Ông Phan Kim Khánh, một nhà hoạt động thúc đẩy tự do báo chí và chống tham nhũng vừa mãn hạn tù sáu năm hôm 21/3, cho biết tù nhân ở Trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam) bị buộc lao động suốt tuần mà không được trả công.
Ông Khánh, 30 tuổi, bị bắt vào cuối tháng 3/2017 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự cũ (1999) và sau đó bị Toà án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên kết án sáu năm tù giam và bốn năm quản chế. Sau phiên toà, ông bị đưa đi thi hành án ở Trại giam Nam Hà hay còn gọi là trại Ba Sao của Bộ Công an.
Lao động bắt buộc
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do (RFA), ông Khánh cho biết Trại giam Nam Hà bắt buộc tất cả tù nhân ở đây phải đi lao động, nói rằng đây là nghĩa vụ.
“Lao động thì ở trại giam bắt buộc anh em phải ra lao động hơn 6 tiếng/ngày, sáng từ 7 giờ cho đến 10 giờ rưỡi, chiều từ 1 giờ cho đến 4 giờ rưỡi. Thường là đan lát mây tre đan. Không có trang bị bảo hộ lao động gì.”
Sản phẩm đồ thủ công làm bằng mây tre này dường như được xuất khẩu sang thị trường EU, tuy nhiên, trại giam không đề cập đến chuyện trả công cho người tù.
Theo Điều 34 của Luật thi hành án hình sự năm 2019, cơ sở giam giữ sử dụng kết quả lao động của phạm nhân để “chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất.”
Ông cho biết trại giam buộc tù nhân lao động năm ngày trong một tuần. Tuy trại giam không đưa ra định mức lao động nhưng nếu tù nhân nào từ chối lao động hoặc làm việc không tích cực sẽ bị kỷ luật không được gặp người thân hay nhận quà, và không được xét giảm án.
Đối với tù nhân chính trị, mặc dù có làm việc tích cực nhưng không chịu nhận tội cũng không được giảm án, như trường hợp của chính ông, ông Khánh cho biết.
Chế độ chăm sóc sức khoẻ và sinh hoạt tôn giáo bị hạn chế
Ông cho biết việc chăm sóc sức khoẻ của tù nhân rất kém, chỉ được khám chữa bệnh qua loa ở trạm xá của trại. Người bị bệnh nguy hiểm và cần được chữa trị ở bệnh viện chuyên khoa sẽ gặp khó khăn rất nhiều khi đề nghị được chữa trị bên ngoài.
Theo ông Khánh, vì không được trại giam cho đi chữa bệnh đau dạ dày, tù nhân lương tâm Lê Thanh Tùng, người đang thi hành án tù 12 năm, đã tuyệt thực từ ngày 19/3 để phản đối.
Chế độ dinh dưỡng cung cấp cho tù nhân chỉ ở mức tối thiểu theo quy định của Luật thi hành án hình sự dù bị buộc lao động bắt buộc và không được trả công, ông Khánh cho biết.
Là một tín đồ Công giáo, ông Khánh được gia đình gửi cho một cuốn kinh thánh, tuy nhiên, ông không được mang về phòng mà phải để lại ở thư viện, và chỉ được sử dụng một ngày trong tuần. Ông nói:
“Sinh hoạt tôn giáo chỉ dừng lại ở góc độ là đọc kinh thánh tuần 1 lần, còn các vấn đề khác như gặp linh mục hoặc giải tội hay việc khác thì không có.”
Ông nói thậm chí cán bộ quản giáo cũng không cho phép những người có cùng đức tin tụ họp để sinh hoạt tôn giáo, vì mọi hoạt động tụ tập đều bị cấm.
Ông cho biết, tù nhân trong trại thường xuyên phải hít thở không khí ô nhiễm từ khói đốt rác của trại giam, một số tù nhân lên tiếng phản đối nhiều lần nhưng ban giám thị trại giam vẫn lờ đi không chịu giải quyết.
Để kiểm chứng thông tin ông Khánh cung cấp, phóng viên gọi điện nhiều lần vào số điện thoại của Trại giam Nam Hà nhưng không có ai nghe máy.
Chia sẻ về kế hoạch trong thời gian sắp tới, ông Khánh nói tập trung vào việc phục hồi sức khoẻ, kiếm việc để có thu nhập, sẵn sàng đóng góp vào công việc chung của địa phương, và hy vọng không gặp khó khăn từ chính quyền.
Bên cạnh đó, trong thời gian bốn năm quản chế, ông sẽ tìm kiếm cơ hội để tiếp tục công việc học hành còn dang dở.
Ông Khánh bị bắt chỉ vài tháng trước khi tốt nghiệp Đại học, ông từng là Chủ tịch Hội Sinh viên Khoa Quan hệ Quốc tế của Đại học Thái Nguyên.
Ông là một người dẫn chương trình được nhiều sinh viên trong trường biết đến, ngoài ra ông là một thành viên của chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) của chính phủ Hoa Kỳ.
Ông sáng lập và điều hành một số tờ báo mạng độc lập như báo Tham Nhũng và Tuần Việt Nam, viết về các vấn đề của Việt Nam, trong đó có quốc nạn tham nhũng của các quan chức. Các hoạt động báo chí cũng chính là lý do ông bị bắt.
Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện (WGAD) của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 2/2020 xác định vụ bắt giữ ông là tuỳ tiện và vi phạm nhiều quyền cơ bản trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), hai công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. (RFA)
March 24, 2023
Cựu TNLT Phan Kim Khánh: Trại giam Nam Hà buộc tù nhân lao động không công
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ông Phan Kim Khánh, một nhà hoạt động thúc đẩy tự do báo chí và chống tham nhũng vừa mãn hạn tù sáu năm hôm 21/3, cho biết tù nhân ở Trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam) bị buộc lao động suốt tuần mà không được trả công.
Ông Khánh, 30 tuổi, bị bắt vào cuối tháng 3/2017 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự cũ (1999) và sau đó bị Toà án Nhân dân tỉnh Thái Nguyên kết án sáu năm tù giam và bốn năm quản chế. Sau phiên toà, ông bị đưa đi thi hành án ở Trại giam Nam Hà hay còn gọi là trại Ba Sao của Bộ Công an.
Lao động bắt buộc
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do (RFA), ông Khánh cho biết Trại giam Nam Hà bắt buộc tất cả tù nhân ở đây phải đi lao động, nói rằng đây là nghĩa vụ.
“Lao động thì ở trại giam bắt buộc anh em phải ra lao động hơn 6 tiếng/ngày, sáng từ 7 giờ cho đến 10 giờ rưỡi, chiều từ 1 giờ cho đến 4 giờ rưỡi. Thường là đan lát mây tre đan. Không có trang bị bảo hộ lao động gì.”
Sản phẩm đồ thủ công làm bằng mây tre này dường như được xuất khẩu sang thị trường EU, tuy nhiên, trại giam không đề cập đến chuyện trả công cho người tù.
Theo Điều 34 của Luật thi hành án hình sự năm 2019, cơ sở giam giữ sử dụng kết quả lao động của phạm nhân để “chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất.”
Ông cho biết trại giam buộc tù nhân lao động năm ngày trong một tuần. Tuy trại giam không đưa ra định mức lao động nhưng nếu tù nhân nào từ chối lao động hoặc làm việc không tích cực sẽ bị kỷ luật không được gặp người thân hay nhận quà, và không được xét giảm án.
Đối với tù nhân chính trị, mặc dù có làm việc tích cực nhưng không chịu nhận tội cũng không được giảm án, như trường hợp của chính ông, ông Khánh cho biết.
Chế độ chăm sóc sức khoẻ và sinh hoạt tôn giáo bị hạn chế
Ông cho biết việc chăm sóc sức khoẻ của tù nhân rất kém, chỉ được khám chữa bệnh qua loa ở trạm xá của trại. Người bị bệnh nguy hiểm và cần được chữa trị ở bệnh viện chuyên khoa sẽ gặp khó khăn rất nhiều khi đề nghị được chữa trị bên ngoài.
Theo ông Khánh, vì không được trại giam cho đi chữa bệnh đau dạ dày, tù nhân lương tâm Lê Thanh Tùng, người đang thi hành án tù 12 năm, đã tuyệt thực từ ngày 19/3 để phản đối.
Chế độ dinh dưỡng cung cấp cho tù nhân chỉ ở mức tối thiểu theo quy định của Luật thi hành án hình sự dù bị buộc lao động bắt buộc và không được trả công, ông Khánh cho biết.
Là một tín đồ Công giáo, ông Khánh được gia đình gửi cho một cuốn kinh thánh, tuy nhiên, ông không được mang về phòng mà phải để lại ở thư viện, và chỉ được sử dụng một ngày trong tuần. Ông nói:
“Sinh hoạt tôn giáo chỉ dừng lại ở góc độ là đọc kinh thánh tuần 1 lần, còn các vấn đề khác như gặp linh mục hoặc giải tội hay việc khác thì không có.”
Ông nói thậm chí cán bộ quản giáo cũng không cho phép những người có cùng đức tin tụ họp để sinh hoạt tôn giáo, vì mọi hoạt động tụ tập đều bị cấm.
Ông cho biết, tù nhân trong trại thường xuyên phải hít thở không khí ô nhiễm từ khói đốt rác của trại giam, một số tù nhân lên tiếng phản đối nhiều lần nhưng ban giám thị trại giam vẫn lờ đi không chịu giải quyết.
Để kiểm chứng thông tin ông Khánh cung cấp, phóng viên gọi điện nhiều lần vào số điện thoại của Trại giam Nam Hà nhưng không có ai nghe máy.
Chia sẻ về kế hoạch trong thời gian sắp tới, ông Khánh nói tập trung vào việc phục hồi sức khoẻ, kiếm việc để có thu nhập, sẵn sàng đóng góp vào công việc chung của địa phương, và hy vọng không gặp khó khăn từ chính quyền.
Bên cạnh đó, trong thời gian bốn năm quản chế, ông sẽ tìm kiếm cơ hội để tiếp tục công việc học hành còn dang dở.
Ông Khánh bị bắt chỉ vài tháng trước khi tốt nghiệp Đại học, ông từng là Chủ tịch Hội Sinh viên Khoa Quan hệ Quốc tế của Đại học Thái Nguyên.
Ông là một người dẫn chương trình được nhiều sinh viên trong trường biết đến, ngoài ra ông là một thành viên của chương trình Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) của chính phủ Hoa Kỳ.
Ông sáng lập và điều hành một số tờ báo mạng độc lập như báo Tham Nhũng và Tuần Việt Nam, viết về các vấn đề của Việt Nam, trong đó có quốc nạn tham nhũng của các quan chức. Các hoạt động báo chí cũng chính là lý do ông bị bắt.
Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện (WGAD) của Liên Hiệp Quốc hồi tháng 2/2020 xác định vụ bắt giữ ông là tuỳ tiện và vi phạm nhiều quyền cơ bản trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR), hai công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. (RFA)