thiền Am, bao gồm Đặng Đình Mạnh, Đào Kim Lân, và Ngô Thị Hoàng Anh bị điều tra, thẩm vấn với cáo buộc theo điều 331 “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ”.
Các luật sư này tham gia bào chữa cho sáu thành viên của TABBVT, một ngôi chùa Phật giáo địa phương không được chính quyền công nhận. Sáu thành viên này vào tháng 7/2022 bị tuyên phạt với mức án tổng cộng hơn 23 năm tù vì bị cho là phỉ báng một nhà sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam được nhà nước hậu thuẫn.
Tiết lộ của một luật sư
Vụ án Thiền Am ngay từ ban đầu cho thấy “cách hành xử khá lạ của cơ quan tố tụng” như: phong tỏa và chiếm đóng bên trong cũng như canh gác nghiêm ngặt bên ngoài cơ sở này suốt một thời gian dài nên việc luật sư tiếp xúc các thân chủ để làm các thủ tục ban đầu “rất khó khăn”, một trong các luật sư bào chữa cho VOA biết qua tin nhắn hôm 18/3, với điều kiện không nêu danh tính vì lý do an toàn.
“Khi bắt tay vào việc thì chúng tôi phát hiện thêm rất nhiều điều vô lý và vi phạm tố tụng nghiêm trọng, nhất là về cách hành xử trái phép như khám xét những nơi ở hoặc thu giữ tài sản của những người không liên quan, không rõ ràng, không có lệnh hợp pháp…”, vị luật sư bào chữa cho biết thêm.
“Đến khi có kết luận điều tra chúng tôi biết thêm rằng vụ án có quá nhiều sai phạm, thậm chí dàn dựng, ngụy tạo chứng cứ, thu thập tài liệu từ nguồn giả mạo, giám định áp đặt v.v… nên chúng tôi buộc phải làm một bản báo cáo gởi cho các cơ quan Trung ương”, luật sư cho biết thêm, đồng thời nói thêm rằng trong khi chờ phản hồi từ Trung ương thì chính quyền Long An đã nhanh chóng tiến hành xử vụ án Thiền Am một cách “thần tốc”, vẫn theo vị luật sư bào chữa.
Một trong các luật sư bị tấn công từ những tài khoản mạng xã hội và bị hăm dọa, sau đó nhóm các luật sư có xác minh, lập vi bằng và tố cáo đến cơ quan công an nhưng “không ai giải quyết, do đó nhóm luật sư thành lập kênh YouTube Nhật ký Luật sư, trong đó ghi lại hành trình của các luật sư trong nhiều vụ án, trong đó có vụ án Thiền Am và nêu những khuất tất, những bằng chứng cũng như căn cứ pháp luật”, cũng theo vị luật sư bào chữa.
Ngoài ra kênh này cũng dùng để “tố các những vi phạm tố tụng trong vụ án” như dàn cảnh vụ lừa đảo 100 triệu đồng của một cá nhân, khám thân thể trái phép một cá nhân khác, bao che hành vi côn đồ, xâm phạm chổ ở, dàn dựng xét nghiệm ADN…vị luật sư cho biết thêm.
Luật sư này cho biết thêm rằng ngoài việc bị tấn công trên mạng xã hội, nhóm luật sư còn bị nhiều đối tượng đến tận văn phòng livestream “hăm dọa” và “bị gây hấn, hành hung ngay trước cổng tòa.”
Nhóm 5 luật sư đã có đơn gửi tới Bộ Công An, Văn phòng Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao để tố cáo việc Công an huyện Đức Hòa và Công an tỉnh Long An có “dấu hiệu làm giả chứng cứ, vi phạm tố tụng” trong khi điều tra vụ án.
Các đơn tố cáo, báo cáo vụ án này được Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao chuyển về VKSND tỉnh Long An để giải quyết nhưng đến nay chưa được trả lời.
Sự việc các luật sư bị điều tra thẩm vấn này “sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho các luật sư khi hành nghề, đó là khi phát hiện vi phạm của các cơ quan tố tụng mà tố cáo thì sẽ bị quy chụp”, vị luật sư không nêu danh tính cho VOA biết.
Giới quan sát nhận định rằng trong bối cảnh này, việc triệu tập luật sư của Công an tỉnh Long An “có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích.”
Giới hoạt động quan ngại
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho VOA biết qua email rằng “Điều 331 là loại luật tồi tệ nhất của Việt Nam, được viết rất mơ hồ để cho phép truy tố bất kỳ hành vi nào mà chính phủ không thích, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi họ tung ra điều khoản đó để hạ bệ các luật sư.”
“Việt Nam đang truy đuổi ông Đặng Đình Mạnh vì họ đã quá mệt mỏi với việc đối mặt với ông trước tòa và việc ông vạch trần một trò hề của hệ thống tư pháp Việt Nam. Tội thực sự của ông trong con mắt của Đảng Cộng sản cầm quyền là ông ấy dám đưa ra những thách thức về nhân quyền trước cuộc đàn áp ngày càng sâu của họ đối với bất kỳ hình thức bất đồng chính kiến nào”, ông Robertson cho biết.
Đại diện của HRW đồng thời kêu gọi nhà chức trách nên hủy bỏ ngay lập tức và vô điều kiện những cáo buộc “không có thật này” đối với các luật sư nhân quyền “thẳng thắn và dũng cảm.”
Sự lên tiếng của ICJ và HRW được biết là những phản ứng đầu tiên từ giới luật sư và nhân quyền quốc tế, trước việc Bộ Công an, cụ thể là Cục An ninh mạng – Phòng chống Tội phạm công nghệ cao, được cho là đã đã sử dụng Điều 331 để buộc nhóm luật sư Việt Nam “phải im lặng” trong những vụ án bị cho là “nhạy cảm.”
VOA đã liên lạc Bộ Công an Việt Nam, Công an tỉnh Long An và Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ cho ý kiến về các phát biểu trên và của luật sư bào chữa, nhưng chưa được phản hồi.
Từ Houston, bang Texas, Mỹ, Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nêu nhận định với VOA rằng việc Công an tỉnh Long An theo “ủy quyền” từ một đơn vị của Bộ Công An để “triệu tập” các luật sư Đặng Đình Mạnh, Đào Kim Lân, và Ngô Thị Hoàng Anh vì cho rằng có dấu hiệu “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” cho thấy đây là “xu hướng mà chính quyền Việt Nam sẽ sử dụng Điều 331 làm công cụ để đối phó với giới hành nghệ luật trong những ngày tới.”
“Có thể nói việc luật sư bào chữa cho thân chủ bị truy tố theo Điều 331 rồi lại bị công an triệu tập để điều tra cũng bởi Điều 331 là chuyện chưa hề xảy ra. Nếu công an Long An thành công lần này thì viễn cảnh trước mắt sắp tới là giới luật sư Việt Nam sẽ bị tê liệt trong những vụ án mà chính quyền xem là “nhạy cảm.”
“Nhóm 5 luật sư đã trở thành cái gai trong mắt Công an Long An, trước hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, thông tin các luật sư ‘nằm trong tầm ngắm của công an’ và ‘các luật sư sẽ bị bắt’ đã được các Youtubers được cho là ‘thân cận với chính quyền’ tung lên mạng xã hội từ rất sớm,” Blogger Mẹ Nấm cho biết thêm.
Nữ blogger từng bị chính quyền Việt Nam kết án 10 năm tù vì “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 và sau này được sửa thành Điều 117, cho VOA biết thêm:
“Trong vai trò là người quan sát, theo dõi vụ án TABBVT ngay từ năm 2019 đến nay tôi có thể khẳng định rằng, việc “triệu tập” các luật sư Đặng Đình Mạnh, Đào Kim Lân, Ngô Thị Hoàng Anh của Công an Long An bước đầu chỉ là phép thử cho giới luật sư Việt Nam.”
“Bởi nếu chúng ta nhìn vào diễn biến xã hội hiện nay sẽ thấy, hai luật sư Đặng Thị Hàn Ni, Trần Văn Sỹ vừa bị bắt vì điều 331 bởi Công an Tp.HCM cho rằng ‘xâm phạm lợi ích hợp pháp của cá nhân’ Nguyễn Phương Hằng, thì việc các luật sư bảo vệ TABBVT dám tố cáo công an, chỉ ra sai phạm của báo chí và cơ quan chức năng sẽ bị khép tội là “Xâm phạm lợi ích của tổ chức.”
“Và Điều 331 chính là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện mục đích trấn áp này. Nếu Công an Long An có thể thành công với các luật sư bảo vệ TABBVT thì trong tương lai, sẽ không còn một luật sư nào đủ can đảm đưa thông tin vụ án chính xác đến công luận, nếu các thông tin đó bất lợi cho chính quyền,” bà Như Quỳnh bày tỏ sự quan ngại.
Hồi tuần trước, thư ngỏ của ICJ gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam cho rằng ông Đặng Đình Mạnh “đang bị bức hại” thông qua cuộc điều tra hình sự “phi pháp” nhằm cản trở công việc của ông với tư cách là một luật sư và quyền tự do biểu đạt được bảo vệ theo luật và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Các nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc về vai trò của luật sư.
ICJ bày tỏ sự quan ngại về Điều 331, điều luật mà nhà chức trách Việt Nam đang dùng để điều tra ông Mạnh và các nhà bảo vệ nhân quyền khác, vì nó “không tương thích” với luật nhân quyền quốc tế trong việc bảo vệ quyền tự do biểu đạt.
Luật khoa Tạp chí (The Vietnamese.org) nhận định rằng tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” trên thực tế chủ yếu được sử dụng để khởi tố các nhà bình luận, những người bị cho là đã “nói xấu” các quan chức chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước trên mạng xã hội. Đồng thời, các cơ quan chức năng Việt Nam ngày càng sử dụng điều luật hình sự 331 này để xử lý các vụ án liên quan đến việc bôi nhọ và phỉ báng giữa các nguyên đơn dân sự khác nhau, trong khi những vụ việc này có thể được giải quyết tại tòa dân sự.
Trong một tuyên bố chung vào tháng 10/2022, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, bao gồm HRW, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Article 19 và ICJ, yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt các điều luật lạm dụng quyền như Điều 117 và Điều 331 này. Tuyên bố cũng kêu gọi chính quyền nên hủy bỏ mọi cáo buộc đối với những người bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động và nhà báo bị giam giữ và buộc tội tùy tiện theo các điều luật này. VOA
March 20, 2023
Vụ án Thiền Am: Vì sao các luật sư bào chữa bị điều tra theo Điều 331?
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Một trong năm luật sư bào chữa cho vụ án Thiền Am Bên bờ Vũ trụ cho VOA biết rằng việc một số luật sư bị điều tra, thẩm vấn với cáo buộc vi phạm Điều 331 “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” là do họ đã tố cáo công an tỉnh Long An có “nhiều sai phạm” trong quá trình điều tra và tố tụng. Vị luật sư này nhận định rằng sự việc điều tra với cáo buộc này “sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho các luật sư khi hành nghề, đó là khi phát hiện vi phạm của các cơ quan tố tụng mà tố cáo thì sẽ bị quy chụp.”
Vị luật sư cho biết như trên sau khi Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) hôm 13/3 gửi thư ngỏ nhà chức trách Việt Nam, lên án việc chính quyền điều tra hình sự đối với luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh theo cáo buộc Điều 331. Luật sư Mạnh là một trong năm luật sư bào chữa cho vụ án này.
Uỷ ban ICJ nói rằng luật sư Mạnh đang bị chính quyền Việt Nam điều tra liên quan đến việc thực hiện hợp pháp quyền, nghĩa vụ bào chữa và quyền tự do ngôn luận của mình trong vụ án Thiền Am Bên bờ Vũ trụ (TABBVT), hay Tịnh Thất Bồng Lai.
Từ đầu tháng 3 đến nay, đã có ba trong số năm luật sư bào chữa cho vụ án Thiền Am, bao gồm Đặng Đình Mạnh, Đào Kim Lân, và Ngô Thị Hoàng Anh bị điều tra, thẩm vấn với cáo buộc theo điều 331 “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ”.
Các luật sư này tham gia bào chữa cho sáu thành viên của TABBVT, một ngôi chùa Phật giáo địa phương không được chính quyền công nhận. Sáu thành viên này vào tháng 7/2022 bị tuyên phạt với mức án tổng cộng hơn 23 năm tù vì bị cho là phỉ báng một nhà sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam được nhà nước hậu thuẫn.
Tiết lộ của một luật sư
Vụ án Thiền Am ngay từ ban đầu cho thấy “cách hành xử khá lạ của cơ quan tố tụng” như: phong tỏa và chiếm đóng bên trong cũng như canh gác nghiêm ngặt bên ngoài cơ sở này suốt một thời gian dài nên việc luật sư tiếp xúc các thân chủ để làm các thủ tục ban đầu “rất khó khăn”, một trong các luật sư bào chữa cho VOA biết qua tin nhắn hôm 18/3, với điều kiện không nêu danh tính vì lý do an toàn.
“Khi bắt tay vào việc thì chúng tôi phát hiện thêm rất nhiều điều vô lý và vi phạm tố tụng nghiêm trọng, nhất là về cách hành xử trái phép như khám xét những nơi ở hoặc thu giữ tài sản của những người không liên quan, không rõ ràng, không có lệnh hợp pháp…”, vị luật sư bào chữa cho biết thêm.
“Đến khi có kết luận điều tra chúng tôi biết thêm rằng vụ án có quá nhiều sai phạm, thậm chí dàn dựng, ngụy tạo chứng cứ, thu thập tài liệu từ nguồn giả mạo, giám định áp đặt v.v… nên chúng tôi buộc phải làm một bản báo cáo gởi cho các cơ quan Trung ương”, luật sư cho biết thêm, đồng thời nói thêm rằng trong khi chờ phản hồi từ Trung ương thì chính quyền Long An đã nhanh chóng tiến hành xử vụ án Thiền Am một cách “thần tốc”, vẫn theo vị luật sư bào chữa.
Một trong các luật sư bị tấn công từ những tài khoản mạng xã hội và bị hăm dọa, sau đó nhóm các luật sư có xác minh, lập vi bằng và tố cáo đến cơ quan công an nhưng “không ai giải quyết, do đó nhóm luật sư thành lập kênh YouTube Nhật ký Luật sư, trong đó ghi lại hành trình của các luật sư trong nhiều vụ án, trong đó có vụ án Thiền Am và nêu những khuất tất, những bằng chứng cũng như căn cứ pháp luật”, cũng theo vị luật sư bào chữa.
Ngoài ra kênh này cũng dùng để “tố các những vi phạm tố tụng trong vụ án” như dàn cảnh vụ lừa đảo 100 triệu đồng của một cá nhân, khám thân thể trái phép một cá nhân khác, bao che hành vi côn đồ, xâm phạm chổ ở, dàn dựng xét nghiệm ADN…vị luật sư cho biết thêm.
Luật sư này cho biết thêm rằng ngoài việc bị tấn công trên mạng xã hội, nhóm luật sư còn bị nhiều đối tượng đến tận văn phòng livestream “hăm dọa” và “bị gây hấn, hành hung ngay trước cổng tòa.”
Nhóm 5 luật sư đã có đơn gửi tới Bộ Công An, Văn phòng Chính phủ, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao để tố cáo việc Công an huyện Đức Hòa và Công an tỉnh Long An có “dấu hiệu làm giả chứng cứ, vi phạm tố tụng” trong khi điều tra vụ án.
Các đơn tố cáo, báo cáo vụ án này được Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao chuyển về VKSND tỉnh Long An để giải quyết nhưng đến nay chưa được trả lời.
Sự việc các luật sư bị điều tra thẩm vấn này “sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho các luật sư khi hành nghề, đó là khi phát hiện vi phạm của các cơ quan tố tụng mà tố cáo thì sẽ bị quy chụp”, vị luật sư không nêu danh tính cho VOA biết.
Giới quan sát nhận định rằng trong bối cảnh này, việc triệu tập luật sư của Công an tỉnh Long An “có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xung đột lợi ích.”
Giới hoạt động quan ngại
Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho VOA biết qua email rằng “Điều 331 là loại luật tồi tệ nhất của Việt Nam, được viết rất mơ hồ để cho phép truy tố bất kỳ hành vi nào mà chính phủ không thích, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi họ tung ra điều khoản đó để hạ bệ các luật sư.”
“Việt Nam đang truy đuổi ông Đặng Đình Mạnh vì họ đã quá mệt mỏi với việc đối mặt với ông trước tòa và việc ông vạch trần một trò hề của hệ thống tư pháp Việt Nam. Tội thực sự của ông trong con mắt của Đảng Cộng sản cầm quyền là ông ấy dám đưa ra những thách thức về nhân quyền trước cuộc đàn áp ngày càng sâu của họ đối với bất kỳ hình thức bất đồng chính kiến nào”, ông Robertson cho biết.
Đại diện của HRW đồng thời kêu gọi nhà chức trách nên hủy bỏ ngay lập tức và vô điều kiện những cáo buộc “không có thật này” đối với các luật sư nhân quyền “thẳng thắn và dũng cảm.”
Sự lên tiếng của ICJ và HRW được biết là những phản ứng đầu tiên từ giới luật sư và nhân quyền quốc tế, trước việc Bộ Công an, cụ thể là Cục An ninh mạng – Phòng chống Tội phạm công nghệ cao, được cho là đã đã sử dụng Điều 331 để buộc nhóm luật sư Việt Nam “phải im lặng” trong những vụ án bị cho là “nhạy cảm.”
VOA đã liên lạc Bộ Công an Việt Nam, Công an tỉnh Long An và Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ cho ý kiến về các phát biểu trên và của luật sư bào chữa, nhưng chưa được phản hồi.
Từ Houston, bang Texas, Mỹ, Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nêu nhận định với VOA rằng việc Công an tỉnh Long An theo “ủy quyền” từ một đơn vị của Bộ Công An để “triệu tập” các luật sư Đặng Đình Mạnh, Đào Kim Lân, và Ngô Thị Hoàng Anh vì cho rằng có dấu hiệu “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ” cho thấy đây là “xu hướng mà chính quyền Việt Nam sẽ sử dụng Điều 331 làm công cụ để đối phó với giới hành nghệ luật trong những ngày tới.”
“Có thể nói việc luật sư bào chữa cho thân chủ bị truy tố theo Điều 331 rồi lại bị công an triệu tập để điều tra cũng bởi Điều 331 là chuyện chưa hề xảy ra. Nếu công an Long An thành công lần này thì viễn cảnh trước mắt sắp tới là giới luật sư Việt Nam sẽ bị tê liệt trong những vụ án mà chính quyền xem là “nhạy cảm.”
“Nhóm 5 luật sư đã trở thành cái gai trong mắt Công an Long An, trước hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, thông tin các luật sư ‘nằm trong tầm ngắm của công an’ và ‘các luật sư sẽ bị bắt’ đã được các Youtubers được cho là ‘thân cận với chính quyền’ tung lên mạng xã hội từ rất sớm,” Blogger Mẹ Nấm cho biết thêm.
Nữ blogger từng bị chính quyền Việt Nam kết án 10 năm tù vì “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 và sau này được sửa thành Điều 117, cho VOA biết thêm:
“Trong vai trò là người quan sát, theo dõi vụ án TABBVT ngay từ năm 2019 đến nay tôi có thể khẳng định rằng, việc “triệu tập” các luật sư Đặng Đình Mạnh, Đào Kim Lân, Ngô Thị Hoàng Anh của Công an Long An bước đầu chỉ là phép thử cho giới luật sư Việt Nam.”
“Bởi nếu chúng ta nhìn vào diễn biến xã hội hiện nay sẽ thấy, hai luật sư Đặng Thị Hàn Ni, Trần Văn Sỹ vừa bị bắt vì điều 331 bởi Công an Tp.HCM cho rằng ‘xâm phạm lợi ích hợp pháp của cá nhân’ Nguyễn Phương Hằng, thì việc các luật sư bảo vệ TABBVT dám tố cáo công an, chỉ ra sai phạm của báo chí và cơ quan chức năng sẽ bị khép tội là “Xâm phạm lợi ích của tổ chức.”
“Và Điều 331 chính là công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện mục đích trấn áp này. Nếu Công an Long An có thể thành công với các luật sư bảo vệ TABBVT thì trong tương lai, sẽ không còn một luật sư nào đủ can đảm đưa thông tin vụ án chính xác đến công luận, nếu các thông tin đó bất lợi cho chính quyền,” bà Như Quỳnh bày tỏ sự quan ngại.
Hồi tuần trước, thư ngỏ của ICJ gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam cho rằng ông Đặng Đình Mạnh “đang bị bức hại” thông qua cuộc điều tra hình sự “phi pháp” nhằm cản trở công việc của ông với tư cách là một luật sư và quyền tự do biểu đạt được bảo vệ theo luật và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và Các nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc về vai trò của luật sư.
ICJ bày tỏ sự quan ngại về Điều 331, điều luật mà nhà chức trách Việt Nam đang dùng để điều tra ông Mạnh và các nhà bảo vệ nhân quyền khác, vì nó “không tương thích” với luật nhân quyền quốc tế trong việc bảo vệ quyền tự do biểu đạt.
Luật khoa Tạp chí (The Vietnamese.org) nhận định rằng tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” trên thực tế chủ yếu được sử dụng để khởi tố các nhà bình luận, những người bị cho là đã “nói xấu” các quan chức chính phủ hoặc cơ quan Nhà nước trên mạng xã hội. Đồng thời, các cơ quan chức năng Việt Nam ngày càng sử dụng điều luật hình sự 331 này để xử lý các vụ án liên quan đến việc bôi nhọ và phỉ báng giữa các nguyên đơn dân sự khác nhau, trong khi những vụ việc này có thể được giải quyết tại tòa dân sự.
Trong một tuyên bố chung vào tháng 10/2022, nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, bao gồm HRW, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Article 19 và ICJ, yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt các điều luật lạm dụng quyền như Điều 117 và Điều 331 này. Tuyên bố cũng kêu gọi chính quyền nên hủy bỏ mọi cáo buộc đối với những người bảo vệ nhân quyền, các nhà hoạt động và nhà báo bị giam giữ và buộc tội tùy tiện theo các điều luật này. VOA