Bàn thờ của một gia đình theo đạo Dương Văn Mình trước và sau khi bị phá ngày 2/8/2022 ở Nà Héng, Nam Quang, Bảo Lâm, Cao Bằng (VETO!)
Các tín đồ của tín ngưỡng có tên Dương Văn Mình ở xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cho VOA biết rằng vào ngày 5/4/2023, chính quyền địa phương cử 15 cán bộ xã vào xóm Nà Héng để phá bàn thờ và ép những người dân tộc H’mong theo đạo Dương Văn Mình ký vào giấy cam kết bỏ đạo.
Các tín đồ cho biết đoàn chính quyền đã chặn đường 7 tín đồ và ép họ ký vào bản cam kết bỏ đạo. Khi họ từ chối ký thì chính quyền được cho là đã khống chế chân tay để bôi mực và ấn vân tay của họ vào các tờ giấy cam kết này.
Các nạn nhân bao gồm ông Lý Văn Chi, ông Hoàng Văn Chạ, ông Mã Văn Chầu, ông Mã Văn Sùng, ông Đào Văn Sử và bà Đào Thị Pè.
Trao đổi với VOA, ông Lý Văn Chi thuật lại sự việc xảy ra hôm 5/4:
“…Cán bộ xã bảo dừng xe, ký cam kết…nhưng chúng tôi không nhất trí….Họ ép buộc ký…”
Ông Hoàng Văn Thành, một người đại diện và đồng thời là người thông dịch cho ông Chi do ông không rành tiếng Kinh, nói với VOA:
“Hôm đấy ông Chi đi chợ khoảng 9 giờ sáng hơn thì gia đình điện cho ông Chi bảo rằng về nhà đi vì có đoàn chính quyền đến nhà tháo dỡ phông bàn thờ. Ông Chi liền quay từ chợ về cách nhà 300m thì ông Chi gặp đoàn chính quyền, họ dừng xe ông. Họ nói ‘yêu cầu anh từ nay không treo cái phông kia nữa. Chúng tôi có bản cam kết để anh tự nguyện ký bỏ đạo, tín ngưỡng đó và không tin theo nữa. Nếu anh không nhất trí thì chúng tôi sẽ bắt buộc anh ký’.”
“Ông Chi không ký và bảo rằng ‘đó là con đường hợp với tôi’. Đoàn chính quyền cầm tay và kéo ông Chi điểm chỉ ký vào tờ cam kết. Ông Chi không chịu, ông làm rách tờ 1 thì chính quyền ép ký vào tờ 2. Sau khi kéo tay ông Chi điểm chỉ xong thì đoàn chính quyền đi về, không nói gì nữa.”
Ông Hoàng Văn Chạ, một nạn nhân khác cũng bị ép bỏ đạo, nói với VOA:
“Có một anh cầm tay trái tôi vặn về đằng sau, sau đó 5 người cầm tay của tôi điểm chỉ. Có anh trưởng công an xã đi từ bên phải bóp vào sườn của tôi.”
Khi được hỏi về việc bị chính quyền chặn đường và ép ký bỏ đạo, ông Chạ nói: “Tôi nghĩ chính quyền làm như thế là không đúng pháp luật. Ép người dân như vậy là quá đáng đối với người dân… Làm như vậy sẽ làm cho bà con hoang mang.”
Ông Chạ nói về đạo Dương Văn Mình: “Đó là một điều tốt. Khi chúng tôi lớn lên, cha mẹ chúng tôi đã theo. Chúng tôi thấy điều đó là đúng với phong tục của người H’mong và không có gì sai pháp luật. Điều đó rất tốt đối với bản thân tôi và với người H’mong theo Dương Văn Mình.”
VOA đã liên lạc chính quyền xã Nam Quang, và chính quyền huyện Bảo Lâm, kể cả Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng, đề nghị họ cho ý kiến về các cáo buộc trên, nhưng chưa được phản hồi.
Hồi tháng 3/2023, chính quyền huyện Bảo Lâm tổ chức một hội nghị “tổng kết cao điểm 100 ngày đấu tranh xóa bỏ “tổ chức bất hợp pháp” Dương Văn Mình, ca ngợi thành tích về việc “kiềm chế, kéo giảm sâu và dần thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của tín ngưỡng này trên địa bàn huyện”.
“Đến nay, trên địa bàn huyện không còn ‘nhà đòn’ và ‘tấm phông trắng’; 100% điểm, nhóm không tổ chức ‘Tết chung’; có 11.091/13.108 hộ đã ký cam kết (đạt 86,4%)”, đài truyền hình Cao Bằng cho biết trong một bản tin hôm 11/3.
Truyền thông địa phương cho biết đây là nỗ lực của các cấp chính quyền do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo về “đấu tranh, ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình trên địa bàn tỉnh.”
Từ Đức, ông Vũ Quốc Dụng, Giám Đốc Điều Hành của tổ chức nhân quyền VETO!, nêu nhận định với VOA về việc chính quyền Việt Nam xóa bỏ đạo Dương Văn Mình:
“Hiện nay chính quyền Việt Nam đang tiến hành chiến dịch xóa bỏ đạo Dương Văn Mình, một đạo đặc biệt của người dân tộc H’mong, tập trung ở 4 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và Tuyên Quang.”
“Chính quyền Việt Nam gọi đạo Dương Văn Mình là một tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. Ban đầu Việt Nam gọi họ là tổ chức tôn giáo bất hợp pháp, nhưng dần dần họ bỏ chữ ‘tôn giáo’ đi để tránh việc bị cho là đàn áp tôn giáo.”
Chiến dịch xóa bỏ đạo Dương Văn Mình bắt đầu từ tháng 12/2021 khi ông Dương Văn Mình, người sáng lập, bị chết do bệnh ung thư. Nhân dịp đó, chính quyền ra tay đàn áp.
“Chiến dịch xóa bỏ này dùng các biện pháp như hăm dọa, bắt giữ, kết án tù, phá nhà bảo quản đồ tang lễ, phá các bàn thờ, bắt ký giấy cam kết bỏ đạo, cấm không được tập trung cầu nguyện vào ngày Chủ Nhật, phá các đám tang…”
Xô xát giữa cơ quan chức năng và tín đồ, gia đình ông Dương Văn Mình ngày 12/12/2021
Nhận định về tính hợp pháp của các hành động cấm đoàn này, ông Dụng nói:
“Cho đến bây giờ chính quyền không có bằng chứng nào cho những lời kết tội họ, cho rằng đây là tổ chức mê tín, nhằm có các hoạt động xưng vua, hay thành lập ra các khu tự trị…Các cáo buộc đó nhà nước không chứng minh được. Tuy nhiên, nhà nước vẫn đưa ra các chính sách xóa bỏ, cấm cản.”
“Cho đến bây giờ đặc điểm của chiến dịch này là không có văn bản. Tất cả đều nói rằng họ đều làm theo cấp trên và họ tiếp tục thi hành các biện pháp rất dã man… Điều này nói lên tính chất vô pháp – không dựa vào luật pháp, không dựa vào Hiến pháp hay bất cứ đạo luật nào tại Việt Nam,” ông Dụng cho biết thêm.
Vào tháng trước, chính phủ và Bộ Công an Việt Nam, trực tiếp là Cục An ninh nội địa, đã đề nghị công an các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn xây dựng các mục tiêu, lộ trình, thông qua việc huy động cả hệ thống chính trị tham gia, để “đấu tranh, xoá bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.”
Theo luật pháp Việt Nam hiện nay, người dân có quyền theo bất kỳ tín ngưỡng, tôn giáo nào mà họ mong muốn. Pháp luật cũng không có quy định nào cấm người dân không được tham gia các tôn giáo chưa đăng ký với chính quyền, kể cả các tôn giáo mà báo chí nhà nước dán nhãn “tà đạo.”
Từ trước đến nay, chính quyền Việt Nam bác bỏ các cáo buộc vi phạm tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Trong một văn bản phản hồi lời đề nghị đưa ra bình luận của VOA vào tháng 11/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam viết: “Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.” (VOA)
April 13, 2023
Cao Bằng: Chính quyền tháo phông bàn thờ, ép tín đồ Dương Văn Mình bỏ đạo
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Bàn thờ của một gia đình theo đạo Dương Văn Mình trước và sau khi bị phá ngày 2/8/2022 ở Nà Héng, Nam Quang, Bảo Lâm, Cao Bằng (VETO!)
Các tín đồ của tín ngưỡng có tên Dương Văn Mình ở xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng cho VOA biết rằng vào ngày 5/4/2023, chính quyền địa phương cử 15 cán bộ xã vào xóm Nà Héng để phá bàn thờ và ép những người dân tộc H’mong theo đạo Dương Văn Mình ký vào giấy cam kết bỏ đạo.
Các tín đồ cho biết đoàn chính quyền đã chặn đường 7 tín đồ và ép họ ký vào bản cam kết bỏ đạo. Khi họ từ chối ký thì chính quyền được cho là đã khống chế chân tay để bôi mực và ấn vân tay của họ vào các tờ giấy cam kết này.
Các nạn nhân bao gồm ông Lý Văn Chi, ông Hoàng Văn Chạ, ông Mã Văn Chầu, ông Mã Văn Sùng, ông Đào Văn Sử và bà Đào Thị Pè.
Trao đổi với VOA, ông Lý Văn Chi thuật lại sự việc xảy ra hôm 5/4:
“…Cán bộ xã bảo dừng xe, ký cam kết…nhưng chúng tôi không nhất trí….Họ ép buộc ký…”
Ông Hoàng Văn Thành, một người đại diện và đồng thời là người thông dịch cho ông Chi do ông không rành tiếng Kinh, nói với VOA:
“Hôm đấy ông Chi đi chợ khoảng 9 giờ sáng hơn thì gia đình điện cho ông Chi bảo rằng về nhà đi vì có đoàn chính quyền đến nhà tháo dỡ phông bàn thờ. Ông Chi liền quay từ chợ về cách nhà 300m thì ông Chi gặp đoàn chính quyền, họ dừng xe ông. Họ nói ‘yêu cầu anh từ nay không treo cái phông kia nữa. Chúng tôi có bản cam kết để anh tự nguyện ký bỏ đạo, tín ngưỡng đó và không tin theo nữa. Nếu anh không nhất trí thì chúng tôi sẽ bắt buộc anh ký’.”
“Ông Chi không ký và bảo rằng ‘đó là con đường hợp với tôi’. Đoàn chính quyền cầm tay và kéo ông Chi điểm chỉ ký vào tờ cam kết. Ông Chi không chịu, ông làm rách tờ 1 thì chính quyền ép ký vào tờ 2. Sau khi kéo tay ông Chi điểm chỉ xong thì đoàn chính quyền đi về, không nói gì nữa.”
Ông Hoàng Văn Chạ, một nạn nhân khác cũng bị ép bỏ đạo, nói với VOA:
“Có một anh cầm tay trái tôi vặn về đằng sau, sau đó 5 người cầm tay của tôi điểm chỉ. Có anh trưởng công an xã đi từ bên phải bóp vào sườn của tôi.”
Khi được hỏi về việc bị chính quyền chặn đường và ép ký bỏ đạo, ông Chạ nói: “Tôi nghĩ chính quyền làm như thế là không đúng pháp luật. Ép người dân như vậy là quá đáng đối với người dân… Làm như vậy sẽ làm cho bà con hoang mang.”
Ông Chạ nói về đạo Dương Văn Mình: “Đó là một điều tốt. Khi chúng tôi lớn lên, cha mẹ chúng tôi đã theo. Chúng tôi thấy điều đó là đúng với phong tục của người H’mong và không có gì sai pháp luật. Điều đó rất tốt đối với bản thân tôi và với người H’mong theo Dương Văn Mình.”
VOA đã liên lạc chính quyền xã Nam Quang, và chính quyền huyện Bảo Lâm, kể cả Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng, đề nghị họ cho ý kiến về các cáo buộc trên, nhưng chưa được phản hồi.
Hồi tháng 3/2023, chính quyền huyện Bảo Lâm tổ chức một hội nghị “tổng kết cao điểm 100 ngày đấu tranh xóa bỏ “tổ chức bất hợp pháp” Dương Văn Mình, ca ngợi thành tích về việc “kiềm chế, kéo giảm sâu và dần thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của tín ngưỡng này trên địa bàn huyện”.
“Đến nay, trên địa bàn huyện không còn ‘nhà đòn’ và ‘tấm phông trắng’; 100% điểm, nhóm không tổ chức ‘Tết chung’; có 11.091/13.108 hộ đã ký cam kết (đạt 86,4%)”, đài truyền hình Cao Bằng cho biết trong một bản tin hôm 11/3.
Truyền thông địa phương cho biết đây là nỗ lực của các cấp chính quyền do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo về “đấu tranh, ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình trên địa bàn tỉnh.”
Từ Đức, ông Vũ Quốc Dụng, Giám Đốc Điều Hành của tổ chức nhân quyền VETO!, nêu nhận định với VOA về việc chính quyền Việt Nam xóa bỏ đạo Dương Văn Mình:
“Hiện nay chính quyền Việt Nam đang tiến hành chiến dịch xóa bỏ đạo Dương Văn Mình, một đạo đặc biệt của người dân tộc H’mong, tập trung ở 4 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, và Tuyên Quang.”
“Chính quyền Việt Nam gọi đạo Dương Văn Mình là một tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình. Ban đầu Việt Nam gọi họ là tổ chức tôn giáo bất hợp pháp, nhưng dần dần họ bỏ chữ ‘tôn giáo’ đi để tránh việc bị cho là đàn áp tôn giáo.”
Chiến dịch xóa bỏ đạo Dương Văn Mình bắt đầu từ tháng 12/2021 khi ông Dương Văn Mình, người sáng lập, bị chết do bệnh ung thư. Nhân dịp đó, chính quyền ra tay đàn áp.
“Chiến dịch xóa bỏ này dùng các biện pháp như hăm dọa, bắt giữ, kết án tù, phá nhà bảo quản đồ tang lễ, phá các bàn thờ, bắt ký giấy cam kết bỏ đạo, cấm không được tập trung cầu nguyện vào ngày Chủ Nhật, phá các đám tang…”
Xô xát giữa cơ quan chức năng và tín đồ, gia đình ông Dương Văn Mình ngày 12/12/2021
Nhận định về tính hợp pháp của các hành động cấm đoàn này, ông Dụng nói:
“Cho đến bây giờ chính quyền không có bằng chứng nào cho những lời kết tội họ, cho rằng đây là tổ chức mê tín, nhằm có các hoạt động xưng vua, hay thành lập ra các khu tự trị…Các cáo buộc đó nhà nước không chứng minh được. Tuy nhiên, nhà nước vẫn đưa ra các chính sách xóa bỏ, cấm cản.”
“Cho đến bây giờ đặc điểm của chiến dịch này là không có văn bản. Tất cả đều nói rằng họ đều làm theo cấp trên và họ tiếp tục thi hành các biện pháp rất dã man… Điều này nói lên tính chất vô pháp – không dựa vào luật pháp, không dựa vào Hiến pháp hay bất cứ đạo luật nào tại Việt Nam,” ông Dụng cho biết thêm.
Vào tháng trước, chính phủ và Bộ Công an Việt Nam, trực tiếp là Cục An ninh nội địa, đã đề nghị công an các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn xây dựng các mục tiêu, lộ trình, thông qua việc huy động cả hệ thống chính trị tham gia, để “đấu tranh, xoá bỏ tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình.”
Theo luật pháp Việt Nam hiện nay, người dân có quyền theo bất kỳ tín ngưỡng, tôn giáo nào mà họ mong muốn. Pháp luật cũng không có quy định nào cấm người dân không được tham gia các tôn giáo chưa đăng ký với chính quyền, kể cả các tôn giáo mà báo chí nhà nước dán nhãn “tà đạo.”
Từ trước đến nay, chính quyền Việt Nam bác bỏ các cáo buộc vi phạm tự do tôn giáo, tín ngưỡng.
Trong một văn bản phản hồi lời đề nghị đưa ra bình luận của VOA vào tháng 11/2022, Bộ Ngoại giao Việt Nam viết: “Việt Nam luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.” (VOA)