Nhà hoạt động Đặng Đình Bách, người đang thụ án tù năm năm ở Trại giam số 6 kêu gọi Nhà nước Việt Nam chấm dứt đàn áp xã hội dân sự và những người hoạt động, đồng thời bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững.
Trong buổi thăm gặp tại trại giam ở Nghệ An vào ngày 17/3, bà Trần Thị Thảo được chồng chuyển lời kêu gọi tới ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay.
Bà đọc lại thông điệp của ông Đặng Đình Bách:
“Tôi khẩn thiết yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam cân nhắc lại việc coi các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động xã hội là mối đe doạ an ninh chính trị để từ đó dừng việc bắt bớ vô cớ và khép tội oan sai.
Đồng thời bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững một cách thực chất và có trách nhiệm, bao gồm và không giới hạn về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, và quyền con người.”
Cũng trong buổi gặp này, người từng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD) thông báo về kế hoạch tuyệt thực của mình từ ngày 24/6, là dịp kỷ niệm hai năm ngày ông bị bắt.
Ông tuyên bố sẽ nhịn ăn đến chết để đòi được trả tự do vô điều kiện vì ông cho rằng bản thân bị kết tội “trốn thuế” một cách oan ức trong một vụ án chính trị. Kể từ ngày 17/3 tới thời điểm tuyệt thực, ông sẽ giảm ăn, chỉ ăn một bữa tối thay vì ba bữa mà trại giam cung cấp.
Ông Bách bị bắt ngày 24/6/2021 với cáo buộc “trốn thuế” liên quan đến các khoản tài trợ cho các dự án thực hiện bởi LPSD. Trong phiên toà vào cuối tháng 1 năm ngoái, ông bị Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội kết án năm năm tù giam và nộp phạt khoảng 1,3 tỷ đồng mà toà xác định là số tiền trốn thuế.
Bà Thảo cũng cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội đã phong toả tài khoản ngân hàng của cá nhân ông Bách, và đe doạ sẽ tịch thu căn hộ của hai vợ chồng để bán đấu giá lấy tiền trừ vào khoản nộp phạt trên. Đây là nơi cư trú duy nhất của bà và con nhỏ gần hai tuổi.
Phóng viên gọi điện thoại cho Cục thi hành án dân sự Hà Nội để xác minh vụ việc, tuy nhiên nhân viên trực máy yêu cầu đến làm việc trực tiếp và không cung cấp thông tin qua điện thoại.
Ông Bách là thành viên trong Ban Điều hành Mạng lưới VNGO-EVFTA. Mạng lưới này bao gồm bảy tổ chức xã hội dân sự và hình thành vào tháng 11 năm 2020. Mục đích của Mạng lưới VNGO-EVFTA được cho biết nhằm phổ biến thông tin về Hiệp định Mậu dịch Tự do Liên Âu- Việt Nam (EVFTA), sự hình thành các xã hội dân sự Việt Nam, và Ban Tư vấn trong nước (DAG).
DAG được thiết lập theo qui định tại Chương Mậu dịch và Phát triển Bền vững của EVFTA.
Một thành viên khác của VNGO-EVFTA là nhà báo Mai Phan Lợi cũng bị kết tội “trốn thuế” và bị kết án 45 tháng tù vào tháng 1 năm ngoái.
Một số chính phủ dân chủ và nhiều tổ chức quốc tế đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho hai ông Bách và Lợi.
Nhà báo tự do Lê Mạnh Hà rút đơn kháng cáo bản án sơ thẩm
Trong khi đó, nhà báo tự do Lê Mạnh Hà, người bị kết án tám năm tù giam và năm năm quản chế về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 vì các hoạt động trực tuyến, đã rút đơn kháng cáo và bị chuyển đi thi hành án tại Trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam) từ ngày 07/3.
Ông Hà, 53 tuổi, bị bắt ngày 10/01/2022 cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Ông bị kết án bởi Toà án Nhân dân tỉnh Tuyên Quang trong phiên toà vào cuối tháng 10 năm ngoái.
Ngay sau phiên toà, ông có kháng cáo vì cho rằng mình vô tội và chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, gần đây ông thay đổi ý định, vì cho rằng khó có khả năng thay đổi bản án với nền tư pháp không độc lập hiện nay.
Bà Ma Thị Thơ, vợ của ông Hà, cho biết RFA trong ngày 23/3:
“Anh ấy không tin là mình sẽ được giảm án cho nên là anh ấy rút đơn (kháng cáo- PV) để xin đi cải tạo sớm.”
Ông Hà sở hữu kênh YouTube Tiếng Dân TV Lê Hà và tài khoản Facebook có tên là “Tiếng dân TV – Tiếng nói người dân Việt” chuyên tư vấn pháp lý cho người dân bị mất đất trong việc đòi quyền lợi chính đáng của họ và đưa tin về dân oan khắp cả nước.
Cáo trạng nói ông làm 21 video clip và 13 bài viết có nội dung “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đăng tải trên hai trang Facebook “Dân oan và nhà báo” và “Dân oan Thuỷ điện,” và kênh YouTube “Tiếng Dân TV Lê Hà.” (RFA)
March 24, 2023
TNLT Đặng Đình Bách kêu gọi Nhà nước Việt Nam chấm dứt đàn áp xã hội dân sự
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Nhà hoạt động Đặng Đình Bách, người đang thụ án tù năm năm ở Trại giam số 6 kêu gọi Nhà nước Việt Nam chấm dứt đàn áp xã hội dân sự và những người hoạt động, đồng thời bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững.
Trong buổi thăm gặp tại trại giam ở Nghệ An vào ngày 17/3, bà Trần Thị Thảo được chồng chuyển lời kêu gọi tới ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay.
Bà đọc lại thông điệp của ông Đặng Đình Bách:
“Tôi khẩn thiết yêu cầu Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam cân nhắc lại việc coi các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động xã hội là mối đe doạ an ninh chính trị để từ đó dừng việc bắt bớ vô cớ và khép tội oan sai.
Đồng thời bảo đảm các mục tiêu phát triển bền vững một cách thực chất và có trách nhiệm, bao gồm và không giới hạn về biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, và quyền con người.”
Cũng trong buổi gặp này, người từng là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật & Chính sách Phát triển Bền vững (LPSD) thông báo về kế hoạch tuyệt thực của mình từ ngày 24/6, là dịp kỷ niệm hai năm ngày ông bị bắt.
Ông tuyên bố sẽ nhịn ăn đến chết để đòi được trả tự do vô điều kiện vì ông cho rằng bản thân bị kết tội “trốn thuế” một cách oan ức trong một vụ án chính trị. Kể từ ngày 17/3 tới thời điểm tuyệt thực, ông sẽ giảm ăn, chỉ ăn một bữa tối thay vì ba bữa mà trại giam cung cấp.
Ông Bách bị bắt ngày 24/6/2021 với cáo buộc “trốn thuế” liên quan đến các khoản tài trợ cho các dự án thực hiện bởi LPSD. Trong phiên toà vào cuối tháng 1 năm ngoái, ông bị Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội kết án năm năm tù giam và nộp phạt khoảng 1,3 tỷ đồng mà toà xác định là số tiền trốn thuế.
Bà Thảo cũng cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết Cục Thi hành án dân sự thành phố Hà Nội đã phong toả tài khoản ngân hàng của cá nhân ông Bách, và đe doạ sẽ tịch thu căn hộ của hai vợ chồng để bán đấu giá lấy tiền trừ vào khoản nộp phạt trên. Đây là nơi cư trú duy nhất của bà và con nhỏ gần hai tuổi.
Phóng viên gọi điện thoại cho Cục thi hành án dân sự Hà Nội để xác minh vụ việc, tuy nhiên nhân viên trực máy yêu cầu đến làm việc trực tiếp và không cung cấp thông tin qua điện thoại.
Ông Bách là thành viên trong Ban Điều hành Mạng lưới VNGO-EVFTA. Mạng lưới này bao gồm bảy tổ chức xã hội dân sự và hình thành vào tháng 11 năm 2020. Mục đích của Mạng lưới VNGO-EVFTA được cho biết nhằm phổ biến thông tin về Hiệp định Mậu dịch Tự do Liên Âu- Việt Nam (EVFTA), sự hình thành các xã hội dân sự Việt Nam, và Ban Tư vấn trong nước (DAG).
DAG được thiết lập theo qui định tại Chương Mậu dịch và Phát triển Bền vững của EVFTA.
Một thành viên khác của VNGO-EVFTA là nhà báo Mai Phan Lợi cũng bị kết tội “trốn thuế” và bị kết án 45 tháng tù vào tháng 1 năm ngoái.
Một số chính phủ dân chủ và nhiều tổ chức quốc tế đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do cho hai ông Bách và Lợi.
Nhà báo tự do Lê Mạnh Hà rút đơn kháng cáo bản án sơ thẩm
Trong khi đó, nhà báo tự do Lê Mạnh Hà, người bị kết án tám năm tù giam và năm năm quản chế về tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 vì các hoạt động trực tuyến, đã rút đơn kháng cáo và bị chuyển đi thi hành án tại Trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam) từ ngày 07/3.
Ông Hà, 53 tuổi, bị bắt ngày 10/01/2022 cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Ông bị kết án bởi Toà án Nhân dân tỉnh Tuyên Quang trong phiên toà vào cuối tháng 10 năm ngoái.
Ngay sau phiên toà, ông có kháng cáo vì cho rằng mình vô tội và chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên, gần đây ông thay đổi ý định, vì cho rằng khó có khả năng thay đổi bản án với nền tư pháp không độc lập hiện nay.
Bà Ma Thị Thơ, vợ của ông Hà, cho biết RFA trong ngày 23/3:
“Anh ấy không tin là mình sẽ được giảm án cho nên là anh ấy rút đơn (kháng cáo- PV) để xin đi cải tạo sớm.”
Ông Hà sở hữu kênh YouTube Tiếng Dân TV Lê Hà và tài khoản Facebook có tên là “Tiếng dân TV – Tiếng nói người dân Việt” chuyên tư vấn pháp lý cho người dân bị mất đất trong việc đòi quyền lợi chính đáng của họ và đưa tin về dân oan khắp cả nước.
Cáo trạng nói ông làm 21 video clip và 13 bài viết có nội dung “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đăng tải trên hai trang Facebook “Dân oan và nhà báo” và “Dân oan Thuỷ điện,” và kênh YouTube “Tiếng Dân TV Lê Hà.” (RFA)