Hôm 28/3, một tòa án ở Hà Nội tuyên phạt nhà hoạt động Trương Văn Dũng sáu năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, nhưng luật sư bào chữa nói với VOA rằng các quan tòa “chưa có đủ căn cứ” để buộc tội ông Dũng.
Ông Lê Đình Việt, một trong hai luật sư bào chữa, cho VOA biết sau phiên xử rằng hội đồng xét xử không có đủ căn cứ để buộc tội thân chủ của ông:
“Tôi nhận thấy là việc kết tội ông Dũng theo quy định tại Điều 88 Bộ Luật Hình sự 1999 là không có căn cứ, có thể nói là chưa có đủ căn cứ để kết tội”.
Ông Dũng không phải chịu án quản chế sau khi mãn án tù, vẫn theo Luật sư Việt.
Trong khi đó bà Nghiêm Thị Hợp, vợ của ông Dũng, người được phép vào dự phiên tòa, cho VOA biết rằng chồng bà vô tội.
“Tôi nghĩ bản án sáu năm tù đó là cao vì chồng tôi không có tội”.
Nhận định về bản án đối với ông Dũng, ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho VOA biết: “Phán quyết đối với Trương Văn Dũng là thái quá và không thể chấp nhận được, một lần nữa cho thấy tòa án Việt Nam hoạt động như một cơ quan bị Đảng Cộng sản chi phối, đưa ra bất cứ bản án khắc nghiệt nào mà các cán bộ đảng cầm quyền cho là phù hợp”.
“Ở Việt Nam không có công lý cho bất kỳ ai dám thực hiện các quyền dân sự và chính trị của mình để nêu những vấn đề mà chính phủ không thích”, ông Robertson nêu nhận định qua email.
VOA đã liên lạc Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội và Viện Kiểm sát Nhân dân Tp. Hà Nội, đề nghị họ cho ý kiến về các phát biểu trên, nhưng chưa được phản hồi.
Ngay sau phiên xử, tổ chức HRW hôm 28/3 kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Dũng và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông.
“Ông Trương Văn Dũng là người mới nhất trong hàng loạt những người bảo vệ nhân quyền bị chính phủ Việt Nam bịt miệng vì phản đối các vi phạm nhân quyền và vận động cải cách,” ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của HRW cho biết trong một tuyên bố.
Ông Robertson kêu gọi “các chính phủ dân chủ đang củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam cần lên tiếng công khai và mạnh mẽ ủng hộ ông ấy và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và thực hiện các bước cải cách thực sự”.
Một ngày trước phiên xử, HRW đưa ra lời kêu gọi tương tự đối với ông Dũng, đồng sáng lập viên Hội Bầu bí Tương thân.
Công an Hà Nội bắt giam ông Trương Văn Dũng, 65 tuổi, vào tháng 5/2022 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, một cáo buộc mà các tổ chức nhân quyền cho rằng chính quyền Việt Nam thường dùng để đàn áp các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến.
Chính quyền Việt Nam kết án ít nhất 163 người kể từ năm 2018 vì thực hiện các quyền tự do ngôn luận hoặc lập hội theo các điều luật “mơ hồ hoặc quá rộng” nhằm hình sự hóa việc bày tỏ ý kiến phản đối hoặc chỉ trích chính phủ, vẫn theo HRW.
Tổ chức này cho biết ít nhất 18 người khác đã bị buộc tội và đang chờ xét xử, và rằng các cơ quan chức năng Việt Nam khởi tố nhiều trường hợp trong số này qua cáo buộc “tuyên truyền”, tội phạm hóa theo điều 88 và 117 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay bác bỏ cáo buộc vi phạm nhân quyền, nói rằng chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật.” (VOA)
March 30, 2023
Việt Nam tuyên phạt ông Trương Văn Dũng 6 năm tù
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Hôm 28/3, một tòa án ở Hà Nội tuyên phạt nhà hoạt động Trương Văn Dũng sáu năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”, nhưng luật sư bào chữa nói với VOA rằng các quan tòa “chưa có đủ căn cứ” để buộc tội ông Dũng.
Ông Lê Đình Việt, một trong hai luật sư bào chữa, cho VOA biết sau phiên xử rằng hội đồng xét xử không có đủ căn cứ để buộc tội thân chủ của ông:
“Tôi nhận thấy là việc kết tội ông Dũng theo quy định tại Điều 88 Bộ Luật Hình sự 1999 là không có căn cứ, có thể nói là chưa có đủ căn cứ để kết tội”.
Ông Dũng không phải chịu án quản chế sau khi mãn án tù, vẫn theo Luật sư Việt.
Trong khi đó bà Nghiêm Thị Hợp, vợ của ông Dũng, người được phép vào dự phiên tòa, cho VOA biết rằng chồng bà vô tội.
“Tôi nghĩ bản án sáu năm tù đó là cao vì chồng tôi không có tội”.
Nhận định về bản án đối với ông Dũng, ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho VOA biết: “Phán quyết đối với Trương Văn Dũng là thái quá và không thể chấp nhận được, một lần nữa cho thấy tòa án Việt Nam hoạt động như một cơ quan bị Đảng Cộng sản chi phối, đưa ra bất cứ bản án khắc nghiệt nào mà các cán bộ đảng cầm quyền cho là phù hợp”.
“Ở Việt Nam không có công lý cho bất kỳ ai dám thực hiện các quyền dân sự và chính trị của mình để nêu những vấn đề mà chính phủ không thích”, ông Robertson nêu nhận định qua email.
VOA đã liên lạc Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội và Viện Kiểm sát Nhân dân Tp. Hà Nội, đề nghị họ cho ý kiến về các phát biểu trên, nhưng chưa được phản hồi.
Ngay sau phiên xử, tổ chức HRW hôm 28/3 kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Dũng và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông.
“Ông Trương Văn Dũng là người mới nhất trong hàng loạt những người bảo vệ nhân quyền bị chính phủ Việt Nam bịt miệng vì phản đối các vi phạm nhân quyền và vận động cải cách,” ông Phil Robertson, phó giám đốc châu Á của HRW cho biết trong một tuyên bố.
Ông Robertson kêu gọi “các chính phủ dân chủ đang củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam cần lên tiếng công khai và mạnh mẽ ủng hộ ông ấy và kêu gọi Việt Nam trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và thực hiện các bước cải cách thực sự”.
Một ngày trước phiên xử, HRW đưa ra lời kêu gọi tương tự đối với ông Dũng, đồng sáng lập viên Hội Bầu bí Tương thân.
Công an Hà Nội bắt giam ông Trương Văn Dũng, 65 tuổi, vào tháng 5/2022 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước”, một cáo buộc mà các tổ chức nhân quyền cho rằng chính quyền Việt Nam thường dùng để đàn áp các nhà hoạt động và những người bất đồng chính kiến.
Chính quyền Việt Nam kết án ít nhất 163 người kể từ năm 2018 vì thực hiện các quyền tự do ngôn luận hoặc lập hội theo các điều luật “mơ hồ hoặc quá rộng” nhằm hình sự hóa việc bày tỏ ý kiến phản đối hoặc chỉ trích chính phủ, vẫn theo HRW.
Tổ chức này cho biết ít nhất 18 người khác đã bị buộc tội và đang chờ xét xử, và rằng các cơ quan chức năng Việt Nam khởi tố nhiều trường hợp trong số này qua cáo buộc “tuyên truyền”, tội phạm hóa theo điều 88 và 117 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay bác bỏ cáo buộc vi phạm nhân quyền, nói rằng chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật.” (VOA)