Trong lịch trình dày đặc và khá kín của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thăm Việt Nam với chuyến thăm ba ngày (14-16/4/2023), ngay trong ngày thứ Bảy, 15 tháng Tư, theo thông báo chính thức từ Bộ Ngoại giao Mỹ, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ sẽ đến thăm một cơ sở tôn giáo tại Hà Nội.
Các bức ảnh của phóng viên hãng tin Reuters đăng tải trong sáng 15/4 cho thấy, Ngoại trưởng Blinken và Đại sứ Marc Knapper đến thăm Nhà thờ tu viện Sainte Marie tại số 37 Hai Bà Trưng Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chuyến thăm này theo lịch dày đặc và bận rộn của phái đoàn Mỹ và xếp hàng thứ ba, sau khi trước đó, Ngoại trưởng Blinken có cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào lúc 8:15 sáng và dự lễ động thổ Tòa đại sứ mới của Hoa Kỳ ở Hà Nội vào lúc 9:25 sáng cùng ngày.
Vẫn theo lịch làm việc và kế hoạch của đoàn Mỹ, chuyến thăm tu viện St. Paul de Chartres của dòng các nữ tu Công giáo tại Hà Nội thậm chí còn diễn ra trước cả bữa trưa trao đổi làm việc (working lunch) giữa Ngoại trưởng Blinken với người đồng cấp, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Bùi Thanh Sơn.
“Một thông điệp mạnh ủng hộ tự do tôn giáo”
Từ Hà Nội, một giáo dân Công giáo, ông Josephe N.V.T., người xin được ẩn danh, đưa ra cảm tưởng của mình, ông nói:
“Tu viện này có từ xưa, sau này còn lại bên cạnh Bệnh viện St. Paul Hà Nội.
“Nếu ở Sài Gòn thì tu viện tương tự nằm ở đường Tôn đức Thắng, thuộc phường Bến Nghé, ở Quận nhất.”
“Như vậy là ông Ngoại trưởng có thể sẽ đến thăm một trong hai cơ sở của dòng nữ tu và chọn tại Hà Nội.”
“Thực ra vì Bệnh viện St. Paul đã lấy hết cơ sở ở 72, phố Nguyễn Thái Học rồi, nên tu viện chuyển về Dòng Mến Thánh giá ở 31 Nhà Chung, Hà Nội.”
“Tôi cho rằng đây là một hành động có tính chất biểu trưng, gửi thông điệp mạnh về việc ủng hộ tự do tôn giáo.”
“Bởi vì tu viện này thuộc dòng nữ tu và trước đặt xây cất ở Bệnh viện St. Paul Hà Nội bây giờ, nhưng nhà nước đã lấy hết đất, nên phải chuyển về Dòng Mến Thánh giá như đã nói.”
“Hiện vẫn chưa đòi lại được vì Nhà nước sử dụng cho Bệnh viện cho mục đích công ích.”
Tu viện St. Paul de Chartres của dòng các nữ tu Công giáo tại Hà Nội được xây dựng trong thời Pháp thuộc tại Việt Nam vào năm 1883.
Theo một tường trình trên mạng công giáo quốc tế liên quan dòng Nữ tu toàn cầu, trong một cao điểm đấu tranh đòi lại đất đai và tài sản của giáo hội và dòng tu, các nữ tu thuộc tu viện St. Paul de Chatres hồi năm 2016 đã tiến hành nhiều hoạt động khiếu nại, thắp nến cầu nguyện, hiệp thương đòi giải quyết tranh chấp, chấm dứt các vi phạm tài sản của dòng và đã có kiến nghị tới các cấp, sở, ban ngành của chính quyền tại Hà Nội.
Theo nguồn này, vào ngày 26/8/2016, các nữ tu Thánh Paul de Chartres và những người ủng hộ giáo dân đã yêu cầu các quan chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trả lời về khiếu nại của họ về việc ai kiểm soát các khu đất lịch sử của tu viện của họ ở thủ đô Việt Nam.
Ngày 28/8 cùng năm, hơn một chục nữ tu, giáo dân đã có đơn gửi tới Ủy ban Nhân dân quận sở tại, Thành phố Hà Nội và cơ quan công an TP Hà Nội. Họ cũng đã gửi kiến nghị tới các lãnh đạo chính phủ, nhà nước Việt Nam khi đó là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cơ quan nhà nước khác.
Và trong một cuộc phản đối mạnh mẽ nhất, khoảng 50 nữ tu và giáo dân Công giáo đã tuần hành ôn hòa dưới ánh nến vào sáng sớm ngày 25/7/2016 tới địa điểm tranh chấp gần tu viện của họ, nơi nhóm tuần hành cùng cầu nguyện và hát thánh ca.
Sau đó, đoàn tuần hành đến trụ sở Ủy ban Nhân dân Quận, yêu cầu các quan chức quận sở tại đưa cho họ một biên bản cuộc gặp trước đó giữa hai bên. Trong cuộc họp đó, 30 nữ tu, trong đó có cả những người già ngồi xe lăn, và giáo dân đã yêu cầu chính quyền Quận đình chỉ việc xây dựng trên đất của họ.
Vẫn theo nguồn từ truyền thông Dòng Nữ tu toàn cầu nói trên, thì đến ngày 28/7, UBND Thành phố Hà Nội đã phải ra lệnh đình chỉ việc xây dựng công trình và yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường giải quyết khiếu nại của nữ tu theo pháp luật.
Ông Blinken gặp sơ Bề trên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Hà Nội – Nữ tu Saint-Jean de Marie Trần Thị Anh (Reuters)
“Chỗ nào lấy rồi thì khó đòi lại”
Ông Joseph N.V.T, nói thêm: “Mấy năm trước xảy ra vụ tranh chấp ở khu vực Bệnh viện Việt Nam – Cuba thuộc chỗ dòng Sainte Marie.
“Nhà thờ tu viện Sainte Marie thì nằm ở số 37 trên đường Hai Bà Trưng, Hà Nội, thì đã bị chiếm và xâm phạm trái phép, việc đó làm hư hỏng nghiêm trọng công trình tu viện, và với giáo dân và dòng tu, giáo hội, thì đã gây ra sự vị phạm pháp luật và xúc phạm tình cảm tôn giáo của người dân và giáo dân Việt Nam.”
“Bây giờ họ (chính quyền) cởi mở hơn bằng cách cho cải tạo hoặc xây mới một số Nhà thờ ở một số nơi. Nhưng chỗ nào họ lấy rồi thì khó đòi lại được.”
“Và Vatican cũng có giúp đỡ, tài trợ cho Giáo hội ở Việt Nam,” ông Joseph N.V.T chia sẻ.
Theo một số tổ chức theo dõi nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, tại Việt Nam đến nay xảy ra ít nhất hàng chục, hàng trăm vụ khiếu kiện lớn nhỏ trong đó các giáo hội thuộc các tôn giáo và cộng đồng tín ngưỡng khác nhau vẫn liên tục có đơn từ, khiếu nại đòi nhà nước, chính quyền các cấp giải quyết, trao trả lại đất đai, tài sản của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, mà trong số đó đa số các chủ thể khiếu nại đều có các giấy tờ, chứng từ, chứng nhận có giá trị và bằng chứng, làm rõ về chủ quyền của bên khiếu nại và đòi đất đai, tài sản của các nhà thờ, dòng tu, các nhà chùa và các cơ sở tín ngưỡng, thờ tự trong cả ba miền.
Tuy nhiên, việc giải quyết vẫn diễn ra vẫn theo các đánh giá này là còn chậm, thậm chí rất chậm và trong nhiều trường hợp còn chưa thỏa đáng, và chỉ giải quyết với số lượng chưa đáng kể, với nơi được “giải quyết”, thì đa số trường hợp chỉ được giải quyết một phần, hoặc những giải pháp thay thế, đền bù, nếu có hy hữu xảy ra, có thể không tương ứng với giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo và kể cả về mặt giá cả thực tế về đất đai, bất động sản v.v… trên thị trường.
Trong khi đó, vẫn theo các tổ chức theo dõi nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng quốc tế và khu vực, vẫn có nhiều phản ánh từ khắp cả nước ở Việt Nam về việc nhiều cơ sở tôn giáo tín ngưỡng bị xâm phạm, hoặc đe dọa xâm phạm đối về mặt hoạt động và tài sản, đất đai, trong số đó các nơi nào mà việc thành lập, hoạt động, dù trong quá khứ từ trước, hay gần đây, mà nhà nước, chính quyền cho là chưa, hay không được công nhận chính thức, có thể bị yêu cầu chấm dứt hoạt động, với các cơ sở có thể bị xóa bỏ, tịch thu, thu lại, xung công, nhiều trường hợp có liên quan tới bắt bớ, trấn áp đã được đưa tin.
“Rõ ràng là một biểu tượng của tự do tôn giáo”
Tuy nhiên, nhà nước và chính quyền Việt Nam và các cơ quan báo chí, truyền thông của nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam, luôn khẳng định và tuyên bố nhà nước và chính quyền luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và cả quyền tự do không tín ngưỡng, không tôn giáo của công dân.
Họ cho rằng các tranh chấp diễn ra, nếu có chỉ là dân sự và các trường hợp nếu có xảy ra các vụ bắt giữ, xét xử, đều do các cá nhân, chủ thể là các đối tượng vi phạm pháp luật của nhà nước, trong đó có pháp luật hình sự; và nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã ký kết như một thành viên, trong đó có các văn bản, điều ước, hiệp định quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc liên quan các quyền con người, trong đó có các quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh các quyền công dân khác trong xã hội dân sự và xã hội truyền thống.
Truyền thông chính thống của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam cũng đưa tin cho hay chính quyền đã thường xuyên có các cuộc đối thoại “cởi mở”, “xây dựng”, “công khai” với các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài, quan tâm đến các vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, có nhiều cuộc đối thoại với các cộng đồng trong nước, trong đó có các giáo hội, giáo dân, Phật tử, tín đồ v.v… để đáp ứng các quyền liên quan. Riêng về quan hệ với một số tôn giáo quốc tế, nhà nước cũng đã có lộ trình thiết lập các trao đổi và bang giao chính thức mang tính xây dựng.
Trở lại chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến tu việnSt. Paul de Chartres, dòng tu nữ, hôm 15/4/2023, một nhà quan sát chính trị và xã hội Việt Nam từ trong nước, cũng xin được không tiết lộ danh tính, cùng ngày đưa ra bình luận:
“Có 2 cơ sở ở Hà Nội mà ông Ngoại trưởng và đoàn Mỹ có thể lựa chọn lấy một để đến thăm thuộc tu viện Thánh Paul the Sartres.”
“Nếu tiện hơn thì sẽ là cơ sở ở khu trục đường Nguyễn Thái Học – Trần Phú, cạnh đó vẫn có một khoảnh lớn không ai đụng tới và Vẫn đầy nữ tu sỹ.”
“Rõ ràng việc lựa chọn tu viện này để thăm viếng là một biểu tượng của tự do tôn giáo, trong lúc riêng về Công giáo, nhà nước Việt Nam đang chuẩn bị lập quan hệ chính thức ở cấp đại sứ với Vatican,” nhà quan sát nêu quan điểm riêng của mình từ Hà Nội. (RFA)
April 18, 2023
Ngoại trưởng Mỹ thăm tu viện tại Hà Nội: “Một thông điệp mạnh ủng hộ tự do tôn giáo”
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Trong lịch trình dày đặc và khá kín của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thăm Việt Nam với chuyến thăm ba ngày (14-16/4/2023), ngay trong ngày thứ Bảy, 15 tháng Tư, theo thông báo chính thức từ Bộ Ngoại giao Mỹ, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ sẽ đến thăm một cơ sở tôn giáo tại Hà Nội.
Các bức ảnh của phóng viên hãng tin Reuters đăng tải trong sáng 15/4 cho thấy, Ngoại trưởng Blinken và Đại sứ Marc Knapper đến thăm Nhà thờ tu viện Sainte Marie tại số 37 Hai Bà Trưng Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Chuyến thăm này theo lịch dày đặc và bận rộn của phái đoàn Mỹ và xếp hàng thứ ba, sau khi trước đó, Ngoại trưởng Blinken có cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính vào lúc 8:15 sáng và dự lễ động thổ Tòa đại sứ mới của Hoa Kỳ ở Hà Nội vào lúc 9:25 sáng cùng ngày.
Vẫn theo lịch làm việc và kế hoạch của đoàn Mỹ, chuyến thăm tu viện St. Paul de Chartres của dòng các nữ tu Công giáo tại Hà Nội thậm chí còn diễn ra trước cả bữa trưa trao đổi làm việc (working lunch) giữa Ngoại trưởng Blinken với người đồng cấp, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Bùi Thanh Sơn.
“Một thông điệp mạnh ủng hộ tự do tôn giáo”
Từ Hà Nội, một giáo dân Công giáo, ông Josephe N.V.T., người xin được ẩn danh, đưa ra cảm tưởng của mình, ông nói:
“Tu viện này có từ xưa, sau này còn lại bên cạnh Bệnh viện St. Paul Hà Nội.
“Nếu ở Sài Gòn thì tu viện tương tự nằm ở đường Tôn đức Thắng, thuộc phường Bến Nghé, ở Quận nhất.”
“Như vậy là ông Ngoại trưởng có thể sẽ đến thăm một trong hai cơ sở của dòng nữ tu và chọn tại Hà Nội.”
“Thực ra vì Bệnh viện St. Paul đã lấy hết cơ sở ở 72, phố Nguyễn Thái Học rồi, nên tu viện chuyển về Dòng Mến Thánh giá ở 31 Nhà Chung, Hà Nội.”
“Tôi cho rằng đây là một hành động có tính chất biểu trưng, gửi thông điệp mạnh về việc ủng hộ tự do tôn giáo.”
“Bởi vì tu viện này thuộc dòng nữ tu và trước đặt xây cất ở Bệnh viện St. Paul Hà Nội bây giờ, nhưng nhà nước đã lấy hết đất, nên phải chuyển về Dòng Mến Thánh giá như đã nói.”
“Hiện vẫn chưa đòi lại được vì Nhà nước sử dụng cho Bệnh viện cho mục đích công ích.”
Tu viện St. Paul de Chartres của dòng các nữ tu Công giáo tại Hà Nội được xây dựng trong thời Pháp thuộc tại Việt Nam vào năm 1883.
Theo một tường trình trên mạng công giáo quốc tế liên quan dòng Nữ tu toàn cầu, trong một cao điểm đấu tranh đòi lại đất đai và tài sản của giáo hội và dòng tu, các nữ tu thuộc tu viện St. Paul de Chatres hồi năm 2016 đã tiến hành nhiều hoạt động khiếu nại, thắp nến cầu nguyện, hiệp thương đòi giải quyết tranh chấp, chấm dứt các vi phạm tài sản của dòng và đã có kiến nghị tới các cấp, sở, ban ngành của chính quyền tại Hà Nội.
Theo nguồn này, vào ngày 26/8/2016, các nữ tu Thánh Paul de Chartres và những người ủng hộ giáo dân đã yêu cầu các quan chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trả lời về khiếu nại của họ về việc ai kiểm soát các khu đất lịch sử của tu viện của họ ở thủ đô Việt Nam.
Ngày 28/8 cùng năm, hơn một chục nữ tu, giáo dân đã có đơn gửi tới Ủy ban Nhân dân quận sở tại, Thành phố Hà Nội và cơ quan công an TP Hà Nội. Họ cũng đã gửi kiến nghị tới các lãnh đạo chính phủ, nhà nước Việt Nam khi đó là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cơ quan nhà nước khác.
Và trong một cuộc phản đối mạnh mẽ nhất, khoảng 50 nữ tu và giáo dân Công giáo đã tuần hành ôn hòa dưới ánh nến vào sáng sớm ngày 25/7/2016 tới địa điểm tranh chấp gần tu viện của họ, nơi nhóm tuần hành cùng cầu nguyện và hát thánh ca.
Sau đó, đoàn tuần hành đến trụ sở Ủy ban Nhân dân Quận, yêu cầu các quan chức quận sở tại đưa cho họ một biên bản cuộc gặp trước đó giữa hai bên. Trong cuộc họp đó, 30 nữ tu, trong đó có cả những người già ngồi xe lăn, và giáo dân đã yêu cầu chính quyền Quận đình chỉ việc xây dựng trên đất của họ.
Vẫn theo nguồn từ truyền thông Dòng Nữ tu toàn cầu nói trên, thì đến ngày 28/7, UBND Thành phố Hà Nội đã phải ra lệnh đình chỉ việc xây dựng công trình và yêu cầu Sở Tài nguyên Môi trường giải quyết khiếu nại của nữ tu theo pháp luật.
Ông Blinken gặp sơ Bề trên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Hà Nội – Nữ tu Saint-Jean de Marie Trần Thị Anh (Reuters)
“Chỗ nào lấy rồi thì khó đòi lại”
Ông Joseph N.V.T, nói thêm: “Mấy năm trước xảy ra vụ tranh chấp ở khu vực Bệnh viện Việt Nam – Cuba thuộc chỗ dòng Sainte Marie.
“Nhà thờ tu viện Sainte Marie thì nằm ở số 37 trên đường Hai Bà Trưng, Hà Nội, thì đã bị chiếm và xâm phạm trái phép, việc đó làm hư hỏng nghiêm trọng công trình tu viện, và với giáo dân và dòng tu, giáo hội, thì đã gây ra sự vị phạm pháp luật và xúc phạm tình cảm tôn giáo của người dân và giáo dân Việt Nam.”
“Bây giờ họ (chính quyền) cởi mở hơn bằng cách cho cải tạo hoặc xây mới một số Nhà thờ ở một số nơi. Nhưng chỗ nào họ lấy rồi thì khó đòi lại được.”
“Và Vatican cũng có giúp đỡ, tài trợ cho Giáo hội ở Việt Nam,” ông Joseph N.V.T chia sẻ.
Theo một số tổ chức theo dõi nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam, tại Việt Nam đến nay xảy ra ít nhất hàng chục, hàng trăm vụ khiếu kiện lớn nhỏ trong đó các giáo hội thuộc các tôn giáo và cộng đồng tín ngưỡng khác nhau vẫn liên tục có đơn từ, khiếu nại đòi nhà nước, chính quyền các cấp giải quyết, trao trả lại đất đai, tài sản của các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, mà trong số đó đa số các chủ thể khiếu nại đều có các giấy tờ, chứng từ, chứng nhận có giá trị và bằng chứng, làm rõ về chủ quyền của bên khiếu nại và đòi đất đai, tài sản của các nhà thờ, dòng tu, các nhà chùa và các cơ sở tín ngưỡng, thờ tự trong cả ba miền.
Tuy nhiên, việc giải quyết vẫn diễn ra vẫn theo các đánh giá này là còn chậm, thậm chí rất chậm và trong nhiều trường hợp còn chưa thỏa đáng, và chỉ giải quyết với số lượng chưa đáng kể, với nơi được “giải quyết”, thì đa số trường hợp chỉ được giải quyết một phần, hoặc những giải pháp thay thế, đền bù, nếu có hy hữu xảy ra, có thể không tương ứng với giá trị văn hóa, lịch sử, tôn giáo và kể cả về mặt giá cả thực tế về đất đai, bất động sản v.v… trên thị trường.
Trong khi đó, vẫn theo các tổ chức theo dõi nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng quốc tế và khu vực, vẫn có nhiều phản ánh từ khắp cả nước ở Việt Nam về việc nhiều cơ sở tôn giáo tín ngưỡng bị xâm phạm, hoặc đe dọa xâm phạm đối về mặt hoạt động và tài sản, đất đai, trong số đó các nơi nào mà việc thành lập, hoạt động, dù trong quá khứ từ trước, hay gần đây, mà nhà nước, chính quyền cho là chưa, hay không được công nhận chính thức, có thể bị yêu cầu chấm dứt hoạt động, với các cơ sở có thể bị xóa bỏ, tịch thu, thu lại, xung công, nhiều trường hợp có liên quan tới bắt bớ, trấn áp đã được đưa tin.
“Rõ ràng là một biểu tượng của tự do tôn giáo”
Tuy nhiên, nhà nước và chính quyền Việt Nam và các cơ quan báo chí, truyền thông của nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam, luôn khẳng định và tuyên bố nhà nước và chính quyền luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và cả quyền tự do không tín ngưỡng, không tôn giáo của công dân.
Họ cho rằng các tranh chấp diễn ra, nếu có chỉ là dân sự và các trường hợp nếu có xảy ra các vụ bắt giữ, xét xử, đều do các cá nhân, chủ thể là các đối tượng vi phạm pháp luật của nhà nước, trong đó có pháp luật hình sự; và nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh các cam kết quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã ký kết như một thành viên, trong đó có các văn bản, điều ước, hiệp định quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc liên quan các quyền con người, trong đó có các quyền về tự do tín ngưỡng, tôn giáo bên cạnh các quyền công dân khác trong xã hội dân sự và xã hội truyền thống.
Truyền thông chính thống của Đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam cũng đưa tin cho hay chính quyền đã thường xuyên có các cuộc đối thoại “cởi mở”, “xây dựng”, “công khai” với các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài, quan tâm đến các vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, có nhiều cuộc đối thoại với các cộng đồng trong nước, trong đó có các giáo hội, giáo dân, Phật tử, tín đồ v.v… để đáp ứng các quyền liên quan. Riêng về quan hệ với một số tôn giáo quốc tế, nhà nước cũng đã có lộ trình thiết lập các trao đổi và bang giao chính thức mang tính xây dựng.
Trở lại chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến tu việnSt. Paul de Chartres, dòng tu nữ, hôm 15/4/2023, một nhà quan sát chính trị và xã hội Việt Nam từ trong nước, cũng xin được không tiết lộ danh tính, cùng ngày đưa ra bình luận:
“Có 2 cơ sở ở Hà Nội mà ông Ngoại trưởng và đoàn Mỹ có thể lựa chọn lấy một để đến thăm thuộc tu viện Thánh Paul the Sartres.”
“Nếu tiện hơn thì sẽ là cơ sở ở khu trục đường Nguyễn Thái Học – Trần Phú, cạnh đó vẫn có một khoảnh lớn không ai đụng tới và Vẫn đầy nữ tu sỹ.”
“Rõ ràng việc lựa chọn tu viện này để thăm viếng là một biểu tượng của tự do tôn giáo, trong lúc riêng về Công giáo, nhà nước Việt Nam đang chuẩn bị lập quan hệ chính thức ở cấp đại sứ với Vatican,” nhà quan sát nêu quan điểm riêng của mình từ Hà Nội. (RFA)