Chính quyền xã Đắk Nông (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) tiếp tục ngăn cản linh mục và giáo dân thuộc giáo họ Phaolo thực hiện nghi lễ trong tuần thứ ba liên tiếp trong nỗ lực ngăn chặn việc sinh hoạt tôn giáo của 20 gia đình trong giáo họ này.
Theo một số video giáo dân cung cấp, vào khoảng 5 giờ 30 chiều 22/3, khi thánh lễ do linh mục Phanxico Xavie Lê Tiên tiến hành sắp kết thúc tại nhà nguyện của giáo họ, công an và dân quân tự vệ cùng một số người mặc thường phục đến vây quanh vị tu sĩ.
Một giáo dân ở giáo xứ Đắk Lắk chứng kiến sự việc nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:
“Lúc cha đang làm lễ, lúc đọc tin mừng thì ông Phó chủ tịch xã đưa đoàn công an và dân quân xã đi vào, chửi ầm ầm từ ngoài cửa vào.
Họ bắt cha dừng làm lễ rồi kêu công an cưỡng chế bắt cha ra ngoài nhưng cha không ra. Cha tiếp tục đọc tin mừng cho hết nhưng họ đến gấp sách lại không cho đọc tiếp.”
Trong một video, người đàn ông mặc thường phục tự xưng tên là Thạch – Phó Chủ tịch xã chỉ ngón tay vào người tu sĩ và chất vấn “ông này là ai” và yêu cầu dừng làm lễ để lên Uỷ ban Nhân dân xã làm việc. Tuy nhiên, vị linh mục tiếp tục thực hiện nghi lễ của mình.
Sau đó, một phụ nữ, được giáo dân xác định là một phó chủ tịch xã, tiến đến bàn thờ tế lễ tự ý gấp cuốn kinh thánh mà linh mục đang đọc ôm vào người và bỏ đi nhưng bị giáo dân phản đối. Một người mặc thường phục khác tắt đèn của nhà nguyện trong tiếng đọc kinh của giáo dân.
Nhân chứng cho biết phía chính quyền yêu cầu tất cả giải tán nhưng không ai đồng ý. Sự việc chỉ kết thúc lúc 8 giờ tối khi linh mục Lê Tiên đồng ý ký vào biên bản và rời hiện trường để về giáo xứ Đắk Lắk. Khi đó người của chính quyền mới rời khỏi khu vực.
Đây là buổi lễ thứ ba liên tiếp chính quyền địa phương ngăn cản việc dâng lễ của linh mục và giáo dân của giáo họ Phaolo. Hai lần trước cũng diễn ra tương tự, và công an còn đòi thu giữ xe máy của giáo dân nhưng bị phản đối dữ dội.
Phóng viên có gọi điện cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kon Tum và ban lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân huyện Ngọc Hồi để hỏi về việc xảy ra ở giáo xứ Phaolo nhưng không ai nghe máy. Chúng tôi có gửi email cho họ nhưng chưa nhận được phản hồi.
Một giáo dân khác cho RFA biết giáo họ Phaolo bao gồm 20 gia đình dân tộc Kinh từ hai xã Đắk Nông và Đắk Dụng. Giáo họ này được thành lập từ năm 2017 nhưng vẫn chưa được chính quyền địa phương công nhận và luôn tìm cách ngăn cản linh mục và giáo dân dâng lễ vào mỗi tối thứ tư hàng tuần.
Giáo họ có dựng một nhà nguyện bằng gỗ nhưng nhiều lần cán bộ địa phương đe doạ sẽ phá bỏ, một giáo dân cho biết.
Chính quyền tỉnh Kon Tum đã nhiều năm tìm cách ngăn chặn việc thực hành tự do tôn giáo. Nạn nhân bao gồm giáo dân Công giáo và tín đồ của Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên và một số nhóm tôn giáo độc lập khác.Ko
Đầu tháng 12 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào nhóm các nước thuộc Danh sách Giám sát Đặc biệt (Special Watch List) về tự do tôn giáo của bộ này. Nếu sau một thời gian Việt Nam vẫn không cải thiện thì đó là căn cứ để bị chỉ định vào Danh sách quan tâm đặc biệt (CPC) là mức cao nhất đối với các quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo. (RFA)
March 24, 2023
Kon Tum: Phó Chủ tịch mời linh mục về xã làm việc khi đang dâng lễ
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Chính quyền xã Đắk Nông (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) tiếp tục ngăn cản linh mục và giáo dân thuộc giáo họ Phaolo thực hiện nghi lễ trong tuần thứ ba liên tiếp trong nỗ lực ngăn chặn việc sinh hoạt tôn giáo của 20 gia đình trong giáo họ này.
Theo một số video giáo dân cung cấp, vào khoảng 5 giờ 30 chiều 22/3, khi thánh lễ do linh mục Phanxico Xavie Lê Tiên tiến hành sắp kết thúc tại nhà nguyện của giáo họ, công an và dân quân tự vệ cùng một số người mặc thường phục đến vây quanh vị tu sĩ.
Một giáo dân ở giáo xứ Đắk Lắk chứng kiến sự việc nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) trong điều kiện ẩn danh vì lý do an ninh:
“Lúc cha đang làm lễ, lúc đọc tin mừng thì ông Phó chủ tịch xã đưa đoàn công an và dân quân xã đi vào, chửi ầm ầm từ ngoài cửa vào.
Họ bắt cha dừng làm lễ rồi kêu công an cưỡng chế bắt cha ra ngoài nhưng cha không ra. Cha tiếp tục đọc tin mừng cho hết nhưng họ đến gấp sách lại không cho đọc tiếp.”
Trong một video, người đàn ông mặc thường phục tự xưng tên là Thạch – Phó Chủ tịch xã chỉ ngón tay vào người tu sĩ và chất vấn “ông này là ai” và yêu cầu dừng làm lễ để lên Uỷ ban Nhân dân xã làm việc. Tuy nhiên, vị linh mục tiếp tục thực hiện nghi lễ của mình.
Sau đó, một phụ nữ, được giáo dân xác định là một phó chủ tịch xã, tiến đến bàn thờ tế lễ tự ý gấp cuốn kinh thánh mà linh mục đang đọc ôm vào người và bỏ đi nhưng bị giáo dân phản đối. Một người mặc thường phục khác tắt đèn của nhà nguyện trong tiếng đọc kinh của giáo dân.
Nhân chứng cho biết phía chính quyền yêu cầu tất cả giải tán nhưng không ai đồng ý. Sự việc chỉ kết thúc lúc 8 giờ tối khi linh mục Lê Tiên đồng ý ký vào biên bản và rời hiện trường để về giáo xứ Đắk Lắk. Khi đó người của chính quyền mới rời khỏi khu vực.
Đây là buổi lễ thứ ba liên tiếp chính quyền địa phương ngăn cản việc dâng lễ của linh mục và giáo dân của giáo họ Phaolo. Hai lần trước cũng diễn ra tương tự, và công an còn đòi thu giữ xe máy của giáo dân nhưng bị phản đối dữ dội.
Phóng viên có gọi điện cho Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Kon Tum và ban lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân huyện Ngọc Hồi để hỏi về việc xảy ra ở giáo xứ Phaolo nhưng không ai nghe máy. Chúng tôi có gửi email cho họ nhưng chưa nhận được phản hồi.
Một giáo dân khác cho RFA biết giáo họ Phaolo bao gồm 20 gia đình dân tộc Kinh từ hai xã Đắk Nông và Đắk Dụng. Giáo họ này được thành lập từ năm 2017 nhưng vẫn chưa được chính quyền địa phương công nhận và luôn tìm cách ngăn cản linh mục và giáo dân dâng lễ vào mỗi tối thứ tư hàng tuần.
Giáo họ có dựng một nhà nguyện bằng gỗ nhưng nhiều lần cán bộ địa phương đe doạ sẽ phá bỏ, một giáo dân cho biết.
Chính quyền tỉnh Kon Tum đã nhiều năm tìm cách ngăn chặn việc thực hành tự do tôn giáo. Nạn nhân bao gồm giáo dân Công giáo và tín đồ của Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên và một số nhóm tôn giáo độc lập khác.Ko
Đầu tháng 12 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào nhóm các nước thuộc Danh sách Giám sát Đặc biệt (Special Watch List) về tự do tôn giáo của bộ này. Nếu sau một thời gian Việt Nam vẫn không cải thiện thì đó là căn cứ để bị chỉ định vào Danh sách quan tâm đặc biệt (CPC) là mức cao nhất đối với các quốc gia vi phạm quyền tự do tôn giáo. (RFA)