Công an huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) liên tục sách nhiễu cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Nguyễn Thị Ngọc Sương kể từ thời điểm bà ra tù ba tháng trước đây.
Bà Sương, 55 tuổi, bị kết án hồi tháng 5/2019 với tội danh “phát tán tài liệu nhằm chống Nhà nước” vì tham gia biểu tình phản đối hai dự luật luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng và rải truyền đơn kêu gọi biểu tình về nhiều vấn đề của đất nước.
Bà được trả tự do vào ngày 13/12 năm ngoái, sớm trước thời hạn 10 tháng tù.
Ngày 29/3 vừa qua, bà đến trụ sở Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai để quan sát phiên toà phúc thẩm của Youtuber Nguyễn Thái Hưng và vợ chưa cưới Vũ Thị Kim Hoàng. Tuy nhiên, bà bị lực lượng an ninh đuổi khỏi khu vực xử án.
Hai ngày sau, vào sáng 31/3, công an huyện Định Quán đã triệu tập bà Sương lên làm việc.
Bà Sương nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngay sau buổi làm việc:
“Còn bây giờ tại thời điểm này công an nó đang canh tôi sát sao quá. Tôi vừa về tới nhà (từ phiên toà ngày 29/3- PV) thì tụi công an nó tới làm việc dữ quá. Họ nói là tôi không được tham gia như vậy.”
Gần cuối buổi làm việc, viên công an của huyện Định Quán nói với bà “cứ mấy ngày tôi sẽ thăm chị một lần.”
Khi làm việc, người công an này không đeo bảng hiệu nên bà không nhớ tên.
Phóng viên có gọi điện cho Công an huyện Định Quán để kiểm chứng thông tin, nhưng người trực điện thoại yêu cầu cung cấp tên và chức vụ của sỹ quan công an làm việc với bà Sương mới có thể xác minh.
Bệnh tật và lao động không được trả công trong trại giam
Trong thời gian thụ án, bà Sương bị mắc nhiều bệnh như: sưng phù gan thận và tuyến giáp cùng với men gan cao và dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, bà không được chữa trị đầy đủ và do vậy, bệnh vẫn không thuyên giảm cho đến ngày ra tù.
Bà nói rằng trại giam phát cho bà thứ thuốc thường cấp cho các tù nhân và cho mọi loại bệnh tật.
“Trại cũng cho mình uống thuốc mà thuốc gì mình không biết. Mình uống nhưng càng ngày càng nặng. Có đợt tôi không thể nào nói chuyện được. Người sưng từ đầu đến chân, rồi miệng lưỡi sưng không thể nói chuyện được luôn.”
Sau khi ra tù, bà đi khám bệnh và được bác sỹ cho biết sức khoẻ của bà hiện rất yếu và khó cải thiện vì sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau trong thời gian nhiều năm trước.
Bà Sương nghi ngờ rằng, sức khoẻ của bản thân kém đi có thể vì bị buộc lao động ở Trại tạm giam B5 của Công an Đồng Nai trong thời gian sau khi kết thúc điều tra và Trại giam An Phước sau phiên phúc thẩm. Bà phải tham gia sản xuất hàng mã mà không có trang thiết bị bảo hộ lao động.
Bà cũng cho biết không được trả tiền về lao động trong trại tạm giam và trại giam cho dù chính phủ có quy định tù nhân được nhận một phần tiền từ lao động của mình.
Bị ăn chặn tiền trong trại tạm giam
Bà Sương cho biết trong thời gian bị tạm giam ở B5 từ tháng 10/2018 đến đầu tháng 12/2019, gia đình bà đã phải đút lót tiền cho một số cán bộ ở đây để được gửi đồ tiếp tế vào trong, tuy nhiên bà vẫn không nhận được quà từ gia đình.
“Trong thời gian điều tra, nhà mình đi tới gửi chút đồ cho mình, tụi nó nhận vô rồi phải chi tiền cho tụi nó. Thằng này chỉ thằng kia nói bây giờ gia đình phải chi cho chút tiền để có thể gửi đồ cho chị.
Gửi đồ cho mình nhưng tụi nó vứt đi chứ có đưa cho mình đâu. Tụi nó chỉ biết ăn tiền của mình rồi tụi nó vứt đồ của mình đi.”
Bà nói thêm rằng, có một số viên công an nhận tiền của gia đình, mỗi lần nhận từ 1 triệu đến 2 triệu đồng/người. Tuy nhiên, gia đình không nhớ tên của người nhận và cũng chỉ nói cho bà biết thời gian gần đây sau khi bà mãn hạn tù.
Phóng viên gọi điện cho Công an Đồng Nai và Trại giam An Phước để kiểm chứng thông tin bà Sương cung cấp nhưng không ai nghe máy.
Bà Sương bị bắt cùng với bà Vũ Thị Dung hồi tháng 10/2018 và ra tòa trong cùng một vụ án.
Cáo trạng nói từ tháng 8/2018 đến khi họ bị bắt, hai phụ nữ này đã sử dụng mạng xã hội Facebook với các tên Salem Trần, Hoa Hong Ha Ngoc, Ma Ma Ma Ma để tương tác với các tài khoản Facebook có tên Tân Thái và Benny Trương để xem, nghe nội dung các video, bài viết có nội dung bị cho là chống phá nhà nước.
Sau đó cả hai đã kích động, kêu gọi biểu tình chống luật đặc khu, an ninh mạng, phản đối Trung Quốc, và kích động người dân xuống đường biểu tình vào ngày 13/10/2018.
Cáo trạng cũng nói bà Dung đã làm truyền đơn có nội dung chống phá nhà nước và rủ bà Sương đi rải truyền đơn tại bốn điểm ở thị trấn Định Quán, tỉnh Đồng Nai trước khi bị bắt giữ.
Bà Dung bị kết án sáu năm tù, và sẽ mãn hạn tù vào giữa tháng này, bà Sương cho RFA biết.
Do các hoạt động của mình, bà Sương được trao giải thưởng Tinh thần Trần Văn Bá năm 2021-2022 cùng với bốn nhà hoạt động khác Nguyễn Thuý Hạnh, Huỳnh Thục Vy, luật sư Võ An Đôn, và Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.
Đây là giải thưởng trao cho những người tại quốc nội đang bất chấp hiểm nguy, đòi hỏi dân chủ, tự do, công lý và độc lập thật sự cho Việt Nam. (RFA)
April 1, 2023
Cựu TNLT Nguyễn Thị Ngọc Sương tố bị công an Đồng Nai sách nhiễu
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Công an huyện Định Quán (tỉnh Đồng Nai) liên tục sách nhiễu cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Nguyễn Thị Ngọc Sương kể từ thời điểm bà ra tù ba tháng trước đây.
Bà Sương, 55 tuổi, bị kết án hồi tháng 5/2019 với tội danh “phát tán tài liệu nhằm chống Nhà nước” vì tham gia biểu tình phản đối hai dự luật luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng và rải truyền đơn kêu gọi biểu tình về nhiều vấn đề của đất nước.
Bà được trả tự do vào ngày 13/12 năm ngoái, sớm trước thời hạn 10 tháng tù.
Ngày 29/3 vừa qua, bà đến trụ sở Toà án Nhân dân tỉnh Đồng Nai để quan sát phiên toà phúc thẩm của Youtuber Nguyễn Thái Hưng và vợ chưa cưới Vũ Thị Kim Hoàng. Tuy nhiên, bà bị lực lượng an ninh đuổi khỏi khu vực xử án.
Hai ngày sau, vào sáng 31/3, công an huyện Định Quán đã triệu tập bà Sương lên làm việc.
Bà Sương nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngay sau buổi làm việc:
“Còn bây giờ tại thời điểm này công an nó đang canh tôi sát sao quá. Tôi vừa về tới nhà (từ phiên toà ngày 29/3- PV) thì tụi công an nó tới làm việc dữ quá. Họ nói là tôi không được tham gia như vậy.”
Gần cuối buổi làm việc, viên công an của huyện Định Quán nói với bà “cứ mấy ngày tôi sẽ thăm chị một lần.”
Khi làm việc, người công an này không đeo bảng hiệu nên bà không nhớ tên.
Phóng viên có gọi điện cho Công an huyện Định Quán để kiểm chứng thông tin, nhưng người trực điện thoại yêu cầu cung cấp tên và chức vụ của sỹ quan công an làm việc với bà Sương mới có thể xác minh.
Bệnh tật và lao động không được trả công trong trại giam
Trong thời gian thụ án, bà Sương bị mắc nhiều bệnh như: sưng phù gan thận và tuyến giáp cùng với men gan cao và dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, bà không được chữa trị đầy đủ và do vậy, bệnh vẫn không thuyên giảm cho đến ngày ra tù.
Bà nói rằng trại giam phát cho bà thứ thuốc thường cấp cho các tù nhân và cho mọi loại bệnh tật.
“Trại cũng cho mình uống thuốc mà thuốc gì mình không biết. Mình uống nhưng càng ngày càng nặng. Có đợt tôi không thể nào nói chuyện được. Người sưng từ đầu đến chân, rồi miệng lưỡi sưng không thể nói chuyện được luôn.”
Sau khi ra tù, bà đi khám bệnh và được bác sỹ cho biết sức khoẻ của bà hiện rất yếu và khó cải thiện vì sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau trong thời gian nhiều năm trước.
Bà Sương nghi ngờ rằng, sức khoẻ của bản thân kém đi có thể vì bị buộc lao động ở Trại tạm giam B5 của Công an Đồng Nai trong thời gian sau khi kết thúc điều tra và Trại giam An Phước sau phiên phúc thẩm. Bà phải tham gia sản xuất hàng mã mà không có trang thiết bị bảo hộ lao động.
Bà cũng cho biết không được trả tiền về lao động trong trại tạm giam và trại giam cho dù chính phủ có quy định tù nhân được nhận một phần tiền từ lao động của mình.
Bị ăn chặn tiền trong trại tạm giam
Bà Sương cho biết trong thời gian bị tạm giam ở B5 từ tháng 10/2018 đến đầu tháng 12/2019, gia đình bà đã phải đút lót tiền cho một số cán bộ ở đây để được gửi đồ tiếp tế vào trong, tuy nhiên bà vẫn không nhận được quà từ gia đình.
“Trong thời gian điều tra, nhà mình đi tới gửi chút đồ cho mình, tụi nó nhận vô rồi phải chi tiền cho tụi nó. Thằng này chỉ thằng kia nói bây giờ gia đình phải chi cho chút tiền để có thể gửi đồ cho chị.
Gửi đồ cho mình nhưng tụi nó vứt đi chứ có đưa cho mình đâu. Tụi nó chỉ biết ăn tiền của mình rồi tụi nó vứt đồ của mình đi.”
Bà nói thêm rằng, có một số viên công an nhận tiền của gia đình, mỗi lần nhận từ 1 triệu đến 2 triệu đồng/người. Tuy nhiên, gia đình không nhớ tên của người nhận và cũng chỉ nói cho bà biết thời gian gần đây sau khi bà mãn hạn tù.
Phóng viên gọi điện cho Công an Đồng Nai và Trại giam An Phước để kiểm chứng thông tin bà Sương cung cấp nhưng không ai nghe máy.
Bà Sương bị bắt cùng với bà Vũ Thị Dung hồi tháng 10/2018 và ra tòa trong cùng một vụ án.
Cáo trạng nói từ tháng 8/2018 đến khi họ bị bắt, hai phụ nữ này đã sử dụng mạng xã hội Facebook với các tên Salem Trần, Hoa Hong Ha Ngoc, Ma Ma Ma Ma để tương tác với các tài khoản Facebook có tên Tân Thái và Benny Trương để xem, nghe nội dung các video, bài viết có nội dung bị cho là chống phá nhà nước.
Sau đó cả hai đã kích động, kêu gọi biểu tình chống luật đặc khu, an ninh mạng, phản đối Trung Quốc, và kích động người dân xuống đường biểu tình vào ngày 13/10/2018.
Cáo trạng cũng nói bà Dung đã làm truyền đơn có nội dung chống phá nhà nước và rủ bà Sương đi rải truyền đơn tại bốn điểm ở thị trấn Định Quán, tỉnh Đồng Nai trước khi bị bắt giữ.
Bà Dung bị kết án sáu năm tù, và sẽ mãn hạn tù vào giữa tháng này, bà Sương cho RFA biết.
Do các hoạt động của mình, bà Sương được trao giải thưởng Tinh thần Trần Văn Bá năm 2021-2022 cùng với bốn nhà hoạt động khác Nguyễn Thuý Hạnh, Huỳnh Thục Vy, luật sư Võ An Đôn, và Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.
Đây là giải thưởng trao cho những người tại quốc nội đang bất chấp hiểm nguy, đòi hỏi dân chủ, tự do, công lý và độc lập thật sự cho Việt Nam. (RFA)