Ông Bùi Tuấn Lâm, nhà hoạt động cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền và được nhiều người biết đến với biệt danh “Thánh rắc hành” (do nhại theo video Bộ trưởng Công an Tô Lâm ăn bò dát vàng) vẫn chưa được phép gặp người thân sau khi Công an thành phố Đà Nẵng kết thúc giai đoạn điều tra.
Ông Lâm, 39 tuổi, bị bắt ngày 07/9/2022 về cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự năm 2015. Ông chưa được gặp người thân và luật sư trong hơn bảy tháng qua kể từ khi bị bắt, gia đình cho hay.
Ngày 14/4, bà Lê Thanh Lâm cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết Công an Đà Nẵng đã kết thúc giai đoạn điều tra trong đầu tháng này và đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát thành phố.
Công an Đà Nẵng chỉ gửi thông báo kết thúc điều tra cho luật sư bào chữa Nguyễn Văn Miếng nhưng không gửi bản kết luận điều tra, bà Lâm nói.
Gia đình thuê thêm hai luật sư Ngô Anh Tuấn và Lê Đình Việt bào chữa cho ông Lâm. Tuy nhiên, luật sư Ngô Anh Tuấn cho RFA biết ông vẫn chưa nhận được giấy mời và đăng ký thủ tục người bào chữa.
Phóng viên chưa thể liên lạc được với luật sư Lê Đình Việt để hỏi ông về tiến trình chuẩn bị bào chữa cho ông Lâm.
Về việc thăm gặp chồng trong trại tạm giam, bà Lê Thanh Lâm cho RFA hay:
“Tôi đã làm đơn xin thăm gặp chồng nhưng mà người thụ lý hồ sơ của chồng tôi ở Viện Kiểm sát không đồng ý. Lý do họ đưa ra là vì chồng tôi phạm tội rất là nghiêm trọng nên không được thăm gặp.”
Bà cho biết thêm phía Viện Kiểm sát chỉ trả lời miệng và từ chối trả lời bằng văn bản khi bà yêu cầu.
Phóng viên có gọi điện cho bà Ngô Thị Bích Phượng- người thụ lý vụ án của ông Bùi Tuấn Lâm nhưng vị phó phòng của Viện Kiểm sát từ chối trả lời, cho biết chỉ có Chánh văn phòng mới có quyền phát ngôn.
Công an Việt Nam không cho bị can trong các vụ án an ninh quốc gia được gặp người thân và luật sư trong quá trình điều tra, lấy lý do để bảo vệ quá trình điều tra. Tuy nhiên, không có quy định về hạn chế thăm gặp sau khi kết thúc điều tra.
Theo Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng.
Khoản 2 Điều 22 của luật này cũng quy định một số trường hợp người bị tạm giam không được gặp thân nhân nhưng trường hợp của ông Lâm không nằm trong các diện này.
Điều 6 của luật trên cũng cấm hành vi cản trở người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân.
Luật sư Hà Huy Sơn của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho hay:
“Luật quy định thân nhân có quyền gặp một tháng một lần nhưng trường hợp có văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án thông báo cho trại là không được gặp thân nhân vì ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì không được gặp.”
Việc cho bị can thăm gặp thân nhân trong các vụ án an ninh quốc gia được áp dụng không thống nhất ở các địa phương. Trong nhiều vụ án, người bất đồng chính kiến chỉ được gặp thân nhân khi đi thi hành án nhưng cũng có trường hợp được gặp người nhà sau khi kết thúc điều tra.
Ông Lâm, một chủ cửa hàng bán bún ở thành phố Đà Nẵng, bị bắt vì bị cho là thường xuyên dùng mạng xã hội để đăng tải những bài viết, video, và livestream có nội dung “xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, Nhà nước; cổ xúy cho các hoạt động chống Đảng và Nhà nước Việt Nam” từ năm 2013.
Một số bài viết của ông Lâm còn bị cho có nội dung xúc phạm lãnh tụ, xúc phạm uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân…
Ông bị sách nhiễu nhiều lần trước khi bị bắt, trong đó có việc bị triệu tập lên đồn công an vào giữa tháng 11 năm 2021 sau khi ông đăng một video lên trên trang Facebook cá nhân nhại lại động tác của “Thánh rắc muối” Salt Bae khi phục vụ món bò dát vàng đắt đỏ cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm ở một nhà hàng ở thủ đô London khi ông này có chuyến viếng thăm Anh Quốc.
Ông Lâm còn được biết đến với tên Peter Lâm Bùi từ những nhà hoạt động năng nổ trong các lĩnh vực như nhân quyền, trợ giúp dân oan, và thiện nguyện trong thập niên qua.
Ông là một trong mười người bất đồng chính kiến đang bị tạm giam về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Trong số này còn có kỹ sư Trần Văn Bang, giảng viên cao đẳng sư phạm Đặng Đăng Phước, và Nguyễn Thuý Hạnh- người đang bị buộc chữa bệnh ở cơ sở điều trị tâm thần. (RFA)
April 14, 2023
“Thánh rắc hành” Bùi Tuấn Lâm vẫn chưa được gặp thân nhân sau khi kết thúc điều tra
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ông Bùi Tuấn Lâm trước xe bán bún bò của gia đình
Ông Bùi Tuấn Lâm, nhà hoạt động cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền và được nhiều người biết đến với biệt danh “Thánh rắc hành” (do nhại theo video Bộ trưởng Công an Tô Lâm ăn bò dát vàng) vẫn chưa được phép gặp người thân sau khi Công an thành phố Đà Nẵng kết thúc giai đoạn điều tra.
Ông Lâm, 39 tuổi, bị bắt ngày 07/9/2022 về cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự năm 2015. Ông chưa được gặp người thân và luật sư trong hơn bảy tháng qua kể từ khi bị bắt, gia đình cho hay.
Ngày 14/4, bà Lê Thanh Lâm cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết Công an Đà Nẵng đã kết thúc giai đoạn điều tra trong đầu tháng này và đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát thành phố.
Công an Đà Nẵng chỉ gửi thông báo kết thúc điều tra cho luật sư bào chữa Nguyễn Văn Miếng nhưng không gửi bản kết luận điều tra, bà Lâm nói.
Gia đình thuê thêm hai luật sư Ngô Anh Tuấn và Lê Đình Việt bào chữa cho ông Lâm. Tuy nhiên, luật sư Ngô Anh Tuấn cho RFA biết ông vẫn chưa nhận được giấy mời và đăng ký thủ tục người bào chữa.
Phóng viên chưa thể liên lạc được với luật sư Lê Đình Việt để hỏi ông về tiến trình chuẩn bị bào chữa cho ông Lâm.
Về việc thăm gặp chồng trong trại tạm giam, bà Lê Thanh Lâm cho RFA hay:
“Tôi đã làm đơn xin thăm gặp chồng nhưng mà người thụ lý hồ sơ của chồng tôi ở Viện Kiểm sát không đồng ý. Lý do họ đưa ra là vì chồng tôi phạm tội rất là nghiêm trọng nên không được thăm gặp.”
Bà cho biết thêm phía Viện Kiểm sát chỉ trả lời miệng và từ chối trả lời bằng văn bản khi bà yêu cầu.
Phóng viên có gọi điện cho bà Ngô Thị Bích Phượng- người thụ lý vụ án của ông Bùi Tuấn Lâm nhưng vị phó phòng của Viện Kiểm sát từ chối trả lời, cho biết chỉ có Chánh văn phòng mới có quyền phát ngôn.
Công an Việt Nam không cho bị can trong các vụ án an ninh quốc gia được gặp người thân và luật sư trong quá trình điều tra, lấy lý do để bảo vệ quá trình điều tra. Tuy nhiên, không có quy định về hạn chế thăm gặp sau khi kết thúc điều tra.
Theo Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015, người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng.
Khoản 2 Điều 22 của luật này cũng quy định một số trường hợp người bị tạm giam không được gặp thân nhân nhưng trường hợp của ông Lâm không nằm trong các diện này.
Điều 6 của luật trên cũng cấm hành vi cản trở người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân.
Luật sư Hà Huy Sơn của Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho hay:
“Luật quy định thân nhân có quyền gặp một tháng một lần nhưng trường hợp có văn bản của cơ quan đang thụ lý vụ án thông báo cho trại là không được gặp thân nhân vì ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án thì không được gặp.”
Việc cho bị can thăm gặp thân nhân trong các vụ án an ninh quốc gia được áp dụng không thống nhất ở các địa phương. Trong nhiều vụ án, người bất đồng chính kiến chỉ được gặp thân nhân khi đi thi hành án nhưng cũng có trường hợp được gặp người nhà sau khi kết thúc điều tra.
Ông Lâm, một chủ cửa hàng bán bún ở thành phố Đà Nẵng, bị bắt vì bị cho là thường xuyên dùng mạng xã hội để đăng tải những bài viết, video, và livestream có nội dung “xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của đảng, Nhà nước; cổ xúy cho các hoạt động chống Đảng và Nhà nước Việt Nam” từ năm 2013.
Một số bài viết của ông Lâm còn bị cho có nội dung xúc phạm lãnh tụ, xúc phạm uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân…
Ông bị sách nhiễu nhiều lần trước khi bị bắt, trong đó có việc bị triệu tập lên đồn công an vào giữa tháng 11 năm 2021 sau khi ông đăng một video lên trên trang Facebook cá nhân nhại lại động tác của “Thánh rắc muối” Salt Bae khi phục vụ món bò dát vàng đắt đỏ cho Bộ trưởng Công an Tô Lâm ở một nhà hàng ở thủ đô London khi ông này có chuyến viếng thăm Anh Quốc.
Ông Lâm còn được biết đến với tên Peter Lâm Bùi từ những nhà hoạt động năng nổ trong các lĩnh vực như nhân quyền, trợ giúp dân oan, và thiện nguyện trong thập niên qua.
Ông là một trong mười người bất đồng chính kiến đang bị tạm giam về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Trong số này còn có kỹ sư Trần Văn Bang, giảng viên cao đẳng sư phạm Đặng Đăng Phước, và Nguyễn Thuý Hạnh- người đang bị buộc chữa bệnh ở cơ sở điều trị tâm thần. (RFA)