Ông Y Krếch Byă, 48 tuổi, ngụ tại buôn Knia, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 8/4 bị khởi tố và bị bắt tạm giam với cáo buộc “phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc” theo Điều 116 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết các quyết định vừa nêu và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cũng đã phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với những người liên quan.
Ngoài ông Y Krếch Byă, Cơ quan CSĐT thuộc Công an tỉnh Đắk Lắk còn ra quyết định khởi tố đối với ông Aga- sinh năm 1997, nay đang ở nước ngoài với cùng tội danh.
Cơ quan chức năng cho rằng qua điều tra thấy ông Aga, ông Y Krếch Byă và một số người tổ chức hằng trăm buổi hội họp trực tuyến, chỉ đạo thu thập thông tin, tài liệu bị cho “xuyên tạc, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền, lực lượng vũ trang Nhà nước, cũng như giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau”. Còn có một số trực tiếp lôi kéo người khác để phát triển mạng lưới cơ sở theo chỉ đạo của tổ chức gọi là Fulro lưu vong.
Vào cuối năm 2020, Công an tỉnh Gia Lai cho biết đã xoá bỏ hoàn toàn đạo Hà Mòn và ngăn chặn sự phục hồi của Tin lành Đê ga, FULRO của người Tây Nguyên.
Tin này được công bố trong Hội nghị tổng kết công tác 2020 và triển khai chương trình công tác năm 2021 của Công an tỉnh Gia Lai ở thành phố Pleiku.
Đạo Hà Mòn và Tin lành Đê ga là những đạo khá phổ biến của người sắc tộc Tây Nguyên theo Thiên Chúa giáo nhưng lại không được Chính phủ thừa nhận.
Tổ chức FULRO của người theo đạo Thiên Chúa giáo ở Tây Nguyên là một nhóm du kích có vũ trang thành lập từ năm 1964, được coi là đồng minh của người Mỹ trong thời chiến tranh Việt Nam nhưng đã bị bỏ lại sau khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975.
Theo Chính phủ Việt Nam, đạo Hà Mòn và Tin lành Đê ga là những tà đạo, biến thể từ Thiên Chúa giáo. Khu vực Tây Nguyên là nơi tập trung nhiều tín ngưỡng dân gian; hoạt động của các phần tử cực đoan, FULRO… là cơ sở quan trọng của sự ra đời và phát triển “hiện tượng Hà Mòn”.
Hàng loạt tín đồ theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên cho hay họ tiếp tục phải đối mặt với tình trạng sách nhiễu, đe doạ liên tục từ Chính quyền địa phương. Như RFA đã đưa tin, từ đầu tháng 10 năm ngoái, nhiều tín đồ thuộc Hội thánh Tin lành độc lập ở tỉnh Đắk Lắk tố cáo công an tỉnh này đã liên tục theo dõi, phá rối các buổi thực hành nghi lễ thờ phượng Chúa của họ trong suốt thời gian qua.
Vào ngày 2/12/2022, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố Việt Nam nằm trong nhóm các nước thuộc Danh sách Giám sát Đặc biệt (Special Watch List) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo. Các nước bị đưa vào danh sách này vì đã can dự vào hay dung thứ cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.
Vào chiều ngày 15/12/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Mỹ đưa Việt Nam vào “Danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo” dựa trên thông tin không chính xác về tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam; đồng thời khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo đảm quyền con người và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.
April 11, 2023
Một người Thượng vừa mới bị bắt với cáo buộc theo FULRO
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ông Y Krếch Byă, 48 tuổi, ngụ tại buôn Knia, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 8/4 bị khởi tố và bị bắt tạm giam với cáo buộc “phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc” theo Điều 116 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.
Cơ quan Cảnh sát Điều tra (CSĐT) thuộc Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết các quyết định vừa nêu và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk cũng đã phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với những người liên quan.
Ngoài ông Y Krếch Byă, Cơ quan CSĐT thuộc Công an tỉnh Đắk Lắk còn ra quyết định khởi tố đối với ông Aga- sinh năm 1997, nay đang ở nước ngoài với cùng tội danh.
Cơ quan chức năng cho rằng qua điều tra thấy ông Aga, ông Y Krếch Byă và một số người tổ chức hằng trăm buổi hội họp trực tuyến, chỉ đạo thu thập thông tin, tài liệu bị cho “xuyên tạc, gây chia rẽ giữa người dân với chính quyền, lực lượng vũ trang Nhà nước, cũng như giữa người dân theo các tôn giáo khác nhau”. Còn có một số trực tiếp lôi kéo người khác để phát triển mạng lưới cơ sở theo chỉ đạo của tổ chức gọi là Fulro lưu vong.
Vào cuối năm 2020, Công an tỉnh Gia Lai cho biết đã xoá bỏ hoàn toàn đạo Hà Mòn và ngăn chặn sự phục hồi của Tin lành Đê ga, FULRO của người Tây Nguyên.
Tin này được công bố trong Hội nghị tổng kết công tác 2020 và triển khai chương trình công tác năm 2021 của Công an tỉnh Gia Lai ở thành phố Pleiku.
Đạo Hà Mòn và Tin lành Đê ga là những đạo khá phổ biến của người sắc tộc Tây Nguyên theo Thiên Chúa giáo nhưng lại không được Chính phủ thừa nhận.
Tổ chức FULRO của người theo đạo Thiên Chúa giáo ở Tây Nguyên là một nhóm du kích có vũ trang thành lập từ năm 1964, được coi là đồng minh của người Mỹ trong thời chiến tranh Việt Nam nhưng đã bị bỏ lại sau khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1975.
Theo Chính phủ Việt Nam, đạo Hà Mòn và Tin lành Đê ga là những tà đạo, biến thể từ Thiên Chúa giáo. Khu vực Tây Nguyên là nơi tập trung nhiều tín ngưỡng dân gian; hoạt động của các phần tử cực đoan, FULRO… là cơ sở quan trọng của sự ra đời và phát triển “hiện tượng Hà Mòn”.
Hàng loạt tín đồ theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên cho hay họ tiếp tục phải đối mặt với tình trạng sách nhiễu, đe doạ liên tục từ Chính quyền địa phương. Như RFA đã đưa tin, từ đầu tháng 10 năm ngoái, nhiều tín đồ thuộc Hội thánh Tin lành độc lập ở tỉnh Đắk Lắk tố cáo công an tỉnh này đã liên tục theo dõi, phá rối các buổi thực hành nghi lễ thờ phượng Chúa của họ trong suốt thời gian qua.
Vào ngày 2/12/2022, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố Việt Nam nằm trong nhóm các nước thuộc Danh sách Giám sát Đặc biệt (Special Watch List) của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo. Các nước bị đưa vào danh sách này vì đã can dự vào hay dung thứ cho những vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo.
Vào chiều ngày 15/12/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định việc Mỹ đưa Việt Nam vào “Danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo” dựa trên thông tin không chính xác về tự do tôn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam; đồng thời khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo đảm quyền con người và tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.