Việt Nam vẫn nằm trong danh sách bị đề nghị quan tâm đặc biệt, cùng với 16 quốc gia khác, dù quốc gia độc đảng này vừa trúng cử thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 10/2022.
Đề nghị đưa VN vào danh sách CPC
Nội dung của báo cáo thường niên về Tự do tôn giáo Quốc tế năm 2023, vừa được Uỷ ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) công bố vào sáng ngày 1/5/2023, giờ miền Đông Hoa Kỳ, nêu rõ, tiếp tục đề nghị Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) về tự do tôn giáo vì những hành vi đàn áp tôn giáo một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng, theo định nghĩa của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA).
Theo báo cáo, năm nay, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách bị đề nghị quan tâm đặc biệt, cùng với 16 quốc gia khác, như Trung Quốc, Cuba, Afghanistan, Myanmar, Ấn Độ, Iran, Nga, Bắc Hàn…
Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS, một tổ chức chuyên vận động cho tự do tôn giáo, khẳng định với RFA, mức độ và cường độ đàn áp tôn giáo ở Việt Nam tăng mạnh từ sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt (SWL) trong tháng 12/2022:
“Các vụ việc đã xảy ra gần đây cho thấy rằng Việt Nam thay vì giảm đi thì đã tăng thêm mức độ và cường độ đàn áp sau khi khi bị đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt của Hoa Kỳ.”
Báo cáo của USCIRF cũng nêu rõ trong năm 2022, tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam càng tồi tệ hơn. Chính quyền tăng cường kiểm soát và đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập với chính quyền. Điển hình như người Thượng ở Tây Nguyên và người Hmong theo đạo Tin lành, các tín đồ theo đạo Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, đạo Dương Văn Mình hay Pháp Luân Công…
Luật Tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực từ năm 2018 bị đánh giá là còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các nhóm tôn giáo độc lập trong việc đăng ký. Bởi, luật này được áp dụng không nhất quán trên toàn quốc và trái với các tiêu chuẩn quốc tế.
Qua đó, trong báo cáo của mình, USCIRF đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện một số hành động sau đối với Việt Nam. Cụ thể, cùng với Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan như chuyên gia và xã hội dân sự để khuyến khích sửa đổi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2018 để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm việc đơn giản hoá các thủ tục đăng ký tôn giáo hoặc thậm chí là không bắt buộc; Thứ hai, buộc Việt Nam phải chịu trách nhiệm về các vụ vi phạm tự do tôn giáo với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và chỉ đạo đoàn công tác tại Việt Nam phải giám sát điều kiện giam giữ của các tù nhân lương tâm tôn giáo và yêu cầu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trại giam cho đến khi họ được trả tự do.
Bất chấp áp lực Quốc tế
Bất chấp áp lực từ Quốc tế, tình hình nhân quyền Việt Nam không vì thế mà khá lên. Đó là khẳng định của Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS.
Một tín đồ Tin Lành Đấng Christ ở Đắk Lắk cho biết trong điều kiện ẩn danh rằng, từ hôm 8/4 đến nay, chính quyền địa phương luôn theo sát, ngăn chặn các tín đồ tập trung thực hành nghi lễ tôn giáo. Ông này nói biết:
“Từ bữa đó cho tới giờ là mình không được sinh hoạt luôn. Họ (chính quyền – PV) bắt mình cam kết không sinh hoạt nữa, nếu sinh hoạt thì họ nói sẽ bắt bỏ tù giống như ông Krếch.”.
Ông Y Krếch là một tín đồ tin lành ở Tây Nguyên. Ngay trước chuyến thăm của ông Antony Blinken, chính quyền Hà Nội đã khởi tố ông Y Krếch vào ngày 8/4 vì tội “phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc” theo Điều 116 Bộ Luật Hình sự.
Trong thông cáo mới nhất, USCIRF cho biết họ đã nhận được nhiều báo cáo về việc chính quyền địa phương vẫn liên tục sách nhiễu các tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên. Cán bộ phá rối, cấm đoán các hoạt động tôn giáo ôn hòa, thẩm vấn, đe dọa bỏ tù họ, ép buộc bỏ đạo hoặc phải tham gia các tổ chức Tin lành do nhà nước kiểm soát.
Ngoài ra, chính quyền Việt Nam cũng gia tăng sách nhiễu cộng đồng Công giáo. Theo USCIRF, vào tháng hai, một số cán bộ tỉnh Hòa Bình đã phá rối một buổi thánh lễ do Đức tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên cử hành. Ngoài ra, tranh chấp đất đai giữa nhà thờ Công giáo và chính quyền địa phương vẫn tiếp diễn.
Các tín đồ Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Hoà hảo thuần tuý cũng bị chính quyền địa phương cản trở và cấm đoán các hoạt động tôn giáo độc lập tại gia… (RFA)
May 3, 2023
USCIRF: Đàn áp tôn giáo ở Việt Nam ngày càng tồi tệ
by Defend the Defenders • [Human Rights]
Việt Nam vẫn nằm trong danh sách bị đề nghị quan tâm đặc biệt, cùng với 16 quốc gia khác, dù quốc gia độc đảng này vừa trúng cử thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 10/2022.
Đề nghị đưa VN vào danh sách CPC
Nội dung của báo cáo thường niên về Tự do tôn giáo Quốc tế năm 2023, vừa được Uỷ ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ (USCIRF) công bố vào sáng ngày 1/5/2023, giờ miền Đông Hoa Kỳ, nêu rõ, tiếp tục đề nghị Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) về tự do tôn giáo vì những hành vi đàn áp tôn giáo một cách có hệ thống, liên tục và nghiêm trọng, theo định nghĩa của Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IRFA).
Theo báo cáo, năm nay, Việt Nam vẫn nằm trong danh sách bị đề nghị quan tâm đặc biệt, cùng với 16 quốc gia khác, như Trung Quốc, Cuba, Afghanistan, Myanmar, Ấn Độ, Iran, Nga, Bắc Hàn…
Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS, một tổ chức chuyên vận động cho tự do tôn giáo, khẳng định với RFA, mức độ và cường độ đàn áp tôn giáo ở Việt Nam tăng mạnh từ sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken công bố đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt (SWL) trong tháng 12/2022:
“Các vụ việc đã xảy ra gần đây cho thấy rằng Việt Nam thay vì giảm đi thì đã tăng thêm mức độ và cường độ đàn áp sau khi khi bị đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt của Hoa Kỳ.”
Báo cáo của USCIRF cũng nêu rõ trong năm 2022, tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam càng tồi tệ hơn. Chính quyền tăng cường kiểm soát và đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập với chính quyền. Điển hình như người Thượng ở Tây Nguyên và người Hmong theo đạo Tin lành, các tín đồ theo đạo Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Hòa Hảo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất, đạo Dương Văn Mình hay Pháp Luân Công…
Luật Tín ngưỡng tôn giáo có hiệu lực từ năm 2018 bị đánh giá là còn nhiều hạn chế, gây khó khăn cho các nhóm tôn giáo độc lập trong việc đăng ký. Bởi, luật này được áp dụng không nhất quán trên toàn quốc và trái với các tiêu chuẩn quốc tế.
Qua đó, trong báo cáo của mình, USCIRF đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ thực hiện một số hành động sau đối với Việt Nam. Cụ thể, cùng với Chính phủ Việt Nam và các bên liên quan như chuyên gia và xã hội dân sự để khuyến khích sửa đổi Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2018 để phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm việc đơn giản hoá các thủ tục đăng ký tôn giáo hoặc thậm chí là không bắt buộc; Thứ hai, buộc Việt Nam phải chịu trách nhiệm về các vụ vi phạm tự do tôn giáo với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc và chỉ đạo đoàn công tác tại Việt Nam phải giám sát điều kiện giam giữ của các tù nhân lương tâm tôn giáo và yêu cầu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn trại giam cho đến khi họ được trả tự do.
Bất chấp áp lực Quốc tế
Bất chấp áp lực từ Quốc tế, tình hình nhân quyền Việt Nam không vì thế mà khá lên. Đó là khẳng định của Tiến sỹ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc BPSOS.
Một tín đồ Tin Lành Đấng Christ ở Đắk Lắk cho biết trong điều kiện ẩn danh rằng, từ hôm 8/4 đến nay, chính quyền địa phương luôn theo sát, ngăn chặn các tín đồ tập trung thực hành nghi lễ tôn giáo. Ông này nói biết:
“Từ bữa đó cho tới giờ là mình không được sinh hoạt luôn. Họ (chính quyền – PV) bắt mình cam kết không sinh hoạt nữa, nếu sinh hoạt thì họ nói sẽ bắt bỏ tù giống như ông Krếch.”.
Ông Y Krếch là một tín đồ tin lành ở Tây Nguyên. Ngay trước chuyến thăm của ông Antony Blinken, chính quyền Hà Nội đã khởi tố ông Y Krếch vào ngày 8/4 vì tội “phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc” theo Điều 116 Bộ Luật Hình sự.
Trong thông cáo mới nhất, USCIRF cho biết họ đã nhận được nhiều báo cáo về việc chính quyền địa phương vẫn liên tục sách nhiễu các tín đồ Tin lành ở Tây Nguyên. Cán bộ phá rối, cấm đoán các hoạt động tôn giáo ôn hòa, thẩm vấn, đe dọa bỏ tù họ, ép buộc bỏ đạo hoặc phải tham gia các tổ chức Tin lành do nhà nước kiểm soát.
Ngoài ra, chính quyền Việt Nam cũng gia tăng sách nhiễu cộng đồng Công giáo. Theo USCIRF, vào tháng hai, một số cán bộ tỉnh Hòa Bình đã phá rối một buổi thánh lễ do Đức tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên cử hành. Ngoài ra, tranh chấp đất đai giữa nhà thờ Công giáo và chính quyền địa phương vẫn tiếp diễn.
Các tín đồ Cao Đài chơn truyền, Phật giáo Hoà hảo thuần tuý cũng bị chính quyền địa phương cản trở và cấm đoán các hoạt động tôn giáo độc lập tại gia… (RFA)