Một người có quy chế tị nạn chính trị nghi bị bắt cóc từ Thái Lan về Việt Nam, dấy lên lo ngại về sự gia tăng đàn áp xuyên biên giới
Áo thun cộc tay, quần soọc, dép lê, người đàn ông đeo kính cận huýt sáo, chậm rãi dắt chiếc xe máy hiệu Fino quay đầu và rồ ga đi.
Đó là những hình ảnh cuối cùng camera an ninh của nhà trọ Youtuber Thái Văn Đường (tên thật là Đường Văn Thái) ghi lại được. Màn hình camera hiển thị lúc 4 giờ 36 phút ngày 13/4/2023, tuy nhiên hàng xóm của ông cho biết ông rời khỏi nhà lúc khoảng 11 giờ trưa và không bao giờ quay lại nữa.
Lúc khoảng 4 giờ 30 chiều cùng ngày, ông thực hiện một bài nói chuyện trực tiếp trên kênh Youtube có gần 120 ngàn người theo dõi của mình trong khoảng 20 phút. Trong video ông nói về phiên xử của blogger Nguyễn Lân Thắng, chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ tới Việt Nam và thông tin một gia đình nhà hoạt động ở Sài Gòn được phép đi Mỹ tị nạn chính trị.
Sau khoảng thời gian đó, mọi cố gắng liên lạc của bạn bè đến số điện thoại của ông, cũng như trên ứng dụng whatsapp hoàn toàn vô vọng. Trong lúc, những người bạn tâm giao gần như lục tung cả đất Thái để tìm ông, báo chí Nhà nước Việt Nam trong chiều 16/4 đồng loạt đăng tin công an xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh bắt giữ ông Đường Văn Thái vào chiều tối 14/4 khi đang “xâm nhập trái phép” vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao một hành vi “vượt biên trái phép” đơn giản chỉ bị xử phạt hành chính, nhưng tại sao báo chí lại rầm rộ đưa tin? Vì sao Bộ đội biên phòng thuộc Bộ Quốc phòng phụ trách các cửa khẩu đường bộ, đặc biệt là ở biên giới Việt Nam – Lào nhưng công an xã lại là người bắt ông Thái? Hình ảnh công an bắt giữ ông đâu?
Đường Văn Thái muốn đi định cư ở một nước thứ ba
Bà Grace Bùi, một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Việt có nhiều năm sống ở Thái Lan để giúp đỡ người tị nạn, cho RFA biết bà cùng một số người bạn quay trở lại phòng trọ của ông Đường Văn Thái vào ngày 17/4 và họ cùng mở cửa phòng trọ của ông này. Bà nói:
“Khi mà chúng tôi vô nhà thấy mọi việc đều bình thường giống như là sáng Đường ngủ dậy đi ra ngoài chút xíu rồi trở về. Chúng tôi thấy Đường cũng không mang cái túi mà Đường chuyên mang theo mỗi lần Đường đi ra ngoài. Trong túi vẫn còn ví và trong ví vẫn còn thẻ UN, thẻ nhà băng. Laptop cũng còn ở nhà.”
Thẻ UN là thẻ tị nạn mà văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn ở Bangkok dành cho những người đã có quy chế tị nạn và đang chờ để được định cư ở một nước thứ ba. Phía sau thẻ tị nạn của UNHCR có dòng chữ bằng song ngữ Anh-Thái có nội dung:
“Chủ thẻ là người có liên quan đến UNHCR, được ghi danh và lập hồ sơ theo ủy quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc và không bị buộc phải quay trở lại quốc gia xuất xứ của mình. Mọi hỗ trợ cho chủ thẻ đều được đánh giá cao.”
Những vật dụng, giấy tờ tùy thân rất quan trọnhg mà ông Thái để lại cho thấy, ông không hề chuẩn bị trước cho một chuyến đi dài, nhất là trở về Việt Nam, nơi ông có thể phải đối diện với những bản án dài vì các hoạt động phản biện xã hội trực diện của mình.
Ông Hoàng Trọng Mẫn (hay thường gọi là Mẫn Hiến pháp), một người tị nạn ở Thái Lan từ 2018 và cũng là bạn thân với ông Đường Văn Thái khẳng định, thông tin mà Công an Hà Tĩnh đưa ra không đúng sự thật vì theo ông, ông Thái có cuộc sống yên ổn ở Thái Lan và đang rất muốn được định cư ở quốc gia thứ ba không có ý định quay trở lại Việt Nam.
“Tôi khẳng định một điều rằng anh Đường Văn Thái không có ý định đi về Việt Nam bởi vì nếu anh Đường Văn Thái có ý định đi về Việt Nam thì trước đó anh sẽ nói chuyện với chúng tôi cũng như chuẩn bị vật dụng cần thiết trước khi đi về,” ông Mẫn nói.
Trước khi mất tích một ngày, ông thông báo với bạn bè tin vui rằng, văn phòng Cao uỷ về Người tị nạn của Liên Hiệp quốc (UNHCR) phỏng vấn ông, hỏi rằng ‘liệu ông có người thân nào ở Úc hay không’. Theo bạn bè của ông Thái thuật lại, ông bày tỏ với UNHCR ý định được đi định cư ở Mỹ vì ông có bạn gái hiện đang sống tại đấy.
Bà Grace Bùi, một trong những người thường xuyên giao tiếp với ông Thái cũng khẳng định tương tự, đặc biệt sau khi ông có cuộc phỏng vấn định cư với UNHCR vào trưa ngày 12/4:
“Đường không bao giờ có ý định đi về Việt Nam và nếu hỏi những người bạn của Đường thì sẽ biết được rằng Đường không bao giờ muốn đi về Việt Nam.”
Ông Thái, 41 tuổi, từng làm việc hợp đồng tại Trung tâm Quỹ đất huyện Đông Anh, Hà Nội sang Thái Lan tị nạn chính trị từ tháng 2/2019.
Trước khi bị bắt, ông đưa nhiều tin về tham nhũng và đấu đá nội bộ của quan chức trung ương hoặc lãnh đạo nhiều địa phương của Việt Nam lên các nền tảng mạng xã hội, ông cũng là người đưa thông tin ông Võ Văn Thưởng thay ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm Chủ tịch nước trước khi chính thức nhậm chức cả tháng trời.
Những dấu hiệu trước khi bị bắt
Ông Nguyễn Xuân Kim, một người tị nạn ở Thái Lan và rất thân thiết với ông Thái, cho biết gần hai tuần trước khi bị mất tích, blogger này chia sẻ về sự bất an của mình sau khi đăng tải những video về chuyện chính trị đấu đá ở Việt Nam.
“Những bài viết gần đây của anh ấy đụng chạm nhiều quan chức của Bộ Công an, về ông tướng có bồ bịch nọ kia rồi có bầu… anh ấy nói sơ sơ để phòng hờ chứ không chi tiết cụ thể thế nào.”
Ông Kim được chính ông Thái cấp quyền truy cập hệ thống camera an ninh ở phòng trọ, cũng như một số tài khoản mạng xã hội, thiết bị điện tử, tuy nhiên, ông Kim vẫn chưa khai thác được dữ liệu vì vướng một số rào cản kỹ thuật, ông chia sẻ với RFA vào ngày 18/4.
Trong số những cán bộ cao cấp bị ông nêu tên trong các bài nói chuyện trực tiếp trên kênh Youtube Thái Văn Đường, có Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, và “ngôi sao công an” đang lên, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi.
Trong một video gần đây, Thái có đưa thông tin Giám đốc công an tỉnh Quảng Ninh Đinh Văn Nơi có quan hệ ngoài luồng với một phụ nữ dẫn đến việc người này có thai, và nhận đút lót để tha bổng cho nhiều người bị bắt vì đánh bạc, Đài Á Châu Tự Do không có điều kiện kiểm chứng các thông tin này.
Ông Kim cho biết thêm, người hàng xóm của ông Thái thuật lại, vào ngày 6/4 trước khi xảy ra vụ mất tích khoảng một tuần lễ, có một người trắng trẻo nghi là người Việt Nam đi xe máy biển số tỉnh Chiang Rai tới gần phòng trọ của blogger này quay phim chụp hình. Người lạ mặt nói tiếng Thái bằng giọng lơ lớ, theo hàng xóm kể lại.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về vụ “mất tích” của ông Đường Văn Thái
Người phát ngôn của Văn phòng Ân xá Quốc tế ở khu vực bày tỏ lo ngại trước các tin tức từ Việt Nam cho thấy, ông Đường Văn Thái – một Youtuber và là người được cấp quy chế tị nạn của Cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc, hiện đang bị cảnh sát giam giữ ở Việt Nam. Người này nói trong email gửi Đài Á Châu Tự Do hôm 18/4:
“Chúng tôi lo sợ cho sự an toàn của anh ấy khi anh ấy trốn khỏi Việt Nam vào năm 2019 vì hoạt động tích cực của mình.
Việt Nam theo dõi chặt chẽ những người bất đồng chính kiến và trong quá khứ đã cho thấy rằng họ không quản ngại việc theo dõi và giám sát họ bên ngoài biên giới của mình.”
Phát ngôn nhân của Ân xá Quốc tế cho rằng, “những người tị nạn Việt Nam sống ở Thái Lan đã trốn khỏi đất nước vì sự đàn áp của chính phủ phải được bảo vệ và không phải sống trong sợ hãi thường xuyên.”
Ân Xá Quốc tế trong vụ blogger Trương Duy Nhất của RFA bị bắt cóc trở về Việt Nam năm 2019 có bằng chứng cho thấy, ông Nhất bị mật vụ dẫn giải về Việt Nam sau khi nộp hồ sơ đăng ký xin quy chế tị nạn chính trị ở Bangkok.
Tổ chức có trụ sở tại London, Anh khi đó yêu cầu chính phủ Thái Lan điều tra nghi vấn ông Nhất bị bắt cóc nhưng đến giờ vẫn chưa có câu trả lời thích đáng.
Bà Grace Bùi cho rằng trong vụ của blogger Đường Văn Thái, tổ chức của Liên hiệp quốc cũng có phần trách nhiệm. Bà khẳng định:
“UNHRC có trách nhiệm bảo vệ người tị nạn. Nhưng tôi nghĩ trong vấn đề của Đường thì UNHCR đã thất bại trong việc bảo vệ Đường vì tôi biết Đường đã nói chuyện với tôi Đường đã kêu gọi UNHCR để bảo vệ Đường nhưng họ không làm gì hết.”
Chúng tôi có gửi email cho UNHCR và văn phòng tại Thái Lan, cũng như Bộ Ngoại giao Thái Lan để hỏi về trường hợp của ông Đường Văn Thái nhưng chưa nhận được phản hồi.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trong email gửi đến phóng viên vào chiều 18/4 đề nghị chính phủ Thái Lan làm rõ vụ việc. Ông nói:
“Có rất nhiều câu hỏi rất đáng lo ngại về vụ bắt cóc Đường Văn Thái, nhưng điều không phải bàn cãi là anh ta đang sống ở Thái Lan với tư cách là người tị nạn được UNHCR công nhận và có quyền được bảo vệ đầy đủ.
Việc anh ta bị ép từ đất Thái sang Việt Nam như thế nào, ai có liên quan, việc đó xảy ra khi nào và ở đâu là những vấn đề cấp bách mà Chính phủ Thái Lan phải ngay lập tức điều tra và công khai những phát hiện của họ.
Bất cứ ai đã làm điều này rõ ràng đã vi phạm cả luật pháp Thái Lan và luật pháp quốc tế cấm đưa một người trở lại nơi mà họ sẽ phải đối mặt với sự ngược đãi, tra tấn và ngược đãi, và chắc chắn rằng tất cả những điều đó sẽ là tương lai của Đường Văn Thái khi ở trong tay của Công an Việt Nam.
Phải có trách nhiệm chấm dứt kiểu săn lùng người tị nạn và người xin tị nạn ở Thái Lan, bắt đầu với trường hợp này.”
Theo ông Phil Robertson, trường hợp của Youtuber Thái Văn Đường “rõ ràng là một trường hợp cưỡng bức mất tích vì không có chuyện một người tị nạn được UNHCR công nhận đang ở Bangkok một ngày nào đó lại đột ngột xuất hiện ở biên giới Lào-Việt Nam thuộc tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam.”
Đại diện của Theo dõi Nhân quyền cho rằng, điều họ lo sợ trường hợp của blogger chính trị người Việt là “một ví dụ khác về cái gọi là ‘hoán đổi mặc cả’ giữa Thái Lan và các nước láng giềng hà khắc như Việt Nam, Campuchia và Lào.”
Bà Grace Bùi thông tin thêm cho biết, đại diện nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế ở Bangkok đã nhóm họp và thảo luận về tình hình người tị nạn ở Thái Lan và các phương pháp trợ giúp cho họ trong thời gian tới.
Cho đến nay, Cảnh sát di trú Thái Lan cũng như một số cơ quan chức năng của Việt Nam chưa trả lời các email của RFA về trường hợp của ông Đường Văn Thái gửi từ thứ bảy tuần trước.
Đường Văn Thái là một nhân vật nhiều tranh cãi. Trong khi có nhiều người thường xuyên theo dõi tin tức chia sẻ từ người này trên Facebook và Youtube thì có một số người khác cho rằng tin tức mà ông chia sẻ không có độ tin cậy cao.
Ông nhận được sự “quan tâm” đặc biệt của truyền thông Nhà nước trong mấy ngày qua khi hàng loạt tờ báo dẫn lại tin ông bị bắt giữ vì “xâm nhập trái phép” vào Việt Nam mà theo nhiều người quan sát thì đó là sự dọn đường cho việc giải thích lý do ông “có mặt” ở cố quốc sau bốn năm tị nạn ở Thái Lan. (RFA)
April 19, 2023
“Đường Văn Thái chưa bao giờ có ý định trở về Việt Nam!”
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Một người có quy chế tị nạn chính trị nghi bị bắt cóc từ Thái Lan về Việt Nam, dấy lên lo ngại về sự gia tăng đàn áp xuyên biên giới
Áo thun cộc tay, quần soọc, dép lê, người đàn ông đeo kính cận huýt sáo, chậm rãi dắt chiếc xe máy hiệu Fino quay đầu và rồ ga đi.
Đó là những hình ảnh cuối cùng camera an ninh của nhà trọ Youtuber Thái Văn Đường (tên thật là Đường Văn Thái) ghi lại được. Màn hình camera hiển thị lúc 4 giờ 36 phút ngày 13/4/2023, tuy nhiên hàng xóm của ông cho biết ông rời khỏi nhà lúc khoảng 11 giờ trưa và không bao giờ quay lại nữa.
Lúc khoảng 4 giờ 30 chiều cùng ngày, ông thực hiện một bài nói chuyện trực tiếp trên kênh Youtube có gần 120 ngàn người theo dõi của mình trong khoảng 20 phút. Trong video ông nói về phiên xử của blogger Nguyễn Lân Thắng, chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ tới Việt Nam và thông tin một gia đình nhà hoạt động ở Sài Gòn được phép đi Mỹ tị nạn chính trị.
Sau khoảng thời gian đó, mọi cố gắng liên lạc của bạn bè đến số điện thoại của ông, cũng như trên ứng dụng whatsapp hoàn toàn vô vọng. Trong lúc, những người bạn tâm giao gần như lục tung cả đất Thái để tìm ông, báo chí Nhà nước Việt Nam trong chiều 16/4 đồng loạt đăng tin công an xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh bắt giữ ông Đường Văn Thái vào chiều tối 14/4 khi đang “xâm nhập trái phép” vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở.
Câu hỏi đặt ra ở đây là, vì sao một hành vi “vượt biên trái phép” đơn giản chỉ bị xử phạt hành chính, nhưng tại sao báo chí lại rầm rộ đưa tin? Vì sao Bộ đội biên phòng thuộc Bộ Quốc phòng phụ trách các cửa khẩu đường bộ, đặc biệt là ở biên giới Việt Nam – Lào nhưng công an xã lại là người bắt ông Thái? Hình ảnh công an bắt giữ ông đâu?
Đường Văn Thái muốn đi định cư ở một nước thứ ba
Bà Grace Bùi, một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ gốc Việt có nhiều năm sống ở Thái Lan để giúp đỡ người tị nạn, cho RFA biết bà cùng một số người bạn quay trở lại phòng trọ của ông Đường Văn Thái vào ngày 17/4 và họ cùng mở cửa phòng trọ của ông này. Bà nói:
“Khi mà chúng tôi vô nhà thấy mọi việc đều bình thường giống như là sáng Đường ngủ dậy đi ra ngoài chút xíu rồi trở về. Chúng tôi thấy Đường cũng không mang cái túi mà Đường chuyên mang theo mỗi lần Đường đi ra ngoài. Trong túi vẫn còn ví và trong ví vẫn còn thẻ UN, thẻ nhà băng. Laptop cũng còn ở nhà.”
Thẻ UN là thẻ tị nạn mà văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn ở Bangkok dành cho những người đã có quy chế tị nạn và đang chờ để được định cư ở một nước thứ ba. Phía sau thẻ tị nạn của UNHCR có dòng chữ bằng song ngữ Anh-Thái có nội dung:
“Chủ thẻ là người có liên quan đến UNHCR, được ghi danh và lập hồ sơ theo ủy quyền của Đại hội đồng Liên hợp quốc và không bị buộc phải quay trở lại quốc gia xuất xứ của mình. Mọi hỗ trợ cho chủ thẻ đều được đánh giá cao.”
Những vật dụng, giấy tờ tùy thân rất quan trọnhg mà ông Thái để lại cho thấy, ông không hề chuẩn bị trước cho một chuyến đi dài, nhất là trở về Việt Nam, nơi ông có thể phải đối diện với những bản án dài vì các hoạt động phản biện xã hội trực diện của mình.
Ông Hoàng Trọng Mẫn (hay thường gọi là Mẫn Hiến pháp), một người tị nạn ở Thái Lan từ 2018 và cũng là bạn thân với ông Đường Văn Thái khẳng định, thông tin mà Công an Hà Tĩnh đưa ra không đúng sự thật vì theo ông, ông Thái có cuộc sống yên ổn ở Thái Lan và đang rất muốn được định cư ở quốc gia thứ ba không có ý định quay trở lại Việt Nam.
“Tôi khẳng định một điều rằng anh Đường Văn Thái không có ý định đi về Việt Nam bởi vì nếu anh Đường Văn Thái có ý định đi về Việt Nam thì trước đó anh sẽ nói chuyện với chúng tôi cũng như chuẩn bị vật dụng cần thiết trước khi đi về,” ông Mẫn nói.
Trước khi mất tích một ngày, ông thông báo với bạn bè tin vui rằng, văn phòng Cao uỷ về Người tị nạn của Liên Hiệp quốc (UNHCR) phỏng vấn ông, hỏi rằng ‘liệu ông có người thân nào ở Úc hay không’. Theo bạn bè của ông Thái thuật lại, ông bày tỏ với UNHCR ý định được đi định cư ở Mỹ vì ông có bạn gái hiện đang sống tại đấy.
Bà Grace Bùi, một trong những người thường xuyên giao tiếp với ông Thái cũng khẳng định tương tự, đặc biệt sau khi ông có cuộc phỏng vấn định cư với UNHCR vào trưa ngày 12/4:
“Đường không bao giờ có ý định đi về Việt Nam và nếu hỏi những người bạn của Đường thì sẽ biết được rằng Đường không bao giờ muốn đi về Việt Nam.”
Ông Thái, 41 tuổi, từng làm việc hợp đồng tại Trung tâm Quỹ đất huyện Đông Anh, Hà Nội sang Thái Lan tị nạn chính trị từ tháng 2/2019.
Trước khi bị bắt, ông đưa nhiều tin về tham nhũng và đấu đá nội bộ của quan chức trung ương hoặc lãnh đạo nhiều địa phương của Việt Nam lên các nền tảng mạng xã hội, ông cũng là người đưa thông tin ông Võ Văn Thưởng thay ông Nguyễn Xuân Phúc lên làm Chủ tịch nước trước khi chính thức nhậm chức cả tháng trời.
Những dấu hiệu trước khi bị bắt
Ông Nguyễn Xuân Kim, một người tị nạn ở Thái Lan và rất thân thiết với ông Thái, cho biết gần hai tuần trước khi bị mất tích, blogger này chia sẻ về sự bất an của mình sau khi đăng tải những video về chuyện chính trị đấu đá ở Việt Nam.
“Những bài viết gần đây của anh ấy đụng chạm nhiều quan chức của Bộ Công an, về ông tướng có bồ bịch nọ kia rồi có bầu… anh ấy nói sơ sơ để phòng hờ chứ không chi tiết cụ thể thế nào.”
Ông Kim được chính ông Thái cấp quyền truy cập hệ thống camera an ninh ở phòng trọ, cũng như một số tài khoản mạng xã hội, thiết bị điện tử, tuy nhiên, ông Kim vẫn chưa khai thác được dữ liệu vì vướng một số rào cản kỹ thuật, ông chia sẻ với RFA vào ngày 18/4.
Trong số những cán bộ cao cấp bị ông nêu tên trong các bài nói chuyện trực tiếp trên kênh Youtube Thái Văn Đường, có Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Công an Tô Lâm, và “ngôi sao công an” đang lên, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi.
Trong một video gần đây, Thái có đưa thông tin Giám đốc công an tỉnh Quảng Ninh Đinh Văn Nơi có quan hệ ngoài luồng với một phụ nữ dẫn đến việc người này có thai, và nhận đút lót để tha bổng cho nhiều người bị bắt vì đánh bạc, Đài Á Châu Tự Do không có điều kiện kiểm chứng các thông tin này.
Ông Kim cho biết thêm, người hàng xóm của ông Thái thuật lại, vào ngày 6/4 trước khi xảy ra vụ mất tích khoảng một tuần lễ, có một người trắng trẻo nghi là người Việt Nam đi xe máy biển số tỉnh Chiang Rai tới gần phòng trọ của blogger này quay phim chụp hình. Người lạ mặt nói tiếng Thái bằng giọng lơ lớ, theo hàng xóm kể lại.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về vụ “mất tích” của ông Đường Văn Thái
Người phát ngôn của Văn phòng Ân xá Quốc tế ở khu vực bày tỏ lo ngại trước các tin tức từ Việt Nam cho thấy, ông Đường Văn Thái – một Youtuber và là người được cấp quy chế tị nạn của Cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc, hiện đang bị cảnh sát giam giữ ở Việt Nam. Người này nói trong email gửi Đài Á Châu Tự Do hôm 18/4:
“Chúng tôi lo sợ cho sự an toàn của anh ấy khi anh ấy trốn khỏi Việt Nam vào năm 2019 vì hoạt động tích cực của mình.
Việt Nam theo dõi chặt chẽ những người bất đồng chính kiến và trong quá khứ đã cho thấy rằng họ không quản ngại việc theo dõi và giám sát họ bên ngoài biên giới của mình.”
Phát ngôn nhân của Ân xá Quốc tế cho rằng, “những người tị nạn Việt Nam sống ở Thái Lan đã trốn khỏi đất nước vì sự đàn áp của chính phủ phải được bảo vệ và không phải sống trong sợ hãi thường xuyên.”
Ân Xá Quốc tế trong vụ blogger Trương Duy Nhất của RFA bị bắt cóc trở về Việt Nam năm 2019 có bằng chứng cho thấy, ông Nhất bị mật vụ dẫn giải về Việt Nam sau khi nộp hồ sơ đăng ký xin quy chế tị nạn chính trị ở Bangkok.
Tổ chức có trụ sở tại London, Anh khi đó yêu cầu chính phủ Thái Lan điều tra nghi vấn ông Nhất bị bắt cóc nhưng đến giờ vẫn chưa có câu trả lời thích đáng.
Bà Grace Bùi cho rằng trong vụ của blogger Đường Văn Thái, tổ chức của Liên hiệp quốc cũng có phần trách nhiệm. Bà khẳng định:
“UNHRC có trách nhiệm bảo vệ người tị nạn. Nhưng tôi nghĩ trong vấn đề của Đường thì UNHCR đã thất bại trong việc bảo vệ Đường vì tôi biết Đường đã nói chuyện với tôi Đường đã kêu gọi UNHCR để bảo vệ Đường nhưng họ không làm gì hết.”
Chúng tôi có gửi email cho UNHCR và văn phòng tại Thái Lan, cũng như Bộ Ngoại giao Thái Lan để hỏi về trường hợp của ông Đường Văn Thái nhưng chưa nhận được phản hồi.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc phân ban Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trong email gửi đến phóng viên vào chiều 18/4 đề nghị chính phủ Thái Lan làm rõ vụ việc. Ông nói:
“Có rất nhiều câu hỏi rất đáng lo ngại về vụ bắt cóc Đường Văn Thái, nhưng điều không phải bàn cãi là anh ta đang sống ở Thái Lan với tư cách là người tị nạn được UNHCR công nhận và có quyền được bảo vệ đầy đủ.
Việc anh ta bị ép từ đất Thái sang Việt Nam như thế nào, ai có liên quan, việc đó xảy ra khi nào và ở đâu là những vấn đề cấp bách mà Chính phủ Thái Lan phải ngay lập tức điều tra và công khai những phát hiện của họ.
Bất cứ ai đã làm điều này rõ ràng đã vi phạm cả luật pháp Thái Lan và luật pháp quốc tế cấm đưa một người trở lại nơi mà họ sẽ phải đối mặt với sự ngược đãi, tra tấn và ngược đãi, và chắc chắn rằng tất cả những điều đó sẽ là tương lai của Đường Văn Thái khi ở trong tay của Công an Việt Nam.
Phải có trách nhiệm chấm dứt kiểu săn lùng người tị nạn và người xin tị nạn ở Thái Lan, bắt đầu với trường hợp này.”
Theo ông Phil Robertson, trường hợp của Youtuber Thái Văn Đường “rõ ràng là một trường hợp cưỡng bức mất tích vì không có chuyện một người tị nạn được UNHCR công nhận đang ở Bangkok một ngày nào đó lại đột ngột xuất hiện ở biên giới Lào-Việt Nam thuộc tỉnh Hà Tĩnh của Việt Nam.”
Đại diện của Theo dõi Nhân quyền cho rằng, điều họ lo sợ trường hợp của blogger chính trị người Việt là “một ví dụ khác về cái gọi là ‘hoán đổi mặc cả’ giữa Thái Lan và các nước láng giềng hà khắc như Việt Nam, Campuchia và Lào.”
Bà Grace Bùi thông tin thêm cho biết, đại diện nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế ở Bangkok đã nhóm họp và thảo luận về tình hình người tị nạn ở Thái Lan và các phương pháp trợ giúp cho họ trong thời gian tới.
Cho đến nay, Cảnh sát di trú Thái Lan cũng như một số cơ quan chức năng của Việt Nam chưa trả lời các email của RFA về trường hợp của ông Đường Văn Thái gửi từ thứ bảy tuần trước.
Đường Văn Thái là một nhân vật nhiều tranh cãi. Trong khi có nhiều người thường xuyên theo dõi tin tức chia sẻ từ người này trên Facebook và Youtube thì có một số người khác cho rằng tin tức mà ông chia sẻ không có độ tin cậy cao.
Ông nhận được sự “quan tâm” đặc biệt của truyền thông Nhà nước trong mấy ngày qua khi hàng loạt tờ báo dẫn lại tin ông bị bắt giữ vì “xâm nhập trái phép” vào Việt Nam mà theo nhiều người quan sát thì đó là sự dọn đường cho việc giải thích lý do ông “có mặt” ở cố quốc sau bốn năm tị nạn ở Thái Lan. (RFA)