Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phải thúc giục giới lãnh đạo Việt Nam chấm dứt các hành vi đàn áp nhân quyền và thả tự do cho hơn 160 tù nhân chính trị, đặc biệt là nhà báo từng được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh Phạm Đoan Trang, trong chuyến thăm của ông tới Hà Nội cuối tuần này.
Ông Blinken sẽ đến thăm Hà Nội từ ngày 14 đến 16, trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam với tư cách ngoại trưởng Mỹ, dự kiến gặp mặt một số lãnh đạo cao nhất của quốc gia Đông Nam Á.
“Ông Blinken nên nhân cơ hội này để thúc giục một cách công khai và riêng tư giới lãnh đạo Việt Nam chấm dứt việc lạm dụng có hệ thống quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa, đồng thời trả tự do cho hơn 160 tù nhân chính trị đang bị giam cầm vì thực thi các quyền của họ,” ông Phil Robertson, phó giám đốc ban Á châu của HRW, có trụ sở ở New York, Mỹ, nói trong một thông cáo đưa ra hôm 12/4.
Chỉ hai ngày trước chuyến thăm đã được lên lịch của ông Blinken, chính quyền Việt Nam kết án nhà hoạt động và blogger nổi danh Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù với các buộc “tuyên truyền chống nhà nước” trong một phiên xử kín bất chấp những lời lên án từ các tổ chức nhân quyền quốc tế. Trước đó vài tuần, các tòa án do Đảng Cộng sản cầm quyền kiểm soát cũng đã kết án nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Trương Văn Dũng.
Ông Robertson cho rằng hồ sơ nhân quyền của Việt Nam “đã xấu đi trong những năm gần đây, với hầu hết các blogger, nhà báo công dân và nhà hoạt động nhân quyền nổi danh bị bắt và bỏ tù vì bảy tỏ quan điểm mà chính quyền không đồng ý.”
Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ, được Ngoại trưởng Blinken công bố hôm 20/3, cho rằng chính quyền Việt Nam vẫn “hạn chế nghiêm trọng tự do biểu đạt và tự do báo chí, bao gồm bắt và truy tố tùy tiên những người chỉ trích chính quyền” trong số nhiều vi phạm khác về nhân quyền ở quốc gia Đông Nam Á.
Nhân quyền vẫn là một trong những khác biệt lớn nhất giữa Mỹ và Việt Nam trong mối quan hệ giữa hai nước có các thể chế hoàn toàn khác nhau.
Nhận định về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken đến Hà Nội, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink gọi đó là “bức tranh có những mảng màu sáng tối lẫn lộn” với cả những tiến bộ và cả những quan ngại đáng kể về tự do ngôn luận, đặc biệt là trên mạng, và cả về tự do tôn giáo.
Thông tin cho các phóng viên tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 10/4 về chuyến thăm của ông Blinken tới Việt Nam, ông Kritenbrink, từng là đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cho biết ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ nêu vấn đề nhân quyền khi gặp các lãnh đạo Việt Nam.
Ông Robertson cho rằng ngoại trưởng Mỹ nên “đưa ra lời kêu gọi đặc biệt đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho blogger Phạm Đoang Trang, người được Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế năm 2022 và cam kết bảo vệ họ.
Bà Trang, nhà báo bất đồng chính kiến nổi danh nhất của Việt Nam và được quốc tế công nhận cho những hoạt động vì nhân quyền ở quốc gia độc đảng, đang thụ án 9 năm tù cùng với tội danh mà nhà cầm quyền dùng để kết tội ông Thắng hôm 12/4, một cáo buộc bị các tổ chức quốc tế và những người bảo vệ nhân quyền cho là được chính quyền sử dụng để đàn áp những tiếng nói bất đồng.
Theo HRW, việc “bắt giữ tùy tiện” của nhà cầm quyền Việt Nam còn mở rộng sang các nhà hoạt động môi trường.
Vào năm ngoái, các tòa án ở Việt Nam kết án và bỏ tù nhà báo Mai Phan Lợi, luật sư môi trường Đặng Đình Bách và nhà bảo vệ môi trường được quốc tế công nhận Ngụy Thị Khanh với cáo buộc “trốn thuế.” Các tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng những bản án này có động cơ chính trị. Các chính phủ phương Tây, trong đó có Mỹ, đã kêu gọi Việt Nam thả tự do cho họ.
Việc kết án những nhà hoạt động môi trường này khiến giới quan sát nghi ngờ về cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với quốc tế trong các mục tiêu giảm phát thải ròng và từ bỏ nhiệt điện than.
Mỹ và Việt Nam đang hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh cho đến kinh tế cho đến khí hậu. Trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink nói rằng Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực với những hợp tác này.
Ông Robertson còn thúc giục Ngoại trưởng Blinken gây sức ép với các nhà lãnh đạo Việt Nam “chấm dứt các cản trở về quyền tự do đi lại” ở quốc gia Đông Nam Á. Sự hạn chế này được HRW ghi nhận trong báo cáo ra mắt vào năm ngoái, trong đó nói đến “các vụ vi phạm thường xuyên của chính quyền Việt Nam đối với quyền tự do đi lại và các quyền cơ bản khác bằng cách buộc các nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến, và những người bảo vệ nhân quyền phải chịu quản thúc tại gia vô thời hạn” cùng nhiều hình thức câu lưu khác.
Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng chính quyền Việt Nam “thường xuyên áp đặt giới hạn về tự do đi lại đối với các cá nhân,” đặc biệt là những người “bày tỏ quan điểm chỉ trích chính quyền.”
Việt Nam, tuy nhiên đã bác bỏ những vi phạm nhân quyền được nêu trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội tháng trước nói rằng “bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam”. Tuy nhiên, người phát ngôn cũng cho biết Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở và trên tinh thần xây dựng với Mỹ về những vấn đề còn có sự khác biệt.”
Phản hồi yêu cầu bình luận của VOA về lời kêu gọi của HRW đối với Ngoại trưởng Blinken khi đến thăm Hà Nội cuối tuần này, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/4 đề cập đến những gì ông Kritenbrink trả lời phóng viên Nike Ching của VOA hôm 10/4, rằng Ngoại trưởng Blinken “sẽ có cơ hội thảo luận thẳng thắn về những lĩnh vực đã có những phát triển tích cực liên quan đến nhân quyền và xã hội dân sự.”
Theo ông Kritenbrink, chính phủ Mỹ đã chúc mừng Việt Nam khi Việt Nam trúng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ này và rằng Mỹ mong mỏi Việt Nam xứng đáng với nghĩa vụ và những cam kết nhân quyền quốc tế khi là một thành viên có trách nhiệm của Hội đồng.
Trong lúc chính quyền Tổng thống Biden đặt nhân quyền vào trọng tâm của chính sách đối ngoại với các quốc gia trên thế giới, ông Robertson cho rằng Ngoại trưởng Blinken không thể “cứ như vậy” với chính phủ Việt Nam chừng nào Hà Nội còn gia tăng đàn áp các nhà hoạt động trong nước. (VOA)
April 14, 2023
HRW kêu gọi Ngoại trưởng Blinken thúc giục Việt Nam thả tự cho Phạm Đoan Trang và hàng trăm tù nhân chính trị
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (HRW) kêu gọi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phải thúc giục giới lãnh đạo Việt Nam chấm dứt các hành vi đàn áp nhân quyền và thả tự do cho hơn 160 tù nhân chính trị, đặc biệt là nhà báo từng được Bộ Ngoại giao Mỹ vinh danh Phạm Đoan Trang, trong chuyến thăm của ông tới Hà Nội cuối tuần này.
Ông Blinken sẽ đến thăm Hà Nội từ ngày 14 đến 16, trong chuyến thăm đầu tiên tới Việt Nam với tư cách ngoại trưởng Mỹ, dự kiến gặp mặt một số lãnh đạo cao nhất của quốc gia Đông Nam Á.
“Ông Blinken nên nhân cơ hội này để thúc giục một cách công khai và riêng tư giới lãnh đạo Việt Nam chấm dứt việc lạm dụng có hệ thống quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa, đồng thời trả tự do cho hơn 160 tù nhân chính trị đang bị giam cầm vì thực thi các quyền của họ,” ông Phil Robertson, phó giám đốc ban Á châu của HRW, có trụ sở ở New York, Mỹ, nói trong một thông cáo đưa ra hôm 12/4.
Chỉ hai ngày trước chuyến thăm đã được lên lịch của ông Blinken, chính quyền Việt Nam kết án nhà hoạt động và blogger nổi danh Nguyễn Lân Thắng 6 năm tù với các buộc “tuyên truyền chống nhà nước” trong một phiên xử kín bất chấp những lời lên án từ các tổ chức nhân quyền quốc tế. Trước đó vài tuần, các tòa án do Đảng Cộng sản cầm quyền kiểm soát cũng đã kết án nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Trương Văn Dũng.
Ông Robertson cho rằng hồ sơ nhân quyền của Việt Nam “đã xấu đi trong những năm gần đây, với hầu hết các blogger, nhà báo công dân và nhà hoạt động nhân quyền nổi danh bị bắt và bỏ tù vì bảy tỏ quan điểm mà chính quyền không đồng ý.”
Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ, được Ngoại trưởng Blinken công bố hôm 20/3, cho rằng chính quyền Việt Nam vẫn “hạn chế nghiêm trọng tự do biểu đạt và tự do báo chí, bao gồm bắt và truy tố tùy tiên những người chỉ trích chính quyền” trong số nhiều vi phạm khác về nhân quyền ở quốc gia Đông Nam Á.
Nhân quyền vẫn là một trong những khác biệt lớn nhất giữa Mỹ và Việt Nam trong mối quan hệ giữa hai nước có các thể chế hoàn toàn khác nhau.
Nhận định về tình hình nhân quyền ở Việt Nam trước chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken đến Hà Nội, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink gọi đó là “bức tranh có những mảng màu sáng tối lẫn lộn” với cả những tiến bộ và cả những quan ngại đáng kể về tự do ngôn luận, đặc biệt là trên mạng, và cả về tự do tôn giáo.
Thông tin cho các phóng viên tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 10/4 về chuyến thăm của ông Blinken tới Việt Nam, ông Kritenbrink, từng là đại sứ Mỹ tại Hà Nội, cho biết ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ nêu vấn đề nhân quyền khi gặp các lãnh đạo Việt Nam.
Ông Robertson cho rằng ngoại trưởng Mỹ nên “đưa ra lời kêu gọi đặc biệt đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho blogger Phạm Đoang Trang, người được Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế năm 2022 và cam kết bảo vệ họ.
Bà Trang, nhà báo bất đồng chính kiến nổi danh nhất của Việt Nam và được quốc tế công nhận cho những hoạt động vì nhân quyền ở quốc gia độc đảng, đang thụ án 9 năm tù cùng với tội danh mà nhà cầm quyền dùng để kết tội ông Thắng hôm 12/4, một cáo buộc bị các tổ chức quốc tế và những người bảo vệ nhân quyền cho là được chính quyền sử dụng để đàn áp những tiếng nói bất đồng.
Theo HRW, việc “bắt giữ tùy tiện” của nhà cầm quyền Việt Nam còn mở rộng sang các nhà hoạt động môi trường.
Vào năm ngoái, các tòa án ở Việt Nam kết án và bỏ tù nhà báo Mai Phan Lợi, luật sư môi trường Đặng Đình Bách và nhà bảo vệ môi trường được quốc tế công nhận Ngụy Thị Khanh với cáo buộc “trốn thuế.” Các tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng những bản án này có động cơ chính trị. Các chính phủ phương Tây, trong đó có Mỹ, đã kêu gọi Việt Nam thả tự do cho họ.
Việc kết án những nhà hoạt động môi trường này khiến giới quan sát nghi ngờ về cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với quốc tế trong các mục tiêu giảm phát thải ròng và từ bỏ nhiệt điện than.
Mỹ và Việt Nam đang hợp tác sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, từ an ninh cho đến kinh tế cho đến khí hậu. Trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink nói rằng Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ ở khu vực với những hợp tác này.
Ông Robertson còn thúc giục Ngoại trưởng Blinken gây sức ép với các nhà lãnh đạo Việt Nam “chấm dứt các cản trở về quyền tự do đi lại” ở quốc gia Đông Nam Á. Sự hạn chế này được HRW ghi nhận trong báo cáo ra mắt vào năm ngoái, trong đó nói đến “các vụ vi phạm thường xuyên của chính quyền Việt Nam đối với quyền tự do đi lại và các quyền cơ bản khác bằng cách buộc các nhà hoạt động, những người bất đồng chính kiến, và những người bảo vệ nhân quyền phải chịu quản thúc tại gia vô thời hạn” cùng nhiều hình thức câu lưu khác.
Báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho rằng chính quyền Việt Nam “thường xuyên áp đặt giới hạn về tự do đi lại đối với các cá nhân,” đặc biệt là những người “bày tỏ quan điểm chỉ trích chính quyền.”
Việt Nam, tuy nhiên đã bác bỏ những vi phạm nhân quyền được nêu trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ở Hà Nội tháng trước nói rằng “bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của nhà nước Việt Nam”. Tuy nhiên, người phát ngôn cũng cho biết Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở và trên tinh thần xây dựng với Mỹ về những vấn đề còn có sự khác biệt.”
Phản hồi yêu cầu bình luận của VOA về lời kêu gọi của HRW đối với Ngoại trưởng Blinken khi đến thăm Hà Nội cuối tuần này, Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 13/4 đề cập đến những gì ông Kritenbrink trả lời phóng viên Nike Ching của VOA hôm 10/4, rằng Ngoại trưởng Blinken “sẽ có cơ hội thảo luận thẳng thắn về những lĩnh vực đã có những phát triển tích cực liên quan đến nhân quyền và xã hội dân sự.”
Theo ông Kritenbrink, chính phủ Mỹ đã chúc mừng Việt Nam khi Việt Nam trúng cử làm thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ này và rằng Mỹ mong mỏi Việt Nam xứng đáng với nghĩa vụ và những cam kết nhân quyền quốc tế khi là một thành viên có trách nhiệm của Hội đồng.
Trong lúc chính quyền Tổng thống Biden đặt nhân quyền vào trọng tâm của chính sách đối ngoại với các quốc gia trên thế giới, ông Robertson cho rằng Ngoại trưởng Blinken không thể “cứ như vậy” với chính phủ Việt Nam chừng nào Hà Nội còn gia tăng đàn áp các nhà hoạt động trong nước. (VOA)