Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những lãnh đạo xã hội dân sự của Việt Nam, bị tạm hoãn xuất cảnh vì lý do “an ninh” khi ông rời Hà Nội đi du lịch Thái Lan vào ngày 1/5.
Vị học giả nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (đã tự giải thể) cho biết ông có visa với thời hạn năm năm vào khối Schengen (ở Châu Âu) nhưng chưa sử dụng trong hai năm vừa qua vì đại dịch COVID nên đợt này ông muốn thực hiện một chuyến du lịch ở châu Âu.
Tiễn sỹ Nguyễn Quang A cho biết ông quyết định mua vé đi du lịch Thái Lan trước khi đi Châu Âu. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào sáng ngày 02/5:
“Mua vé đi Thái Lan chơi mấy hôm, đến sân bay thì họ chặn và nói không được đi. Mình cũng bảo ‘Ok, không sao cả. Các bạn cho mình một cái biên bản kèm theo một cái quyết định nêu lý do’.”
Theo biên bản lập vào trưa thứ hai, Công an cửa khẩu Nội Bài cho biết việc dừng xuất cảnh đối với Tiến sĩ Nguyễn Quang A là thực hiện theo yêu cầu của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an, và ông cần liên hệ với Cục Quản lý xuất nhập cảnh- Bộ Công an về mọi đề nghị liên quan đến việc bị tạm hoãn xuất cảnh.
Trong biên bản tạm hoãn xuất cảnh, Công an cửa khẩu Nội Bài không cho Tiến sĩ Nguyễn Quang A xuất cảnh với lý do “liên quan đến an ninh” theo Khoản 9, Điều 36 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh 2019.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thành viên của Diễn đàn Xã hội dân sự, một phong trào được thành lập năm 2013 với mục tiêu “trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa,” cho biết ông không có vướng mắc gì với luật pháp.
Tuy nhiên, ông cho biết, trong thời gian chờ làm biên bản có hai sỹ quan từ Bộ Công an tới nói chuyện.
“Hai người ở bên Bộ họ xuống, thì họ nói chuyện với mình và hỏi ‘Thế cái chuyện Hà Nội họ triệu tập mình lên cuối năm 2021 ấy chưa xong à?’ Mình bảo ‘Mình không biết gì cả, các bạn ở cùng cơ quan thì các bạn phải biết hơn mình chứ?! Mình không nhận được cái thông báo nào cả!’”
Phía công an trả lại hộ chiếu cho ông cùng với biên bản làm việc. Tuy nhiên, họ lại xé thẻ lên máy bay của ông, khiến việc ông đòi Vietnam Airlines hoàn lại tiền vé là không thể.
“Thẻ lên máy bay thì họ xé một nửa, mình chỉ còn một nửa thôi. Thực sự là mình chưa qua chỗ hàng không để lên máy bay.
Mình cũng không hiểu tại sao họ xé cái đó vì nếu còn nguyên cái đó thì mình có thể yêu cầu Vietnam Airlines hoàn lại vé cho mình.”
Chia sẻ với RFA, ông nói mình sẽ cân nhắc việc lên Cục Xuất nhập cảnh để hỏi rõ lý do vì sao lại bị tạm hoãn xuất cảnh, một việc ông chưa từng bị bao giờ. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận việc này không dễ dàng vì luật của Việt Nam rất mập mờ và “họ muốn làm gì thì làm thôi.”
Phóng viên có gọi điện nhiều lần cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh nhưng không có ai nghe máy. Chúng tôi có gửi email cho cơ quan này để hỏi thông tin về việc tạm dừng xuất cảnh đối với Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhưng chưa nhận được phản hồi.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A bày tỏ sự lo ngại về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong bối cảnh một số học giả bị bắt, các luật sư bảo vệ nhân quyền bị sách nhiễu.
“Mình không những cảm thất rất lo ngại về chuyện họ bắt các học giả mà là họ còn quấy rầy và thậm chí sách nhiễu các luật sư nữa. Đó là bước rất là nghiêm trọng.”
Trong năm 2022, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ hai học giả kỳ cựu là tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) về tội “Trốn thuế”, và tiến sỹ Nguyễn Sơn Lộ (có tên khác là Minh Đường), cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển SENA với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Trong thời gian qua, nhóm năm luật sư bào chữa cho một nhóm tu tại gia có tên là Tịnh thất Bồng Lai (Thiền Am Bên Bờ Vũ trụ) cũng bị công an triệu tập để điều tra với cáo buộc vi phạm Điều 331, một điều luật đã bị quốc tế chỉ trích là mù mờ và thường được dùng để bịt miệng những người dám lên tiếng chỉ trích Chính phủ.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A từng tham gia điều trần về nhân quyền Việt Nam ở Quốc hội Châu Âu vào tháng 10 năm 2018 trước khi EU phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam (EVFTA), trong đó ông đề nghị EU gây áp lực buộc Việt Nam phải ký ba công ước quốc tế về người lao động, bao gồm cả Công ước 87 về quyền tự do hiệp hội và quyền được tổ chức nghiệp đoàn độc lập của công nhân.
Trước đó ba năm, vào ngày 01/9/2015, ông bị tạm giữ tại sân bay Nội Bài Hà Nội sau chuyến đi thăm nhiều nơi trên đất Mỹ và có một số buổi nói chuyện về sự phát triển của xã hội dân sự trên con đường dân chủ hóa tại Việt Nam. Trước đó, vào cuối tháng 7, ông tham dự Hội thảo hè do các trí thức Việt Nam trong và ngoài nước tổ chức tại Berlin.
Nhà chức trách Việt Nam thường xuyên áp dụng cấm xuất cảnh và tạm hoãn xuất cảnh đối với người hoạt động xã hội, người bất đồng chính kiến, và cả những người hoạt động về tự do tôn giáo.
Theo phúc trình của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) vào tháng 02/2022, nhà chức trách Việt Nam cản trở một cách có hệ thống đối với hơn 170 nhà hoạt động, blogger và nhà bất đồng chính kiến, cùng với người thân của họ trong việc đi lại trong nước và quốc tế, bao gồm cả các vụ chặn giữ ở sân bay và cửa khẩu, cũng như từ chối cấp hộ chiếu hay các giấy tờ khác để họ đủ điều kiện xuất cảnh hay nhập cảnh.
Nhiều linh mục Công giáo thời gian qua đã bị chính quyền cấm xuất cảnh vì lý do an ninh như: linh mục Lê Xuân Lộc và linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ở Nhà thờ Kỳ Đồng, linh mục Đinh Hữu Thoại ở Giáo phận Bà Rịa-Vũng Tàu, linh mục Lê Ngọc Thanh ở Giáo phận Long Xuyên, và linh mục Phạm Trung Thành- cựu Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu thế.
Hồi cuối tháng 9 năm ngoái, luật sư Võ Văn Đôn – người từng tham gia bào chữa cho nhiều gia đình dân oan – bị dừng xuất cảnh vì lý do an ninh khi cùng gia đình sang định cư ở Hoa Kỳ. (RFA)
May 3, 2023
Tiến sĩ Nguyễn Quang A bị hoãn xuất cảnh vì “liên quan đến an ninh”
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong những lãnh đạo xã hội dân sự của Việt Nam, bị tạm hoãn xuất cảnh vì lý do “an ninh” khi ông rời Hà Nội đi du lịch Thái Lan vào ngày 1/5.
Vị học giả nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (đã tự giải thể) cho biết ông có visa với thời hạn năm năm vào khối Schengen (ở Châu Âu) nhưng chưa sử dụng trong hai năm vừa qua vì đại dịch COVID nên đợt này ông muốn thực hiện một chuyến du lịch ở châu Âu.
Tiễn sỹ Nguyễn Quang A cho biết ông quyết định mua vé đi du lịch Thái Lan trước khi đi Châu Âu. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào sáng ngày 02/5:
“Mua vé đi Thái Lan chơi mấy hôm, đến sân bay thì họ chặn và nói không được đi. Mình cũng bảo ‘Ok, không sao cả. Các bạn cho mình một cái biên bản kèm theo một cái quyết định nêu lý do’.”
Theo biên bản lập vào trưa thứ hai, Công an cửa khẩu Nội Bài cho biết việc dừng xuất cảnh đối với Tiến sĩ Nguyễn Quang A là thực hiện theo yêu cầu của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh của Bộ Công an, và ông cần liên hệ với Cục Quản lý xuất nhập cảnh- Bộ Công an về mọi đề nghị liên quan đến việc bị tạm hoãn xuất cảnh.
Trong biên bản tạm hoãn xuất cảnh, Công an cửa khẩu Nội Bài không cho Tiến sĩ Nguyễn Quang A xuất cảnh với lý do “liên quan đến an ninh” theo Khoản 9, Điều 36 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh 2019.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thành viên của Diễn đàn Xã hội dân sự, một phong trào được thành lập năm 2013 với mục tiêu “trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa,” cho biết ông không có vướng mắc gì với luật pháp.
Tuy nhiên, ông cho biết, trong thời gian chờ làm biên bản có hai sỹ quan từ Bộ Công an tới nói chuyện.
“Hai người ở bên Bộ họ xuống, thì họ nói chuyện với mình và hỏi ‘Thế cái chuyện Hà Nội họ triệu tập mình lên cuối năm 2021 ấy chưa xong à?’ Mình bảo ‘Mình không biết gì cả, các bạn ở cùng cơ quan thì các bạn phải biết hơn mình chứ?! Mình không nhận được cái thông báo nào cả!’”
Phía công an trả lại hộ chiếu cho ông cùng với biên bản làm việc. Tuy nhiên, họ lại xé thẻ lên máy bay của ông, khiến việc ông đòi Vietnam Airlines hoàn lại tiền vé là không thể.
“Thẻ lên máy bay thì họ xé một nửa, mình chỉ còn một nửa thôi. Thực sự là mình chưa qua chỗ hàng không để lên máy bay.
Mình cũng không hiểu tại sao họ xé cái đó vì nếu còn nguyên cái đó thì mình có thể yêu cầu Vietnam Airlines hoàn lại vé cho mình.”
Chia sẻ với RFA, ông nói mình sẽ cân nhắc việc lên Cục Xuất nhập cảnh để hỏi rõ lý do vì sao lại bị tạm hoãn xuất cảnh, một việc ông chưa từng bị bao giờ. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận việc này không dễ dàng vì luật của Việt Nam rất mập mờ và “họ muốn làm gì thì làm thôi.”
Phóng viên có gọi điện nhiều lần cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh nhưng không có ai nghe máy. Chúng tôi có gửi email cho cơ quan này để hỏi thông tin về việc tạm dừng xuất cảnh đối với Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhưng chưa nhận được phản hồi.
Tiến sĩ Nguyễn Quang A bày tỏ sự lo ngại về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam trong bối cảnh một số học giả bị bắt, các luật sư bảo vệ nhân quyền bị sách nhiễu.
“Mình không những cảm thất rất lo ngại về chuyện họ bắt các học giả mà là họ còn quấy rầy và thậm chí sách nhiễu các luật sư nữa. Đó là bước rất là nghiêm trọng.”
Trong năm 2022, chính quyền Việt Nam đã bắt giữ hai học giả kỳ cựu là tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) về tội “Trốn thuế”, và tiến sỹ Nguyễn Sơn Lộ (có tên khác là Minh Đường), cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ và Phát triển SENA với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.
Trong thời gian qua, nhóm năm luật sư bào chữa cho một nhóm tu tại gia có tên là Tịnh thất Bồng Lai (Thiền Am Bên Bờ Vũ trụ) cũng bị công an triệu tập để điều tra với cáo buộc vi phạm Điều 331, một điều luật đã bị quốc tế chỉ trích là mù mờ và thường được dùng để bịt miệng những người dám lên tiếng chỉ trích Chính phủ.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A từng tham gia điều trần về nhân quyền Việt Nam ở Quốc hội Châu Âu vào tháng 10 năm 2018 trước khi EU phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Việt Nam (EVFTA), trong đó ông đề nghị EU gây áp lực buộc Việt Nam phải ký ba công ước quốc tế về người lao động, bao gồm cả Công ước 87 về quyền tự do hiệp hội và quyền được tổ chức nghiệp đoàn độc lập của công nhân.
Trước đó ba năm, vào ngày 01/9/2015, ông bị tạm giữ tại sân bay Nội Bài Hà Nội sau chuyến đi thăm nhiều nơi trên đất Mỹ và có một số buổi nói chuyện về sự phát triển của xã hội dân sự trên con đường dân chủ hóa tại Việt Nam. Trước đó, vào cuối tháng 7, ông tham dự Hội thảo hè do các trí thức Việt Nam trong và ngoài nước tổ chức tại Berlin.
Nhà chức trách Việt Nam thường xuyên áp dụng cấm xuất cảnh và tạm hoãn xuất cảnh đối với người hoạt động xã hội, người bất đồng chính kiến, và cả những người hoạt động về tự do tôn giáo.
Theo phúc trình của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) vào tháng 02/2022, nhà chức trách Việt Nam cản trở một cách có hệ thống đối với hơn 170 nhà hoạt động, blogger và nhà bất đồng chính kiến, cùng với người thân của họ trong việc đi lại trong nước và quốc tế, bao gồm cả các vụ chặn giữ ở sân bay và cửa khẩu, cũng như từ chối cấp hộ chiếu hay các giấy tờ khác để họ đủ điều kiện xuất cảnh hay nhập cảnh.
Nhiều linh mục Công giáo thời gian qua đã bị chính quyền cấm xuất cảnh vì lý do an ninh như: linh mục Lê Xuân Lộc và linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong ở Nhà thờ Kỳ Đồng, linh mục Đinh Hữu Thoại ở Giáo phận Bà Rịa-Vũng Tàu, linh mục Lê Ngọc Thanh ở Giáo phận Long Xuyên, và linh mục Phạm Trung Thành- cựu Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu thế.
Hồi cuối tháng 9 năm ngoái, luật sư Võ Văn Đôn – người từng tham gia bào chữa cho nhiều gia đình dân oan – bị dừng xuất cảnh vì lý do an ninh khi cùng gia đình sang định cư ở Hoa Kỳ. (RFA)