Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) hôm 13/4 lên án bản án sáu năm tù đối với nhà báo độc lập Nguyễn Lân Thắng về tội “tuyên truyền chống nhà nước” liên quan đến việc ông đưa tin về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
“Bản án nặng dành cho nhà báo Nguyễn Lân Thắng là một sự xúc phạm và phải được đảo ngược ngay lập tức và vô điều kiện,” ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á cho biết. “Việt Nam phải ngừng đối xử với các nhà báo độc lập như kẻ thù của nhà nước”.
Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ) hôm 14/4 kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Lân Thắng và “chấm dứt cuộc bức hại đang diễn ra đối với các nhà báo ở Việt Nam”.
“IFJ lên án bản án đối với ông Nguyễn Lân Thắng và kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông và đảm bảo trả tự do ngay lập tức cho ông. Việc tiếp tục sử dụng tùy tiện các cáo buộc chống nhà nước theo Bộ luật Hình sự Việt Nam để bịt miệng báo chí độc lập và phản biện là không thể chấp nhận được và đặt ra những hạn chế nghiêm trọng đối với tự do báo chí và tự do ngôn luận”, thông cáo của IFJ viết.
Trong một phiên tòa xử kín hôm 12/4, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt ông Thắng 6 năm tù và 2 năm quản chế theo Điều 117 của Bộ luật hình sự với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
“Bản án này không gì khác hơn là một nỗ lực để bịt miệng ông và những người khác dũng cảm ghi lại các vi phạm nhân quyền trong nước”, Tổ chức Ân xá Quốc tế viết trên Twitter sau phiên xử. “Các hoạt động và báo cáo ôn hòa của ông ấy nên được hoan nghênh như một phần của cuộc tranh luận công khai hợp pháp ở Việt Nam, nhưng thay vào đó, ông ấy phải đối mặt với nhiều năm tù. Ông nên được thả ngay lập tức”.
Ông Ian Seiderman, Giám đốc Chính sách và Pháp lý của Uỷ ban Luật gia Quốc tế (ICJ) cho biết: “Việc truy tố và kết án này không chỉ là một hành vi sai trái trong công lý đối với một cá nhân, mà còn là một cuộc tấn công khác vào nền pháp quyền vốn đã xuống cấp ở Việt Nam.
“Cuộc đàn áp đang diễn ra và tăng cường nhắm vào các nhà hoạt động xã hội dân sự, luật sư, nhà báo, nhà bình luận chính trị và người bảo vệ nhân quyền vì đã tham gia vào các hoạt động được bảo vệ theo luật nhân quyền”, ông Seiderman cho biết thêm.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 13/4 lên án bản án, đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam “trả tự do ngay lập tức và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Nguyễn Lân Thắng và những cá nhân khác đang bị giam giữ vì thực hiện ôn hòa và thúc đẩy nhân quyền”.
“Chúng tôi cam kết với Việt Nam ở cấp cao nhất để đạt được tiến bộ trong việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, cũng như tôn trọng pháp quyền và tiếp cận công lý”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ viết trong email gửi VOA hôm 13/4.
Được hỏi liệu trong chuyến thăm Hà Nội vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Antony Blinken có nêu cụ thể trường hợp nhà hoạt động nào bị chính quyền giam cầm hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói: “Trước chuyến thăm Hà Nội của Ngài Ngoại trưởng, thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng – Việt Nam là một đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và mối quan hệ đối tác đó chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Chính phủ Việt Nam thực hiện các bước đồng bộ để đáp ứng các nghĩa vụ và cam kết của mình theo luật pháp quốc tế và cải thiện thành tích nhân quyền của mình”.
Hôm 13/4, Giám đốc điều hành Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ (USAGM) Amanda Bennett ra tuyên bố về việc kết án ông Nguyễn Lân Thắng, cộng tác viên Đài Á Châu Tự Do (RFA).
“Ông Nguyễn đã bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội kết án sáu năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước. Cáo buộc chống lại ông được đưa ra theo Điều 117 của bộ luật hình sự Việt Nam, điều mà chính quyền thường sử dụng để đàn áp tự do ngôn luận trên mạng xã hội”, bà Bennett cho biết.
Bản án này nâng tổng số người đóng góp cho mạng lưới USAGM bị bỏ tù tại Việt Nam lên con số sáu. Những người khác bị bắt bao gồm ông Nguyễn Tường Thụy, ông Trương Duy Nhất, và Nguyễn Văn Hòa, là các cộng tác viên của đài RFA, và ông Lê Anh Hùng và ông Phạm Chí Dũng từ Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA).
Trước phiên xử, gần chục các tổ chức nhân quyền gửi thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng kêu gọi các cơ quan chức năng hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại ông Nguyễn Lân Thắng.
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, 48 tuổi, bị bắt vào tháng 7/2022 và bị biệt giam hơn bảy tháng trước khi ông được gặp luật sư lần đầu tiên vào tháng 2/2023.
Bộ Ngoại giao Việt Nam không phản hồi yêu cầu bình luận của VOA về các lời kêu gọi trên.
Hồi tháng 2/2023, phản hồi yêu cầu bình luận của VOA về nhân quyền, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết: “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam”.
“Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình Đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Các quyền con người và quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trong thực tiễn”, bà Hằng cho biết thêm. (VOA)
April 14, 2023
Thêm nhiều tổ chức lên án Việt Nam xử tù nhà báo Nguyễn Lân Thắng
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) hôm 13/4 lên án bản án sáu năm tù đối với nhà báo độc lập Nguyễn Lân Thắng về tội “tuyên truyền chống nhà nước” liên quan đến việc ông đưa tin về các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
“Bản án nặng dành cho nhà báo Nguyễn Lân Thắng là một sự xúc phạm và phải được đảo ngược ngay lập tức và vô điều kiện,” ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao của CPJ tại Đông Nam Á cho biết. “Việt Nam phải ngừng đối xử với các nhà báo độc lập như kẻ thù của nhà nước”.
Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ) hôm 14/4 kêu gọi Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Lân Thắng và “chấm dứt cuộc bức hại đang diễn ra đối với các nhà báo ở Việt Nam”.
“IFJ lên án bản án đối với ông Nguyễn Lân Thắng và kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông và đảm bảo trả tự do ngay lập tức cho ông. Việc tiếp tục sử dụng tùy tiện các cáo buộc chống nhà nước theo Bộ luật Hình sự Việt Nam để bịt miệng báo chí độc lập và phản biện là không thể chấp nhận được và đặt ra những hạn chế nghiêm trọng đối với tự do báo chí và tự do ngôn luận”, thông cáo của IFJ viết.
Trong một phiên tòa xử kín hôm 12/4, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt ông Thắng 6 năm tù và 2 năm quản chế theo Điều 117 của Bộ luật hình sự với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.
“Bản án này không gì khác hơn là một nỗ lực để bịt miệng ông và những người khác dũng cảm ghi lại các vi phạm nhân quyền trong nước”, Tổ chức Ân xá Quốc tế viết trên Twitter sau phiên xử. “Các hoạt động và báo cáo ôn hòa của ông ấy nên được hoan nghênh như một phần của cuộc tranh luận công khai hợp pháp ở Việt Nam, nhưng thay vào đó, ông ấy phải đối mặt với nhiều năm tù. Ông nên được thả ngay lập tức”.
Ông Ian Seiderman, Giám đốc Chính sách và Pháp lý của Uỷ ban Luật gia Quốc tế (ICJ) cho biết: “Việc truy tố và kết án này không chỉ là một hành vi sai trái trong công lý đối với một cá nhân, mà còn là một cuộc tấn công khác vào nền pháp quyền vốn đã xuống cấp ở Việt Nam.
“Cuộc đàn áp đang diễn ra và tăng cường nhắm vào các nhà hoạt động xã hội dân sự, luật sư, nhà báo, nhà bình luận chính trị và người bảo vệ nhân quyền vì đã tham gia vào các hoạt động được bảo vệ theo luật nhân quyền”, ông Seiderman cho biết thêm.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 13/4 lên án bản án, đồng thời kêu gọi chính phủ Việt Nam “trả tự do ngay lập tức và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với Nguyễn Lân Thắng và những cá nhân khác đang bị giam giữ vì thực hiện ôn hòa và thúc đẩy nhân quyền”.
“Chúng tôi cam kết với Việt Nam ở cấp cao nhất để đạt được tiến bộ trong việc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa, tôn giáo hoặc tín ngưỡng, cũng như tôn trọng pháp quyền và tiếp cận công lý”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ viết trong email gửi VOA hôm 13/4.
Được hỏi liệu trong chuyến thăm Hà Nội vào cuối tuần này, Ngoại trưởng Antony Blinken có nêu cụ thể trường hợp nhà hoạt động nào bị chính quyền giam cầm hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói: “Trước chuyến thăm Hà Nội của Ngài Ngoại trưởng, thông điệp của chúng tôi rất rõ ràng – Việt Nam là một đối tác quan trọng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và mối quan hệ đối tác đó chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Chính phủ Việt Nam thực hiện các bước đồng bộ để đáp ứng các nghĩa vụ và cam kết của mình theo luật pháp quốc tế và cải thiện thành tích nhân quyền của mình”.
Hôm 13/4, Giám đốc điều hành Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ (USAGM) Amanda Bennett ra tuyên bố về việc kết án ông Nguyễn Lân Thắng, cộng tác viên Đài Á Châu Tự Do (RFA).
“Ông Nguyễn đã bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội kết án sáu năm tù về tội tuyên truyền chống nhà nước. Cáo buộc chống lại ông được đưa ra theo Điều 117 của bộ luật hình sự Việt Nam, điều mà chính quyền thường sử dụng để đàn áp tự do ngôn luận trên mạng xã hội”, bà Bennett cho biết.
Bản án này nâng tổng số người đóng góp cho mạng lưới USAGM bị bỏ tù tại Việt Nam lên con số sáu. Những người khác bị bắt bao gồm ông Nguyễn Tường Thụy, ông Trương Duy Nhất, và Nguyễn Văn Hòa, là các cộng tác viên của đài RFA, và ông Lê Anh Hùng và ông Phạm Chí Dũng từ Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA).
Trước phiên xử, gần chục các tổ chức nhân quyền gửi thư ngỏ gửi Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng kêu gọi các cơ quan chức năng hủy bỏ mọi cáo buộc chống lại ông Nguyễn Lân Thắng.
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng, 48 tuổi, bị bắt vào tháng 7/2022 và bị biệt giam hơn bảy tháng trước khi ông được gặp luật sư lần đầu tiên vào tháng 2/2023.
Bộ Ngoại giao Việt Nam không phản hồi yêu cầu bình luận của VOA về các lời kêu gọi trên.
Hồi tháng 2/2023, phản hồi yêu cầu bình luận của VOA về nhân quyền, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết: “Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam”.
“Việt Nam luôn xem con người là trung tâm, là động lực của quá trình Đổi mới và công cuộc phát triển đất nước, và luôn nỗ lực vì mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau. Các quyền con người và quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trong thực tiễn”, bà Hằng cho biết thêm. (VOA)