Công an tỉnh Long An tiếp tục triệu tập luật sư Đặng Đình Mạnh (lần hai) để làm việc về tin báo tội phạm của Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an).
Bộ Công an cho rằng một số luật sư trợ giúp pháp lý cho Tịnh thất Bồng lai/Thiền am bên bờ vũ trụ có dấu hiệu vi phạm Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Theo bản sao mà RFA nhận được, giấy triệu tập luật sư Đặng Đình Mạnh lần thứ hai đề ngày 07/4 yêu cầu vị luật sư của Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh phải có mặt tại Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Công an tỉnh Long An vào ngày 12/4. Trước đó, hôm 6/3, luật sư Mạnh đã nhận được giấy triệu tập của Công an tỉnh, yêu cầu ông đến làm việc vào ngày 21/3.
Một luật sư khác (không muốn nêu tên vì lý do an toàn) trong nhóm luật sư bào chữa cho sáu thành viên Tịnh thất Bồng lai/Thiền am bên bờ vũ trụ nói không chỉ một mình luật sư Mạnh bị triệu tập lần hai liên quan đến tố cáo “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Vị luật sư này không nêu tên cụ thể những người bị triệu tập lần hai như luật sư Mạnh. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi luật sư Trịnh Vĩnh Phúc (trong nhóm năm luật sư) thì luật sư Phúc xác nhận ông chưa nhận được văn bản như vậy.
Phóng viên gọi điện cho Điều tra viên Hoàng Hưng, người được Công an Long An giao thụ lý vụ việc trên nhưng người này không nghe máy.
Bình luận về việc Công an Long An tiếp tục triệu tập luật sư Đặng Đình Mạnh, ông Phil Robertson nói qua tin nhắn với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 10/4:
“Điều 331 là một ví dụ ngớ ngẩn và trắng trợn nhất về việc Việt Nam cố ý vi phạm các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của mình theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, nhưng xét đến mức độ đàn áp của Chính phủ, không có gì ngạc nhiên khi các nhà chức trách sử dụng điều khoản này để vi phạm một quyền khác, đó là quyền được đại diện pháp lý và được xét xử độc lập và công bằng.
Hà Nội đáng bị lên án toàn cầu vì đã sách nhiễu số ít luật sư bào chữa còn lại trong nước tham gia trong các vụ án nhân quyền, nhưng thực sự điều này cho thấy nền tư pháp Việt Nam đã trở thành một trò hề hoàn toàn và tuyệt đối.
Việc đàn áp này cho thấy rõ ràng rằng công lý đã chết ở Việt Nam dưới chế độ độc đảng đàn áp nhân quyền hiện nay.”
Ông cho rằng sự đàn áp nhân quyền cực độ ở Việt Nam đang kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động, và các quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nên bắt đầu khởi động bằng việc soạn thảo một nghị quyết lên án những vi phạm nhân quyền có hệ thống và phổ biến của Việt Nam.
Vào đầu tháng trước, Công an Long An đã gửi giấy triệu tập lần thứ nhất cho cả năm luật sư trong nhóm. Tuy nhiên, chỉ có hai luật sư Trịnh Vĩnh Phúc và Ngô Thị Hoàng Anh đến Công an Long An làm việc. Đến thời điểm này, theo ghi nhận của RFA, không bên nào tiết lội nội dung của buổi làm việc trên.
Luật sư Đào Kim Lân không đến làm việc theo giấy triệu tập nhưng trước đó (28/2) ông có đơn kêu cứu khẩn cấp và đơn khiếu nại gởi đến các cơ quan trung ương của Việt Nam, trong đó có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ trưởng Công an, Văn phòng Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Cục An ninh mạng.
Trong đơn, luật sư Lân bày tỏ băn khoăn về tính khách quan của việc giao cho Công an Long An xem xét vụ việc vì trước đó ông và bốn đồng nghiệp đã viết đơn tố cáo Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân, và Toà án Nhân dân tỉnh Long An có nhiều vi phạm trong quá trình tố tụng của vụ án.
Ông cũng cho rằng ông đang cư trú và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh nơi ông đăng tải thông tin về vụ án Tịnh thất Bồng lai lên Facebook và Youtube, do vậy, nếu cần, thì Công an thành phố Hồ Chí Minh mới là cơ quan có thẩm quyền xem xét liệu ông có vi phạm Điều 331 hay không.
Một tuần sau, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Công an trả lời đơn của luật sư Lân. Tuy nhiên, Thanh tra Bộ Công an đã gửi lại văn bản này cho nhà chức trách tỉnh Long An để xử lý.
Một luật sư trong nhóm nói trong điều kiện ẩn danh rằng việc các cơ quan trung ương không phản hồi kịp thời đơn khiếu nại của luật sư Lân thể hiện sự thờ ơ với các sai phạm của các cơ quan tố tụng và không bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, đi ngược lại với tiêu chí cải cách tư pháp hiện nay, đặc biệt trong trường hợp luật sư tố cáo vi phạm tố tụng nghiêm trọng, liên hoàn và có tính hệ thống của một địa phương.
Một luật sư khác (cũng không muốn nêu danh tính vì lý do an toàn) cũng cho biết ông nghi ngờ về tính khách quan trong việc giao cho Công an Long An xem xét, vì việc này sẽ cho phép nhà chức trách tỉnh Long An “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Trong khi đó, lẽ ra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phải là cơ quan xử lý vụ việc thì mới bảo đảm tính khách quan.
Liên quan việc này, luật sư Hà Huy Sơn từ Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội nói với RFA rằng việc Bộ Công an giao cho công an tỉnh Long An xem xét về dấu hiệu vi phạm Điều 331 của nhóm năm luật sư là hoàn toàn phù hợp với luật pháp Việt Nam.
Năm luật sư Đặng Đình Mạnh, Đào Kim Lân, Nguyễn Văn Miếng, Trịnh Vĩnh Phúc và Ngô Thị Hoàng Anh tham gia bào chữa cho sáu thành viên của Tịnh thất Bồng lai khi họ bị cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ.” Công an huyện Đức Hoà và Hoà thượng Thích Nhật Từ là bên nguyên đơn trong vụ án mà sáu thành viên của cơ sở tu tại gia này bị kết tội tổng cộng 23 năm sáu tháng tù giam.
Trong quá trình bào chữa, nhóm luật sư của Tịnh Thất Bồng Lai đã sử dụng kênh YouTube Nhật ký Luật sư để đăng tải các thông tin liên quan đến vụ án, coi đây là phát ngôn của nhóm. Hiện kênh này đã không còn được tìm thấy trên YouTube.
Giữa tháng trước, Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) có thư ngỏ gửi hai Bộ Tư pháp và Công an Việt Nam lên án cuộc điều tra hình sự đối với luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh và kêu gọi Việt Nam ngưng điều tra hình sự đối với ông và những luật sư khác với mục đích gây phương hại đến hoạt động và quyền tự do biểu đạt của họ; có biện pháp hủy bỏ hay sửa đổi thực sự Điều 331 cho thương thích với luật nhân quyền quốc tế; và có mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm việc thực thi một cách tự do nghề luật sư mà không phải lo sợ bị trả thù, bị hạn chế, gồm những sách nhiễu trong quá trình tư pháp. (RFA)
April 11, 2023
Công an Long An lại triệu tập LS Đặng Đình Mạnh, HRW nói “công lý đã chết ở Việt Nam”
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Công an tỉnh Long An tiếp tục triệu tập luật sư Đặng Đình Mạnh (lần hai) để làm việc về tin báo tội phạm của Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an).
Bộ Công an cho rằng một số luật sư trợ giúp pháp lý cho Tịnh thất Bồng lai/Thiền am bên bờ vũ trụ có dấu hiệu vi phạm Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Theo bản sao mà RFA nhận được, giấy triệu tập luật sư Đặng Đình Mạnh lần thứ hai đề ngày 07/4 yêu cầu vị luật sư của Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh phải có mặt tại Văn phòng Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Công an tỉnh Long An vào ngày 12/4. Trước đó, hôm 6/3, luật sư Mạnh đã nhận được giấy triệu tập của Công an tỉnh, yêu cầu ông đến làm việc vào ngày 21/3.
Một luật sư khác (không muốn nêu tên vì lý do an toàn) trong nhóm luật sư bào chữa cho sáu thành viên Tịnh thất Bồng lai/Thiền am bên bờ vũ trụ nói không chỉ một mình luật sư Mạnh bị triệu tập lần hai liên quan đến tố cáo “Lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Vị luật sư này không nêu tên cụ thể những người bị triệu tập lần hai như luật sư Mạnh. Tuy nhiên, khi chúng tôi hỏi luật sư Trịnh Vĩnh Phúc (trong nhóm năm luật sư) thì luật sư Phúc xác nhận ông chưa nhận được văn bản như vậy.
Phóng viên gọi điện cho Điều tra viên Hoàng Hưng, người được Công an Long An giao thụ lý vụ việc trên nhưng người này không nghe máy.
Bình luận về việc Công an Long An tiếp tục triệu tập luật sư Đặng Đình Mạnh, ông Phil Robertson nói qua tin nhắn với Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 10/4:
“Điều 331 là một ví dụ ngớ ngẩn và trắng trợn nhất về việc Việt Nam cố ý vi phạm các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của mình theo Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, nhưng xét đến mức độ đàn áp của Chính phủ, không có gì ngạc nhiên khi các nhà chức trách sử dụng điều khoản này để vi phạm một quyền khác, đó là quyền được đại diện pháp lý và được xét xử độc lập và công bằng.
Hà Nội đáng bị lên án toàn cầu vì đã sách nhiễu số ít luật sư bào chữa còn lại trong nước tham gia trong các vụ án nhân quyền, nhưng thực sự điều này cho thấy nền tư pháp Việt Nam đã trở thành một trò hề hoàn toàn và tuyệt đối.
Việc đàn áp này cho thấy rõ ràng rằng công lý đã chết ở Việt Nam dưới chế độ độc đảng đàn áp nhân quyền hiện nay.”
Ông cho rằng sự đàn áp nhân quyền cực độ ở Việt Nam đang kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động, và các quốc gia thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nên bắt đầu khởi động bằng việc soạn thảo một nghị quyết lên án những vi phạm nhân quyền có hệ thống và phổ biến của Việt Nam.
Vào đầu tháng trước, Công an Long An đã gửi giấy triệu tập lần thứ nhất cho cả năm luật sư trong nhóm. Tuy nhiên, chỉ có hai luật sư Trịnh Vĩnh Phúc và Ngô Thị Hoàng Anh đến Công an Long An làm việc. Đến thời điểm này, theo ghi nhận của RFA, không bên nào tiết lội nội dung của buổi làm việc trên.
Luật sư Đào Kim Lân không đến làm việc theo giấy triệu tập nhưng trước đó (28/2) ông có đơn kêu cứu khẩn cấp và đơn khiếu nại gởi đến các cơ quan trung ương của Việt Nam, trong đó có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Bộ trưởng Công an, Văn phòng Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Cục An ninh mạng.
Trong đơn, luật sư Lân bày tỏ băn khoăn về tính khách quan của việc giao cho Công an Long An xem xét vụ việc vì trước đó ông và bốn đồng nghiệp đã viết đơn tố cáo Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân, và Toà án Nhân dân tỉnh Long An có nhiều vi phạm trong quá trình tố tụng của vụ án.
Ông cũng cho rằng ông đang cư trú và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh nơi ông đăng tải thông tin về vụ án Tịnh thất Bồng lai lên Facebook và Youtube, do vậy, nếu cần, thì Công an thành phố Hồ Chí Minh mới là cơ quan có thẩm quyền xem xét liệu ông có vi phạm Điều 331 hay không.
Một tuần sau, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Bộ Công an trả lời đơn của luật sư Lân. Tuy nhiên, Thanh tra Bộ Công an đã gửi lại văn bản này cho nhà chức trách tỉnh Long An để xử lý.
Một luật sư trong nhóm nói trong điều kiện ẩn danh rằng việc các cơ quan trung ương không phản hồi kịp thời đơn khiếu nại của luật sư Lân thể hiện sự thờ ơ với các sai phạm của các cơ quan tố tụng và không bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân, đi ngược lại với tiêu chí cải cách tư pháp hiện nay, đặc biệt trong trường hợp luật sư tố cáo vi phạm tố tụng nghiêm trọng, liên hoàn và có tính hệ thống của một địa phương.
Một luật sư khác (cũng không muốn nêu danh tính vì lý do an toàn) cũng cho biết ông nghi ngờ về tính khách quan trong việc giao cho Công an Long An xem xét, vì việc này sẽ cho phép nhà chức trách tỉnh Long An “vừa đá bóng, vừa thổi còi”. Trong khi đó, lẽ ra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao phải là cơ quan xử lý vụ việc thì mới bảo đảm tính khách quan.
Liên quan việc này, luật sư Hà Huy Sơn từ Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội nói với RFA rằng việc Bộ Công an giao cho công an tỉnh Long An xem xét về dấu hiệu vi phạm Điều 331 của nhóm năm luật sư là hoàn toàn phù hợp với luật pháp Việt Nam.
Năm luật sư Đặng Đình Mạnh, Đào Kim Lân, Nguyễn Văn Miếng, Trịnh Vĩnh Phúc và Ngô Thị Hoàng Anh tham gia bào chữa cho sáu thành viên của Tịnh thất Bồng lai khi họ bị cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ.” Công an huyện Đức Hoà và Hoà thượng Thích Nhật Từ là bên nguyên đơn trong vụ án mà sáu thành viên của cơ sở tu tại gia này bị kết tội tổng cộng 23 năm sáu tháng tù giam.
Trong quá trình bào chữa, nhóm luật sư của Tịnh Thất Bồng Lai đã sử dụng kênh YouTube Nhật ký Luật sư để đăng tải các thông tin liên quan đến vụ án, coi đây là phát ngôn của nhóm. Hiện kênh này đã không còn được tìm thấy trên YouTube.
Giữa tháng trước, Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ) có thư ngỏ gửi hai Bộ Tư pháp và Công an Việt Nam lên án cuộc điều tra hình sự đối với luật sư nhân quyền Đặng Đình Mạnh và kêu gọi Việt Nam ngưng điều tra hình sự đối với ông và những luật sư khác với mục đích gây phương hại đến hoạt động và quyền tự do biểu đạt của họ; có biện pháp hủy bỏ hay sửa đổi thực sự Điều 331 cho thương thích với luật nhân quyền quốc tế; và có mọi biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm việc thực thi một cách tự do nghề luật sư mà không phải lo sợ bị trả thù, bị hạn chế, gồm những sách nhiễu trong quá trình tư pháp. (RFA)